Hoàn thiện cấu trúc vốn tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên

pdf
Số trang Hoàn thiện cấu trúc vốn tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên 2 Cỡ tệp Hoàn thiện cấu trúc vốn tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên 131 KB Lượt tải Hoàn thiện cấu trúc vốn tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên 0 Lượt đọc Hoàn thiện cấu trúc vốn tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên 0
Đánh giá Hoàn thiện cấu trúc vốn tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên
4.2 ( 15 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

DIỄN ĐÀN KHOA HỌC HOÀN THIỆN CẤU TRÚC VỐN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH THÁI NGUYÊN ThS. HÀ THỊ THANH NGA - Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên Khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Thái Nguyên hoạt động tương đối ổn định và có những bước phát triển quan trọng về số lượng lẫn quy mô và giá trị đóng góp của khu vực này vào GDP của Tỉnh. Tuy nhiên, mức độ đóng góp của loại hình doanh nghiệp này vẫn còn hạn chế. Một trong những nguyên nhân là do doanh nghiệp bị hạn chế về nguồn vốn kinh doanh, quy mô doanh nghiệp nhỏ, khả năng cạnh tranh với các loại hình doanh nghiệp có quy mô lớn thấp… Để các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn, cần có các giải pháp hữu hiệu nhằm hoàn thiện cấu trúc vốn cho doanh nghiệp khu vực này. • Từ khóa: Doanh nghiệp, cấu trúc vốn, Thái Nguyên, vốn chủ sở hữu. Thực trạng cấu trúc vốn tại các DNNVV ở Thái Nguyên Nghiên cứu thực trạng cấu trúc của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cho thấy, các DN chưa quan tâm đến cấu trúc vốn, do hiện vẫn còn nhiều DN chưa sử dụng phương thức nợ dài hạn, hoặc chưa thực hiện việc xây dựng cấu trúc vốn. Không chỉ ở Thái Nguyên, tình trạng này diễn ra ở hầu hết trên khắp cả nước. Để phân tích đầy đủ về cấu trúc vốn của các DNNVV, cần sử dụng các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc vốn cụ thể như: Hệ số vốn chủ sở hữu/tổng vốn, hệ số nợ/tổng vốn, hệ số nợ dài hạn trên/vốn, hệ số vốn chủ sở hữu/nợ dài hạn. Hệ số vốn chủ sở hữu/tổng vốn Khảo sát cho thấy, giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014, tỷ trọng vốn chủ sở hữu/nguồn vốn tại các DNNVV ở tỉnh Thái Nguyên có xu hướng giảm dần, năm 2010 chiếm 28,39%, năm 2011 tăng lên 33,23%, các năm tiếp theo 2012, 2013, 2014 giảm liên tục. Đến năm 2014, hệ số vốn chủ sở hữu/tổng vốn kinh doanh của các DNNVV chỉ còn chiếm 25,52%. Hệ số tự chủ về tài chính của các DNNVV tỉnh Thái Nguyên có sự khác biệt giữa các loại hình DN khác nhau. Đối với loại hình DN là công ty TNHH và công ty cổ phần không có vốn của Nhà nước, hệ số vốn chủ sở hữu thường ở mức trên 30%, cụ thể là năm 2011 hệ số vốn chủ sở hữu của các công ty TNHH là 36,47%, công ty cổ phần không có vốn của Nhà nước là 35,88%. Đến năm 2012, 2013 hệ số tự chủ về tài chính của hai loại DN này vẫn tương đối cao trên 30%. Riêng năm 2014, hệ số tự chủ về tài chính của các DN thuộc loại 82 hình công ty TNHH giảm mạnh so với năm 2013 là 7,05%, chỉ còn là 24,9%. Công ty cổ phần không có vốn của Nhà nước cũng giảm về hệ số tự chủ về tài chính so với năm 2013 là 3,61%, hệ số là 27,05%. Trong các loại hình DN, thì DN tập thể và công ty cổ phần có vốn của nhà nước có tỷ trọng vốn chủ sở hữu/tổng vốn là thấp nhất. DN tập thể năm 2014 có hệ số tự chủ tài chính chỉ là 11,86%, hay công ty cổ phần có vốn của Nhà nước năm 2010 hệ số tự chủ tài chính 19,62%, các năm tiếp theo hệ số tự chủ tài chính có xu hướng tăng cao hơn. Hệ số nợ phải trả/tổng vốn Hệ số vốn chủ sở hữu/tổng nguồn vốn cho thấy, sự tự chủ trong hoạt động tài chính của DN; còn hệ số nợ dài hạn trên tổng vốn cho thấy, sự phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài của DN. Nợ dài hạn của DN bao gồm, nợ vay ngân hàng dài hạn, phát hành trái phiếu. DN chủ yếu phát sinh nợ dài hạn là nợ vay của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu thực tế thấy rằng, các DNNVV ở Việt Nam, cụ thể là trường hợp các DNNVV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hầu như không sử dụng nợ dài hạn, hoặc nếu có thì tỷ trọng rất thấp, thường ở mức dưới 10%. Thực trạng này phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của các DNNVV có chu kỳ sản xuất ngắn, không đòi hỏi đầu tư trang thiết bị công nghệ nhiều, vòng quay của sản phẩm nhanh nên các DN sử dụng vốn chủ sở hữu hoặc nợ ngắn hạn để huy động vốn vào kinh doanh. Số liệu bảng 2 cho thấy, ngành Nông, lâm, thủy sản có hệ số nợ rất thấp, vì DN chủ yếu là sử dụng vốn tự có trong hoạt động kinh doanh, thể hiện tính TÀI CHÍNH - Tháng 6/2016 BẢNG 1: HỆ SỐ VỐN CHỦ SỞ HỮU/TỔNG VỐN CỦA CÁC DNNVV TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2010-2014. ĐVT: TỶ ĐỒNG, % Năm Chỉ tiêu 1.Vốn chủ sở hữu 2010 2011 6.126.903 2012 2013 So sánh So sánh So sánh So sánh 2011/2010 2012/2011 2013/2012 2014/2013 ±(%) ±(%) ±(%) ±(%) 2014 10.023.462 11.008.854 11.463.173 17.544.807 63,59 9,83 4,12 53,05 2. Nguồn vốn 21.575.949 30.159.679 34.521.856 38.339.788 68.736.451 39,78 14,46 11,06 79,28 3. Hệ số Vốn chủ sở hữu/ nguồn vốn 4,84 (1,34) (2) (4,37) 28,39 33,23 31,89 29,89 25,52 Nguồn: Cục Thống kê Thái Nguyên, Niêm giám thống kê 2010-2014 BẢNG 2: HỆ SỐ NỢ PHẢI TRẢ TRÊN TỔNG VỐN PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ. ĐVT: % Ngành 2010 2011 2012 2013 2014 Nông, lâm, thủy sản 3,02 2,44 6,04 5,73 9,89 Công nghiệp 62,53 74,94 72,02 74,95 77,16 Xây dựng 65,18 56,58 61,92 67,22 63,76 Thương mại, dịch vụ 79,19 75,97 59,57 75,76 75,7 Vận tải, kho bãi 72,48 59,48 75,58 73,98 69,78 Khác 4,14 2,67 66,01 52,13 44,09 Nguồn: Cục Thống kê Thái Nguyên, Niêm giám thống kê 2010-2014 tự chủ, hạn chế được rủi ro do việc sử dụng nợ bên ngoài.Ngành Công nghiệp có hệ số nợ tương đối ổn định qua các năm, mức bình quân là 72,32%; ngành Thương mại, dịch vụ là 73,24%; ngành Vận tải, kho bãi 70,26%. Ba ngành này có hệ số nợ phải trả/tổng vốn tương đối cao và không có sự thay đổi nhiều về hệ số qua các năm. Các ngành này có xu hướng sử dụng nhiều nợ trong cấu trúc vốn của DN với nhiều hình thức khác nhau như: Chiếm dụng vốn của người bán, phải trả công nhân viên, khách hàng trả trước tiền hàng hay các khoản thuế phải nộp cho Nhà nước. Đặc biệt, hình thức huy động có tính ổn định dài hơi hơn các nguồn này, chính là các khoản nợ vay của các tổ chức tín dụng. Khi sử dụng các nguồn tài trợ này, DNNVV có thể tận dụng được những lợi thế như: Tiết kiệm chi phí, tận dụng lợi thế của thuế... Tuy nhiên, phương thức này lại chứa đựng rất nhiều rủi ro, vì những nguồn vốn này chủ yếu có thời gian sử dụng ngắn, tính ổn định thấp. DN sẽ phải thanh toán vốn vay bất kể lúc nào. Do vậy, DNNVV thuộc các ngành nghề trên thực sự cần đến những kế hoạch cụ thể cho việc sử dụng vốn; cần tìm kiếm các nguồn vốn mới có tính ổn định hơn và giảm thiểu rủi ro cho DN. Đối với ngành Xây dựng có hệ số nợ trung bình ở mức 62,93%, thấp hơn so với 3 ngành nghề chủ đạo. Hệ số nợ của các DN thuộc ngành Xây dựng có hệ số nợ thấp hơn là do có nét đặc thù trong hoạt động kinh doanh của Ngành như: Các công trình thi công dài, vốn đầu tư mang tính dàn trải, thu hồi vốn chậm. Khảo sát thực trạng cấu trúc vốn hiện nay của các DNNVV ở Thái Nguyên có thể thấy, quy mô và tỷ trọng vốn chủ sở hữu của các DN đều tăng qua các năm, tuy nhiên hệ số vốn chủ sở hữu/tổng vốn của một số ngành chủ đạo còn thấp hơn so với tiềm năng thực tế. Quy mô và tỷ trọng nợ trong tổng vốn của DNNVV ở các ngành chính còn cao, chiếm hơn 60%... Hoàn thiện cấu trúc vốn cho DNNVV ở Thái Nguyên Các DNNVV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cần nâng cao khả năng tiếp cận và đa dạng hóa các kênh huy động vốn vay dài hạn. Đồng thời, cần lành mạnh hóa và minh bạch hóa tình hình tài chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của DN, khi đó khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay của DN mới được nâng cao. DN xây dựng hệ thống chỉ tiêu giám sát nợ của DN, xây dựng và hoàn thiện hệ thống quy trình, quy chế nhằm quản lý nợ. Xây dựng cơ cấu nợ hợp lý về kỳ hạn nợ, loại hình nợ. Đối với kỳ hạn nợ khác nhau vừa đảm bảo được khả năng trả nợ của DN, vừa tối ưu việc sử dụng các khoản nợ để nâng cao hiệu quả sử dụng nợ. Đối với loại hình nợ, DN cần cân đối để sử dụng kết hợp các khoản vay với những loại hình khác nhau căn cứ vào nhu cầu của DN nhằm tận dụng ưu thế của từng loại hình vay. Các DNNVV cần lành mạnh hóa vốn chủ sở hữu, giảm dần và tiến tới xóa bỏ tình trạng sở hữu chéo giữa các DN. Bởi sở hữu chéo dẫn đến tình trạng tăng vốn ảo, không phản ánh đúng bản chất và năng lực của DNNVV.  Tài liệu tham khảo: 1. Chính phủ (2009), Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 về việc trợ giúp phát triển DNNVV; 2. Cục Thống kê Thái Nguyên (2010-2014), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên; 3. Vũ Duy Hào (2010), Tài chính DN (ngoài ngành), NXB Đại học Kinh tế Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên. 83
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.