Hoạch định ngân sách vốn đầu tư

pdf
Số trang Hoạch định ngân sách vốn đầu tư 6 Cỡ tệp Hoạch định ngân sách vốn đầu tư 142 KB Lượt tải Hoạch định ngân sách vốn đầu tư 0 Lượt đọc Hoạch định ngân sách vốn đầu tư 79
Đánh giá Hoạch định ngân sách vốn đầu tư
4.7 ( 9 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Hoạch định ngân sách vốn đầu tư Như chúng ta biết một trong những cách tốt nhất để tạo ra một tài sản đó là đầu tư. Có thể nói khái niệm đầu tư không hề xa lạ (đầu tư là sự hi sinh giá trị chắc chắn ở hiện tại để đổi lấy một giá trị không chắc chắn, nhưng cao hơn, trong tương lai). Ở đây tôi muốn đề cập đến khía cạnh quyết định đầu tư trong một doanh nghiệp, cụ thể hơn là doanh nghiệp cổ phần. Trong ba quyết định mà một CFO phải làm: quyết định đầu tư, quyết định tài trợ và quyết định phân chia cổ tức thì đây là quyết định đầu tiên .Trong vô vàn các cơ hội đầu tư, một CFO phải nhìn ra những quyết định đầu tư nào sẽ làm tăng giá trị doanh nghiệp cao nhất. Quyết định đầu tư thể hiện doanh nghiệp sử dụng nguồn lực tài chính trong dài hạn như thế nào. Tôi sẽ cố gắng đề cập và phân tích đến những vấn đề này trong một chuỗi bài về hoạch định ngân sách vốn đầu tư. Đầu tiên ta sẽ cùng tìm hiểu:  Khái niệm tổng quan về hoạch định ngân sách vốn đầu tư là gì;  Các nguyên tắc nền tảng cho quyết định đầu tư;  Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư;  Các bước trong quá trình hoạch định ngân sách vốn đầu tư; và  Các đề xuất về thực hiện dự án đầu tư như thế nào. Sau khi đã tìm ra được đề xuất cho các dự án đầu tư, chúng ta tiến hành tìm hiểu:  Hoạch định dòng tiền cho các dự án đó ra sao;  Các nguyên tắc cơ bản cho việc hoạch định dòng tiền là gì;  Đầu tư thuần cho dự án được tính như thế nào; và  Trong điều kiện có lạm phát, việc đánh giá dòng tiền có gì thay đổi. Phải nói rằng bước thứ hai là bước có ý nghĩa rất quan trọng, và cũng không hề đơn giản. Nói khó bởi vì việc dự báo dòng tiền vào, dòng tiền ra cho các năm chính xác đến mức nào phụ thuộc rất nhiều vào tầm nhìn, kinh nghiệm... của CFO trong dự báo doanh thu , dự báo chi phí , dự báo vốn luân chuyển... Tìm ra và mô tả được dòng tiền của dự án đã là một nửa thành công, công việc sau đó sẽ phần nào đơn giản hơn. Ta sẽ tính toán và sử dụng các tiêu chuẩn để đánh giá dự án. Bốn tiêu chuẩn thường được sử dụng là NPV, IRR, PI và PP. Ở phần này, ta sẽ đi sâu vào từng tiêu chuẩn, phân tích ưu và nhược điểm của mỗi tiêu chuẩn; tiêu chuẩn nào là tốt nhất. Ta cũng sẽ thử phân tích để khảo sát có khi nào trong cùng một dự án, các tiêu chuẩn tham chiếu lại đưa ra các quyết định mâu thuẫn nhau hay không và trong trường hợp đó ta phải xử lý thế nào? Bước kế tiếp có ý nghĩa không kém quan trọng là ta phải vận dụng các tiêu chuẩn đánh giá này trong thực tiễn ra sao. Trong kế hoạch ta có nhiều dự án, nhưng nguồn vốn bị giới hạn thì sẽ lựa chọn dự án thế nào đây. Khi nào thì nên thay thế thiết bị hiện đang sử dụng, đợi đến hết vòng đời của nó hay một thời điểm nào khác thì tốt nhất cho doanh nghiệp? Và cuối cùng, sẽ là thiếu sót nếu chúng ta bỏ qua việc đánh giá rủi ro của các dự án đầu tư. Sau khi đi hết các bước này chúng ta mới hy vọng có thể đưa ra được quyết định là có nên thực hiện dự án hay không? Các nguyên tắc nền tảng của quyết định đầu tư: Một quyết định đầu tư phải dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản: Nguyên tắc thứ nhất và cũng là nguyên tắc quan trọng nhất là: tối đa hóa giá trị doanh nghiệp(hay nói cách khác là tối đa hóa giá trị tài sản cho cổ đông) Nguyên tắc thứ hai là đánh giá giá trị dòng tiền theo thời gian. Điều này là dễ hiểu. Có lẽ bất cứ ai trong chúng ta cũng cảm nhận được rằng một đồng ngày hôm nay luôn có giá trị hơn một đồng của ngày hôm sau. Nguyên tắc thứ ba: có sự đánh đổi giữa rủi ro và tỷ suất sinh lợi. Nguyên tắc này được hiểu như là doanh nghiệp chỉ sẵn sàng chấp nhận một mức rủi ro cao hơn với một tỷ suất sinh lợi cao hơn và ngược lại. Vì sao chúng ta lại nói nguyên tắc thứ nhất là quan trọng nhất? Như chúng ta đã biết trong các doanh nghiệp cổ phần , luôn có một sự phân định rõ ràng giữa quyền sở hữu và quyền quản lý doanh nghiệp. Các cổ đông luôn mong muốn hoạt động của doanh nghiệp phải làm gía trị tài sản của họ tăng lên cao nhất có thể được, và đó cũng là nhiệm vụ của những người quản lý được các cổ đông thuê để điều hành doanh nghiệp. Tuy nhiên mâu thuẫn sẽ xảy ra nếu những nhà quản lý không cố gắng thực hiện nhiệm vụ tối đa hóa giá trị cho doanh nghiệp. Chính điều này dẫn đến doanh nghiệp phải gánh chịu một chi phí gọi là chi phí đại diện: được hiểu là các cổ đông phải gánh chịu phí tổn để kiếm soát ban quản lý và tác động vào công việc của họ. (Ở Vệt Nam ta, vấn đề chi phí đại diện dễ thấy nhất là trong các doanh nghiệp nhà nước.) Và vấn đề chi phí đại diện xảy ra nhiều nhất trong quyết định đầu tư. Nhà quản lý có thực hiện những dự án mà theo đánh giá là sẽ mang lại lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp hay vì những lý do cá nhân mà họ bỏ qua những dự án tốt nhất, thực hiện những dự án có lợi ích kém hơn nhiều - vấn đề này sẽ được phân tích rõ ràng trong: đạo đức của người hoạch định ngân sách. Trước khi đi vào hoạch định dòng tiền, chúng ta tìm hiểu sơ qua 1 số khái niệm  Hoạch định ngân sách vốn đầu tư: là việc hoạch định đầu tư mà dòng tiền phát sinh dài hơn một năm  Chi tiêu vốn (capital expenditure): là những chi tiêu bằng tiền mặt dự kiến tạo ra dòng tiền mặt tương lai dự kiến dài hơn một năm. Chi tiêu vốn khác chi tiêu bình thường. Chi tiêu bình thường chỉ những chi tiêu của doanh nghiệp trong thời gian 1 năm trở lại  Chi phí sử dụng vốn( cost of capital): là cái giá mà doanh nghiệp phải trả cho việc huy động nguồn lực tài chính cho các hoạt động đầu tư. Nó còn được hiểu như là tỷ suất sinh lợi mong đợi tối thiểu mà doanh nghiệp đòi hỏi đối với các dự án đầu tư. Phân loại dự án đầu tư: Căn cứ vào tính chất của dự án ta có:  Dự án mở rộng: là dự án thực hiện nhằm mục đích gia tăng doanh số , gia tăng thị phần…  Dự án thay thế: là dự án dùng tài sản cố định mới thay thế tài sản cố định cũ nhằm gia tăng năng suất.  Dự án phát sinh: là các dự án phát sinh đi kèm nhằm đáp ứng các yêu cầu về môi trường , sức khỏe , pháp lý. Căn cứ vào mối quan hệ giữa các dự án , ta có:  Các dự án độc lập lẫn nhau: là các dự án mà việc chấp nhận hay loại bỏ dự án này không ảnh hưởng đến việc chấp nhận hay loại bỏ dự án kia  Các dự án loại trừ lẫn nhau: việc chấp nhận hay loại bỏ dự án này sẽ dẫn đến việc loại bỏ hay chấp nhận dự án kia  Các dự án phụ thuộc lẫn nhau: việc chấp nhận hay loại bỏ dự án này sẽ ảnh hưởng đến việc chấp nhận hay loại bỏ dự án kia.. Sau khi đã xem xét ,cân nhắc đưa ra được các đề xuất về dự án đầu tư, việc tiếp theo là đi tiến hành hoạch định dòng tiền cho các dự án đó. Hoạch định dòng tiền: là việc xem xét các dòng tiền mặt thực thu và thực chi cụ thể cho từng năm trong suốt vòng đời của dự án. Cash flow= dòng tiền thu - dòng tiền chi Các nguyên tắc cơ bản của hoạch định dòng tiền  Dòng tiền phải được tính toán trên cơ sở dòng tiền tăng thêm: Đây là nguyên tắc quan trọng nhất của hoạch định dòng tiền dòng tiền tăng thêm= dòng tiền (sau khi thực hiện dự án) - dòng tiền (trước khi thực hiện dự án).  Dòng tiền phải được tính trên cơ sở là dòng tiền sau thuế. Vì sao lại như vậy? bởi vì tiền mà chúng ta dùng để đầu tư là tiền sau thuế, do đó dòng tiền cũng phải được tính sau thuế , mới phản ánh đúng lợi ích của dự án  Chi phí lãi vay không được tính vào dòng tiền hoạt động. Ở đây, do có sự tách biệt giữa quyết định đầu tư và quyết định tài trợ. Chi phí trả lãi vay nằm trong hoạt động của quyết định tài trợ. Chi phí lãi vay đã được tính trong suất chiết khấu . Do đó nếu tính cả chi phí lãi vay vào dòng tiền hoạt động thành ra sẽ bị tính trùng  Cơ hội phí cần được tính vào dòng tiền: Cơ hội phí là giá trị đạt được cao nhất mà tài sản đó có nếu không dùng vào cho hoạt động đầu tư dự án. Ví dụ như một miếng đất đang cho thuê với giá $2000/ tháng. Nay có dự án xây chung cư cho thuê, phải sử dụng miếng đất này. Vì thế cơ hội phí của miếng đất này là $2000 cho mỗi tháng.  Chi phí gián tiếp cũng cần phải được tính vào dòng tiền. Chi phí gián tiếp như sự tăng thêm trong vốn luân chuyển, sự tăng thêm trong hàng tồn kho, khoản phải thu… vì ta thực hiện dự án so với khi ta không thực hiện dự án.  Chi phí chìm không được tính vào dòng tiền của dự án (sunk cost) Chi phí chìm là những chi phí đã được bỏ ra trước khi có quyết định thực hiện dự án hay không. Thí dụ như doanh nghiệp dự định sẽ tung ra 1 loại nước uống đóng chai mới, doanh nghiệp đã bỏ ra $5000 để tiến hành nghiên cứu nhu cầu của thị trường đối với loại sản phẩm mới này. Dù doanh nghiệp có quyết định thực hiện dự án hay không thì cũng đã bỏ ra chi phí này rồi, do đó nó không được tính vào dòng tiền nữa. Vậy chi phí đã bỏ ra này sẽ được tính toán ở đâu? Xin mọi người cho ý kiến !
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.