Hiệu quả ứng dụng công nghệ Micro-nano Bubble Oxygen trong ao ương cá tra từ bột đến hương

pdf
Số trang Hiệu quả ứng dụng công nghệ Micro-nano Bubble Oxygen trong ao ương cá tra từ bột đến hương 12 Cỡ tệp Hiệu quả ứng dụng công nghệ Micro-nano Bubble Oxygen trong ao ương cá tra từ bột đến hương 822 KB Lượt tải Hiệu quả ứng dụng công nghệ Micro-nano Bubble Oxygen trong ao ương cá tra từ bột đến hương 0 Lượt đọc Hiệu quả ứng dụng công nghệ Micro-nano Bubble Oxygen trong ao ương cá tra từ bột đến hương 33
Đánh giá Hiệu quả ứng dụng công nghệ Micro-nano Bubble Oxygen trong ao ương cá tra từ bột đến hương
4.6 ( 8 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 12 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ MICRO-NANO BUBBLE OXYGEN TRONG AO ƯƠNG CÁ TRA TỪ BỘT ĐẾN HƯƠNG Phùng Thị Hồng Gấm1*, Nguyễn Trọng Huy1, Châu Hữu Trị2, Thới Ngọc Bảo3, Đỗ Văn Hoàng3, Phan Thanh Lâm3 TÓM TẮT Ứng dụng công nghệ Micro-nano Bubble Oxygen (MNO) trong ao ương cá tra giai đoạn cá bột lên cá hương với mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất giống cá tra. Nghiên cứu này được thực hiện tại Trại nuôi thủy sản Thạnh Phú thuộc Công ty TNHH Đầu tư Thủy sản Huy Thuận từ tháng 7/2018 đến tháng 2/2019. Các thí nghiệm được bố trí trong ao đất diện tích 2.000m2 với mật độ ương 500 và 750 con/m2, mỗi nghiệm thức có 03 ao thí nghiệm ứng dụng công nghệ MNO và 01 ao đối chứng. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng oxy hòa tan trong các ao có sử dụng máy MNO dao động 7,42 – 8,74 mg/L cao hơn ao đối chứng (5,32-6,85 mg/L). Sau 29 ngày ương nuôi, tỷ lệ sống của cá hương ở 02 thí nghiệm loại ao mật độ 500con/m2 và 750con/m2 đạt lần lượt 31,23 – 32,32% cao hơn ao đối chứng (21,36-22,99%). Tương tự, hệ số chuyển đổi thức ăn FCR của cá ở các ao thí nghiệm từ 0,56 -0,62 thấp hơn ao đối chứng (0,71- 0,76). So sánh kết quả giữa 02 mật độ ương cho thấy ao thí nghiệm với mật độ 750 con/m2 đạt năng suất trung bình là 285,65 kg/1.000m2 cao hơn các ao thí nghiệm ở mật độ 500 con/m2 là 193,35kg/1.000m2 và có hiệu quả kinh tế cao hơn so với ao đối chứng (P<0,05). Ứng dụng công nghệ MNO đã đảm bảo cung cấp tốt hơn hàm lượng oxy hòa tan cho ao nuôi, và cũng góp phần giảm tiêu thụ điện trong vận hành hệ thống cung cấp oxy cho ao nuôi từ 5,0-16,14% so với ao đối chứng. Việc ứng dụng công nghệ MNO trong ao ương cá tra giai đoạn từ cá bột đến cá hương đã cho thấy những kết quả tích cực. Cần tiếp tục thực hiện ứng dụng công nghệ MNO trong ao ương cá tra giai đoạn bột đến hương trong mùa khô từ tháng 1- 6. Từ khóa: Micro-nano bubble oxygen, cá tra, DO, hiệu quả sản xuất. I. GIỚI THIỆU Các nghiên cứu về tác dụng của các bọt khí có kích thước nhỏ hoặc siêu nhỏ đang được quan tâm nhiều trong những năm gần đây, đặc biệt là ở Nhật Bản (Tsuge, 2014). Công nghệ Micro-Nano bubble lần đầu tiên được nghiên cứu thử nghiệm trong nuôi trồng thủy sản tại Nhật Bản tại các mô hình nuôi hàu và điệp quạt (Nakayama, 2006). Theo đó, tốc độ tăng trưởng của các đối tượng nuôi được cải thiện do đảm bảo hàm lượng ôxy hòa tan luôn ở mức tối ưu trong suốt quá trình nuôi. Ohnari (2007) đã chế tạo thiết bị tạo bọt khí cỡ micro và đem áp dụng vào nuôi hàu ở Hiroshima, điệp quạt ở Hokkaido và trai ngọc tại Mie Prefecture; và kết quả cho thấy tốc độ tăng trưởng của các đối tượng này được cải thiện. Ở Việt Nam, nghiên cứu ứng dụng công nghệ Micro-nano trong nuôi tôm được Công ty TNHH Công nghệ HTC bắt đầu thực hiện năm 2014. Đến nay, Công ty TNHH Công nghệ HTC đã nghiên cứu và chế tạo thành công thiết bị tạo bọt khí cỡ nhỏ và siêu nhỏ bằng nhựa gọi là Micro-Nano bubble Oxygen (MNO) và đã được ứng dụng nuôi thử nghiệm tại nhiều cơ sở ở một số vùng nuôi và cũng đã thu được các kết quả ban đầu rất khả quan (Hoàng Tùng, 2016). Từ đầu năm 2016, Công ty TNHH Công nghệ HTC hợp tác với Công ty TNHH Đầu tư Thủy sản Huy Thuận ở Bến Tre để sản xuất và giới thiệu sản phẩm này. Khi thử nghiệm ở ao nuôi tôm 5.000 m2, sử dụng 3 máy tạo MNO cho kết quả tốt, hàm lượng oxy hòa tan tối thiểu vào buổi sáng sớm ở mức trên 6 mg/L so với mức Công ty TNHH Đầu tư Thủy sản Huy Thuận, Bến Tre Trung tâm Khuyến Nông Bến Tre, Bến Tre 3 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II * Email: honggam27@gmail.com 1 2 14 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 14 - THÁNG 10/2019 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II yêu cầu 4 mg/L. Việc luôn đảm bảo hàm lượng ôxy hòa tan giúp đối tượng nuôi không bị stress, khỏe mạnh và có tốc độ tăng trưởng tốt. Cùng đó, khi ứng sử dụng thiết bị MNO thì pH ổn định, màu nước ao khá bền trong suốt vụ nuôi. Trong thực tiễn, bọt khí cỡ nano có thể giúp tách các chất ô nhiễm ra khỏi môi trường nước, đặc biệt là chất béo và được cho là ảnh hưởng rất nhiều đến độ pH của nước. Theo Marui (2013) khi các bọt khí cỡ micro hoặc nano khi bị teo nhỏ lại rồi vỡ ra sẽ phóng thích nhiều gốc tự do, có khả năng diệt khuẩn, khử mùi hôi. Hơn nữa, theo Công ty TNHH Công nghệ HTC thì công nghệ MNO khi được ứng dụng vào nuôi thủy sản sẽ mang lại một số lợi ích sau: i) tạo ra rất nhiều oxy là nhân tố hủy diệt các loại vi khuẩn và các loại nấm gây các bệnh nguy hiểm vật nuôi; ii) tạo dư oxy làm kết lắng các loại phèn trong nước như phèn sắt, phèn nhôm và các kim loại nặng; iii) trung hòa amoniac và các loại khí độc khác (phản ứng hóa học hoặc sinh hóa với sự tham gia của các vi khuẩn hiếu khí); iv) giúp phát triển và kéo dài chu kỳ sinh trưởng của các loại tảo có lợi; và v) giúp các loại vi khuẩn hiếu khí có lợi phát triển tốt. Như vậy, máy MNO có nhiều tính ưu việt có thể hỗ trợ và ứng dụng tốt cho việc nuôi thủy sản nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Công nghệ bọt khí MNO có thể xem là một trong các giải pháp tối ưu giúp người nuôi trồng thủy sản thành công. Với nghề cá tra thì hiện nay có khoảng trên 100 trại sản xuất giống, và trên 1.721 hộ ương dưỡng cá giống với diện tích khoảng 1.512 ha (Tổng cục Thủy sản, 2017ab). Theo đánh giá từ Dự án cá tra 3 cấp thì năm 2017 sản lượng cá bột sản xuất đạt khoảng 14,77 tỷ con nhưng thực tế ương lên cá giống chỉ đạt 1,52 tỷ con, đạt tỷ lệ sống <10% (Nguyễn Thanh Tùng, 2019), và tập trung tại các địa phương trọng điểm về sản xuất giống như Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ và Vĩnh Long (Phan & ctv., 2009). Trong những năm gần đầy một số nghiên cứu nhằm tăng tỷ lệ sống cho ương cá giống ở Đồng bằng sông Cửu Long đã được thực hiện và đạt kết quả khá khả quan. Theo Đinh Thị Thủy (2016), ứng dụng hệ thống thổi khí trong ao ương và giải pháp quản lý tổng hợp đã góp phần nâng cao tỷ lệ sống giai đoạn cá bột – cá hương đạt 30-35%. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu đề tài vẫn còn thiếu lần lặp lại và mới thử nghiệm trên qui mô trang trại lớn. Việc ương nuôi cá tra bột - cá hương trên bể xi măng, sau 27 ngày nuôi có thể đạt tỷ lệ sống 49,6% (Nguyễn Văn Sáng & ctv., 2018). Hiện nay, nhu cầu cá tra giống cho nuôi thương phẩm của ĐBSCL có thể cần khoảng 3 tỷ cá giống, trong khi tỷ lệ sống thấp vào cuối giai đoạn ương (Nguyễn Văn Ngô, 2009, Bui & ctv., 2010; Le & Le, 2010, Belton & ctv., 2008, 2009; Phan, 2014, Nguyễn Thanh Phương & Nguyễn Anh Tuấn 2016). Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Sáng & ctv., (2011) thì tỷ lệ sống ương từ cá bột lên cá hương năm 2008 chỉ đạt 22,6%. Gần đây, kết quả điều tra của Lê Đức Liêm & ctv., (2017) tỷ lệ sống cá ương trong ao đất đạt 31,5-31,8% cá hương 24 ngày tuổi. Việc tỷ lệ sống ương cá tra từ bột lên giống còn thấp do tác động của quá nhiều yếu tố kỹ thuật, và chúng cần phải được kiểm soát và hoàn thiện (Bush & ctv., 2010; Nguyễn Văn Sáng & ctv., 2011; Nguyen & ctv., 2011; Nguyễn Văn Sáng & ctv., 2011; De Silva & Nguyen, 2011). Do đó, việc nghiên cứu cải tiến quy trình sản xuất giống và ương cá giống là cần thiết nhằm cung cấp đủ cá tra giống có chất lượng cho nuôi thương phẩm. Việc sử dụng máy MNO để bố trí cải thiện hệ thống ương sẽ được xem như một giải pháp tốt cho việc hoàn thiện quy trình ương cá bột đến cá hương. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu Cá tra bột được cung cấp bởi Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Nam Bộ thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II. Máy Micro-Nano Bubble Oxygen công nghệ Nhật Bản được cung cấp bởi Công ty TNHH Đầu tư Thủy sản Huy Thuận. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm ương cá tra bột đến cá hương ứng dụng công nghệ MicroNano Bubble Oxygen theo mật độ ương. Sử dụng máy MNO (4HP; 3phase; Công suất: 70 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 14 - THÁNG 10/2019 15 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II m3/giờ) với khả năng cung cấp 20,5kg Oxy/ ngày trong ao đất diện tích 2.000 m2, cụ thể: o Mật độ 500 con/m2: gồm 3 ao nuôi thí nghiệm công nghệ Micro-nano Bubble Oxygen và 1 ao nuôi đối chứng. o Mật độ 750 con/m2: gồm 3 ao nuôi thí nghiệm công nghệ Micro-nano Bubble Oxygen và 1 ao nuôi đối chứng. Thời gian thực hiện: tháng 7/2018-2/2019 tại Trang trại nuôi thủy sản Thạnh Phú – Công ty TNHH Đầu tư Thủy sản Huy Thuận. Kỹ thuật áp dụng giai đoạn ương từ cá bột đến cá hương: Các bước thực hiện quy trình công nghệ ương cá bột lên cá hương, gồm: o Cải tạo và chuẩn bị ao ương: Thực hiện quy trình cải tạo, xử lý đáy ao, chuẩn bị nước ao trước khi thả giống, chuẩn bị vật tư tiến hành vụ nuôi. Tiến hành nạo vét để loại bỏ hết chất thải (bùn đen) ở đáy ao, tiến hành diệt tạp và khử trùng đáy ao với vôi CaO và Chlorine. Lắp hệ thống cung cấp oxy hòa tan cho mỗi ao thí nghiệm (2.000m2), lắp 01 dàn quạt 15 cánh (2 typ, moto 3HP) và 1 máy MNO (4HP, 3 phase, 70m3/giờ ); ao đối chứng (2.000m2) lắp 01 dàn quạt 15 cánh (2 typ, moto 3HP). o Chuẩn bị nước trước khi thả giống: Nước được lấy vào ao nuôi bằng máy MNO qua túi lọc 2 lớp vải kate trước lúc thả giống 4 ngày, mực nước cấp đạt 1,2 -1,4m. Các yếu tố môi trường cần đạt trước khi thả giống (pH 7,5-8,5; độ trong 30-50cm; độ kiềm ≥ 85mgCaCO3/L). o Chăm sóc và quản lý: Sử dụng hỗn hợp thức ăn tự chế, trứng vịt tươi (chỉ lấy lòng đỏ luộc, xay nhuyễn), S-pak 2/5, S-pak 8/5, Tomking 1s, thức ăn cá giống cỡ 0,4 li 40% protein trở lên. Cách cho cá bột ăn: Tính theo 1triệu cá tra bột/ngày, cho ăn bằng tay, sử dụng hỗn hợp ủ tạt đều. Từ 01-04 ngày tuổi, cho ăn 01 lần/ngày vào lúc 9-10 giờ sáng và từ 05-30 ngày tuổi cho ăn 02 lần/ngày vào 7-8 giờ sáng và chiều 15-16 giờ. o Thời gian chạy quạt và máy MNO: từ 10-30 ngày tuổi bắt đầu vận hành hệ thống cung cấp oxy cho cá ương. Thời gian chạy từ 3-7 giờ 16 sáng và chiều từ 14-15 giờ. Tùy theo tuổi cá, tình hình thời tiết, mật độ thả, sức khỏe cá mà điều chỉnh số giàn quạt, giờ chạy quạt hợp lý, tránh để hàm lượng oxy <4 mg/L. Bên cạnh đó các yếu tố môi truờng ao nuôi luôn được duy trì: pH 7,5-8,5; độ kiềm ≥ 85mgCaCO3/L; ammonia tổng nhỏ hơn 0,3mg/L; Nitrite ≤ 0,3mg/L và H2S ≤ 0,03 mg/L. o Quản lý nước ao: Thường xuyên quan trắc và kịp thời bổ sung bù lượng nước mất đi (mức nước tối thiểu đảm bảo đạt 1,2m). Định kỳ sử dụng men vi sinh Pro W từ 1 - 30 ngày tuổi thì sử dụng vào ngày thứ 5, 10, 15, 20 , 25 với liều lượng sử dụng 30g/1000 m3. Ngày tuổi 12, 13, 14, 15, 16 sử dụng liều lượng 100g/1000 m3 kết hợp Bicacbonat + Dolomite để tăng kiềm trên 100 kH, và duy trì đến ngày thứ 30. Bên cạnh đó, sử dụng định kỳ mật rỉ đường + EM từ 13 - 30 ngày tuổi, sử dụng vào ngày 13, 18, 23, 28 với liều lượng 10 lít/1000 m2 và sử dụng lúc 20 - 21 giờ. Quan trắc môi trường nước và sức khỏe cá nuôi: Theo dõi các yếu tố hiện trường pH, nhiệt độ, hàm lượng oxy hòa tan do cán bộ kỹ thuật đo hàng ngày vào lúc sáng sớm và chiều bằng phương pháp truyền thống (testkit pH: testkit SERA; và Nhiệt độ: Nhiệt kế rượu 0-50oC) và DO đo bằng máy cầm tay. Bên cạnh đó, để hỗ trợ cho việc quản lý chăm sóc ao nuôi trong suốt vụ nuôi, tiến hành thu mẫu môi trường và mẫu cá với tần suất thu mẫu 1 tuần/lần, gồm các chỉ tiêu: N-NH3; N-NO2; N-NO3 (phương pháp: 4500-NH3 F-APHA); Độ kiềm (phương pháp: TCVN 6636-1-2000); Aeromonas tổng số (phương pháp: Trải đĩa trên RS), Edwardsiella ictaluri (phương pháp: Trải đĩa BA, tăng sinh dịch lỏng và chạy PCR) và Salmonella sp. (phương pháp: Trải đĩa trên Salmonella chrome agar). Tất cả các mẫu này được thu mẫu chuyển về Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II để phân tích. 2.3. Thu thập và xử lý số liệu Quản lý số liệu và cơ sở dữ liệu: Các số liệu đo môi trường nước (pH, nhiệt độ, DO) được lưu trữ bằng sổ nhật ký của trang trại nuôi. Các TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 14 - THÁNG 10/2019 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II số liệu kiểm tra về sức khỏe cá nuôi và yếu tố môi trường khác NH3-N, NO2-N, Độ kiềm được thu định kỳ 1 tuần/lần để hỗ trợ cho việc chăm sóc cá nuôi. Các thông tin về sử dụng nguyên, nhiên liệu, thu hoạch cũng được lưu trữ bằng sổ nhật ký của trang trại nuôi. Tất cả các số liệu liên quan trong sổ nhật ký từng ao nuôi (6 ao thí nghiệm, 2 ao đối chứng) đều được lưu trữ trong sổ nhật ký, được nhập vào cơ sở dữ liệu trên MS. Excel 2010 để phục vụ cho việc phân tích đánh giá tổng kết mô hình. o Phương pháp phân tích kinh tế: Sử dụng phân tích các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận để so sánh hiệu quả kinh tế giữa các ao thí nghiệm và ao đối chứng. Phân tích số liệu: Sử dụng phần mềm MS. Excel 2010 và SPSS 20 để nhập và xử lý số liệu. Áp dụng một số phương pháp phân tích số liệu cơ bản sau: Diễn biến nhiệt độ nước: Nhiệt độ nước dao động trong khoảng 26,67-28,930C vào buổi sáng và 28,93-31,030C vào buổi chiều (Hình 1), nhưng vẫn phù hợp cho phát triển của cá tra trong quá trình ương nuôi. Theo QCVN 0220:2014/BNNPTNT thì nhiệt độ thích hợp cho nuôi cá tra là 25-320C. Không có sự chênh lệch lớn về nhiệt độ giữa ao đối chứng ao thí nghiệm. o Phương pháp phân tích thống kê: Sử dụng các chỉ tiêu số trung bình, độ lệch chuẩn, phân tích One-way Anova nhằm đánh giá và so sánh các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật và môi trường giữa các ao thí nghiệm và ao đối chứng. III. KẾT QUẢ 3.1. Kết quả ứng dụng công nghệ MNO trong ương cá tra bột-hương ở mật độ 500 con/m2 3.1.1. Đánh giá diễn biến một số chỉ tiêu môi trường Hình 1. Diễn biến nhiệt độ nước các ao ương cá tra với mật độ 500 con/m2 Diễn biến độ pH nước: Độ pH của các ao ương biến động trong phạm vi 7,70 – 8,23 trong suốt quá trình ương, riêng ao đối chứng chỉ xuất hiện 01 giá trị pH 6,3 vào buổi sáng nhưng với các giải pháp kỹ thuật đã nâng và ổn định pH trong các ao ương (Hình 2). Chỉ số pH ở các ao thí nghiệm và ao đối chứng không dao động lớn và nằm trong ngưỡng cho phép cá tra sinh trưởng và phát triển, giá trị cho phép theo QCVN 02-20:2014/BNNPTNT với chỉ tiêu pH là 7-9. TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 14 - THÁNG 10/2019 17 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II Hình 2. Diễn biến pH nước các ao ương cá tra với mật độ 500con/m2 Diễn biến độ hàm lượng oxy hòa tan (DO): Ở các ao đối chứng, hàm lượng oxy hòa tan trong các ao ương biến động trong phạm vi 4-7,6 mg/L (theo ngày) hơi thấp hơn so với các ao thí nghiệm nhưng chưa ảnh hưởng đến cá ương (Hình 3). Hàm lượng oxy hòa tan ở ao đối chứng buổi sáng trung bình là 5,32mg/L thấp hơn có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với trung bình các ao thí nghiệm có sử dụng thiết bị MNO là 7,36-7,48mg/L. Tương tự, hàm lượng oxy hòa tan buổi chiều của các ao đối chứng trung bình là 6,85mg/L thấp hơn có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với trung bình các ao sử dụng thiết bị MNO từ 8,54-8,63mg/L. Kết quả thực nghiệm cũng cho thấy, để vận hành quạt nước cho ao nuôi đối chứng đã sử dụng 285kWh cao hơn các ao thí nghiệm ứng dụng MNO từ 11,58-16,74%. Điều này cho thấy tính tối ưu của thiết bị MNO trong tiết kiệm năng lượng và cung cấp hàm lượng oxy hòa tan cho các ao ương từ cá bột lên cá hương. Hình 3. Diễn biến DO nước các ao ương cá tra với mật độ 500 con/m2 18 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 14 - THÁNG 10/2019 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II 3.1.2. Đánh giá thông số kinh tế-kỹ thuật chính Sau 28 ngày ương, tỷ lệ sống của cá ở ao đối chứng là 22,99% thấp hơn so với trung bình của các ao thí nghiệm là 31,23%. Hệ số FCR của ao đối chứng là 0,71 cao hơn so với trung bình các ao thí nghiệm là 0,57 (giảm so đối chứng 19,07%). Bên cạnh đó, một số chỉ số kinh tế (lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận của vốn đầu tư) cũng cho thấy hiệu quả sản xuất của ao thí nghiệm cao hơn so với ao đối chứng (Bảng 1). Bảng 1. Thông số kinh tế - kỹ thuật chính của ao ương cá tra với mật độ 500 con/m2 Hệ số FCR Loại ao Ao đối chứng Ao thí nghiệm Ao A3 Ao A4 Ao A5 TB ao TN Tỷ lệ sống (%) Năng suất (kg/1.000m2) Lợi nhuận (triệu đ/ao) Tỷ suất lợi nhuận (lần) 0,71 22,99 134,30 6,90 0,18 0,60 0,55 0,57 0,57±0,02 32,15 31,05 30,49 31,23±0,69 193,45 196,50 190,10 193,35±2,61 24,33 25,56 24,40 24,76±0,57 0,61 0,64 0,62 0,62±0,01 Ghi chú: TB: Trung bình; TN: Thí nghiệm 3.2. Kết quả ứng dụng công nghệ MNO trong ương cá tra bột-hương ở mật độ 750 con/m2 3.2.1. Đánh giá diễn biến một số chỉ tiêu môi trường động trong khoảng 26,7 – 320C (Hình 4), với khoảng biến động nhiệt độ như hiện nay cũng phù hợp với giá trị cho phép trong QCVN 0220:2014/BNNPTNT để cá tra sinh trưởng và phát triển. Diễn biến nhiệt độ nước: Nhiệt độ nước dao Hình 4. Diễn biến nhiệt độ nước các ao ương cá tra với mật độ 750con/m2 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 14 - THÁNG 10/2019 19 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II Diễn biến độ pH nước: Mức biến động giá trị pH của các ao ương trong khoảng 7,77-8,13 trong suốt quá trình ương (Hình 5). Chỉ số pH ở các ao ương của thí nghiệm này cũng biến động không lớn so với ao ương với mật độ 500 con/ m2, giá trị pH vẫn nằm trong ngưỡng cho phép của QCVN 02-20:2014/BNNPTNT để cá tra sinh trưởng và phát triển. Hình 5. Diễn biến pH nước các ao ương cá tra với mật độ 750con/m2 Diễn biến độ hàm lượng oxy hòa tan (DO): Hàm lượng oxy hòa tan của ao đối chứng vào buổi sáng có những thời điểm xuống mức 4mg/L và chỉ số này khá thấp so với các ao thí nghiệm, đạt từ 5,9-6mg/L (Hình 6). Trung bình hàm lượng oxy hòa tan ở ao đối chứng là 5,2 mg/L thấp hơn so với các ao thí nghiệm là 7,427,54mg/L (P<0,05). Tương tự, hàm lượng oxy hòa tan vào buổi chiều của ao đối chứng trung bình là 6,63mg/L cũng thấp hơn so với các ao thí nghiệm trung bình là 8,45-8,74mg/L (P<0.05). Giống như ao ương với mật độ 500 con/m2 thì ở thí nghiệm này việc tiêu thụ điện cho vận hành quạt nước của ao nuôi đối chứng là 303 kWh cao hơn các ao sử dụng thiết bị MNO từ 5,0-16,14%. Việc ứng dụng công nghệ MNO đã cung cấp tốt hơn hàm lượng oxy cho ao ương, và lượng điện năng tiêu thụ cho việc vận hành thiết bị cũng ít hơn so với ao đối chứng. Hình 6. Diễn biến DO nước các ao ương cá tra với mật độ 750con/m2 20 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 14 - THÁNG 10/2019 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II 3.2.2. Đánh giá thông số kinh tế-kỹ thuật chính đối chứng là 0,76 cao hơn trung bình các các ao thí nghiệm là 0,62 (18,42%). Hiệu quả sản xuất của ao thí nghiệm cũng cho thấy năng suất, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận của vốn đầu tư cũng cao hơn so với ao đối chứng (Bảng 2). Phân tích một số chỉ số kỹ thuật chính cho thấy sau 29 ngày ương thì tỷ lệ sống của ao đối chứng là 21,36% thấp hơn so với trung bình của các ao thí nghiệm là 32,32%. Hệ số FCR của ao Bảng 2. Thông số kinh tế - kỹ thuật chính của ao ương cá tra với mật độ 750 con/m2 Loại ao Ao đối chứng Ao thí nghiệm Ao B19 Ao B21 Ao B23 TB ao TN Hệ số FCR Tỷ lệ sống (%) Năng suất (kg/1.000m2) Lợi nhuận (triệu đ/ao) Tỷ suất lợi nhuận (lần) 0,76 21,36 178,00 18,28 0,40 0,59 0,65 0,61 0,62±0,03 32,99 31,91 32,06 32,32±0,48 292,50 271,95 292,50 285,65±9,69 51,52 48,09 48,56 49,39±1,52 1,09 1,01 1,02 1,04±0,03 Ghi chú: TB: Trung bình; TN: Thí nghiệm 3.3. So sánh kết quả về ứng dụng công nghệ MNO trong ương cá tra bột đến cá hương giữa 2 mật độ ương So sánh các chỉ tiêu kỹ thuật chính như hệ số FCR và tỷ lệ sống đã cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các ao thí nghiệm và ao đối chứng (P<0,05), tuy nhiên khi so sánh từng loại ao riêng lẻ với nhau thì sự khác biệt giữa ao ương ứng dụng MNO với mật độ 500 con/m2 và ao ương ứng dụng MNO với mật độ 750 con/m2 là không có ý nghĩa thống về chỉ số FCR và tỷ lệ sống (P>0,05). Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy các chỉ số chính về hiệu quả sản xuất như năng suất, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các ao thí nghiệm và ao đối chứng (P<0,05), ao thí nghiệm ứng dụng MNO với mật độ ương 750 con/m2 cho các thông số tốt hơn hai loại ao còn lại (Bảng 3). Khi so sánh từng loại ao riêng lẻ với nhau thì kết quả cũng cho thấy đều có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các loại ao thí nghiệm với nhau và giữa ao thí nghiệm với ao đối chứng (P<0,05). Bảng 3. So sánh một số chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật các ao ương cá tra bột đến hương Loại ao Hệ số FCR Tỷ lệ sống (%) Năng suất (kg/1.000m2) Lợi nhuận (triệu đ/ao) Tỷ suất lợi nhuận (lần) Ao đối chứng 0,73±0,03a 0,22±0,01a 156,15±21,85a 12,59±5,69a 0,29±0,11a Ao TN -500 con/m2 0,57±0,02b 0,31±0,01b 193,35±2,6b 24,76±0,57b 0,62±0,02b Ao TN -750 con/m2 0,62±0,03b 0,32±0,01b 285,65±9,69c 49,39±1,52c 1,04±0,03c Các giá trị trong cùng một cột có các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức α=0,05. IV. THẢO LUẬN Hàm lượng oxy hòa tan trong các ao ương đối chứng biến động trong phạm vi 4,01-7,60 mg/L thấp hơn so với các ao thí nghiệm 7,368,74mg/L (P<0.05) nhưng chưa ảnh hưởng đến cá ương nuôi và vẫn còn vượt xa so với giá trị cho phép là ≥2 mg/L của QCVN 02-20:2014/ TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 14 - THÁNG 10/2019 21 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II BNNPTNT. Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Sáng & ctv., (2018) thì ương cá tra trên bể xi măng được lắp ống khí nano dọc chính giữa bể ương và sục khí đã luôn đảm bảo hàm lượng oxy trong mức 4-6mg/L, trong khi nghiên cứu sử dụng hệ thống thổi khí của Đinh Thị Thủy (2016) thì hàm lượng DO ở mức 4,0-6,7 mg/L. Những kết quả nghiên cứu của các tác giả cũng khá tương đồng với kết quả nghiên cứu này như ao đối chứng, nhưng thấp hơn ao thí nghiệm ứng dụng MNO. Khả năng cung cấp oxy của máy MNO (4HP; 3phase; Công suất: 70 m3/giờ) trong 01 ngày là 14.400 lít (20,5 kg Oxy), và lượng oxy cung cấp cho ao nuôi đảm bảo 6 ppm/m3/ngày là 0,006 kg. Ao diện tích với 2.000m2 (độ sâu ≥1,2m) yêu cầu hàm lượng oxy hòa tan là khoảng 18 kg/ngày (tương đương 01 máy MNO), như vậy máy MNO của ao thí nghiệm đã cung cấp hàm lượng oxy hòa tan cao hơn so với các nghiên cứu trước đây. Những điều tra phỏng vấn cơ sở sản xuất giống gần đây cũng cho thấy tỷ lệ sống cá bột – cá hương dao động từ 20,25-42,4% (Phan & ctv., 2009; Nguyễn Văn Ngô, 2009; Bui & ctv., 2010; Nguyễn Văn Sáng & ctv., 2011; Phan, 2014; Lê Đức Liêm & ctv., 2017), trong khi những nghiên cứu thực nghiệm thì tỷ lệ này đạt trên 30% với ao ương có sử dụng hệ thống thổi khí (Đinh Thị Thủy, 2016) và đạt khoảng 49,6% khi ương nuôi cá tra bột - cá hương trên bể xi măng (Nguyễn Văn Sáng & ctv., 2018). Với nghiên cứu này, sau 28-29 ngày ương tỷ lệ sống của ao đối chứng là 22,18% thấp hơn so với ao thí nghiệm là 31,782%. Tỷ lệ sống của cá không có sự khác biệt giữa ao thí nghiệm ứng dụng MNO với mật độ 500 và 750 con/m2, như vậy cần cân nhắc lựa chọn loại mật độ phù hợp. Theo Nguyễn Văn Sáng & ctv., (2018) trong nghiên cứu về ương nuôi cá trên bể xi măng thì cá bột ương ở mật độ 1.335 con/m2 không khác biệt có ý nghĩa với mật độ 2.000 con/m2, tỷ lệ sống lần lượt là 56,19% và 42,99%. Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy các chỉ số chính về hiệu quả sản xuất như năng suất, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận đã có sự khác 22 biệt có ý nghĩa thống kê giữa các ao thí nghiệm và ao đối chứng (P<0,05), ao thí nghiệm ứng dụng MNO với mật độ ương 750 con/m2 cho các thông số tốt hơn hai loại ao còn lại. Khi so sánh từng loại ao riêng lẻ với nhau thì kết quả cũng cho thấy đều có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các loại ao thí nghiệm với nhau và giữa ao thí nghiệm với ao đối chứng (P<0,05). Mặc dù, tỷ lệ sống của cá bột không có sự khác biệt giữa hai loại mật độ thí nghiệm, nhưng xem xét các yếu tố khác về kinh tế thì mật độ ương 750 con/m2 cho các thông số tốt hơn. Tuy nhiên, theo Nguyễn Văn Sáng & ctv., (2018) thì người sản xuất có thể lựa chọn ương mật độ cao để có sản lượng cá hương nhiều hơn, nhưng với mật độ dày thì sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá, và liệu tăng trưởng chậm ở giai đoạn cá hương có ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển của cá ở giai đoạn sau thì cần phải có nghiên cứu tiếp theo. Quy trình công nghệ nuôi ương cá tra bột lên cá hương khi ứng dụng công nghệ MNO sẽ có thể tăng tỷ lệ sống (tăng >43% so với ao không ứng dụng MNO), con giống sạch bệnh và không nhiễm kháng sinh. Như vậy, lợi nhuận của người sản xuất giống và người nuôi cá sẽ tăng lên. Bên cạnh đó, khi ứng dụng công nghệ MNO vào nuôi thủy sản, các chất cặn bẩn được đẩy lên trên bề mặt ao nuôi giúp dễ dàng loại bỏ, tăng độ trong của nước. Cùng đó, tảo khuê phát triển tốt, làm nguồn thức ăn tự nhiên cho vật nuôi. Việc áp dụng công nghệ này cũng góp phần giảm đáng kể việc thay nước cho ao nuôi, và gián tiếp giảm ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường nước vùng nước xung quanh (Hoàng Tùng, 2016). V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1. Kết luận Việc ứng dụng công nghệ Micro-Nano Bubble Oxygen trong ao ương cá tra giai đoạn từ cá bột đến cá hương đã cho thấy những kết quả tích cực. Thiết bị MNO đã cũng cấp và đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan ở mức khá cao khoảng 7,42-8,74 mg/L và góp phần nâng cao tỷ lệ sống của cá trong các ao ứng dụng MNO so với ao không ứng dụng. Sau thời gian 28-29 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 14 - THÁNG 10/2019 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II ngày ương nuôi, hiệu quả sản xuất của việc ứng dụng MNO đã cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê rõ ràng giữa ao đối chứng và ao thí nghiệm. Ao ương ứng dụng MNO thả với mật độ 750 con/m2 đạt được các chỉ số FCR, tỷ lệ sống, năng suất, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận cao hơn các ao còn lại; với lần lượt là 0,62, 0,32, 285,65, 49,39 và 1,04. Bên cạnh cung cấp tốt hơn hàm lượng oxy cho ao nuôi, thì việc ứng TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt Đinh Thị Thủy, 2016. Báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật nâng cao tỷ lệ sống và chất lượng cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) từ bột lên giống ở vùng ĐBSCL, giai đoạn 2014 – 2016”. Báo cáo khoa học, Viện Nghiên nuôi trồng Thủy sản II, Hồ Chí Minh. Hoàng Tùng, 2016. Công nghệ Micro Nano Buble: giải pháp cho nghề nuôi tôm. Mekongshrimp. com. Lê Đức Liêm, Bùi Đức Hồng, Phan Thị Thu, Nguyễn Phương Thảo, Huỳnh Kim Anh, 2018. Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “kiểm tra chất lượng đàn cá tra bố mẹ chọn giống”. Bộ NN&PTNT, Hà Nội. Nguyễn Thanh Phương & Nguyễn Anh Tuấn, 2016. Nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở Đồng bằng sông Cửu Long: Thành công và Thách thức trong phát triển bền vững. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ, Cần Thơ. Nguyễn Thanh Tùng, 2019. Liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao bước thay đổi lớn về chất lượng cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tạp Chí Khoa học Trường Đại học An Giang (đã được chấp nhận đăng trên Tạp chí Khoa học Trường Đại học An Giang, số tháng 10/2019). Nguyễn Văn Ngô, 2009. Phân tích ngành hàng cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở tỉnh Đồng Tháp. Luận văn Cao học, chuyên ngành NTTS, Đại học Cần Thơ, Cần Thơ. Nguyễn Văn Sáng, Nguyễn Văn Hảo, Phạm Đình Khôi, Trịnh Quốc Trọng, Ngô Hồng Ngân, Nguyễn Thế Vương, Nguyễn Thị Đang, Nguyễn Quyết Tâm, Trịnh Quang Sơn, 2011. Chuyển giao công nghệ sản xuất giống cá tra có chất lượng di truyền cao về tính trạng tăng trưởng dụng công nghệ MNO cũng góp phần giảm tiêu thụ điện trong vận hành hệ thống cung cấp oxy cho ao nuôi từ 5,0-16,14% so với ao đối chứng. 5.2. Đề xuất Cần tiếp tục thực hiện ứng dụng công nghệ MNO trong ương cá tra giai đoạn bột đến hương trong mùa khô từ tháng 1-tháng 6 và thực hiện mô hình tại vùng sản xuất giống trọng điểm tại Đồng Tháp, An Giang và Long An. cho các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Báo cáo khoa học tổng kết dự án, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, Hồ Chí Minh. Nguyễn Văn Sáng, Trần Hữu Phúc, Hà Thị Ngọc Nga, Nguyễn Thị Hồng Nhung, Nguyễn Huỳnh Duy , Nguyễn Thế Vương, Đặng Văn Trường, 2018. Tăng trưởng và tỷ lệ sống cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ương trên bể xi măng từ cá bột đến cá hương 27 ngày tuổi. Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long, số 12 – tháng 12/2018, 3-12. Tổng cục Thủy sản, 2017a. Tổng quan nghề nuôi cá tra giai đoạn 2010-2017, định hướng và giải pháp phát triển bền vững. Tài liệu phục vụ Hội nghị Phát triển chuỗi sản xuất cá tra bền vững. Bộ NN&PTNT, Hà Nội. Tổng cục Thủy sản, 2017b. Báo cáo hiện trạng sản xuất giống cá tra. Bộ NN&PTNT, Hà Nội. Tài liệu tiếng Anh Belton, B., Le, S.X., Little, D.C., 2008. The Development and Status of Catfish Seed Production Systems in Vietnam. PMI2 project report. (p. 49). Institute of Aquaculture, The University o Stirling, Stirling. Belton, B., Little, D.C., Sinh, L.X., 2009. User and producer perceptions of Pangasius seed quality in Vietnam. Master thesis, in writing, p.12. Bui, T.M., Phan, T.L., Ingram, B.A., Nguyen, T.T.T., Gooley, G.J., Nguyen, H.V., De Silva, S.S., 2010. Seed production practices of striped catfish, Pangasianodon hypophthalmus in the Mekong Delta region, Vietnam. Aquaculture 306 (1-4), 92–100. Bush, S. R., Khiem, N. T., & Chau, N. M., 2010. Is there a business case for small-holders in Vietnamese Pangasius? Aquaculture Asia Magazine, XV(4), 18–23 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 14 - THÁNG 10/2019 23
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.