Hỗ trợ trẻ khiếm thính tuổi mẫu giáo phát triển khả năng giao tiếp tổng hợp

pdf
Số trang Hỗ trợ trẻ khiếm thính tuổi mẫu giáo phát triển khả năng giao tiếp tổng hợp 7 Cỡ tệp Hỗ trợ trẻ khiếm thính tuổi mẫu giáo phát triển khả năng giao tiếp tổng hợp 101 KB Lượt tải Hỗ trợ trẻ khiếm thính tuổi mẫu giáo phát triển khả năng giao tiếp tổng hợp 0 Lượt đọc Hỗ trợ trẻ khiếm thính tuổi mẫu giáo phát triển khả năng giao tiếp tổng hợp 21
Đánh giá Hỗ trợ trẻ khiếm thính tuổi mẫu giáo phát triển khả năng giao tiếp tổng hợp
5 ( 12 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6BC, pp. 155-161 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0122 HỖ TRỢ TRẺ KHIẾM THÍNH TUỔI MẪU GIÁO PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG GIAO TIẾP TỔNG HỢP Nguyễn Thị Nhung Học viên cao học K24, Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Tật điếc có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ khiếm thính. Điều này gây khó khăn cho trẻ trong việc tham gia học tập và phát triển nhận thức. Hầu hết trẻ khiếm thính được phát hiện muộn, không được sử dụng máy trợ thính ngay từ khi còn nhỏ, không được chú trọng phát triển ngôn ngữ ngay sau khi phát hiện nên các em thiếu nền tảng ngôn ngữ. Do đó, các em gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và giao tiếp. Để trẻ khiếm thính tuổi mẫu giáo có thể tham gia giáo dục hòa nhập hiệu quả cần hỗ trợ trẻ phát triển khả năng giao tiếp tổng hợp. Thông qua phương pháp giao tiếp này, trẻ dễ dàng tiếp nhận và học tập các kĩ năng, tri thức nơi học đường và cuộc sống. Bài viết này tập trung vào việc hỗ trợ trẻ khiếm thính tuổi mẫu giáo phát triển khả năng giao tiếp tổng hợp. Bao gồm giúp trẻ có thể hiểu và sử dụng được các phương tiện trong giao tiếp tổng hợp: giúp trẻ phát triển ngôn ngữ nói, giúp trẻ hiểu và thể hiện các cử chỉ điệu bộ trọng giao tiếp, giúp trẻ phát triển khả năng phối hợp các phương tiện trong giao tiếp tổng hợp; tạo ra môi trường giao tiếp cụ thể, phù hợp với trẻ. Từ khóa: Hỗ trợ, trẻ khiếm thính, giao tiếp tổng hợp. 1. Mở đầu Giao tiếp là nhu cầu tất yếu và là hoạt động đặc thù trong đời sống của con người, là điều kiện quan trọng để đảm bảo cho tồn tại và phát triển của cá nhân và xã hội, tạo nên các mối quan hệ xã hội và tạo nên bản chất con người. Giao tiếp là phương thức quan trọng nhất để phát triển ngôn ngữ, tâm lí và nhân cách của trẻ [4]. Phương tiện giao tiếp đóng một vai trò then chốt trong giao tiếp. Đối với trẻ khiếm thính, để phát triển khả năng giao tiếp cần có thời gian và sự hỗ trợ đặc biệt trong từng giai đoạn phát triển. Mục tiêu quan trọng của giáo dục trẻ khiếm thính là làm sao có thể phát triển tối đa khả năng ngôn ngữ cho trẻ, cần có một phương cách để tháo gỡ những cản trở sự phát triển ngôn ngữ và khai mở ngôn ngữ trong não bộ của trẻ nhằm tạo cho trẻ khiếm thính sự tự do giao tiếp. Nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra ý nghĩa của cách tiếp cận giao tiếp tổng hợp đối với trẻ khiếm thính. Thông qua cách tiếp cận này giáo viên lựa chọn và sử dụng cách thức giao tiếp phù hợp nhất với mỗi trẻ trong mỗi giai đoạn phát triển đặc biệt. Giao tiếp tổng hợp tạo cơ hội giao tiếp liên tục trong mọi môi trường sống của trẻ, nó cũng tạo ra sự linh hoạt trong các cuộc giao tiếp giữa người nghe được và người khiếm thính [9]. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh về các kết quả khả quan của giao tiếp tổng hợp trong tất cả các lĩnh vực phát triển của trẻ khiếm thính cả Ngày nhận bài: 28/5/2015. Ngày nhận đăng: 14/8/2015. Liên hệ: Nguyễn Thị Nhung, e-mail: terexanguyennhungtc@gmail.com 155 Nguyễn Thị Nhung về tâm lí xã hội, ngôn ngữ và học vấn (Vernon & Andrews (1990). Giao tiếp tổng hợp nó mở ra tất cả các con đường và cách thức giao tiếp cho trẻ điếc, cho phép kết hợp nhiều phương thức giao tiếp. Việc hỗ trợ phát triển khả năng giao tiếp tổng hợp cho trẻ khiếm thính tuổi mẫu giáo là rất quan trọng nó tạo tiền đề cho mọi sự phát triển sau này. Vì “sự phát triển và việc học tập xảy ra thông qua tương tác, giao tiếp qua lại giữa trẻ với môi trường tự nhiên và xã hội” [7]. 2. Nội dung nghiên cứu Trẻ khiếm thính là trẻ suy giảm chức năng nghe ở các mức độ khác nhau dẫn tới khó khăn trong tri giác âm thanh, trong đó có âm thanh ngôn ngữ, làm hạn chế khả năng giao tiếp bằng lời và ảnh hưởng đến quá trình nhận thức của trẻ. Mức độ khiếm thính: Dựa vào mức độ suy giảm thính lực, mức độ khiếm thính được chia như sau: Mức độ Điếc nhẹ Mất thính lực từ 20 – 40 dB Điếc vừa Mất thính lực từ 41 – 70 dB Điếc nặng Mất thính lực từ 71 – 90 dB Điếc sâu Mất thính lực trên 90 dB 2.1. Khả năng nghe Nghe được âm thanh có âm lượng to hơn tiếng nói thầm sát tai Nghe được tiếng nói to nhưng không nghe được tiếng nói chuyện bình thường Chỉ nghe được tiếng nói to sát tai Trẻ hầu như không nghe được trừ một số âm thanh thật to như tiếng sấm, tiếng trống to. Ảnh hưởng của tật điếc đên sự phát triển ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ khiếm thính tuổi mẫu giáo Từ thực tiễn cũng như trong các nghiên cứu đã cộng nhận, khả năng nghe là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến phát triển ngôn ngữ, giao tiếp và học tập. Những trẻ khiếm thính có mức độ suy giảm chức năng khác nhau thì mức ảnh hưởng đến sự phát triển là khác nhau . Bên cạnh đó nó còn phụ thuộc vào thời điểm bị khiếm thính, nguyên nhân gây khiếm thính, tuổi nghe, trí tuệ của trẻ và sự quan tâm của gia đình cũng như thời gian và phương pháp tác động can thiệp đến trẻ [8,10,11]. Việc mất hay suy giảm thính lực có ảnh hưởng lớn đến việc học giao tiếp bằng nghe và nói một cách tự nhiên, thiếu ngôn ngữ. Âm thanh trẻ nghe được bị méo mó, không rõ ảnh hưởng đến chất lượng tiếng nói của trẻ: không rõ, thiếu chuẩn xác gây khó hiểu cho người nghe. Đối với trẻ mât thính lực ở mức độ nặng và sâu trẻ thường bị nói sai nhiều và vốn từ nghèo nàn thậm chí trẻ không có ngôn ngữ nói. Bên cạnh đó, trẻ gặp khó khăn trong việc nghe chuẩn giọng nói của người khác, và của chính trẻ nên trẻ thường có giọng nói không bình thường và khó nghe, đặc biệt đối với những âm có thanh điệu: Giọng yếu, giọng mũi, giọng khàn, giọng cao. . . Để phát âm đúng và chuẩn giọng là một thách thức lớn đối với trẻ khiếm thính. Trẻ cần có biện pháp hỗ trợ đặc biệt để có thể sử dụng ngôn ngữ nói. Những hạn chế về giao tiếp và ngôn ngữ làm cho trẻ mất khả năng vận dụng kinh nghiệm của người lớn, thu thập khái niệm mới, đặc biệt những khái niệm mang tính trừu tượng. Mất thính lực gây trì hoãn, cản trở khả năng tiếp nhận và diễn đạt thông tin trong giao tiếp. Điều này làm cho trẻ gặp khó khăn về giao tiếp. Trẻ có thể bị cô lập trong các mối quan hệ ở môi trường sống và nghèo nàn về khả năng tự nhận thức bản thân nên làm cho trẻ thiếu tự tin trong giao tiếp. Trẻ khiếm thính học ngôn ngữ cần nhiều thời gian hơn và sự hỗ trợ đặc biệt để đạt được các 156 Hỗ trợ trẻ khiếm thính tuổi mẫu giáo phát triển khả năng giao tiếp tổng hợp mốc phát triển. Việc mất sức nghe đã làm hạn chế rất nhiều tốc độ phát triển ngôn ngữ và các kĩ năng giao tiếp của trẻ. Những khó khăn về ngôn ngữ và giao tiếp nếu không được khắc phục thì sẽ để lại hậu quả hết sức nặng nề cho trẻ khiếm thính cũng như khó tiếp cận giáo dục, khó khăn trong việc hòa nhập với cộng đồng xã hội. Giao tiếp có vai trò quan trọng hoạt động nhận thức của con người. Do mất hoặc suy giảm khả năng nghe nên trẻ khiếm thính rất hạn chế giao tiếp bằng ngôn ngữ nói, nhưng trẻ có khả năng sử dụng nhiều phương tiện giao tiếp khác nhau để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của mình. Vậy ta phải nỗ lực trong việc hỗ trợ trẻ phát triển khả năng giao tiếp và ngôn ngữ. 2.2. Giao tiếp tổng hợp và ý nghĩa của giao tiếp tổng hợp đối với trẻ khiếm thính Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lí giữa người với người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau. Như vậy giao tiếp là quá trình hiểu thông tin, cảm xúc, suy nghĩ của mình cho người khác bằng tiếng nói, chữ viết, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt [5]. Giao tiếp tổng hợp là việc sử dụng bất kì hoặc tất cả các phương tiện giao tiếp( Kí hiệu, chữ cái ngón tay, đọc hình miệng, nghe, nói, viết, nét mặt và cử chỉ điệu bộ, phụ thuộc vào nhu cầu đặc biệt của trẻ) nhằm chuyển tải và thu nhận thông tin trong giao tiếp [2]. Các phương tiện giao tiếp là cách thức để biến những mục đích giao tiếp thành hiện thực trong thực tế. Là cách mà con người sử dụng nhằm trao đổi với nhau về tư tưởng, cảm xúc, trí tuệ, ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau. Ý nghĩa của giao tiếp tổng hợp đối với trẻ khiếm thính [8] Bằng cách tiếp cận với tất cả các kênh giao tiếp, trẻ khiếm thính có thể sử dụng các cơ quan cảm giác để phát triển ngôn ngữ và giao tiếp. Phương pháp giao tiếp tổng hợp giúp đạt được hiệu quả cao trong giao tiếp vì nó có thể cung cấp thông tin cách toàn diện hơn. Giao tiếp tổng hợp khắc phục được những hạn chế trong phương pháp giao tiếp bằng lời: khó khăn khi trẻ đọc hình miệng; đối với một số âm không thể phân biệt được khi nhìn môi người khác như p, b, m; một số âm không thể quan sát được trên môi như r, g, n; và những nguyên âm đọc lướt rất khó để phân biệt. Giao tiếp tổng hợp giúp ta có thể nói một cách dễ dàng, tự nhiên khi dùng các dấu hiệu hỗ trợ việc tiếp thu ý nghĩa. Có ảnh hưởng tích cực tới việc phát triển tình cảm của trẻ bị điếc, thông qua việc phát triển khả năng giao tiếp tổng hợp ta dễ dàng phát triển khả năng nhận thức, khả năng đọc, viết cho trẻ. Bằng phương pháp giao tiếp tổng hợp, trẻ dễ hòa nhập vào xã hội bởi nó vừa coi trọng ngôn ngữ nói vừa quan tâm đến ngôn ngữ kí hiệu của trẻ điếc và phương tiện hỗ trợ khác. Trong giao tiếp tổng hợp cá nhân thường sử dụng đồng thời một cách có ý thức nhiều khả năng để diễn đạt, vậy để khắc phục những hạn chế của giao tiếp tổng hợp ta phải đặt các công cụ giao tiếp có vai trò ngang nhau. Tùy theo giai đoạn phát triển, tùy theo mục đích luyện kĩ năng nào cho trẻ mà lựa chọn phương tiện cho phù hợp để đạt mục đích giao tiếp. 2.3. Một số biện pháp phát triển khả năng sử dụng phối hợp các phương tiện trong giao tiếp tổng hợp cho trẻ khiếm thính tuổi mẫu giáo Biện pháp giúp trẻ sử dụng ngôn ngữ nói kết hợp với kí hiệu ngôn ngữ trong giao tiếp Biện pháp này nhằm tận dụng khả năng nghe còn lại của trẻ để phát triển ngôn ngữ nói và khai thác khả năng bù đắp của kí hiệu ngôn ngữ để khắc phục những hạn chế trong ngôn ngữ nói do đặc điểm âm tiết tiếng việt và sự thiếu linh hoạt của cơ quan cấu âm khi trẻ nói. Vì vậy cần cho 157 Nguyễn Thị Nhung trẻ được đeo máy trợ thính và học trong môi trường yên tĩnh. Sử dụng tranh ảnh, vật thật, tình huống thực tế, tình huống trong trò chơi, đóng kịch, video, diễn tả bằng hành động. . . giáo viên nói kết hợp với kí hiệu ngôn ngữ và điệu bộ giúp trẻ hiểu nghĩa của từ mới mà giáo viên muốn cung cấp sau đó cho trẻ được nghe, được phát âm kết hợp với làm kí hiệu theo mẫu. Cần sử dụng từ ngữ ngắn gọn, dễ hiểu, nói rõ hình miệng, đứng/ngồi ở vị trí và khoảng cách thuận lợi giúp giúp trẻ dễ quan sát và bắt chước hình miệng. Ta cần cho trẻ học từng bước một: giúp trẻ học nghe; hiểu, phản hồi và bắt chước các âm thanh khác nhau; hiểu và diễn đạt các từ đơn; các cụm từ, các mẫu câu [3]. Phát triển khả năng tiếp nhận ngôn ngữ qua kênh nghe, đọc hình miệng và kí hiệu ngôn ngữ [3, 6]. Nghe là một cách hiểu và cảm nhận hữu hiệu, đúng đắn nhất trong việc tiếp nhận lời nói và phát triển vai trò của kĩ năng giao tiếp bằng lời. Đối với trẻ khiếm thính, mục tiêu đầu tiên của chúng ta là việc cho trẻ tập trung tới những âm thanh mà chúng ta muốn trẻ nghe, nhìn, hiểu và bắt chước. Khi giao tiếp, trước tiên cần thu hút sự chú ý của trẻ, chờ đợi đến khi trẻ thực sự tập trung chú ý vào nơi phát ra âm thanh hay người nói bằng cách dùng dấu hiệu, nhìn vào trẻ gọi đúng tên trẻ thật rõ ràng. Ví dụ: động vào tai trẻ để nghe, đụng vào má trẻ để nhìn. Sử dụng tối đa các phương tiện trực quan giúp trẻ có thể nghe được những âm thanh từ đồ vật, con vật, từ tự nhiên; rồi đến những âm thanh lời nói: từ đơn, cụm từ, mẫu câu trong sinh hoạt hàng ngày đồng thời cho trẻ nhận biết hình miệng và kí hiệu tên nguồn phát ra âm thanh (trống, chuông, kèn, con bò, con mèo. . . ), các từ, cụm từ, mẫu câu. Củng cố cho trẻ bằng cách nhắc đi nhắc lại kết hợp với làm kí hiệu các âm thanh và các từ, các cụm từ và mẫu câu đó nhiều lần trong ngày. Giúp trẻ nghe phân biệt được các âm thanh ở trường độ, cao độ, cường độ, tần suất khác nhau và tạo tâm lí thoải mái, tạo mối tương quan tốt khi giao tiếp với trẻ thông qua trò chơi, âm nhạc và chơi với các đồ vật phát ra âm thanh. Sử dụng từ ngữ và kí hiệu phù hợp với tình huống và giữ cố định từ ngữ và kí hiệu đó trong tình huống nhất định. Ví dụ: khi mẹ về, bố gọi tên trẻ để thu hút sự chú ý của trẻ vào thông tin, nói rõ và làm kí hiệu từ mẹ, rồi chỉ tay về phía mẹ nói “mẹ đã về”, trẻ quay đầu theo hướng chỉ tay. Lần sau muốn nói đúng như vậy. Hay khi sử dụng vật thể để thông báo cho trẻ biết việc gì sẽ xảy ra. Ví dụ, chỉ vào cái thìa của trẻ, làm hiệu và nói “đi ăn cơm”. Ta nên giữ cố định một vật thể và kí hiệu đó để trẻ dự đoán sự việc. Ta nên làm cho ngôn ngữ thật đơn giản trong giao tiếp với trẻ, tạo điều kiện và thời gian cho trẻ hiểu câu hỏi, các yêu cầu. Phát triển khả năng diễn đạt qua phối hợp tiếng nói, hình miệng và kí hiệu ngôn ngữ. - Giúp trẻ bắt chước việc tạo ra các âm thanh khác nhau [1]: Những âm thanh là nền tảng cho sự phát triển ngôn ngữ và giao tiếp. Đối với trẻ khiếm thính, việc học cách để phát ra những âm thanh khác nhau là rất khó. Để trẻ có thể điều chỉnh hơi thoát ra khi nói. Ta cho trẻ các bài tập luyện thở, có thể cho trẻ chơi các trò chơi như thổi bong bóng, thổi bóng bay hoặc các mảnh giấy nhỏ. . . Khuyến khích trẻ vận động cơ quan cấu âm. Ví dụ: cho trẻ nhìn vào gương, hoặc ngồi đối mặt sau đó người lớn có thể làm những hoạt động cử động môi cho trẻ nhìn và trẻ bắt chước. Khuyến khích trẻ mỗi khi trẻ bắt chước được và giúp trẻ thực hiện thường xuyên. Có thể giúp cho trẻ vận động cơ đầu lưỡi trong khi giao tiếp chơi với trẻ cho trẻ liếm kẹo mút, liếm mật ong quanh miệng, liếm đường trên đĩa. Hoặc chơi một số trò chơi dân gian “ lêu lêu”, “cóc gọi trời mưa”. . . Ta có thể hướng dẫn trẻ trong cách đặt lưỡi như thể nào và phát ra âm thanh như thế nào. 158 Hỗ trợ trẻ khiếm thính tuổi mẫu giáo phát triển khả năng giao tiếp tổng hợp Cho trẻ bắt chước và diễn tả kí hiệu những âm thanh của con vật như tiếng chó sủa, tiếng vịt kêu. . . hoặc những âm thanh đồ vật đồng thời làm kí hiệu, có thể cho trẻ bắt chước lại chính lời nói của ta. Ví dụ: tiếng kêu gâu gâu kèm theo kí hiệu con chó, tiếng kêu bip bip kèm theo động tác lái ô tô. . . Để đạt hiệu quả cao, ta nên bắt đầu bằng cách bắt chước các âm thanh do trẻ phát ra càng giống càng tốt. Làm việc đó ngay cả khi trẻ đánh trống hoặc gõ bàn. Có thể dừng lại một chút để trẻ làm lại lượt khác, cố gắng để tạo ra sự lần lượt. Thỉnh thoảng ta thử những âm thanh mới cho trẻ bắt chước như vỗ tay, đánh trống theo nhịp điệu khác và quan sát xem trẻ có bắt chước được những gì ta đang làm cùng trẻ không. Khi luyện phát âm cho trẻ nên chú ý cường độ và cao độ của âm thanh phù hợp với trẻ. - Giúp trẻ biểu đạt các từ đơn Ta có thể dựa vào sở thích của trẻ, những gì gần gũi với trẻ, những điều trẻ quan tâm để bắt đầu cho trẻ học từ mới. Thêm từ vào những gì trẻ nói. Việc mở rộng vốn từ giúp trẻ có khả năng ghép các từ và học nói tốt hơn. Ta có thể cung cấp vốn từ cho trẻ trong tất cả các tình huống hàng ngày. Ta khuyến khích để trẻ nói các từ khi trẻ muốn một đồ vật nào đó. Trước tiên ta nói trước sau đó trẻ nhắc lại rồi mới đưa đồ vật cho trẻ. Dạy trẻ biết nói “không” khi trẻ không muốn điều gì đó. Ta có thể nói trong một vài lần để trẻ hiểu được từ “không” để trẻ có thể bắt chước. Giúp trẻ biết thể hiện các phép xã giao trong xã hội, biết chào hỏi bằng những từ ngữ phù hợp với tình huống giao tiếp xã hội như chào cô khi gặp cô, tạm biệt cô khi về. . . Tránh cung cấp cho trẻ quá nhiều vốn từ làm cho trẻ chán nản vì quá tải. Chú ý hình miệng khi nói mẫu cho trẻ, nói rõ ràng, to để trẻ dễ bắt chước, đồng thời cung cấp kí hiệu ngôn ngữ của từ sau đó giúp trẻ phát âm từ mới thật rõ hình miệng kèm theo kí hiệu. - Giúp trẻ diễn đạt các cụm từ, các mẫu câu Hàng ngày nói các cụm từ ta muốn trẻ học nhiều lần qua những gì trẻ đang làm, qua kể chuyện, trò chơi, bài hát và các hoạt động sinh hoạt. . . Giúp trẻ biết hỏi người khác về các đồ vật quanh trẻ, hỏi về ai đó. . . Bởi sẽ có lúc trẻ muốn gặp ai đó trong gia đình, muốn tìm một vật nào đó mà trẻ không tự tìm thấy được. Ví dụ: sách đâu? màu đâu, mẹ đâu?...cho trẻ phát âm, thể hiện rõ hình miệng cả cụm từ kèm theo làm kí hiệu những từ chính trong cụm cùng với diễn tả điệu bộ trên khuôn mặt, ánh mắt, cơ thể. Để củng cố cho trẻ, ta có thể làm cùng một cử chỉ, cố gắng nhấn mạnh cùng một tình huống nhiều lần và thống nhất cụm từ, mẫu câu với kí hiệu và điệu bộ. Mở rộng điều trẻ nói trong các hoạt động hằng ngày. - Giúp trẻ kết hợp các phương tiện giao tiếp không lời trong diễn đạt. Các phương tiện như: cử chỉ, điệu bộ, chữ cái ngón tay, ngôn ngữ kí hiệu. . . có ý nghĩa rất lớn trong việc hỗ trợ trẻ học từ và diễn đạt ý tưởng trong giao tiếp. Trẻ khiếm thính có khả năng quan sát và bắt chước rất tốt vì vậy khi giao tiếp với trẻ ta có thể phóng đại mọi cử chỉ và biểu hiện kết hợp với ngôn ngữ nói và kí hiệu. Ví dụ: dáng vẻ vô cùng vui, vô cùng ngạc nhiên hoặc rất buồn bã kết hợp với phát âm và làm kí hiệu từ vui. Ta nên giữ thông điệp trên khuôn mặt: nét mặt, giọng nói, ngôn ngữ. Ví du: Khi vui thì giọng nói vui, nét mặt vui và nếu cáu giận thì ngược lại. Thu hút sự chú ý của trẻ vào nét mặt của mình sau đó vừa nói vừa diễn tả và làm kí hiệu các biểu hiện của cảm xúc trên khuôn mặt để trẻ quan sát và phân biệt. Sau đó cho trẻ thực hiện lại trong các tình huống khác. Ví dụ: Có thể chơi một trò chơi như cùng nhìn vào tấm gương và tạo ra các khuôn mặt khác nhau về các cảm xúc. Cho trẻ nhìn tranh tìm ra khuôn mặt người nào đang vui vẻ, người nào đang buồn bực. - Giúp trẻ thể hiện tình cảm, trẻ biết thể hiện rõ tình cảm của mình: sự vui mùng, sự buồn bã hay các sở thích cá nhân - Giúp trẻ sử dụng từ hơn các kí hiệu. 159 Nguyễn Thị Nhung Ngôn ngữ lời nói là phương cách sử dụng trong một xã hội rộng lớn. Vì vậy việc sử dụng thành thạo kĩ năng này cho phép trẻ hòa mình vào trong cộng đồng rộng lớn hơn như: công việc, nghề nghiệp, đời sống gia đình [3]. Các phương tiện khác là để hỗ trợ cho việc nhớ từ và học từ nhanh hơn, phát triển nhận thức, khắc phục những hạn chế trong ngôn ngữ nói của trẻ. Khuyến khích và củng cố mỗi khi trẻ gọi tên một đồ vật hay sự việc nào đó. Ta nên có phản ứng ngay sau khi trẻ nói để củng cố kịp thời cho trẻ. Ví dụ: khi trẻ gọi tên “cốc”, ta cầm và giữ vật đó để cho trẻ thấy vật trước khuôn mặt của ta và ta nhắc lại tên vật đó “đúng rồi, cốc uống nước”. Khi trẻ thể hiện yêu cầu muốn lấy hay muốn tìm một đồ vật nào đó ta bắt trẻ phải nói tên đồ vật đó nếu trẻ không nói được ta hỗ trợ trẻ. Điều này có thể làm trẻ bối rối, khó chịu nhưng ta cần kiên quyết thực hiện để luyện nói cho trẻ. Hãy tạo cơ hội để trẻ nói thông qua các trò chơi. Ví dụ trò trao đổi đồ vật, đưa vật cho trẻ theo yêu cầu của trẻ và ngược lại trẻ đưa vật cho ta theo yêu cầu của ta. Những vật trẻ thích ta để trong tầm nhìn của trẻ để thu hút sự hứng thú của trẻ trong khi chơi. Hãy luôn nói chuyện và đặt ra câu hỏi với trẻ ngay cả khi trẻ khó nghe những gì ta đang nói, nhưng đó là cách để khuyến khích trẻ nói. Biện pháp tạo ra môi trường giao tiếp cụ thể, phù hợp với trẻ Môi trường là một trong những yếu tố quan trọng để trẻ khiếm thính học cách nghe, lắng nghe và giao tiếp. Cần cho trẻ đeo máy trợ thính cả ngày, máy phải phù hợp với trẻ và luôn ở tình trạng hoạt động tốt. Khi giao tiếp với trẻ, cần chú ý đến khoảng cách và vị trí trong giao tiếp, khoảng cách khoảng 1m và ở vị trí đối diện để trẻ có thể nghe và quan sát tốt hơn. Việc tách ly hay giảm những tiếng ồn trong môi trường làm việc, dạy học, chơi với trẻ sẽ giúp trẻ phát hiện nguồn âm thanh, trẻ nghe tín hiệu âm thanh được rõ ràng hơn và giảm sự xao nhãng. Do khuyết tật của mình, trẻ khiếm thính bị hạn chế kĩ năng sử dụng lời nói trong giao tiếp. Ở môi trường sử dụng lời nói, ta ít chú ý tới những tín hiệu giao tiếp không lời. Những thông điệp không lời trẻ đưa ra có thể bị bỏ qua hoặc hiểu sai. Ngoài ra ngôn ngữ nói có thể quá khó đối với trẻ và trẻ không hiểu được. Vì vậy, tất cả các phương tiện giao tiếp cần phải được xem xét và quan tâm thích đáng để đem lại hiệu quả trong giao tiếp với trẻ trong hoạt động sống hàng ngày hay trong hoạt động học tập. Để phát triển giao tiếp cho trẻ khiếm thính, cần phải cho trẻ có cơ hội được giao tiếp liên tục. Tất cả môi trường hội xã hội và mọi người xung quanh đều phải điều chỉnh giao tiếp của mình để phù hợp với khả năng giao tiếp thực tế ở trẻ. Giúp trẻ thể hiện những mong muốn, nhu cầu, tình cảm cách trực tiếp trong chính môi trường sống của mình. Điều quan trọng hơn cả là hỗ trợ phát triển giao tiếp cho trẻ trong các tình huống sinh hoạt hàng ngày. Những trẻ nghe bình thường, hầu hết học thông qua cuộc sống, và trẻ khiếm thính cũng vậy nhưng chúng cần sự hỗ trợ đặc biệt để có thể học. Hãy giải thích thật cẩn thận theo từng chi tiết về mọi thứ từ cuộc sống. Đặc biệt, nên tận dụng mọi thời cơ, tình huống để giúp trẻ học từ mới và các khái niệm, nhất là cái khái niệm trừu tượng như thời gian, cảm giác, các suy nghĩ. . . . Thật khó để giải thích cho trẻ hiểu nhưng cố gắng sử dụng từ và câu thật ngắn gọn, rõ ràng có thể kết hợp với vẽ, dùng tranh, mô tả bằng hành động, hay tất cả những gì có thể minh họa cho nghĩa của khái niệm mới. Biện pháp này có thể rất mất thời gian, nhưng nó thực sự cần thiết cho sự phát triển giao tiếp, ngôn ngữ, nhận thức của trẻ khiếm thính [12]. 160 Hỗ trợ trẻ khiếm thính tuổi mẫu giáo phát triển khả năng giao tiếp tổng hợp 3. Kết luận Phương pháp giao tiếp tổng hợp là phương pháp phù hợp vơi tình cảnh nước ta hiện nay. Do sự hạn chế về kinh tế, kinh nghiệm,dịch vụ thính học. . . có thể cản trở trẻ tiếp cận với phương pháp giao tiếp bằng lời hoặc song ngữ. Hỗ trợ trẻ khiếm thính tuổi mẫu giáo, đặc biệt là trẻ điếc sâu phát triển khả năng giao tiếp tổng hợp giúp cho trẻ có cơ hội hòa nhập vào cộng đồng và tham gia học tập hiệu quả hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Vũ Thị Bích Hạnh, Đặng Thái Thu Hương, 2004. Hướng dẫn thực hành âm ngữ trị liệu. NXB Y học. [2] Nguyễn Thị Hoàng Yến, 2012. Giáo dục đặc biệt và những thuật ngữ cơ bản. NXB Đại học Sư phạm, tr. 231 – 233. [3] Trần Thị Thiệp, 2007. Tài liệu hướng dẫn phụ huynh trẻ khiếm thính. Đề tài nghiên cứu cấp Bộ. Mã số: B2006 – 17 – 45. [4] Nguyễn Xuân Thức (Chủ biên), Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Văn Tạc, Trần Quốc Thành, Hoàng Anh, Lê Thị Bừng, Vũ Kim Thanh, Nguyễn Kim Quý, Nguyễn Thị Huệ, Nguyễn Đức Sơn, 2007. Tâm lí học đại cương. NXB Đại học Sư phạm, trang 56 – 65. [5] Nguyễn Quang Uẩn (Chủ biên), TS. Nguyễn Văn Lũy, Đinh Văn Vang, (2007). Tâm lí học đại cương. NXB Đại học Sư phạm. [6] Dene Stovall. Dạy trẻ khiếm thính nói. Tổ giáo dục trẻ khiếm thính, khoa giáo dục đặc biệt, trường đại học Sư phạm Hà Nội biên dịch (2007). [7] TS.Nguyễn Thị Hòa, 2009. Giáo dục học mầm non. NXB Đại học Sư phạm. [8] Nguyễn Thị Hoàng Yến, 2007. Đại cương giáo dục trẻ khiếm thính. NXB Đại học Sư phạm. [9] http://www.ericdigests.org/1998-2/total.htm [10] http://www.asha.org/public/hearing/Effects-of-Hearing-Loss-on-Development/ [11] http://www.hear-it.org/Hearing-loss-affects-the-communication[12] http://www.hear-it.org/Teaching-hearing-impaired-children ABSTRACT Helping hearing impaired children of preschool age develop total communicative ability A hearing impairment affects the language and communicative development of children deeply. One of their greatest difficulties is participating in learning and developing cognition. Most deaf children in Vietnam are not identified early on and they do not use a hearing aid when they are children. In addition, an attempt to develop language immediately after discovering deafness is not made and so they lack of basic language skills and have difficulty learning and communicating. Enabling hearing impaired children of preschool age to join in inclusive education would do much to develop their ability to communicate. With an ability to communicate, hearing impaired children can better comprehend and learn at school and throughout life. This article focuses on assisting preschool deaf children develop total communication ability. This includes helping children develop oral language ability, helping children understand and express gestures in total communication, helping children develop the ability to coordinate a means of total communication, and creating a specific and suitable communication environment for hearing impaired children. Keywords: Support, Hearing impaired children, Total communication. 161
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.