Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng thương mại vô hiệu do giao kết không đúng thẩm quyền - kinh nghiệm các nước thành viên Liên minh Châu Âu

pdf
Số trang Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng thương mại vô hiệu do giao kết không đúng thẩm quyền - kinh nghiệm các nước thành viên Liên minh Châu Âu 16 Cỡ tệp Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng thương mại vô hiệu do giao kết không đúng thẩm quyền - kinh nghiệm các nước thành viên Liên minh Châu Âu 243 KB Lượt tải Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng thương mại vô hiệu do giao kết không đúng thẩm quyền - kinh nghiệm các nước thành viên Liên minh Châu Âu 0 Lượt đọc Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng thương mại vô hiệu do giao kết không đúng thẩm quyền - kinh nghiệm các nước thành viên Liên minh Châu Âu 7
Đánh giá Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng thương mại vô hiệu do giao kết không đúng thẩm quyền - kinh nghiệm các nước thành viên Liên minh Châu Âu
4.8 ( 10 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 16 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI VÔ HIỆU DO GIAO KẾT KHÔNG ĐÖNG THẨM QUYỀN - KINH NGHIÊM CÁC NƢỚC THÀNH VIÊN LIÊN MINH CHÂU ÂU Trịnh Tuấn Anh Nguyễn Thị Thanh Nhã Ngƣời phản biện:TS. Lê Thị Hải Ngọc Tóm tắt: Thẩm quyền giao kết hợp đồng thƣơng mại ảnh hƣớng đến hiệu lực hợp đồng. Do vậy, pháp luật cần hài hòa lợi ích giữa các bên: (1) ngƣời đại diện, (2) ngƣời đƣợc đại diện và (3) ngƣời thứ ba. Đặc biệt, đối với trƣờng hợp giao kết hợp đồng thƣơng mại không đúng thẩm quyền. Bài viết, nghiên cứu so sánh các quy định về hợp đồng thƣơng mại vô hiệu do giao kết không đúng thẩm quyền của các nƣớc thành viên Liên minh Châu Âu (Pháp, Đức), và thực trạng pháp luật Việt Nam về vấn đề này, đồng thời đề xuất giải pháp hoàn thiện. Từ khóa: Hợp đồng thƣơng mại vô hiệu, luật học so sánh Résume: L‟autorité de conclure un contrat commercial affecte la validité du contrat. C‟est pourquoi la Loi doit harmoniser les intérêts entre les parties: (1) la représentant, (2) qui est représenté et (3) une troisième personne. En particulier, c‟est le cas des contrats commerciaux ultra vires. Articles présente une étude comparative des réglementations sur les contrats commerciaux conclus invalides en raison ultra vires des États membres de l'Union européenne (France, Allemagne), et l'état de la loi du Vietnam sur cette question et aussi propose une solution complète. Mots-clés: Contrats commerciaux conclus invalides, comparative jurisprudence 1. Hợp đồng thương mại vô hiệu do ngƣời giao kết không đúng thẩm quyền Hợp đồng là một loại giao dịch dân sự phổ biến nhất trong đời sống hàng ngày. Để tồn tại và phát triển, mỗi chủ thể trong xã hội đều phải thiết lập với nhau những quan hệ, qua đó nhằm chuyển giao cho nhau những lợi ích nhất định nhằm đáp ứng các nhu cầu của cuộc sống. Hợp đồng có những tên gọi khác nhau nhƣ thỏa thuận, khế  Khoa Kinh tế, Trƣờng Đại học Kiến Trúc, Đà Nẵng Tập đoàn Openasia Group, TP. Hồ Chí Minh  214 ƣớc215, giao kèo, thỏa ƣớc, hiệp định, hiệp ƣớc mặc dù rất gần gủi, thiết yếu và quen thuộc đối với tất cả mọi ngƣời, nhƣng khi hỏi nó là gì thì không phải ai cũng có thể định nghĩa đƣợc về nó. Thậm chí các luật gia cũng có những định nghĩa khác nhau. Tuy nhiên tất cả các định nghĩa đó đều có chung một hật nhân hợp lý216. Đạo luật thƣơng mại đồng nhất Hoa Kỳ (Uniform Commercial Code - UCC) định nghĩa: Hợp đồng là tập hợp các quyền và nghĩa vụ (nghĩa vụ pháp lý tổng thể) nảy sinh từ đó, bao hàm tất cả những điểm ngụ ý của luật pháp217. Điều 1101, Bộ luật Dân sự Pháp năm 1804 định nghĩa: Hợp đồng là sự thỏa thuận theo đó một hoặc nhiều ngƣời cam kết với một hoặc nhiều ngƣời khác chuyển giao một vật, làm hoặc không làm một việc gì đó . Luật gia Christian Atias diễn giải:” Hợp đồng là nguyên tắc pháp lý có đủ khả năng bắt buộc một ngƣời nào đó, có năng lực tự định ra cách xử sự. Khi hợp đồng thì các bên có thể thu hẹp quyền tự do của mình lại; họ cam kết làm, không làm một việc gì đó, hoặc chuyển giao quyền sở hữu một tài sản và tự cấm việc xóa bỏ lời giao ƣớc mà không bị trừng phạt218”. Điều 385, Bộ luật Dân sự 2015 định nghĩa: Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Nhƣ vậy, hợp đồng đƣợc tạo ra bởi sự thỏa thuận của các bên, là kết quả của quá trình thƣơng thảo và thống nhất ý chí giữa các bên để làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ đối với nhau, trừ những quyền và nghĩa vụ mà pháp luật có quy định là không thể thay đổi hoặc chấm dứt bằng thỏa thuận.219 Hợp đồng là phƣơng tiện để các bên tạo lập quan hệ nghĩa vụ với nhau. Bộ luật dân sự không chỉ bao gồm các quy định cụ thể mà còn phải đƣợc nhìn nhận nhƣ một bản “Hiến pháp” trong hệ thống luật tƣ220. Do đó, Bộ luật dân sự đƣợc coi là bộ luật gốc quy định các quyền và nghĩa vụ chung của các chủ thể trong giao dịch dân sự, kinh doanh, thƣơng mại. Tuy nhiên, xuất phát từ các giao dịch diễn ra trên 215 Điều 664, Đoạn 2 Bộ Dân Luật Bắc và Điều 680, Đoạn 2 Bộ Dân Luật Trung Kỳ quy định: Khế ước là một hợp ước của một hay nhiều người cam đoan với một hay nhiều người khác để chuyển hữu, tác động hay bất tác động. 216 Ngô Huy Cƣơng (2013), “Giáo trình Luật Hợp đồng Phần chung”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.10. 217 Brown, Gordon.W., Sukys Paul. A, “Business law with UCC applications (9th edition”, Glencoe, Mc GrawHill, NewYork, USA, 1993. 218 Christian Atias (2004), “Droit civil”, Presses Universitaires de France, pp.112. 219 Lê Minh Hùng (2010), “Hiệu lực của hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Đại học Luật Tp.Hồ Chí Minh, tr.12. 220 Pierre Bézard, Alain Lacabarats (2003), “Bàn về vai trò, vị trí của bộ luật dân sự trong hệ thống pháp luật”, Hội thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi, NXB Việt Pháp. 215 thực tế rất đa dạng và phong phú nên có một số loại hợp đồng không phải chỉ áp dụng các quy định chung của Bộ luật Dân sự mà còn cần có những quy định riêng điều chỉnh nội dung của hợp đồng phù thuộc với đặc thù của loại giao dịch đó221. Tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, không phân biệt giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng thƣơng mại, các quy định cho hợp đồng đƣợc áp dụng chung cho hợp đồng thƣơng mại và dân sự. Có lẽ vì thế, trong khi dạy cho các luật gia Việt Nam về luật thƣơng mại từ thời mới mở cửa, GS Friedrich Kuebler và Juergen Simon nói: “Về cơ bản, luật thƣơng mại đƣợc hình thành trên cơ sở luật dân sự”222. Với tƣ cách là một ngành luật tƣ điển hình trong hệ thống pháp quốc gia, luật thƣơng mại điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các thƣơng nhân với nhau hoặc với các thƣơng nhân với các chủ thể khác hoặc giữa các chủ thể khác với nhau trong lĩnh vực thƣơng mại, hoặc hành vi thƣơng mại223. Do đó, hợp đồng thƣơng mại sẽ có nét đặc trƣng riêng phù hợp với vai trò của Luật thƣơng mại [tạo ra khuôn khổ pháp lý quan trong cho hoạt động thƣơng mại phát triển, trên cơ sở bảo đảm quyền tự do kinh doanh, và tự do hợp đồng của các thƣơng nhân, phát triển thể chế kinh tế thị trƣờng, tƣơng thích pháp luật và tập quán thƣơng mại quốc tế]. Trong Luật thương mại Việt Nam không có khái niệm Hợp đồng thương mại, nhưng có thể hiểu Hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên (trong đó, ít nhất một trong các bên phải là thương nhân) nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hoạt động thương mại. Các hoạt động thƣơng mại ở đây đƣợc xác định theo Luật thƣơng mại năm 2005 (LTM năm 2005), cụ thể tại Khoản 1, Điều 3, LTM năm 2005, theo đó bao gồm : Hoạt động thƣơng mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tƣ, xúc tiến thƣơng mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Hoạt động thƣơng mại đƣợc khái quát là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi. Trong nền kinh tế thị trƣờng, các mối kinh tế trở nên đa dạng, vì vậy các hoạt động của thƣơng nhân trở nên đa dạng theo, nên định nghĩa về hoạt động thƣơng mại đƣợc sử dụng theo phƣơng pháp liệt kê có tính mở, theo đó ngoài các hoạt động đặc 221 Hoàng Thế Liên (2010), “Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2005”, Tập 2, NXB Chính trị Quốc gia,tr.196. 222 Ngô Huy Cƣơng (2006), “Góp phần bàn về cải cách pháp luật ở Việt Nam hiện nay”, NXB Tƣ Pháp, tr.316. 223 Ngô Huy Cƣơng (2013), “Giáo trình Luật thương mại, Phần chung và thương nhân”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.11. 216 trƣng thì các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác của thƣơng nhân đều là hoạt động thƣơng mại224. Các hợp đồng thực hiện các hoạt động thƣơng mại này do Luật thƣơng mại năm 2005 chi phối, do đó các hợp đồng này là hợp đồng thƣơng mại. Ở Cộng Hòa Pháp, Bộ Luật thƣơng mại năm 1807 không định nghĩa hợp đồng thƣơng mại, tuy nhiên theo các luật gia các hợp đồng do mục đích của nó đƣợc xem là các hành vi thƣơng mại bị chi phối bởi các quy tắc của Bộ luật thƣơng mại đƣợc xem là hợp đồng thƣơng mại225. Luật thƣơng mại Cộng Hòa Pháp năm 1807 không đƣa ra định nghĩa chung về các hành vi thƣơng mại mà chỉ liệt kê các hành vi thƣơng mại ra làm ba loại:  Các hành vi thƣơng mại do bản chất;  Các hành vi thƣơng mại do hình thức;  Các hành vi thƣơng mại do phụ thuộc. Vô hiệu đƣọc hiểu theo nghĩa thông thƣờng là không có hiệu lực, không mang lại kết quả226. Trong khoa học pháp lý, có nhiều cách diễn giả khác nhau về khái niệm hợp đồng vô hiệu. Theo từ điển giải thích thuật ngữ luật học:”Hợp đồng vô hiệu đƣợc hiểu là hợp đồng không có hiệu lực pháp luật, không làm phát sinh (hoặc không đƣợc pháp luật thừa nhận) quyền và nghĩa vụ của các bên do vi phạm pháp luật227”. Theo TS. Phan Chí Hiếu thì hợp đồng vô hiệu đƣợc hiểu là các hợp đồng không thỏa mãn điều kiện có hiệu lực theo quy định pháp luật sẽ không làm phát sinh nghĩa vụ ràng buộc của các bên với nhau và chúng ta nói rằng các hợp đồng này bị vô hiệu. Hay nói chính xác hơn là các hành vi đƣợc thực hiện dƣới dạng hợp đồng không mang tính chất là sự kiện pháp lý làm phát sinh hậu quả mà các bên tham gia quan hệ mong muốn đạt đƣợc228”. Hiện nay, pháp luật hợp đồng nƣớc ta chƣa xây dựng khái niệm về hợp đồng vô hiệu, pháp luật thực định mới chỉ đi sâu làm rõ các tiêu chí xác định sự vô hiệu của hợp đồng và từ đó đƣa ra cách thức xử lý đối với các trƣờng hợp vô hiệu. Do đó, để có 224 Trƣờng Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2014), ‟Giáo trình pháp luật về thương mại hàng hóa và dịch vụ”, NXB Hồng Đức,tr.34. 225 Nguyễn Mạnh Bách (2007), “Các hợp đồng thương mại thông dụng”, NXB Giao thông vận tải, tr.5. 226 Viện ngôn ngữ học (2000), “Từ điển Tiếng Việt”, NXB Đà Nẵng, tr.1122. 227 Bùi Thị Thu Huyền (2010), “ Hợp đồng dân sự vô hiệu do vi phạm điều kiện về ý chí chủ thể”, Lluận văn thạc sĩ luật học, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, tr.7. 228 Phan Chí Hiếu (2003), “Hiệu lực của hợp đồng và hợp đồng vô hiệu”, trích cuốn sách: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật hợp đồng ở Việt Nam hiện nay, NXB Công an nhân dân, tr.116. 217 thể hiểu đƣợc khái niệm hợp đồng vô hiệu nói chung, và hợp đồng thƣơng mại vô hiệu nói riêng, chúng ta phải đặt chúng trong mối quan hệ với khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu. Theo các nhà bình luận BLDS năm 2005 thì giao dịch dân sự vô hiệu là giao dịch không có hiệu lực pháp luật và không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên229. Nhƣ vậy theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành thì hợp đồng nói chung, và hợp đồng thƣơng mại nói riêng với tƣ cách là một loại giao dịch dân sự nên cũng sẽ bị vô hiệu nếu vi phạm các quy định tại Điều 122, BLDS năm 2015 và các quy định tại Điều 123-133 BLDS năm 2015 cũng đƣợc áp dụng khi xem xét sự vô hiệu của hợp đồng. Nghiên cứu so sánh, Pháp luật Cộng Hòa Pháp quy định về sự vô hiệu mà không giải thích gì thêm về thuật ngữ này. Điều 1111 BLDS năm 1804 quy định: Hợp đồng đƣợc giao kết do một bên bị đe dọa sẽ vô hiệu, và Điều 1117 BLDS năm 1804 quy định rằng: Hợp đồng đƣợc giao kết do nhầm lẫn, đe dọa, lƣà dối không đƣơng nhiên vô hiệu mà chỉ có thể là căn cứ của quyền khởi kiện yêu cầu tuyên bố vô hiệu hợp đồng. Điều 1131 BLDS năm 1804, về phần mình nói rằng: Nghĩa vụ không có mục đích, hoặc trên một mục đích bị làm sai lệch hoặc mục đích trái pháp luật thì không có hiệu lực. Trên cơ sở các quy định này, học thuyết pháp lý và án lệ của Cộng hòa Pháp cho rằng những trƣờng hợp thiếu sự ƣng thuận của các bên, sự hủy bỏ hợp đồng do một bên bị thiệt hại hay việc các bên không có năng lực hành vi dân sự rõ ràng góp phần bảo vệ các lợi ích tƣ, các hợp đồng trái với trật tự công cộng do đối tƣợng và mục đích của nó và do vậy thuộc về các trƣờng hợp vô hiệu. Bản chất sự vô hiệu của hợp đồng thực ra là một trật tự pháp lý hồi tố đặc biệt làm vô hiệu những gì đã cam kết. Sự can thiết của pháp luật đã vô hiệu hóa các hợp đồng này đẩy chúng về tình trạng ban đầu. Theo nguyên tắc chung mà pháp luật các nƣớc thì một hợp đồng vô hiệu sẽ giải phóng toàn bộ cam kết của bên không những trong tƣơng lai mà còn cho quá khứ230.Một hợp đồng vô hiệu là một hợp đồng không 229 Hoàng Thế Liên (2010), ”Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2005”, Tập 1, NXB Chính trị Quốc gia,tr.295. 230 Cao Thùy Dƣơng (2004), “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về xử lý hợp đồng vô hiệu ở Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ luật học, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, tr.11. 218 tồn tại theo luật, không có giá trị pháp lý, không có giá trị bắt buộc thực hiện, không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với các bên tham gia hợp đồng từ thời điểm xác lập. Khi hợp đồng vô hiệu, pháp luật không biết đến bất kỳ một quyền và nghĩa vụ nào ràng buộc các bên. Ngay cả khi các bên đã tiến hành những hành vi theo cách thực hiện hợp đồng thì cá hành vi đó cũng không phải là hành vi pháp lý, không phải là hành vi thực hiện hợp đồng231. Trên cơ sở phân tích ở trên, chúng ta có thể hợp đồng thương mại vô hiệu là một hợp đồng mà pháp luật không thừa nhận, không có giá trị ràng buộc đối với các bên giao kết. Hợp đồng thương mại vô hiệu sẽ không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý mà các bên đã cam kết trong hợp đồng. Thuật ngữ đại diện đƣợc sử dụng để chỉ những việc làm có sự đồng ý của ngƣời khác hoặc không đƣợc phép làm trong khoảng thời gian nhất định. Việc làm của ngƣời đại diện thông qua họp đồng thuê hoặc thông qua quy định của pháp luật. Nhƣ vậy, đại diện không chỉ giới hạn ở các trƣờng họp ngƣời nhận thay mặt cho một ngƣời khác mà còn cả trong các trƣờng họp mà ở đó ngƣời đứng đầu một pháp nhân, một tổ chức phải chịu trách nhiệm về các hành vi vi phạm pháp luật do nhân viên của mình gây ra. Đầu tiên lý thuyết này đƣợc qui định trong pháp luật của Đức cuối thế kỷ XIX và sau đó đƣợc đƣa vào BLDS Cộng hòa Liên bang Đức và sau đó đƣợc thừa nhận ở luật dân sự hầu hết các nƣớc khác. Nhìn chung, các nhà khoa học pháp lý thƣờng phân ra làm hai loại đó là đại diện theo thẩm quyền và đại diện theo ủy quyền. Đại diện theo thẳm quyền là đại diện đƣợc pháp luật quy định hoặc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định. Đại diện theo pháp luật của pháp nhân là ngƣời đứng đầu pháp nhân theo qui định của điều lệ pháp nhân, hoặc quyết định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Đối với các công ty thì ngƣời đại diện đƣợc xác định trong điều lệ công ty hoặc theo quyết định thành lập hoặc thông qua các họp đồng ủy quyền. Ví dụ, đứng đầu pháp nhân có thể là giám đốc, tổng giám đốc hoặc cũng có thể chủ tịch hội đồng quản trị... Đại diện theo ủy quyền là đại diện đƣợc xác lập theo sự ủy quyền giữa ngƣời đại diện và ngƣời đƣợc đại diện. Phần lớn các nƣớc đều quy định đại diện theo ủy quyền 231 Cao Thùy Dƣơng (2004), “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về xử lý hợp đồng vô hiệu ở Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ luật học, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, tr.12. 219 phải thể hiện bằng văn bản, vì nó có ý nghĩa là một chứng cứ khi có tranh chấp và đồng thời tạo ra sự an toàn cho các bên tham gia giao dịch232. Điều 142 BLDS năm 2015 quy định: ”Giao dịch dân sự do ngƣời không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với ngƣời đƣợc đại diện” Theo khoản 2, Điều 143, BLDS 2015 về hậu quả của giao dịch dân sự do ngƣời đại diện xác lập, thực hiện vƣợt quá phạm vi đại diện quy định “...ngƣời đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với ngƣời đã giao dịch với mình về phần giao dịch vƣợt quá phạm vi đại diện, trừ trƣờng hợp ngƣời đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc vƣợt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch”. Giao dịch vƣợt quá phạm vi đại diện chỉ làm phát sinh nghĩa vụ của ngƣời đƣợc đại diện trong các trƣờng hợp: 1. Ngƣời đƣợc đại diện đã công nhận giao dịch; 2. Ngƣời đƣợc đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý; 3. Ngƣời đƣợc đại diện có lỗi dẫn đến việc ngƣời đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc ngƣời đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không có quyền đại diện (Khoản 1, Điều 143). Ví dụ: Việc công ty A xác lập quan hệ hợp đồng với công ty B mà không biết hoặc không thể biết ngƣời đứng ra ký kết hợp đồng của công ty B không phải là ngƣời đại diện hợp pháp của công ty do lỗi của công ty B không thông báo cho công ty A thì hợp đồng vẫn có hiệu lực. Pháp luật bảo vệ quyền lợi của công ty B trong giao dịch này. Công ty A không đƣợc dùng lý do là hợp đồng không đƣợc ký bởi ngƣời đại diện hợp pháp của công ty để thoái thác trách nhiệm233 Việc xác định đúng thẩm quyền của ngƣời đại diện khi giao kết hợp đồng thƣơng mại là một điều hết sức quan trọng và để phòng tránh đƣợc rủi ro có thể xảy ra. Thực tiễn cho thấy, hợp đồng thƣơng mại vô hiệu do giao kết không đúng thẩm quyền có 03 trƣờng hợp điển hình sau: (1) Ngƣời ký là đại diện theo pháp luật của công ty nhƣng không có thẩm quyền ký kết. Đây là những trƣờng hợp mà theo quy định của pháp luật hoặc Điều lệ công ty 232 Nguyễn Văn Cƣờng (2005), “Giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu”, Luận án tiến sĩ luật Đại học Luật Hà Nội,tr.65-66. 233 Quách Thúy Quỳnh, Nguyễn Thị Vân Anh (2016),” Lại chuyện hợp đồng vô hiệu do vi phạm thẩm quyền”, nguồn: https://www.thesaigontimes.vn/148793/Lai-chuyen-hop-dong-vo-hieu-do-vi-pham-tham-quyen.html. 220 trƣớc khi ký hợp đồng phải có quyết định hoặc thông qua của Hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH), Đại hội đồng cổ đông hay Hội đồng quản trị (đối với công ty cổ phần). Tuy nhiên, khi chƣa có quyết định hoặc thông qua này, ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty đã tiến hành ký kết thì hợp đồng sẽ vô hiệu. (2) Ngƣời ký không phải là đại diện theo pháp luật của công ty và không có ủy quyền hợp pháp của ngƣời có thẩm quyền ký kết. (3) Ngƣời ký không phải là đại diện theo pháp luật của công ty, có ủy quyền hợp pháp nhƣng thực hiện ký hợp đồng vƣợt quá phạm vi ủy quyền.234 2. Thực trạng và thực tiễn áp pháp luật Việt Nam về hợp đồng thương mại vô hiệu do ngƣời giao kết không đúng thẩm quyền 2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về hợp đồng thƣơng mại vô hiệu do ngƣời giao kết không đúng thẩm quyền Đối với thƣơng nhân pháp nhân, khi nói đến thẩm quyền giao kết hợp đồng thƣơng mại là đề cập đến ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty. Theo quy định tại Khoản 2, Điều 13 Luật doanh nghiệp 2014: “Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp”. Luật Doanh nghiệp 2014 đã quy định về ngƣời đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (Điều 14 ). Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp năm 2014 không có quy định nào nói về trách nhiệm của doanh nghiệp hay ngƣời đại diện doanh nghiệp với đối tác trong trƣờng hợp hợp đồng vô hiệu do ngƣời ký không đúng thẩm quyền. Nhƣ vậy, khi giao kết hợp đồng thƣơng mại các bên phải xem xét về thẩm quyền giao kết hợp đồng. Nếu hợp đồng thƣơng mại đƣợc giao kết với ngƣời đại diện theo pháp luật có thẩm quyền giao kết hợp đồng theo điều lệ công ty, quy chế công ty; hoặc với ngƣời đại diện theo ủy quyền hợp pháp của ngƣời này thì mới phát sinh hiệu lực. Trƣờng hợp, nếu hợp đồng giao kết với ngƣời đại diện theo pháp luật, hoặc ngƣời đại diện theo ủy quyền hợp pháp của ngƣời này, và không có thẩm quyền giao kết hợp đồng theo điều lệ, quy chế công ty thì hợp đồng thƣơng mại vô hiệu. Các giải quyết này đƣợc áp dụng tƣơng tự đối với ngƣời giao kết hợp đồng không phải là ngƣời đại 234 Phan Thị Sánh, “Hợp đồng vô hiệu do người ký không đúng thẩm quyền - trách nhiệm thuộc về ai?”, nguồn: http://vietthink.vn/116/print-article.html 221 diện theo pháp luật của công ty, hoặc ngƣời không đƣợc ủy quyền hợp lệ theo quy định của pháp luật. Thực tiễn giao kết hợp đồng đối với trƣờng hợp doanh nghiệp có nhiều ngƣời đại diện theo quy định Luật doanh nghiệp 2014 gặp rất nhiều khó khăn bởi việc hạn chế trong việc công bố thông tin về thẩm quyền chức vụ của từng ngƣời đại diện, dẫn đến nhiều rủi ro về hợp đồng vô hiệu do giao kết không đúng thẩm quyền. Dƣới góc độ luật thực định, Điều 141 BLDS 2015 quy định:” phạm vi đại diện của từng người đại diện theo pháp luật được nêu trong điều lệ của công ty và nếu không xác định được cụ thể phạm vi đại diện trên cơ sở xem xét điều lệ, thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; và người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình”. Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào ngƣời đại diện cũng hành động đúng với phạm vi đại diện của mình, hay thông báo trung thực cho bên đối tác về phạm vi đại diện của mình, trong khi Bộ luật dân sự 2015 không đƣa ra chế tài về việc vi phạm nghĩa vụ thông báo này. Cho nên, muốn biết đƣợc ngƣời đại diện theo pháp luật của bên kia, giao dịch ký hợp đồng với mình thực sự có thẩm quyền đại diện hay không, thì phải kiểm tra điều lệ của công ty đối tác. Thực tế cho thấy: (i) không dễ có đƣợc điều lệ cập nhật của một công ty, và (ii) bên muốn giao dịch bị tuyên vô hiệu có thể tìm cách thay đổi thẩm quyền của ngƣời đại diện theo pháp luật trong điều lệ.Hơn nữa, trong thực tế cũng rất hiếm gặp trƣờng hợp điều lệ của công ty không quy định cụ thể về phạm vi đại diện của từng ngƣời đại diện theo pháp luật, bởi vì trong trƣờng hợp này thông thƣờng cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ từ chối đăng ký nội dung ngƣời đại diện theo pháp luật cho công ty235. Có tác giả nhận định: Trong trƣờng hợp doanh nghiệp có hơn một ngƣời đại diện theo pháp luật, thì thẩm quyền của từng ngƣời đại diện theo pháp luật phải đƣợc thông báo chi tiết với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn đƣợc xác định cụ thể kể từ ngày doanh nghiệp có quyết định cử ngƣời đại diện theo pháp luật. Nội dung này đƣợc cơ quan nhà nƣớc công khai công bố theo hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp trên Cổng thông tin Đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Thực tế, hiện nay thông tin về doanh nghiệp đăng trên Cổng thông tin Đăng 235 Bùi Đức Giang (2017), “Bàn về đại diện trong giao dịch của doanh nghiệp theo Bộ luật dân dự năm 2015”, Tạp chí Ngân hàng, Số 4, tr. 40 – 42. 222 ký doanh nghiệp quốc gia còn rất ít. Trƣờng hợp công ty có nhiều ngƣời đại diện theo pháp luật thông tin đƣợc đăng chỉ có tên của ngƣời đại diện, mà không chi tiết cụ thể về thẩm quyền, chức vụ của từng ngƣời. Bởi vậy, mà quy định bắt buộc doanh nghiệp phải công khai thẩm quyền của ngƣời đại diện theo pháp luật sẽ hạn chế tối đa rủi ro tranh chấp hợp đồng cho các doanh nghiệp, khi bên muốn giao dịch bị tuyên vô hiệu có thể tìm cách thay đổi thẩm quyền của ngƣời đại diện theo pháp luật trong điều lệ236. 2.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp xử hợp đồng thương mại vô hiệu do người ký kết không đúng thẩm quyền Trong thực tế xét xử ở nƣớc ta thời gian qua, rất nhiều hợp đồng, trong đó có các hợp đồng giao dịch bảo đảm bị Tòa án tuyên vô hiệu, vì lý do ngƣời đại diện cho doanh nghiệp để xác lập hợp đồng không có thẩm quyền, hay vƣợt quá thẩm quyền đại diện237. Đặc biệt, hoạt động xét xử hợp đồng thương mại vô hiệu do người ký kết không đúng thẩm quyền tương đối phổ biến. Ví dụ: Theo quyết định số 02/UBTP-KT của Uỷ ban Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao thì Tại phiên tòa cấp sơ thẩm Công ty Hoàng Lân có xuất trình hai giấy ủy quyền khác nhau gồm số 9526/UN-HĐ là giấy ủy quyền thường xuyên có gía trị hiệu lực đến hết ngày 31/12/2016 và giấy ủy quyền số 9578/UN-HĐ ngày 15/3/1996 là ủy quyền cụ thể. Tuy nhiên, không có tài liệu nào chứng tỏ hai giấy trên có trước khi ký kết hợp đồng nêu trên. Các tài liệu có trong hồ sơ cũng không chứng tỏ chi nhánh Công ty TNHH Hoàng Lân đã xuất trình một trong hai giấy ủy quyền nêu trên cho công ty TNHH Hoàng Đạt khi ký kết hợp đồng. Mặt khác, ngay trong hợp đồng nêu trên cũng không có một điều khoản này nói rằng ông Thăng ký kết hợp đồng đó theo sự ủy quyền của ai và căn cứ vào giấy ủy quyền nào. Do đó, có cơ sở để kết luận rằng hợp đồng nêu trên do chính nhánh công ty Hoàng Lân ký kết với công ty Hoàng Đạt không được sự ủy quyền hợp pháp238. Thực tiễn biết đến nhiều trường hợp một bên không có thẩm quyền đại diện như Phó giám đốc, Trưởng chi nhánh…ký kết hợp đồng thương mại. Nếu việc thực hiện hợp đồng mang lại lợi ích cho họ sẽ nghiêm túc thực hiện. Trong trường hợp ngược lại, họ sẽ không thực hiện hợp đồng và khi có tranh chấp xảy ra họ sẽ yêu cầu cơ quan giải quyết tranh 236 Nguyễn Thị Thanh (2016), “Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp”, Tạp chí Dân chủ & Pháp luậ, số 8,tr. 17-20. 237 Bùi Đức Giang (2017), “Bàn về đại diện trong giao dịch của doanh nghiệp theo Bộ luật dân dự năm 2015”, Tạp chí Ngân hàng, Số 4, tr. 40 - 42 238 Quyết định số 02/UBTP-KT ngày 14/5/1997 của Uỷ ban thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao. 223
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.