HỘI CHỨNG CẦU THẬN CẤP TÍNH (Kỳ 2)

pdf
Số trang HỘI CHỨNG CẦU THẬN CẤP TÍNH (Kỳ 2) 5 Cỡ tệp HỘI CHỨNG CẦU THẬN CẤP TÍNH (Kỳ 2) 261 KB Lượt tải HỘI CHỨNG CẦU THẬN CẤP TÍNH (Kỳ 2) 0 Lượt đọc HỘI CHỨNG CẦU THẬN CẤP TÍNH (Kỳ 2) 6
Đánh giá HỘI CHỨNG CẦU THẬN CẤP TÍNH (Kỳ 2)
4.6 ( 8 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

HỘI CHỨNG CẦU THẬN CẤP TÍNH (Kỳ 2) V. CHẨN ĐOÁN 1. Chẩn đoán xác định dựa vào: Khởi phát cấp tính, đột ngột với các biểu hiện: - Đái máu: thường đái máu đại thể. - Thiểu niệu: đái ít < 500 ml/24giờ. - Tăng huyết áp: nhẹ, vừa và nặng. - Protein niệu < 3,5 g/24giờ. - Hồng cầu niệu: trụ hồng cầu, trụ hạt. - Sinh thiết thận: tăng sinh tế bào nội mô và gian mạch. Tăng sinh và xâm nhập bạch cầu. Có các lắng đọng đặc điện tử dạng “bướu lạc đà” dưới biểu mô trên ảnh siêu cấu trúc. 2. Chẩn đoán nguyên nhân: Viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu là nguyên nhân thường gặp ở trẻ em. Bệnh hệ thống như Lupus, viêm mạch máu là nguyên nhân hay gặp ở người lớn. Sau khi hỏi tiền sử bệnh đầy đủ và thăm khám, đặc biệt chú ý các triệu chứng như đau họng, nhiễm trùng da, nốt ban ngoài da, viêm khớp (Lupus, viêm mạch máu). Chảy máu phổi hoặc mũi (u hạch Wegener, Goodpasture). Tiến hành làm huyết thanh chẩn đoán. Kết quả sẽ cho khác nhau với từng tình trạng lâm sàng. Những trường hợp biểu hiện không điển hình, phải sinh thiết thận càng sớm càng tốt để tìm nguyên nhân. VI. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG 1. Tiến triển: Tùy thuộc vào tuổi của bệnh nhân và giai đoạn tổn thương thận. - Ở trẻ em: tiến triển thường là tốt, 90% hồi phục hoàn toàn nhưng cũng có thể tử vong do suy tim trái, phù phổi cấp hoặc chảy máu não. - Ở người lớn trưởng thành: bệnh thường nặng hơn. Tỷ lệ hồi phục chỉ khoảng 50%. - Một số trường hợp phát triển thành viêm cầu thận tiến triển nhanh và suy thận rất nhanh. Những trường hợp còn lại, các tổn thương cầu thận không được hồi phục nhanh và biểu hiện đái máu vi thể, tăng huyết áp, protein niệu tồn tại dai dẳng, dần dần dẫn đến viêm cầu thận mạn rồi tới suy thận mạn. 2. Biến chứng: - Suy tim trái do tăng huyết áp và giữ nước. - Biến chứng não: chảy máu não, phù não, co giật. - Suy thận cấp do thiểu niệu. . Viêm cầu thận tiến triển nhanh. . Có thể có hoại tử ống thận cấp. - Biến chứng của bệnh chính như Lupus, viêm mạch máu. VII. ĐIỀU TRỊ Không có điều trị đặc hiệu cho tất cả các trường hợp. Điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân. - Thuốc giảm miễn dịch và Corticosteroid không có hiệu quả. - Kháng sinh: dùng khi có nhiễm khuẩn. - Hạ áp: dùng được tất cả các nhóm thuốc hạ áp. Chú ý: Khi có suy tim không dùng thuốc nhóm chẹn giao cảm, khi có suy thận không dùng nhóm ức chế men chuyển. - Lợi tiểu: cho nếu phù, hay dùng Lasix (viên, tiêm). - Chế độ ăn hạn chế muối, giảm đạm. - Suy thận: nhẹ thì điều trị bảo tồn, nặng thì phải lọc máu. - Điều trị biến chứng. Kết luận: - Hội chứng cầu thận cấp thường xảy ra cấp tính, đột ngột. Nguyên nhân có thể nguyên phát hoặc thứ phát. Tổn thương mô bệnh học đặc trưng bằng thay đổi xâm nhập viêm lan tỏa ở cầu thận. - Chẩn đoán dựa vào: . Đái máu đại thể. . Tăng huyết áp. . Protein niệu trung bình. . Phù nhẹ, chủ yếu ở mặt. . Nước tiểu có hồng cầu, trụ hồng cầu và trụ niệu. - Điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân. Thuốc giảm miễn dịch và Corticosteroid không có hiệu quả. Điều trị chủ yếu là hạ áp, lợi tiểu và chế độ ăn hạn chế muối. - Biến chứng thường liên quan tới giữ nước, tăng huyết áp và suy thận. - Hội chứng cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu thì khả năng hồi phục tốt hơn ở trẻ em. Bệnh thường nặng hơn ở người lớn. Nếu hồi phục không hoàn toàn, hội chứng cầu thận tồn tại kéo dài dẫn đến viêm cầu thận mạn; suy thận mạn sau nhiều năm. Số ít trường hợp tiến triển xấu thành viêm cầu thận tiến triển nhanh. Có thể tử vong do suy tim, phù phổi, chảy máu não do tăng huyết áp. (Bệnh thận Nội khoa. Nhà xuất bản Y học 2004)
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.