Hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt - Thực trạng và giải pháp

pdf
Số trang Hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt - Thực trạng và giải pháp 29 Cỡ tệp Hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt - Thực trạng và giải pháp 609 KB Lượt tải Hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt - Thực trạng và giải pháp 5 Lượt đọc Hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt - Thực trạng và giải pháp 28
Đánh giá Hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt - Thực trạng và giải pháp
4.8 ( 10 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 29 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt Thực trạng và giải pháp Trần Thị Thu Trang Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS ngành: Tài chính ngân hàng; Mã số: 60 34 20 Người hướng dẫn: PGS. TS Trần Thị Thái Hà Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết cơ bản về rủi ro thanh khoản và hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản. Phân tích thực trạng công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng (thương mại cổ phần) TMCP Bưu điện Liên Việt, ảnh hưởng của nó đến trạng thái thanh khoản hiện tại của ngân hàng. Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro thanh khoản trong hoạt động của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt. Keywords: Tài chính ngân hàng; Thanh khoản; Ngân hàng thương mại; Quản trị rủi ro Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Một trong những nhiệm vụ quan trọng mà các nhà quản trị ngân hàng phải thực hiện là đảm bảo khả năng thanh khoản hợp lý cho ngân hàng. Ngân hàng có khả năng thanh khoản tốt khi nó luôn có được nguồn vốn khả dụng với chi phí hợp lý vào đúng thời điểm mà ngân hàng cần. Không có đủ nguồn vốn khả dụng để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thị trường có thể khiến ngân hàng mất khả năng thanh toán, mất uy tín và dẫn đến sự sụp đổ của toàn hệ thống. Tuy nhiên, lượng vốn dự trữ quá lớn sẽ tác động trực tiếp làm giảm khả năng đầu tư, sinh lời của bản thân ngân hàng. Trong thời gian vừa qua, trước những tác động tiêu cực của sự bất ổn định nền kinh tế vĩ mô (lạm phát leo thang) và các chính sách của Nhà nước (kiềm chế lạm phát), thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, cá biệt có một số ngân hàng rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của bản thân ngân hàng mà còn tác động đến thị trường tiền tệ và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Đứng trước những vấn đề đó, các ngân hàng đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro thanh khoản trong hoạt động kinh doanh của mình. Xuất phát từ thực tế nêu trên, việc tìm hiểu cách tiếp cận hiện đại trong quản trị rủi ro thanh khoản, ứng dụng nó để phân tích hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản trong hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Bưu điện Liên Việt nói riêng là cần thiết, góp phần hoàn thiện một bước quy trình và nâng cao chất lượng quản trị rủi ro thanh khoản trong ngân hàng. Đề tài “Hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt – Thực trạng và giải pháp” được lựa chọn nhằm đáp ứng nhu cầu trên. 2. Tình hình nghiên cứu Liên quan đến công tác quản trị rủi ro thanh khoản trong hệ thống NHTM đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, các đề tài, đề án có giá trị cao. Tuy nhiên, trên thực tế các NHTM thường không thực sự chú trọng đến hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản và thực hiện nó một cách khoa học, hiệu quả (hầu như chỉ thực hiện xử lý sau khi đã xuất hiện rủi ro hoặc quản trị rủi ro trong ngắn hạn). Do đó, khi tiến hành nghiên cứu vấn đề này, học viên gặp khó khăn trong việc tiếp cận, khai thác thông tin, số liệu liên quan đến công tác quản trị rủi ro thanh khoản của hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt nói riêng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu o Hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết cơ bản về rủi ro thanh khoản và hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản. o Phân tích thực trạng công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, ảnh hưởng của nó đến trạng thái thanh khoản hiện tại của ngân hàng. o Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro thanh khoản trong hoạt động của Ngân hàng TMCP Liên Việt. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu o Luận văn tập trung phân tích công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại một NHTM cụ thể (Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt), những mặt đạt được và những vấn đề còn hạn chế, đặt trong mối tương quan so sánh với các NHTM khác tại Việt Nam (không chú trọng phân tích sâu vào thực trạng thanh khoản). o Các số liệu, thông tin chỉ tập trung nghiên cứu cho giai đoạn 2009 - 2011. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Ngoài phương pháp triết học biện chứng và lịch sử thường được dùng trong nghiên cứu khoa học, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như hệ thống, diễn dịch, phân tích tổng hợp, so sánh và các công cụ như bảng biểu, đồ thị để chứng minh làm sáng tỏ các luận cứ được nêu ra. 6. Những đóng góp mới của luận văn o Làm rõ thực trạng công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt dựa trên cách tiếp cận hiện đại, chỉ ra những thành công hay khiếm khuyết của hoạt động này, từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp. o Đóng góp cho quy trình cơ bản của hoạt động quản trị tài sản Nợ - tài sản Có (ALM) của các NHTM, trong đó một nội dung quan trọng là quản trị thanh khoản. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro thanh khoản trong hoạt động của NHTM. Chương 2: Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt. Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị cải thiện hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt. CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Rủi ro thanh khoản 1.1.1 . Khái niệm tính thanh khoản và rủi ro thanh khoản Có nhiều cách tiếp cận và cách hiểu khác nhau liên quan đến tính thanh khoản (dưới góc độ tài sản và dưới góc độ ngân hàng). Tuy nhiên có thể hiểu rằng tính thanh khoản của ngân hàng là trạng thái luôn có trong tay một lượng vốn khả dụng với chi phí thấp đúng tại thời điểm ngân hàng có nhu cầu hoặc khả năng nhanh chóng huy động được vốn thông qua con đường vay nợ hay bán tài sản. Tính thanh khoản của NHTM luôn phải được nhìn ở trạng thái động, tức là xem xét trong tương quan cung - cầu thanh khoản của ngân hàng trong giai đoạn nhất định. Tương quan cung - cầu về vốn thanh khoản này quyết định trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng tại bất cứ thời điểm nào. Những nhân tố tác động đến cung và cầu thanh khoản sẽ tác động đến trạng thái thanh khoản của NHTM. Cụ thể như sau: a) Nhân tố tác động đến cầu thanh khoản:  Các điều kiện kinh tế vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, lạm phát.  Lãi suất huy động và lãi suất cho vay.  Sự khác biệt đáng kể về lợi tức giữa các khoản tiền gửi và các cơ hội đầu tư khác. b) Nhân tố tác động đến nguồn cung thanh khoản:  Quy định và chính sách tiền tệ của NHNN.  Các điều kiện kinh tế vĩ mô.  Sự phát triển và tính dễ dàng tiếp cận của thị trường tiền tệ.  Hoạt động của các thị trường khác như thị trường chứng khoán phái sinh. Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro phát sinh khi ngân hàng không đủ khả năng đáp ứng dòng tiền rút ra khỏi ngân hàng tại một thời điểm nào đó, hoặc phải huy động vốn với chi phí cao để đáp ứng các nhu cầu về vốn khả dụng. 1.1.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản a) Nguyên nhân khách quan:  Thay đổi trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN thông qua các công cụ như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, các loại lãi suất như lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất thị trường mở…  Thay đổi lựa chọn kênh đầu tư của các nhà đầu tư.  Hiệu ứng dây chuyền trong tâm l ý khách hàng. b) Nguyên nhân chủ quan:  Sự mất cân đối về kỳ hạn giữa tài sản Nợ và tài sản Có.  Chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản không phù hợp và kém hiệu quả. 1.1.3. Tác động của rủi ro thanh khoản đến hoạt động của NHTM a) Tác động của rủi ro thanh khoản đến mỗi NHTM riêng lẻ:  Làm sụt giảm lợi nhuận và uy tín của ngân hàng (do chi phí huy động tăng đồng thời phải cắt giảm nguồn cung tín dụng).  Trong một số trường hợp có thể dẫn đến sự phá sản và sụp đổ của ngân hàng. b) Tác động của rủi ro thanh khoản đến hệ thống ngân hàng và nền kinh tế:  Việc phá sản của một ngân hàng sẽ dẫn đến sự hoảng loạn của người gửi tiền, kéo theo sự rút tiền hàng loạt ở các ngân hàng khác và lúc này kéo theo sự sụp đổ của toàn hệ thống chứ không chỉ của một ngân hàng riêng lẻ.  Tăng trưởng của nền kinh tế bị giảm sút. 1.2. Nội dung quản trị rủi ro thanh khoản của NHTM 1.2.1. Các phương pháp đo lường trạng thái thanh khoản của ngân hàng a) Phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn Cách đo lường này bắt đầu với thực tế là: khả năng thanh khoản tăng khi tiền gửi tăng và cho vay giảm; và khả năng thanh khoản giảm khi tiền gửi giảm và cho vay tăng. Bất cứ khi nào nguồn thanh khoản và sử dụng thanh khoản không bằng nhau, ngân hàng phải đối mặt với khe hở tài trợ (financing gap). Khe hở này được đo bằng độ chênh lệch giữa tổng nguồn vốn huy động trung bình và tổng dư nợ trung bình. Khe hở tài trợ = Tổng dư nợ trung bình - Tổng nguồn vốn huy động trung bình Nếu khe hở này là dương thì ngân hàng buộc phải bù đắp bằng các khoản tiền mặt và các tài sản có tính thanh khoản hoặc vay nợ trên thị trường tiền tệ. b) Phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn: Với phương pháp này, bước đầu tiên là tiền gửi và các nguồn vốn khác nhau của ngân hàng được chia thành nhiều nhóm dựa trên khả năng vốn bị rút ra khỏi ngân hàng, ví dụ như:  Nhóm vốn “nóng”.  Nhóm vốn kém ổn định.  Nhóm vốn ổn định. Tiếp theo, nhà quản lý thanh khoản phải dành riêng một phần vốn thanh khoản đối với mỗi nhóm vốn nêu trên (dự trữ thanh khoản) được xác định theo công thức: Dự trữ thanh khoản vốn = ∑ tỷ lệ dự trữ thanh khoản xác định của nhóm x (nhóm vốn tiền gửi và phi tiền gửi – dự trữ bắt buộc) Sau đó nhà quản trị ngân hàng dự tính con số vốn vay tối đa tiềm năng và cần có lượng dự trữ thanh khoản hay năng lực vay vốn hợp lý, tương đương với 100% phần chênh lệch giữa tổng dư nợ thực tế và tổng cho vay tối đa tiềm năng. Do đó: Tổng yêu cầu thanh khoản của ngân hàng = ∑ Ttỷ lệ dự trữ thanh khoản xác định của nhóm x (nhóm vốn tiền gửi và phi tiền gửi – dự trữ bắt buộc) + 100 x (quy mô cho vay tối đa tiềm năng – tổng dư nợ hiện tại). c) Phương pháp tiếp cận chỉ số thanh khoản: Nhu cầu thanh khoản được ước tính dựa trên chỉ số thanh khoản và các chỉ báo khác của trạng thái thanh khoản, cụ thể như sau:  Chỉ số thanh khoản: đo lường tổn thất mà một ngân hàng gánh chịu khi phải bán tháo (bán ngay lập tức) tài sản để đáp ứng nhu cầu thanh khoản so với mức giá của tài sản đó trên thị trường (ở điều kiện bình thường). Công thức đo lường chỉ số thanh khoản được xác định như sau: I = ∑[wi×(Pi/P*i)] Trong đó: wi: tỷ trọng của tài sản thứ i trong danh mục tài sản Pi: Giá bán tháo tài sản của tài sản thứ i P*i: Giá thị trường của tài sản thứ i  Các chỉ báo trạng thái thanh khoản khác: o Chỉ số dự trữ thanh toán/tổng tài sản Có o Tổng dư nợ/tổng tiền gửi o Tỷ lệ khả năng chi trả o Tiền đi vay/ tổng tài sản o Chỉ tiêu cơ cấu tiền gửi o Chỉ tiêu chứng khoán thanh khoản o Cam kết tín dụng/tổng tài sản o Chỉ số nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn o Chỉ tiêu tiền gửi thường xuyên 1.2.2. Các chiến lược quản trị thanh khoản a) Quản trị rủi ro thanh khoản tài sản - chiến lược dự trữ: Trong chiến lược này, ngân hàng nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản cao, chủ yếu là tiền mặt và các chứng khoán dễ bán. Khi nhu cầu thanh khoản xuất hiện, ngân hàng sẽ sử dụng phần dự trữ tiền mặt vượt quá và tiến hành bán một số tài sản cho tới khi toàn bộ nhu cầu được đáp ứng. Để quản trị rủi ro thanh khoản theo chiến lược này, ngân hàng có thể lựa chọn những tài sản:  Các khoản dự trữ ngân quỹ, bao gồm: o Dự trữ bắt buộc o Dự trữ thanh toán (dự trữ sơ cấp).  Dự trữ ngoài ngân quỹ (dự trữ thứ cấp): các khoản dự trữ này chủ yếu tập trung vào việc đầu tư chứng khoán có tính lỏng cao, dễ chuyển đổi thành tiền để đáp ứng nhu cầu thanh khoản khi cần thiết như: tín phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ, thương phiếu chấp nhận thanh toán, giấy nợ ngắn hạn,… b) Quản trị rủi ro thanh khoản nợ - chiến lược huy động: Trong phương pháp này, đại bộ phận các thiếu hụt thanh khoản của ngân hàng được đáp ứng bằng cách đi vay mượn dưới các hình thức. Do đó, chiến lược này còn được gọi là chiến lược “vay thanh khoản”. Một số hình thức được sử dụng trong chiến lược này là:  Tạo thanh khoản từ việc đi vay: các khoản vay từ các tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên ngân hàng và/hoặc vay từ cửa sổ chiết khấu của NHNN.  Tạo thanh khoản qua tiền gửi: đó là việc ngân hàng nhận tiền gửi của các cá nhân nhân và tổ chức kinh tế dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.  Tạo thanh khoản qua thị trường tiền tệ/thị trường vốn: các ngân hàng phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước. c) Quản trị rủi ro thanh khoản kết hợp: Theo chiến lược quản lý thanh khoản phối hợp, một phần nhu cầu thanh khoản dự tính sẽ được đáp ứng bằng việc dự trữ tài sản thanh khoản trong khi phần còn lại của nhu cầu thanh khoản sẽ được giải quyết bằng việc vay thanh khoản. Các nhu cầu thanh khoản của NHTM được chia thành 3 bộ phận: nhu cầu thanh khoản thường xuyên, nhu cầu thanh khoản thời vụ và nhu cầu thanh khoản đột xuất.  Các nhu cầu thanh khoản thường xuyên phát sinh khá thường xuyên, đều đặn hàng ngày, tương đối ổn định nên ngân hàng có thể dự đoán và kế hoạch hóa được, các nhu cầu này được đáp ứng bằng các tài sản có dự trữ dưới dạng tiền mặt, tiền gửi, các giấy tờ có giá có tính thanh khoản cao.  Các nhu cầu thanh khoản thời vụ tuy không phát sinh thường xuyên nhưng NHTM có thể dự đoán và kế hoạch hóa được, do đó NHTM thường chủ động kí các cam kết, các hợp đồng vay vốn trước với các tổ chức tín dụng khác, xác định trước khối lượng, thời hạn, lãi suất phải trả... Do chủ động kí kết hợp đồng vay mượn trước nên phương án này khắc phục được nhược điểm của 2 phương án trên.  Các nhu cầu thanh khoản phát sinh đột xuất, bất ngờ không thể dự đoán trước được, buộc NHTM phải vay mượn trên thị trường tiền tệ để đáp ứng. 1.3. Vai trò của quản trị rủi ro thanh khoản đối với hoạt động của NHTM Thứ nhất, do có sự đánh đổi giữa khả năng thanh khoản và khả năng sinh lời của ngân hàng nên quản trị thanh khoản tốt sẽ giúp giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh đồng thời vẫn đảm bảo được khả năng sinh lời cần thiết. Thứ hai, nếu rủi ro thanh khoản xảy ra sẽ để lại những hậu quả to lớn:  Làm tăng chi phí do ngân hàng phải huy động với lãi suất cao hơn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản (mua thanh khoản trên thị trường); giảm thu nhập do ngân hàng phải bán các chứng khoán hoặc các tài sản khác với giá thấp. Hậu quả dẫn đến giảm giá trị thị trường vốn chủ sở hữu của NHTM.  Nếu thiếu vốn khả dụng kéo dài, chậm được khắc phục có thể làm mất uy tín của ngân hàng trên thị trường, gây sức ép và trở ngại cho quá trình huy động vốn và cho vay, giảm thấp khả năng sinh lời. Mức độ nghiêm trọng hơn là xảy ra hiệu ứng dây chuyền bằng hiện tượng rút tiền ồ ạt của người gửi tiền, có thể đẩy NHTM đến bờ vực phá sản và dẫn đến sụp đổ hệ thống ngân hàng. Thứ ba, trong các trường hợp đặc biệt, rủi ro thanh khoản đẩy ngân hàng vào tình trạng mất khả năng thanh toán và đưa ngân hàng đối mặt với khả năng bị phá sản, bị bán hoặc bị sáp nhập. Hơn nữa, rủi ro thanh khoản mang tính hệ thống, có thể đe dọa đến sự ổn định của cả hệ thống tài chính. CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT 2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) tiền thân là Ngân hàng Liên Việt (LienVietBank) được thành lập theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 91/GPNHNN ngày 28/03/2008 của Thống đốc NHNN Việt Nam với vốn chủ sở hữu ở mức 3.447 tỷ đồng. Năm 2011, với việc VNPost góp vốn vào LienVietBank bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện và bằng tiền mặt, Ngân hàng Liên Việt đã được Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc NHNN Việt Nam cho phép đổi tên thành Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt. Cùng với việc đổi tên này, VNPost chính thức trở thành cổ đông lớn nhất của LienVietPostBank. Cổ đông sáng lập của LienVietPostBank là Công ty Cổ phần Him Lam, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) và Công ty dịch vụ Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO). Hiện nay, với số vốn điều lệ 6.594 tỷ đồng, LienVietPostBank hiện là một trong mười Ngân hàng TMCP lớn nhất tại Việt Nam. Các cổ đông và đối tác chiến lược của LienVietPostBank là các tổ chức tài chính - ngân hàng lớn đang hoạt động tại Việt Nam và nước ngoài như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Wells Fargo (Mỹ), Ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sỹ), Công ty Oracle Financial Services Software Limited… LienVietPostBank định hướng xây dựng thương hiệu mạnh trên cơ sở phát huy nội lực, hoạt động minh bạch, gắn xã hội trong kinh doanh. Mục tiêu trở thành “Ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Việt Nam - Ngân hàng của mọi người”. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian gần đây a) Kết quả hoạt động kinh doanh: Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị: tỷ VND A- Kết quả hoạt động kinh doanh 2008 2009 2010 2011 Tổng Tài sản 7.453 17.367 34.985 56.132 Vốn chủ sở hữu 3.447 3.828 4.105 6.594 Trong đó: Vốn điều lệ 3.300 6.650 3.650 6.010 Tổng huy động vốn 3.801 13.399 30.421 48.148 Tổng dư nợ tín dụng 2.674 5.983 10.114 12.757 449 569 816 1.161 Lợi nhuận trước thuế 444 540 759 1.086 Lợi nhuận sau thuế 444 540 682 977 Lợi nhuận thuần từ Hoạt động kinh doanh trước trích lập dự phòng rủi ro tín dụng Đơn vị: % B- Các chỉ tiêu tài chính cơ bản 2008 2009 2010 2011 Tỷ lệ LNST/TTS bình quân (ROAA) 5,96 4,35 2,61 2,14 Tỷ lệ LNST/VCSH bình quân (ROAE) 12,88 14,85 17,22 18,26 Tỷ lệ nợ xấu (NPL) Tỷ lệ chi trả cổ tức (%/năm) 0 0,28 0,42 2,14 9,00 13,00 15,00 15,00 (Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của các năm) b) Công nghệ thông tin và sản phẩm, dịch vụ: Trong năm 2011, LienVietPostBank hoàn tất công tác sáp nhập hệ thống tiết kiệm bưu điện vào ngân hàng. Đây là một nỗ lực lớn của ngân hàng trong việc tích hợp 2 hệ thống công nghệ thông tin có nhiều điểm khác biệt lớn nhằm tập trung phát triển và tận dụng tối đa mạng lưới của VPSC để triển khai các sản phẩm ngân hàng bán lẻ và hình thành mạng lưới thanh toán đa năng trên phạm vi toàn quốc. Ngoài ra, ngân hàng cũng đang trong giai đoạn triển khai một loạt dự án công nghệ quan trọng, gồm dự án Thẻ, dự án Trung tâm dữ liệu, và dự án Ngân hàng Điện tử… Về sản phẩm, dịch vụ: thực hiện thành công việc phát hành thẻ Liên kết phát triển (thẻ ghi nợ nội địa) - đây là sản phẩm thẻ đầu tiên của LienVietPostBank, tiến hành kết nối với 3 liên minh thẻ để thực hiện giao dịch được tại hơn 16.600 máy ATM trên toàn quốc. Các dịch vụ tiện ích như SMS Banking, Internet Banking cũng đã được cải tiến, nâng cấp để cung cấp được nhiều tính năng hơn, đáp ứng yêu cầu sử dụng các dịch vụ hiện đại ngày càng cao của khách hàng. c) Hoạt động quản trị rủi ro: Nhiệm vụ quản trị rủi ro tại ngân hàng được thực hiện chủ yếu bởi Khối PC, QLRR và PCRT với yêu cầu đảm bảo đánh giá và kiểm soát được các rủi ro trọng yếu của hoạt động ngân hàng, bao gồm (nhưng không giới hạn): rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động và công tác phòng chống rửa tiền. Tuy nhiên do ngân hàng còn mới thành lập nên hệ thống quy trình, quy chế làm cơ sở pháp l‎ý cho hoạt động quản trị rủi ro còn chưa đầy đủ và bài bản. Hệ thống công nghệ chưa thể hỗ trợ toàn diện cho công tác quản trị rủi ro. Vì vậy, trong năm 2012, LienVietPostBank đang tích cực hoàn thiện, chỉnh sửa khung chính sách và chiến lược quản trị rủi ro phù hợp để hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như hướng tới mục tiêu phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. d) Phát triển mạng lưới Trong năm 2011, ngân hàng mở thêm 16 điểm giao dịch trên phạm vi toàn quốc, đưa tổng số điểm giao dịch của ngân hàng lên 60 và hiện tại, LienVietPostBank đã có mặt tài 21 Tỉnh/Thành phố.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.