Hướng dẫn sử dụng các hàm trong Excel

pdf
Số trang Hướng dẫn sử dụng các hàm trong Excel 20 Cỡ tệp Hướng dẫn sử dụng các hàm trong Excel 151 KB Lượt tải Hướng dẫn sử dụng các hàm trong Excel 0 Lượt đọc Hướng dẫn sử dụng các hàm trong Excel 4
Đánh giá Hướng dẫn sử dụng các hàm trong Excel
4.6 ( 8 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 20 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Hướng dẫn sử dụng các hàm trong Excel Hướng dẫn sử dụng các hàm trong Excel giúp các bạn học excel có kết quả tốt và sau đây là các hàm cơ bản trong Excel. Hướng dẫn sử dụng các hàm trong Excel giúp các bạn học excel có kết quả tốt và sau đây là các hàm cơ bản trong Excel. Huong dan su dung cac ham trong Excel Sau đây là các hàm cơ bản trong Excel. I. HÀM LOGIC. 1. Hàm AND: - Cú pháp: - AND (Logical1, Logical2, ….) - Các đối số: - Logical1, Logical2… là các biểu thức điều kiện. - Hàm trả về giá trị TRUE (1) nếu tất cả các đối số của nó là đúng, trả về giá trị FALSE (0) nếu một hay nhiều đối số của nó là sai. Lưu ý: - Các đối số phải là giá trị logic hoặc mảng hay tham chiếu có chứa giá trị logic. - Nếu đối số tham chiếu là giá trị text hoặc Null (rỗng) thì những giá trị đó bị bỏ qua. - Nếu vùng tham chiếu không chứa giá trị logic thì hàm trả về lỗi #VALUE! - Ví dụ: - =AND(D7>0,D7<5000) 2. Hàm OR: - Cú pháp: - OR (Logical1, Logical2…) - Các đối số: Logical1, Logical2… là các biểu thức điều kiện. - Hàm trả về giá trị TRUE (1) nếu bất cứ một đối số nào của nó là đúng, trả về giá trị FALSE (0) nếu tất cả các đối số của nó là sai. - Ví dụ: - =OR(F7>03/02/74,F7>01/01/2002) 3. Hàm NOT: - Cú pháp: - NOT(Logical) - Đối số: Logical là một giá trị hay một biểu thức logic. - Hàm đảo ngược giá trị của đối số. Sử dụng NOT khi bạn muốn phủ định giá trị của đối số trong phép toán này. II. NHÓM HÀM TOÁN HỌC. 1. Hàm ABS: - Lấy giá trị tuyệt đối của một số - Cú pháp: ABS(Number) - Đối số: Number là một giá trị số, một tham chiếu hay một biểu thức. - Ví dụ: - =ABS(A5 + 5) 2. POWER: - Hàm trả về lũy thừa của một số. - Cú pháp: POWER(Number, Power) - Các tham số: - Number: Là một số thực mà bạn muốn lấy lũy thừa. - Power: Là số mũ. - Ví dụ - = POWER(5,2) = 25 3. Hàm PRODUCT: - Bạn có thể sử dụng hàm PRODUCT thay cho toán tử nhân * để tính tích của một dãy. - Cú pháp: - PRODUCT(Number1, Number2…) - Các tham số: Number1, Number2… là dãy số mà bạn muốn nhân. 4. Hàm MOD: - Lấy giá trị dư của phép chia. - Cú pháp: MOD(Number, pisor) - Các đối số: - Number: Số bị chia. - pisor: Số chia. 5. Hàm ROUNDUP: - Làm tròn một số. - Cú pháp: - ROUNDUP(Number, Num_digits) - Các tham số: - Number: Là một số thực mà bạn muốn làm tròn lên. - Number_digits: là bậc số thập phân mà bạn muốn làm tròn. - Chú ý: - Nếu Num_digits > 0 sẽ làm tròn phần thập phân. - Nếu Num_digits = 0 sẽ làm tròn lên số tự nhiên gần nhất. - Nếu Num_digits < 0 sẽ làm tròn phần nguyên sau dấu thập phân. 6. Hàm EVEN: - Làm tròn lên thành số nguyên chẵn gần nhất. - Cú pháp: EVEN(Number) - tham số: Number là số mà bạn muốn làm tròn. - Chú ý: - Nếu Number không phải là kiểu số thì hàm trả về lỗi #VALUE! 7. Hàm ODD: - Làm tròn lên thành số nguyên lẻ gần nhất. - Cú pháp: ODD(Number) - Tham số: Number là số mà bạn muốn làm tròn. 8. Hàm ROUNDDOWN: - Làm tròn xuống một số. - Cú pháp: - ROUNDDOWN(Number, Num_digits) - Các tham số: tương tự như hàm ROUNDUP. III. NHÓM HÀM THỐNG KÊ. A. Nhóm hàm tính tổng - 1. Hàm SUM: - Cộng tất cả các số trong một vùng dữ liệu được chọn. - Cú pháp: - SUM(Number1, Number2…) - Các tham số: Number1, Number2… là các số cần tính tổng. 2. Hàm SUMIF: - Tính tổng của các ô được chỉ định bởi những tiêu chuẩn đưa vào. - Cú pháp: - SUMIF(Range, Criteria, Sum_range) - Các tham số: - Range: Là dãy mà bạn muốn xác định. - Criteria: các tiêu chuẩn mà muốn tính tổng. Tiêu chuẩn này có thể là số, biểu thức hoặc chuỗi. - Sum_range: Là các ô thực sự cần tính tổng. - Ví dụ: - = SUMIF(B3:B8,”<=10″) - Tính tổng của các giá trị trong vùng từ B2 đến B5 với điều kiện là các giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 10. B. Nhóm hàm tính giá trị trung bình 1. Hàm AVERAGE: - Trả về gi trị trung bình của các đối số. - Cú pháp: - AVERAGE(Number1, Number2…) - Các tham số: Number1, Number2 … là các số cần tính giá trị trung bình. 2. Hàm SUMPRODUCT: - Lấy tích của các dãy đưa vào, sau đó tính tổng của các tích đó. - Cú pháp: - SUMPRODUCT(Array1, Array2, Array3…) - Các tham số: Array1, Array2, Array3… là các dãy ô mà bạn muốn nhân sau đó tính tổng các tích. - Chú ý: - Các đối số trong các dãy phải cùng chiều. Nếu không hàm sẽ trả về giá trị lỗi #VALUE. - C. Nhóm hàm tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất 1. Hàm MAX: - Trả về số lớn nhất trong dãy được nhập. - Cú pháp: - MAX(Number1, Number2…) - Các tham số: Number1, Number2… là dãy mà bạn muốn tìm giá trị lớn nhất ở trong đó. 2. Hàm LAGRE: - Tìm số lớn thứ k trong một dãy được nhập. - Cú pháp: - LARGE(Array, k) - Các tham số: - Array: Là một mảng hoặc một vùng dữ liệu. - k: Là thứ hạng của số bạn muốn tìm kể từ số lớn nhất trong dãy. 3. Hàm MIN: - Trả về số nhỏ nhất trong dãy được nhập vào. - Cú pháp: - MIN(Number1, Number2…) - Các tham số: Number1, Number2… là dãy mà bạn muốn tìm giá trị nhỏ nhất ở trong đó. 4. Hàm SMALL: - Tìm số nhỏ thứ k trong một dãy được nhập vào. - Cú pháp: - SMALL(Array, k) - Các tham số: - Array: Là một mảng hoặc một vùng của dữ liệu. - k: Là thứ hạng của số mà bạn muốn tìm kể từ số nhỏ nhất trong dãy. D. Nhóm hàm đếm dữ liệu 1. Hàm COUNT: - Hàm COUNT đếm các ô chứa dữ liệu kiểu số trong dãy. - Cú pháp: - COUNT(Value1, Value2, …) - Các tham số: Value1, Value2… là mảng hay dãy dữ liệu. 2. Hàm COUNTA: - Đếm tất cả các ô chứa dữ liệu.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.