Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam bước lên một tầm cao mới

pdf
Số trang Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam bước lên một tầm cao mới 4 Cỡ tệp Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam bước lên một tầm cao mới 408 KB Lượt tải Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam bước lên một tầm cao mới 0 Lượt đọc Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam bước lên một tầm cao mới 14
Đánh giá Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam bước lên một tầm cao mới
4.2 ( 15 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam bước lên một tầm cao mới A significant development of international economic integration of Vietnam Phạm Thị Kim Ngân Tóm tắt Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế nổi bật của kinh tế thế giới hiện đại, tác động mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế và đời sống của từng quốc gia. Nắm bắt được xu thế tất yếu của toàn cầu hóa, ngay từ khi bắt đầu “Đổi mới”(1986), Đảng cộng sản Việt Nam đã chủ trương “mở cửa” hội nhập với thế giới. Đặc biệt là từ Đại hội IX (2001) và các Đại hội X (2006), XI (2011), XII (2016), chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế” của Đảng ngày càng được quán triệt và xúc tiến mạnh mẽ hơn, đưa hội nhập kinh tế Việt Nam phát triển lên tầm cao mới với sự tham gia vào các diễn đàn kinh tế thế giới ngày càng sâu, rộng, chủ động hơn, góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển nhanh và bền vững. Từ khóa: Hội nhập, kinh tế quốc tế Abstract Globalization and economic integration are the current trends of the modern economy, which notably influence international relation among nations and their well-being. To grasp this inevitable trend, right from the beginning of “Đổi Mới” (1986), the Communist Party of Viet Nam has been advocating “opening up” to integrate in the world. Especially, from the 9th National Party Congress (2001) and other following congresses (the 10th Congress - 2006, the 11th Congress – 2011, and the 12th Congress - 2016), the Party has been controlling and promoting the guideline of “proactive and active International economic integration” intensely. This policy fosters Viet Nam’s economic growth sustainably, and also helps the nation actively participate in more international economic forums. Key words: Globalization, Economic integration TS. Phạm Thị Kim Ngân Bộ môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam Khoa Lý luận chính trị ĐT: 0912934101 Email: kimngan_kientruc@yahoo.com Ngày nhận bài: 08/07/2019 Ngày sửa bài: 08/08/2019 Ngày duyệt đăng: 22/10/2019 1. Đặt vấn đề Hội nhập kinh tế quốc tế đang là xu thế tất yếu bởi những lợi ích to lớn mà nó mang lại. Bất kỳ một quốc gia, một địa phương nào muốn phát triển, muốn nâng cao đời sống của người dân đều phải nỗ lực hết mình nhằm đạt được hiệu quả cao nhất của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập quốc tế đã đem lại nhiều cơ hội cho các nước phát triển kinh tế - xã hội, song cũng đặt ra những thách thức không nhỏ, nhất là những nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Vì vậy, đối với Việt Nam, việc “Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế”, đã được Đảng xác định là một chiến lược quan trọng trong công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, để “… sớm đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”[3]. Nhờ chủ trương nhất quán và định hướng chiến lược như vậy, Đảng ta đã đưa đất nước vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, từng bước hội nhập kinh tế quốc tế với những bước đi mới. Việt Nam ngày càng tham gia đầy đủ, sâu rộng hơn vào tổ chức thương mại, các thể chế kinh tế quốc tế, như Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Hiệp định Thương mại tự do (FTA), Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA), Ngân hàng Thế giới (WB)... Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam thu hút nguồn lực để phát triển, tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, phát triển đất nước nhanh, bền vững. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Quá trình đổi mới tư duy của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế Giữa thập niên 80, do hậu quả nặng nề của chiến tranh và các khuyết điểm chủ quan, nền kinh tế Việt Nam lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, trên thế giới cuộc cách mạng khoa học công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống của các quốc gia, dân tộc. Xu thế chạy đua phát triển kinh tế khiến các nước, nhất là những nước đang phát triển đã đổi mới tư duy kinh tế, thực hiện chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế. Để chống tụt hậu về kinh tế, ngoài việc phát huy tối đa nguồn lực trong nước, cần tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, trong đó, mở rộng và tăng cường hợp tác kinh tế, tham gia vào cơ chế hợp tác đa phương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nước ta. Những đặc điểm, xu thế quốc tế cùng với yêu cầu và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là cơ sở để Đảng Cộng sản Việt Nam xác định quan điểm, hoạch định chủ trương và chính sách hội nhập kinh tế thời kỳ đổi mới. Tại Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ VI (năm 1986) chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế đã được đặt ra, trên cơ sở đường lối đổi mới và “mở cửa” nền kinh tế và trên cơ sở chính sách, quan hệ đối ngoại của Việt Nam với phương châm đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 3 (khoá VI) chỉ rõ: Việt Nam sẵn sàng mở rộng quan hệ hợp tác với tất cả các nước, các công ty nước ngoài trên cơ sở cùng có lợi và không có điều kiện chính trị ràng buộc, hạn chế đến mức thấp nhất cái giá phải trả. Tiếp đó, trước bối cảnh chế độ xã hội chủ nghĩa khủng hoảng và sụp đổ ở Liên Xô, Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ VII (năm 1991), chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế được thể hiện qua phương châm quan hệ đối ngoại rộng mở hơn, đó là: Việt Nam mong muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển. Như vậy, chủ trương của Việt Nam về hội nhập kinh tế quốc tế từ Đại hội Đảng lần thứ VI đến Đại hội Đảng lần thứ VII chưa được nói cụ thể mà mới đặt vấn đề là “mở cửa nền kinh tế”,“đa phương hóa, đa dạng hóa, mở rộng quan hệ đối ngoại”. Song tư tưởng này đã đặt nền móng cho việc phát triển hội nhập ở các giai đoạn tiếp theo. S¬ 36 - 2019 83 KHOA H“C & C«NG NGHª Đến Đại hội Đảng lần thứ VIII (năm 1996) đã tiếp tục khẳng định chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế, đó là xây dựng một nền kinh tế “mở” và đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 4 (khoá VIII) đã nêu nhiệm vụ cụ thể cho quá trình này là: tích cực chủ động xâm nhập và mở rộng vào thị trường quốc tế vững chắc, tích cực, khẩn trương đàm phán với Mỹ, gia nhập Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Có kế hoạch cụ thể để chủ động cam kết gia nhập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Như vậy, Đại hội VIII và các Nghị quyết Trung ương khoá này đã chỉ đạo tiến trình hội nhập khẩn trương hơn. Bước vào thế kỷ mới, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến thuận lợi, môi trường hòa bình, hợp tác quốc tế và những xu thế tích cực trên thế giới tạo điều kiện để Việt Nam tiếp tục phát huy nội lực, tranh thủ nguồn lực bên ngoài. Bên cạnh đó, qua 15 năm thực hiện đường lối đổi mới, thế và lực nước ta đã lớn mạnh hơn nhiều. Xuất phát từ cơ sở đó, Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ IX (2001) khẳng định: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”[2] . Cùng với chủ trương đó, Đảng nhấn mạnh quan điểm Việt Nam, không chỉ “sẵn sàng là bạn” mà còn sẵn sàng “là đối tác tin cậy của các nước” và “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa”. Đây là sự phản ánh một nấc thang cao hơn trong nhận thức và tư duy về hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng và đối ngoại nói chung của Đảng trong thời kỳ đổi mới. Để cụ thể hóa chủ trương “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế” của Đại hội Đảng lần thứ IX, Tại Đại hội lần thứ X(2006), Đảng nhấn mạnh chủ trương “Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế”, “lấy lợi ích dân tộc làm mục tiêu cao nhất”, “hội nhập sâu hơn và đầy đủ hơn với các thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực và song phương”, “chuẩn bị tốt các điều kiện để ký kết các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương”. Như vậy, từ Đại hội Đảng lần thứ VIII đến Đại hội Đảng lần thứ X, chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng CSVN đã được nêu rõ, khẩn trương và cụ thể hơn, tầm quan trọng của hợp tác kinh tế quốc tế được nâng lên một bước cao hơn, nhằm đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO vào tháng 1 năm 2007, nhằm tạo những bước phát triển mới trong quan hệ đối ngoại, nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế, Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ XI (2011), Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối đối ngoại của Việt Nam, trong đó có chủ trương “Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”. Như vậy, từ chủ trương “hội nhập kinh tế quốc tế” của các kỳ đại hội Đảng trước, đã được chuyển sang chủ trương “hội nhập quốc tế” một cách toàn diện, trong đó hội nhập kinh tế quốc tế vẫn là nội dung quan trọng nhất. Nghị quyết số 22-NQ/TW (2013) của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế khẳng định: “Hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế và góp phần tích cực vào phát triển kinh tế”. Có thể nói, đây là một bước phát triển quan trọng trong nhận thức và tư duy đối ngoại của Đảng, phản ánh những nhu cầu cấp thiết đối với sự nghiệp cách mạng nước ta trong bối cảnh quốc tế mới. Trong quá trình 84 hội nhập cần phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của mọi thành phần kinh tế, của toàn xã hội. Tại Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ XII (2016), tiếp tục khẳng định “Thực hiện hiệu quả hội nhập quốc tế trong điều kiện mới, tiếp tục nâng cao vị thế và uy tín của đất nước trên trường quốc tế”. Đặc biệt Đại hội đã nêu rõ hơn các quan điểm chỉ đạo, định hướng lớn đối với quá trình hội nhập quốc tế, trong đó khẳng định hội nhập kinh tế quốc tế vẫn là trọng tâm và định hướng rõ trong 5 năm tới, hội nhập kinh tế quốc tế tập trung vào quá trình triển khai các cam kết đã ký kết trong Cộng đồng ASEAN và WTO…. Nếu Đại hội lần thứ XI của Đảng nhấn mạnh chủ trương chuyển từ hội nhập kinh tế quốc tế sang hội nhập quốc tế thì Đại hội lần thứ XII của Đảng đã nêu rõ phương hướng đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế, đó là chủ động, tích cực hội nhập quốc tế; đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ kinh tế quốc tế... Để nhấn mạnh những chủ trương đó, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XII (10/2016) đã ban hành Nghị quyết về “Thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”. Như vậy, chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay là một chủ trương nhất quán, là định hướng chiến lược lớn của Đảng nhằm thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Qua mỗi kỳ đại hội, những nhận định, đánh giá, định hướng chính sách luôn có sự bổ sung, phát triển mới. 2.2. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam từng bước nâng lên tầm cao mới Thực hiện các chủ trương, chính sách lớn của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế qua các kỳ Đại hội, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam từ năm 1986 đến nay đã đạt được những kết quả vững chắc, từng bước khẳng định vai trò của Việt Nam trong nền kinh tế khu vực và quốc tế: Trước hết, Việt Nam đã mở rộng quan hệ kinh tế với hàng loạt quốc gia và khu vực, trở thành thành viên của các tổ chức kinh tế, thương mại lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng hiệu quả hơn. Kết quả, năm 1991, chính phủ Australia bãi bỏ lệnh cấm vận buôn bán với Việt Nam. Năm 1992, Việt Nam - Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ; khai thông và phát triển quan hệ với Nhật Bản, chính phủ Nhật nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam. Năm 1994, chính phủ Mỹ tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam. Năm 1995, Tổng thống Mỹ tuyên bố chính thức bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Tháng 7/2000, ký Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ.... Về hội nhập song phương, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 180 nước và 70 vùng lãnh thổ, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới trên 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ, được xem là một trong những nước có nền kinh tế hướng xuất khẩu mạnh mẽ nhất trong khối các nước ASEAN, ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 Hiệp định chống đánh thuế hai lần và nhiều Hiệp định hợp tác về văn hóa song phương với các nước và các tổ chức quốc tế. Việt Nam đã thiết lập quan hệ tốt với tất cả các nước lớn, trong đó có các nước trong nhóm G8; nâng quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc trở thành đối tác chiến lược toàn diện, gia tăng nội hàm của quan hệ đối tác chiến lược với Nga, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Anh, Tây Ban Nha… Về hội nhập đa phương và khu vực: Việt Nam đã có mối quan hệ tích cực với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG như Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Quỹ tiền tệ thế giới, Ngân hàng thế giới. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được đẩy mạnh và đưa lên một tầm cao hơn bằng việc tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và thế giới, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế đa phương. Năm 1995, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN và tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), thực hiện nghĩa vụ và các cam kết trong chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của AFTA từ 1 /1996. Tháng 3 năm 1996, Việt Nam là thành viên sáng lập Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM), nội dung hợp tác chủ yếu là tập trung vào quá trình tự do hóa thương mại, đầu tư và hợp tác giữa các nhà doanh nghiệp Á - Âu. Tháng 6 năm 1996, Việt Nam gửi đơn xin gia nhập Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), năm 1998 được công nhận chính thức là thành viên của tổ chức này. Tháng 11 năm 2006, nước ta đã đăng cai tổ chức Tuần lễ cấp cao APEC lần thứ 14 rất thành công, tạo được tiếng vang lớn với nhiều ấn tượng tốt đẹp về một Việt Nam đang phát triển ổn định, giàu lòng mến khách và là một điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài, tạo nên sự tăng trưởng trong thu hút FDI các năm 2007 và 2008. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã có một bước đi quan trọng khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO (11/1/2007). Đây là sự kiện đánh dấu sự hội nhập toàn diện của Việt Nam vào kinh tế thế giới. Với việc gia nhập WTO, Việt Nam đã tiến hành nhiều cải cách chính sách kinh tế, thương mại, đầu tư đồng bộ, theo hướng minh bạch và tự do hóa hơn, góp phần quan trọng cho việc xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Để phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế của thế giới và khu vực, Việt Nam đã được khởi động tiến trình đàm phán và ký kết các FTA và triển khai cùng với tiến trình gia nhập các tổ chức quốc tế và khu vực. Đến 4/2019, Việt Nam đã tham gia thiết lập FTA với 16 nước trong khung khổ của 6 FTA khu vực ASEAN. Ngoài việc ký kết và tham gia các Hiệp định Thương mại tự do với tư cách là thành viên khối ASEAN, Việt Nam còn ký kết các Hiệp định Thương mại tự do với tư cách là một bên độc lập như: Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (2008), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Chi Lê (11/11/2011). Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tích cực chủ động tham gia sâu vào diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), đã đăng cai năm APEC 2006 và APEC năm 2017. Điểm nổi bật hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam vào tháng 2/2016 ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đây là một Hiệp định được kỳ vọng sẽ trở thành một khuôn khổ thương mại toàn diện, có chất lượng cao và là khuôn mẫu cho các Hiệp định thế kỷ 21. Việc tham gia vào Hiệp định TPP sẽ giúp Việt Nam nắm bắt và tận dụng tốt hơn các cơ hội do quá trình hội nhập kinh tế khu vực đem lại, đồng thời Việt Nam có thêm điều kiện, tranh thủ hợp tác quốc tế để phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, triển khai chiến lược hội nhập quốc tế nói chung và chiến lược đối ngoại ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói riêng. Sự tham gia Hiệp định TPP của Việt Nam đã tạo đà cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc nước ta trong những năm 2017-2019 phát triển lên một tầm cao mới, có thể khái quát trên một số mặt như sau: Thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc. Kết thúc năm 2017, kinh tế VN “bất ngờ” đạt được tốc độ tăng trưởng 6,81%, vượt chỉ tiêu đề ra là 6,7%; lạm phát duy trì ở mức 4%. Hơn nữa “Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã dịch chuyển sang chiều sâu, hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cho tăng trưởng kinh tế đã cải thiện rất nhiều. Cụ thể như, năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng kinh tế năm 2017 là 45,19%, cao hơn so với 2016 là 40,68% và cao cách biệt so với mức đóng góp trung bình 33,58% của giai đoạn 2011-2015. Về chất lượng tăng trưởng, trong buổi thảo luận tình hình kinh tế xã hội của Quốc hội ngày 27/10/2018, phó thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định: chất lượng tăng trưởng… ghi nhận 3 năm qua đã có những chuyển biến tích cực và rõ rệt theo chiều sâu … Tăng trưởng toàn diện ở cả 3 khu vực: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Hệ số cạnh tranh của nền kinh tế tăng lên... Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm dần phụ thuộc vào khai khoáng và dầu khí [5]. Năm 2018, GDP tăng 7,08%, là mức tăng cao nhất kể từ năm 2008 đến nay. [4] Thứ hai, môi trường kinh doanh của Việt Nam đã được cải thiện hơn. Nghị quyết 01 năm 2018 của Chính phủ đã đặt ra yêu cầu cải thiện căn bản, tạo chuyển biến mạnh mẽ các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh, cắt giảm, đơn giản hóa 50% các điều kiện kinh doanh hiện hành. “…tính đến cuối năm 2018, đã có 25 Nghị định về sửa đổi, cắt giảm điều kiện kinh doanh được ban hành, …với hơn 50% số điều kiện, tương ứng hơn 3.000 điều kiện kinh doanh đã được cắt bỏ hoặc sửa đổi, thay thế. Cùng với đơn giản hóa các thủ tục hành chính, việc cắt giảm bớt, xóa bỏ những điều kiện kinh doanh không cần thiết đã giúp giảm đáng kể thời gian, chi phí cho doanh nghiệp, được cộng đồng đánh giá cao.” [1] Điều đó đã tạo điều kiện thông thoáng và thuận lợi hơn cho hoạt động của mọi doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đến 10/2018 Việt Nam đã có 702 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước. Để có thêm nhiều doanh nghiệp hơn nữa trong những năm tới, Việt Nam cần phải triển khai nhiều giải pháp như dễ tiếp cận thị trường các yếu tố đầu vào, tháo gỡ các vướng mắc về thủ tục… Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã trưởng thành hơn và năng động hơn rất nhiều, ngay cả trong hoạt động kinh tế đối ngoại, vốn luôn là điểm yếu từ trước tới nay của họ. Cụ thể là trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung hiện nay, được dự báo là sẽ gây nhiều bất lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nhưng vẫn có những doanh nghiệp Việt Nam đã biết tìm ra và tận dụng được những cơ hội của cuộc chiến này như: các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã biết tính toán và có những bước đi mới, tăng cường được cả lượng và chất cho hàng dệt may xuất khẩu vào Mỹ. Thống kê của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) 8 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt gần 20 tỷ USD. Trong đó, thị trường Mỹ chiếm khoảng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu. VITAS đã hợp tác chặt chẽ với Hiệp hội Bông Mỹ (CCI) để thúc đẩy mối quan hệ tương hỗ giữa ngành dệt may hai nước, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm sang thị trường này. Thứ ba, vị thế mới của Việt Nam khi tham gia các hiệp định và diễn đàn kinh tế khu vực và thế giới ngày càng cao hơn, chủ động hơn. Vị thế của Việt Nam tiếp tục được nâng cao qua sự tích cực chủ động tham gia sâu vào diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực và thế giới. Tháng 11/2017 Việt Nam đã đăng cai tổ chức hội nghị APEC, với những thành công rất lớn. Điều đó chẳng những nâng cao tầm quan trọng của Việt Nam trong khu vực, mà còn nâng quan hệ hợp tác của Việt Nam với nhiều nước và tổ chức quốc tế lên một tầm cao mới, đem lại S¬ 36 - 2019 85 KHOA H“C & C«NG NGHª lợi ích cho phát triển kinh tế - xã hội cho nước ta trong giai đoạn mới. Tiếp đó, 9/2018 Việt nam đã đăng cai và tổ chức thành công Diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN, với chủ đề “ASEAN 4.0: Tinh thần doanh nghiệp và Cách mạng công nghiệp 4.0”. Diễn đàn này không những nâng cao vị thế của Việt Nam, mà còn giúp nước ta chủ động hơn trong việc tận dụng những những thành tựu của cách mạng công nghệ 4.0, trong hội nhập toàn cầu để đạt tới mục tiêu: “Sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Đặc biệt, Việt Nam đã được Tổng thống Mỹ chọn làm nơi tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ 2 vào ngày 27, 28/2/2019. Điều đó chứng tỏ Việt Nam là một nước ổn định chính trị, hòa bình và an toàn bậc nhất thế giới. Tầm quan trọng và uy tin của Việt Nam đối với khu vực được nâng lên, khi Nhóm các nước Châu Á -Thái Bình Dương tại Liên Hợp Quốc nhất trí đề cử Việt Nam là ứng viên duy nhất vào vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021 và đã trúng cử với 192/193 phiếu (7/6/2019). Sự kiện này không những nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế tế mà còn là cơ hội để Việt Nam có thể đề xuất, tham gia quyết định các vấn đề quan trọng liên quan đến khu vực và thế giới, đưa nước ta đến mức hội nhập quốc tế cao nhất. Thứ tư, xuất nhập khẩu đã có những bước đột phá. Về số lượng, trong năm 2018, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đạt 480,17 tỷ USD, tăng 12,2%, so với năm 2017. Trong đó, tổng trị giá xuất khẩu đạt 243,48 tỷ USD, tăng 13,2% (tương ứng tăng 28,36 tỷ USD) so với năm 2017 . Về chất lượng: Trong năm 2018 có 26 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm tới 90,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, Việt Nam đã chuyển vị thế từ nước nhập siêu lớn sang xuất siêu lớn. Sự gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu này, chứng tỏ thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam và các loại hàng hóa tham gia xuất nhập khẩu ngày càng được mở rộng hơn, góp phần lớn vào tạo việc làm cho lao động, đưa hội nhập thương mại quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu rộng hơn. Thứ năm, thu hút đầu tư nước ngoài có những chuyển biến tích cực. Kể từ khi Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài có hiệu lực (năm 1988), FDI vào Việt Nam ngày càng tăng cả về dự án, vốn đăng ký và số nước, vùng lãnh thổ, nhất là những năm gần đây tăng cả về số lượng và chất lượng. Năm 2018, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là 35,46 tỷ USD, (bằng 98,8% so với cùng kỳ năm 2017), 4 tháng đầu năm 2019, đã có 14,59 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam, tăng 81% so với cùng kỳ năm 2018. Hiện có 130 quốc gia và vùng lãnh thổ đang hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Việt Nam là quốc gia thu hút vốn FDI lớn và nguồn vốn này có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước. Khu vực FDI hiện nay giữ vai trò chủ đạo trong cán cân xuất nhập khẩu của nước ta với việc chếm 70,7% kim ngạch xuất khẩu và gần 60% nhập khẩu. Việc thu hút đầu tư nước ngoài cũng đã có những chuyển biến tích cực. Ngoài kêu gọi đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp ngoại vào nước ta, một số doanh nghiệp Việt cũng đã bắt đầu đăng ký và niêm yết chứng khoán trên sàn chứng khoán nước ngoài, thậm chí tại Mỹ, để mở rộng đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam. Thời gian tới, Việt Nam sẽ thu hút FDI chọn lọc, chủ động hơn, nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế quốc gia. có sự tăng trưởng nhanh, từ 18 dự án trước khi ban hành Nghị định 78/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, thì đến tháng 1/2017 đã có 1.188 dự án đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam, với tổng số vốn đăng ký là gần 21,4 tỷ USD tại 70 quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo số liệu của Cục đầu tư nước ngoài, trong năm 2018, tổng vốn đầu tư Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và tăng thêm đạt 432,1 triệu USD. Trong đó, Việt Nam đã đầu tư sang 38 quốc gia, vùng lãnh thổ, Lào là địa bàn dẫn đầu với 81,5 triệu USD, Australia với 55,5 triệu USD. Hoa Kỳ với 52,9 triệu USD, tiếp theo là Campuchia, Slovakia, Cuba, trong đó có nhiều công ty của Việt Nam có vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài vượt ngưỡng 1 tỷ USD như : PVN, Viettel, Tập đoàn Công nghiệp Cao Su Việt Nam… Hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam ngày càng tăng, giúp Việt Nam tăng cường hợp tác kinh tế quốc tế. Các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đã mang lại doanh thu ngoại tệ cho đất nước và nâng cao vị thế hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế… Các doanh nghiệp Việt Nam cũng có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại nước ngoài trong bối cảnh thị trường trong nước bão hòa và tránh những hàng rào bảo hộ thương mại của nước nhận đầu tư. Như vậy, những thành tựu trên đã đưa tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ngày càng tiến lên những tầm cao mới, góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển ngày càng mạnh mẽ và vững chắc hơn. 3. Kết luận Chủ động và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế là đòi hỏi thực tiễn khách quan trong xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay. Thời gian qua, với chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong hội nhập, đưa tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam tiến lên một tầm cao mới trên nhiều lĩnh vực, nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế. Những biến chuyển mạnh mẽ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã trở thành một trong những động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, làm tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia, thúc đẩy hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, tranh thủ được khối lượng lớn vốn đầu tư, công nghệ, tri thức, kinh nghiệm quản lý và các nguồn lực quan trọng khác, tạo thêm nhiều việc làm. Đội ngũ doanh nhân Việt Nam có bước trưởng thành đáng kể... Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn tồn tại một số hạn chế, thách thức làm cản trở đến tiến trình hội nhập như: nền kinh tế Việt Nam hiện nay còn phát triển thiếu bền vững,năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung còn thấp … Trong xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng trong thời gian tới, Việt Nam cần tiếp tục thực hiện chính sách chủ động hội nhập một cách có hiệu quả hơn. Thứ sáu, đầu tư ra nước ngoài có sự tăng trưởng nhanh. Số dự án và địa bàn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài 86 T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG T¿i lièu tham khÀo 1. Cắt giảm điều kiện kinh doanh:Đừng chỉ nhìn vào… con số! https://vov.vn/kinh-te/ 20/02/2019 2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. CTQG, H, 2001 3. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. CTQG, H, 2016 4. GDP năm 2018 tăng 7,08%, cao nhất trong 10 năm - http:// vneconomy.vn/ - 27/12/2018 5. Quốc hội thảo luận về kinh tế - xã hội, Đưa Việt Nam trở thành quốc gia khởi nghiệp - http://kinhtedothi.vn/ - 27-10-2018
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.