Hình thành và phát triển đô thị đại học tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

pdf
Số trang Hình thành và phát triển đô thị đại học tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 14 Cỡ tệp Hình thành và phát triển đô thị đại học tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 2 MB Lượt tải Hình thành và phát triển đô thị đại học tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 0 Lượt đọc Hình thành và phát triển đô thị đại học tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 0
Đánh giá Hình thành và phát triển đô thị đại học tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
4.2 ( 5 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 14 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ThS. Nguyễn Lan Hương Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Tóm tắt Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra với nhịp độ ngày càng nhanh chóng và mạnh mẽ như hiện nay, phát triển các ngành công nghiệp như dệt may, da giày đã không còn là cách làm hiệu quả. Thay vào đó, xu thế tất yếu của thời đại là phát triển những ngành có hàm lượng tri thức cao như công nghệ số, tự động hoá… Điều này đòi hỏi một lực lượng lao động có trí tuệ, có năng lực. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu của các học viện, các trường đại học, các trường đào tạo nghề là một yêu cầu cấp bách… Do đó, hình thành và phát triển đô thị đại học được xem là một giải pháp hữu hiệu. Việt Nam đã tiến hành một số bước để hình thành các khu đô thị đại học, tuy nhiên con đường đi đến xây dựng thành công một khu đô thị đại học còn xa. Do vậy, việc tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng trì trệ đó để có thể sớm hoàn thiện xây dựng các khu đô thị đại học ở nước ta là một yêu cầu mang tính cấp thiết. Từ khóa: đô thị đại học, đô thị thông minh, đại học 4.0 Đặt vấn đề Thực hiện đường lối Đổi mới từ những năm 90 của thế kỷ trước, Việt Nam đã đạt được những thành tựu thực sự ấn tượng về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo. Điểm nổi bật nhất của sự tăng trưởng thể hiện ở chỗ thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam năm 2010 đã tăng đáng kể, đạt 1160 USD, gấp 10 lần so với mức thu nhập bình quân dầu người ở nước ta năm 1990. Năm 2010 cũng là dấu mốc quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế của đất nước khi Việt Nam được chính thức công nhận đã thoát khỏi nhóm các quốc gia nghèo và kém phát triển. Tuy nhiên, Việt Nam đã và đang phải đối mặt với nguy cơ sa lầy trong “bẫy” thu nhập trung bình. Để tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, phát triển kinh tế, đặc biệt là vượt qua bẫy thu nhập trung bình, đồng thời thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển, một yêu cầu cấp bách đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, chủ yếu dựa vào các nguồn lực như lao động giá rẻ, vốn và nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn sang mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu dựa trên nền tảng khoa học công nghệ tiên 284 tiến, hiện đại. Đặc biệt là trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra với nhịp độ ngày càng nhanh chóng và mạnh mẽ, phát triển các ngành công nghiệp như dệt may, da giày đã không còn là bước đi hiệu quả do những ngành này không có khả năng thích ứng nhạy bén và không còn dư địa phát triển. Thay vào đó, xu thế tất yếu của thời đại là phát triển những ngành có hàm lượng tri thức cao như công nghệ số, tự động hoá… Điều này đòi hỏi một lực lượng lao động có trí tuệ, có năng lực. Để đáp ứng nhu cầu này, nhằm nâng cao chất lượng và năng lực của lực lượng lao động Việt Nam đó việc đầu tiên cần làm là nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu của các học viện, các trường đại học, các trường đào tạo nghề… Do đó, hình thành và phát triển các khu đô thị đại học được xem là một giải pháp hữu hiệu. Đô thị đại học (ĐTĐH) không còn là vấn đề mới đối với thế giới. Bởi những đô thị đại học đầu tiên của thế giới đã ra đời từ những năm đầu của thế kỷ XX theo nhiều cách thức khác nhau. Mô hình đô thị đại học đã và đang được thực hiện tại các quốc gia có nền giáo dục hàng đầu trên thế giới như Anh, Hoa Kỳ cho thấy đó là một giải pháp có tính khả thi và nhận được nhiều sự quan tâm của các quốc gia trong khu vực và trên toàn thế giới. Những mô hình ĐTĐH và những cứu về ĐTĐH cũng dần được xây dựng và phát triển hoàn thiện hơn cùng với thực tiễn. Xây dựng các đô thị đại học không chỉ nhằm tạo ra môi trường nghiên cứu khoa học gắn đào tạo một cách có hiệu quả, là nơi lan toả tri thức, mà hơn thế nữa, nó còn giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế khu vực, đó là cùng với nhà nước và công nghiệp thực hiện điều tiết nền kinh tế. 1. Khái quát chung về đô thị đại học 1.1. Khái niệm Cho đến nay, trên thế giới đã tồn tại những ngôi trường đại học có niên đại lên tới hơn 800 năm, từ hình thức đơn giản nhất là nơi truyền đạt trí thức bồi dưỡng cho giáo sỹ, sau đó phát triển thành những trung tâm nghiên cứu, giảng dạy tập trung phục vụ cho toàn xã hội. Trường đại học luôn được coi là cái nôi của đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao những kết quả nghiên cứu mới trong khoa học công nghệ, khoa học xã hội nhằm phục vụ cho sự phát triển của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn. Do đó, đại học không chỉ là nơi chuyển giao tri thức mà còn là nơi tạo ra tri thức. Trong quá trình phát triển, quy mô của các trường đại học ngày càng gia tăng, bao gồm cả xu hướng liên kết, sát nhập một vài trường với nhau trở thành những cụm đại học có quy mô diện tích tương đương như một thị trấn. Từ đó hình thành nên khái niệm khu đô thị đại học. Theo nhận định của Le Corbusier: "mỗi trường cao đẳng hay đại học tự thân nó đã là một đơn vị đô thị, bất kể kích thước lớn nhỏ, đồng thời còn là một đô thị 285 xanh"5. Do đó, “đô thị đại học” có thể được tạm hiểu như là một cụm các công trình kiến trúc liên kết với nhau thành một tổng thể độc lập, thống nhất, đặc trưng nhưng đa dạng về công năng và được xây dựng trong một khuôn viên có hình thức công viên nhằm phục các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu, học tập, sinh sống, thể dục-thể thao, giải trí và hoạt động tập thể của giảng viên, sinh viên và nhân viên một hoặc nhiều trường đại học. Đô thị đại học được định nghĩa là một cộng đồng hoàn chỉnh xung quanh trường đại học, với quy mô dân cư khoảng từ 5 đến 10 vạn người, đảm bảo một môi trường học tập và nghiên cứu thuận lợi cho sinh viên. Ngoài ra, ĐTĐH còn cung cấp cho sinh viên một môi trường sinh hoạt tiện lợi từ giao thông, ký túc xá tới nhà ăn rất tiện nghi hiện đại. Trên thực tế, còn có nhiều khái niệm tương tự đô thị đại học được sử dụng như: thành phố hay thị trấn đại học, khu đại học, cộng đồng đại học,...Tuy nhiên, tất cả đều có đặc điểm chung về cấu trúc bao gồm một hạt nhân trung tâm là các trường đại học, và các khu chức năng tổng hợp phục vụ cho cộng đồng đô thị đại học đó cùng hệ môi trường sinh thái. Đô thị đại học là một mô hình phát triển cao của nền giáo dục đại học, được xuất hiện lần đầu tiên ở nước Anh (Cambridge và Oxford) và sau đó tiếp tục được hình thành tại một số nước phát triển như Harvard, Stanford (Mỹ) và tiếp theo là các khu ĐTĐH tại Italia, Đức, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc; tại các nước ASEAN như Singapore, Malaysia và Thái Lan cũng đã có mô hình này. Các ĐTĐH này đều lấy giáo viên và sinh viên làm chủ thể; lấy hoạt động giáo dục và nghiên cứu khoa học làm nội dung chính. 1.2. Đặc điểm của đô thị đại học Dù hình thành theo phương thức nào hay mô hình nào, các khu ĐTĐH đều mang những đặc điểm mang tính chất đặc thù sau: - Cần một diện tích lớn trong khoảng từ vài trăm đến vài nghìn hecta, với đầy đủ các hoạt động hỗ trợ cho cuộc sống như: nhà ở, ngân hàng, của hàng tiện ích, giải trí… - Có sự phân nhóm giữa các cơ sở giáo dục, các tổ chức nghiên cứu và các công ty khởi nghiệp. - Có sự chia sẻ đạt mức độ cao nhất giữa các cơ sở giáo dục, các viện nghiên cứu, các công ty trong ĐTĐH. - Thu hút được các tài năng và nguồn đầu tư quốc tế, từ đó góp phần năng cao vị thế kinh tế và hình ảnh của khu ĐTĐH. TS. KTS. Ngô Lê Minh, Đô thị đại học – Góc nhìn từ các nhà thiết kế Trung Quốc, Tạp chí Quy hoạch xây dựng, tháng 7-8/2011 5 286 - Hỗ trợ các công ty công nghệ cao và các hoạt động nghiên cứu trong vùng phụ cận. 1.3. Quá trình hình thành của các đô thị đại học Trong khi các trường đại học đã được thành lập từ rất sớm trên thế giới, thì các khu ĐTĐH ra đời muộn hơn rất nhiều. Các nghiên cứu về sự hình thành các khu ĐTĐH trên thế giới đều cho rằng các ĐTĐH ra đời theo quy luật phát triển kinh tế xã hội tại từng khu vực trên thế giới. Trên thế giới ghi nhận hai loại ĐTĐH:(1) những ĐTĐH tại châu Âu được thành lập trước thời kỳ cách mạng công nghiệp như Oxford, Cambridge, Durham, Leuven, Ghent, Heidelberg; (2) những khu ĐTĐH kiểu mới được phát triển tại Mỹ trong khoảng năm 1900 trở lại đây. Các trường đại học ra đời từ rất sớm trên thế giới. Trải qua hàng trăm năm phát triển, nó đã phải vượt qua nhiều khó khăn và thách thức để đạt được những thành tựu và tồn tại đến ngày nay. Trước đây khi khoa học chưa phát triển, các trường đại học chủ yếu đào tạo về các lĩnh vực xã hội, sau đó các môn khoa học kỹ thuật lần lượt được đưa vào giảng dạy tại các trường đại học. Quy mô của các trường đại học thực sự phát triển mạnh mẽ kể từ khi chuẩn bị cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất được tiến hành tại Anh và sau đó lan rộng ra toàn Châu Âu và thế giới. Đây có thể coi là bước đầu tiên của phát triển đa ngành và liên ngành. Nhu cầu học tập và nghiên cứu ngày càng tăng, các trường đại học thấy được việc cần phải mở rộng quy mô hoạt động của mình để đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội. Chính tại thời điểm này, các mô hình ĐTĐH đã được hình thành. Mở đầu cho quá trình hình thành và phát triển các ĐTĐH là sự hình thành hai trường đại học hàng đầu của Anh gồm Cambridge và Oxford sau đó lan rộng sang các nước châu Âu khác và Bắc Mỹ như Harvard, Stanford và sau đó là các quốc gia khác trên thế giới. Các khu ĐTĐH thường xuất hiện theo các phương thức sau: - Một là theo xu hướng tự nhiên, một trường đại học danh tiếng, có sức hút sẽ kéo các trường đại học khác và các doanh nghiệp về hoạt động xung quanh mình tạo lên một khu ĐTĐH. Đây là phương thức “vết dầu loang”. Điển hình của phương thức này là các khu ĐTĐH truyền thống như Stanford, Cambridge, Bologna. Sau khi tốt nghiệp, các sinh viên ở lại và thành lập “xung quanh” trường các công ty công nghệ cao, các công ty tư vấn. Những hoạt động kinh tế này làm cho khu vực này trở nên hấp dẫn hơn và dẫn đến sự gia tăng dân số để hình thành một đô thị. - Hai là sau khi một xây dựng hoàn thiện một khu đô thị với đầy đủ cơ sở hạ tầng cho một nhóm các trường đại học hoạt động, các trường đại học, viện nghiên cứu và các doanh nghiệp, sẽ được chuyển đến khu đô thị này để hình thành nên một ĐTĐH. Chẳng hạn như sự xuất hiện của các khu như ĐTĐH Tsukuba, Đại học 287 Quốc gia Singapore và các ĐTĐH mới thành lập tại Trung Quốc. Chúng được hình thành xuất phát từ sự xúc tiến của chính phủ nhằm hướng đến các mục tiêu cụ thể như phân nhóm các trường đại học, di dời và mở rộng các trường đại học, thúc đẩy các ngành công nghệ cao. 1.4. Vai trò của các đô thị đại học So sánh với mô hình trường đại học truyền thống thì đô thị đại học mang những đặc điểm khác biệt hơn như: quản lý khu vực được chính quyền hoá, nguồn tài nguyên giáo dục được công cộng hoá, hạ tầng cơ sở được đô thị hoá, sinh hoạt giáo viên và sinh viên được xã hội hoá, cơ chế vận chuyển được thị trường hoá. Việc xây dựng đô thị đại học góp phần đẩy mạnh cung cấp dịch vụ giáo dục sau đại học. Không những thế nó còn thúc đẩy phát triển kinh tế, đẩy nhanh quá trình đô thị hoá, nâng cao chất lượng dạy và học. Trong mô hình ĐTĐH, các trường đại học sử dụng chung cơ sở hạ tầng (thư viện, phòng thí nghiệm, căng tin, bãi để xe...), do đó nguồn lực tài chính sẽ được tập trung đầu tư có hiệu quả, bộ máy quản lý hành chính hành sẽ được đồng bộ với nhau, trách nhiệm điều hành và ra quyết định được tập trung về một chỗ, qua đó giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của khu ĐTĐH. Mô hình ĐTĐH sẽ giúp phát huy tối đa quy luật “economic of scale” và “economic of scope” trong vận hành, thúc đẩy phát triển kinh tế và quá trình đô thị hóa. Do phần lớn những đô thị đại học đều lựa chọn địa điểm xây dựng tại khu vực ngoại ô nên cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế khu vực ngoại vi thành phố và quá trình đô thị hóa. Các ĐTĐH trên thế giới được hình thành để hướng tới mục tiêu: đào tạo kết hợp với nghiên cứu để tạo ra những sinh viên giỏi nhất và tạo điều kiện tốt nhất cho họ lập nghiệp. Điểm đặc biệt của các ĐTĐH hiện đại trên thế giới là ngoài khu vực học tập nghiên cứu, sinh viên còn được rèn tính cộng đồng trong không gian mở. Những ĐTĐH nổi tiếng và thành công thông thường đều có từ một hoặc vài trường đại học danh tiếng, có tầm ảnh hưởng lớn, như trường đại học Havard, Stanford, MIT, Oxford, Cambridge đều là những trường đại học hàng đầu trên thế giới. Bản thân những trường đại học này thu hút rất nhiều sinh viên ưu tú, những học giả uyên bác và một lượng lớn công ty nghiên cứu khoa học kỹ thuật cao. Đây là một lợi thế lớn giúp nâng cao trình độ đội ngũ quản lý, nghiên cứu và nâng cao chất lượng đào tạo. Giáo dục đại học không chỉ tạo ra tầng lớp trí thức, tạo ra nhân tài mà còn đưa tri thức vào đại chúng, giải quyết nhiều vấn đề đặt ra của xã hội, phục vụ những nhu cầu thiết thực của cộng đồng. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước đã ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống xã hội, làm thay đổi cả những chuẩn mực đạo đức và thang đo giá trị xã hội. Đó chính là thời điểm mà các trường đại học, là tiêu biểu cho nền văn minh của các dân tộc phải đưa ra được những tiêu chuẩn đạo đức 288 mới và thang đo giá trị xã hội mới làm định hướng cho mục tiêu đào tạo và giáo dục các thế hệ mới phù hợp với sự phát triển của xã hội hiện đại. Thực tế đã chứng minh, các khu ĐTĐH đã mang lại những lợi ích: - Quy tụ được các nhà khoa học về một khu vực tạo thành khối liên kết nghiên cứu liên ngành, tận dụng được tối đa kiến thức và năng lực của cả đội ngũ. - Các trường đại học sử dụng chung cơ sở hạ tầng với nhau, giúp tiết kiệm trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như: thư viện, công viên, sân vận động. Nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng chung. - Thu hút được các nguồn đầu tư quốc tế, qua đó nâng cao vị thế kinh tế và hình ảnh của các khu ĐTĐH. - Tạo ra một khu vực có môi trường sư phạm không bị tác động bởi sự ồn ào của sự vận động của xã hội bên ngoài. Toàn bộ hệ thống phục vụ nghiên cứu và giảng dạy được vận hành một cách chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu và giảng dạy của giảng viên và sinh viên. - Tạo ra sự cộng hưởng về ý tưởng và tương tác giữa sinh viên các trường trong khu vực đô thị. Tạo môi trường sinh hoạt chung cho sinh viên, tăng tính năng động trong sinh hoạt và giao tiếp của sinh viên. - Thuận lợi hơn trong quản lý xã hội, hạn chế những tệ nạn xã hội ảnh hưởng đến sinh viên trong khu vực ĐTĐH. Tuy nhiên, trong xây dựng và phát triển các khu ĐTĐT, cần chú trọng xây dựng hình tượng ĐTĐH bởi các ĐTĐH còn mang trên mình trọng trách thể hiện bản sắc văn hoá và tính thương hiệu của mỗi đô thị đại học. Bởi đó không chỉ là nơi đào tạo nghề nghiệp và nâng cao trình độ chuyên môn cho sinh viên, nghiên cứu sinh mà còn là môi trường giao lưu học hỏi về văn hoá, tập quán của những người khác nhau về ngôn ngữ, trình độ, giới tính, thế hệ... Bên cạnh đó, đô thị đại học không phải là thành phố dành cho vui chơi giải trí, cũng không phải là khu đô thị lớn với những trung tâm thương mại, càng không phải là một thành phố chỉ có trên danh nghĩa, mà hơn thế nữa ĐTĐH vừa phải phục vụ xã hội vừa dẫn dắt sự phát triển xã hội. Ngoài chức năng chính của ĐTĐH là cung cấp hệ thống cơ sở hạ tầng cho các trường đại học và cao đẳng, các cơ sở an sinh xã hội và hậu cần, theo một cơ chế quản lý nhất định để điều hành và quản lý các thành phần trong khu vực, trong phạm vi một đô thị đại học, tất cả hệ thống thư viện, phòng thí nghiệm, trung tâm thể dục thể thao, nhà ăn sinh viên, các loại cửa hàng dịch vụ đều nằm trong một mạng lưới quản lý thống nhất, tạo sự thuận tiện cho các sinh viên và nhân viên trong sử dụng chung tất các cơ sở và dịch vụ, tránh đầu tư trùng lặp và lãng phí tài nguyên. 289 Trên thực tế, trong sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trong khu vực, giáo dục đại học đóng vai trò vừa là mục tiêu vừa là động lực, làm cho nhà trường và xã hội gắn bó với nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển. 2. Điều kiện hình thành và vận hành đô thị đại học Để có thể hình thành một đô thị thông thường hay một đô thị đặc biệt như ĐTĐH, thì đều cần có những bước chuẩn bị đầy đủ. Trong quá trình phát triển các ĐTĐH trên thế giới, các quốc gia đều phải đợi khi đã có đầy đủ các điều kiện tiền đề nhất định thì mới bắt đầu tiến hành. Trước khi triển khai xây dựng một khu ĐTĐH, người ta thường phải thực hiện quá trình dự báo, quy hoạch cho khu ĐTĐH và chuẩn bị các nguồn lực cần thiết để biến các quy hoạch đó thành những thực thể. 2.1. Quy hoạch và chính sách nhà nước cho khu đô thị đại học Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị. Để có thể đưa ra được quy hoạch của một khu ĐTĐH thì cần xác định được các tiêu chí sau: - Xác định tính chất, mục tiêu, động lực phát triển của một thành phố lớn hay một vùng. - Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên và hiện trạng về kinh tế - xã hội; dân số, lao động. Xác định quy mô dân số, lao động, quy mô đất xây dựng đô thị, các chỉ tiêu đất đai, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật cho toàn thành phố và từng đô thị phù hợp với yêu cầu phát triển của từng giai đoạn 10 năm, 20 - 25 năm và xu thế phát triển 50 năm. - Kế hoạch sử dụng đất của toàn thành phố theo yêu cầu phát triển của từng giai đoạn, thực trạng sử dụng đất đai; hiện trạng về xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội, môi trường của toàn thành phố và từng đô thị. Trong quá trình quy hoạch, định hướng phát triển không gian cho ĐTĐH luôn được các nhà quy hoạch quan tâm ngày từ bước đầu tiên. Đối với ĐTĐH thuộc một thành phố hoặc của một vùng thì cần: - Xác định mô hình phát triển, cấu trúc không gian toàn thành phố; - Định hướng phát triển không gian cho khu vực đô thị trung tâm, bao gồm: hướng phát triển, yêu cầu mở rộng đô thị; - Xác định hệ thống trung tâm hành chính, trung tâm thương mại, dịch vụ, trung tâm công cộng, thể dục thể thao; công viên cây xanh và không gian mở của đô thị; trung tâm chuyên ngành cấp thành phố; 290 - Xác định các vùng kiến trúc, cảnh quan, các khu vực trung tâm, khu vực cửa ngõ của đô thị, trục không gian chính, quảng trường lớn, không gian cây xanh, mặt nước, điểm nhấn trong đô thị và đề xuất nguyên tắc và yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc cho các khu vực trên; - Đánh giá tổng hợp và lựa chọn đất phát triển đô thị: đánh giá về địa hình, các tai biến địa chất, xác định khu vực cấm xây dựng, hạn chế xây dựng; xác định lưu vực, phân lưu và hướng thoát nước chính; vị trí, quy mô các công trình tiêu thoát nước; xác định cốt xây dựng cho các đô thị; - Xác định mạng lưới giao thông chính cấp đô thị, tuyến và ga đường sắt đô thị (trên cao, mặt đất và ngầm); tổ chức hệ thống giao thông công cộng và hệ thống bến, bãi đỗ xe (trên cao, mặt đất và ngầm); xác định chỉ giới đường đỏ các trục chính đô thị. - Khi tiến hành quy hoạch cần căn cứ vào việc thu thập, xử lý số liệu trong quá khứ và hiện tại để xác định xu hướng vận động của các hiện tượng trong tương lai nhờ vào một số mô hình toán học. Hình thành và phát triển đô thị đại học đang là xu hướng vận động tất yếu. Do đó, quy hoạch ĐTĐH sẽ hiện thực hóa xu hướng vận động này. Có thể thấy, để có được một khu ĐTĐH hoạt động hiệu quả như ngày nay, các nước phát triển đã phải tiến hành quy hoạch và hoàn thiện quy hoạch trong vài thập kỷ hoặc đến hàng thế kỷ. 2.2. Các nguồn lực cho hình thành khu đô thị đại học Các khu ĐTĐH hay thành phố trí thức ban đầu đều được hình thành tại những quốc gia phát triển có tiềm lực kinh tế và tài chính mạnh bởi chi phí để xây dựng các mô hình này là rất lớn, không phải bất cứ quốc gia nào cũng có đủ tiềm lực để thực hiện. Trung Quốc, sau gần 20 năm đổi mới mới đủ tiềm lực tài chính để bắt đầu tiến hành xây dựng các khu ĐTĐH đầu tiên của mình. Việt Nam sau 30 năm đổi mới về kinh tế chính trị và xã hội đã hội tụ đủ tiềm năng để tiến hành xây dựng các khu ĐTĐH. Nguồn tài chính cần thiết cho đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, phát triển khu ĐTĐH là rất lớn. Nguồn gốc của nguồn lực này rất đa dạng, có thể đến từ nhiều chủ thể, nhiều nguồn với quy mô và phạm vi khác nhau từ các cá nhân, các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp,... trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài. Huy động nguồn tài chính được hiểu là việc nghiên cứu, xây dựng chính sách nhằm phát hiện, khai thác và huy động được mọi nguồn lực tài chính cả trong nước và quốc tế nhằm tập trung cho mục tiêu phát triển khu ĐTĐH. Huy động vốn phải tuân thủ các cơ 291 chế thị trường, quan hệ cung cầu, giá cả vốn. Để huy động vốn hiệu quả cần phải tính toán các nhu cầu và quy mô vốn cần huy động, lựa chọn các công cụ tài chính và đòn bẩy kinh tế trong huy động vốn, trong đó cần đặc biệt lưu ý yêu cầu huy động vốn về mặt thời gian nhằm giảm thiểu các vấn đề phát sinh do thiếu hụt vốn. Đồng thời cũng cần lưu ý yêu cầu về tính kinh tế và mặt pháp lý của các hình thức huy động vốn. Để có thể hình thành và vận hành một khu ĐTĐH thành công thì ngoài yếu tố tài chính, người ta còn cần đến đội ngũ nhân sự đáp ứng đủ về chất lượng và số lượng cho khu ĐTĐH trong dài hạn. Để các khu đô thị đại học hình thành và vận hành có hiệu quả, cần phải có sự chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao cho nó, bao gồm nguồn nhân lực cho việc chuẩn bị, xây dựng và nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công tác quản lý, vận hành khu đô thị cũng như lực lượng thực hiện nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học trong các khu đô thị này. Khu ĐTĐH cũng có các nhu cầu cơ bản cho cuộc sống giống như các khu đô thị thông thường khác, vì thế nó cũng cần một đội ngũ nhận sự đáp ứng các nhu cầu cơ bản này. Một điều kiện quan trọng không thể thiếu để vận hành một khu đô thị đại học trơn tru đó là thu hút một đội ngũ nhân sự quản lý có năng lực quản lý và lãnh đạo. Mô hình khu đô thị đại học đòi hỏi phải có đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp vận hành và có các nhà khoa học làm việc theo phong cách hiện đại, có khả năng hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, việc chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu đô thị đại học là nhiệm vụ cần thiết, song song với việc tạo lập các điều kiện khác cho việc hình thành và phát triển đô thị đại học. 3. Sự hình thành các khu đô thị đại học ở Việt Nam Ở Việt Nam, hầu hết các trường Đại học, Viện nghiên cứu của Việt Nam đều là các cơ sở công lập, có quy mô nhỏ, nằm chủ yếu trong các khu trung tâm đô thị, có các sản phẩm đào tạo tương đối giống nhau, xếp hạng thấp trong bảng xếp hạng các trường đại học hàng đầu thế giới, thiếu sự kết nối giữa doanh nghiệp, các đơn vị sử dụng lao động với nội dung, cách thức đào tạo. Do điều kiện ngân sách hạn hẹp, ở hầu hết các trường đại học, viện nghiên cứu ở nước ta, cơ sở vật chất cho đào tạo và nghiên cứu khoa học còn nhiều thiếu thốn, đặc biệt là thiếu các phòng thí nghiệm hiện đại, các thư viện, khu chức năng phục vụ học tập và sinh sống của sinh viên… Trong thập kỷ 60, có thể nói rằng khu ĐTĐH đầu tiên của Việt Nam cũng đã được Liên Xô giúp quy hoạch để triển khai thực hiện. Liên Xô đã quy hoạch khu trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Xây dựng và ĐH Kinh tế Quốc Dân với tổng diện tích là hơn 30ha. Đây chính là một khu ĐTĐH trong lòng thành phố, giống như mô hình campus tại các nước phát triển. Cho đến nay, mặc dù ĐTĐH phát triển khá mạnh mẽ ở các nước tiên tiến như Anh, Mỹ, Pháp và ngày càng nhân rộng ra ở các nước đang phát triển như 292 Trung Quốc, Hàn Quốc, song đối với Việt Nam, ĐTĐH vẫn là một vấn đề mới cả về lý thuyết và thực tiễn. Hơn thế nữa, dù Chính phủ đã có chủ trương xây dựng khu ĐTĐH Nam Cao (Hà Nam), khu ĐTĐH Vĩnh Phúc, khu ĐTĐH Tây Nam Hà Nội, khu ĐTĐH Hòa Lạc, khu ĐTĐH Bắc Ninh và các khu ĐTĐH ở thành phố Hồ Chí Minh, nhưng đến nay, các ĐTĐH hoàn chỉnh vẫn chưa được hình thành. Phát triển ĐTĐH ở Việt Nam mới được quy hoạch và triển khai trong vòng khoảng 15 năm trở lại đây, từ khi bắt đầu nghiên cứu quy hoạch Đại học quốc gia HCM và Đại học quốc gia Hà Nội. Sau đó, Chính phủ thường xuyên chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, hoàn thiện Đề án "Di dời một số trường đại học, cao đẳng từ nội thành TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đến các khu quy hoạch". Mục tiêu trước mắt của Đề án là giảm mật độ sinh viên tại một số khu vực của thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu lâu dài nhằm tạo điều kiện cho các trường đại học, cao đẳng có cơ sở vật chất-kỹ thuật đạt quy chuẩn, đáp ứng các yêu cầu phục vụ đào tạo và sinh hoạt của cán bộ và sinh viên nhà trường, hướng đến xây dựng nhà trường tiên tiến và nền giáo dục đại học Việt Nam hiện đại, chuẩn hóa, xã hội hóa, quốc tế hóa. Hiện nay, cả nước đã có nhiều khu đô thị đại học được quy hoạch và phát triển, điển hình như: Khu đô thị đại học quốc gia Hồ Chí Minh Đại học quốc gia Hồ Chí Minh được công nhận là ĐTĐH đầu tiên của Việt Nam, toạ lạc tại khu Đông Bắc thành phố Hồ Chí Minh, hội tụ đầy đủ những đặc điểm của một khu ĐTĐH về quy mô, cấu trúc và chức năng. Quy mô của dự án lên tới 1000 ha, với số vốn ban đầu dự kiến 3,5 tỷ USD do tập toàn Berjaya, Malaysia đầu tư. Theo dự kiến, sẽ có khoảng 10 trường đại học, cao đẳng sẽ di dời và xây mới tại đây như trường Đại học Y dược (quy mô 100ha), Cao đẳng sư phạm (quy mô 60ha), Đại học Mở (quy mô 50ha), Học viện văn hóa – nghệ thuật (quy mô 10ha), Đại học quốc tế (quy mô 1000 ha), Đại học công nghiệp (quy mô 50ha),…Khu ĐTĐH quốc gia Hồ Chí Minh được thiết kế bao gồm năm khu chức năng lớn: khu hành chính và dịch vụ; khu đào tạo; khu viện nghiên cứu – chuyển giao công nghệ; khu ký túc xá và khu thể dục thể thao. Về mặt cấu trúc không gian, đó là một khu đô thị hỗn hợp theo mô hình xếp cặp nhiều lớp không gian giữa khu nhà ở, khu thương mại, khu học tập - nghiên cứu và không gian mở, mang lại phong cách tiếp cận đa dạng hơn, đồng thời bảo đảm đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cần thiết trong cuộc sống. 6 6 Xem tại: https://vnuhcm.edu.vn/news_32346864/do-thi-dhqg-hcm-mo-hinh-do-thi-dai-hoc-kieu-mau/3638336864.html 293
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.