Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới: Tác động đối với hệ thống sở hữu trí tuệ của Việt Nam

pdf
Số trang Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới: Tác động đối với hệ thống sở hữu trí tuệ của Việt Nam 3 Cỡ tệp Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới: Tác động đối với hệ thống sở hữu trí tuệ của Việt Nam 609 KB Lượt tải Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới: Tác động đối với hệ thống sở hữu trí tuệ của Việt Nam 1 Lượt đọc Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới: Tác động đối với hệ thống sở hữu trí tuệ của Việt Nam 20
Đánh giá Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới: Tác động đối với hệ thống sở hữu trí tuệ của Việt Nam
4.2 ( 15 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Diễn đàn Khoa học và Công nghệ Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới: Tác động đối với hệ thống SHTT của Việt Nam Nguyễn Hà Trong thời gian qua, Việt Nam đã tích cực hội nhập quốc tế về sở hữu trí tuệ (SHTT). Đặc biệt là đã đạt được các mốc quan trọng trong đàm phán các Hiệp định thương mại tự do (FTA) lớn như CPTPP, EVFTA được đánh giá là có ảnh hưởng nhiều tới kinh tế Việt Nam nói chung, hệ thống SHTT nói riêng. Các FTA yêu cầu cam kết về SHTT ở mức độ cao và toàn diện hơn, phạm vi các vấn đề điều chỉnh đa dạng…, do vậy bên cạnh các cơ hội là những thách thức và tác động không nhỏ đến hệ thống SHTT của Việt Nam. Mở đầu Trong vài năm vừa qua, Việt Nam đã tích cực hội nhập quốc tế về SHTT, đặc biệt là đã đạt được các mốc quan trọng trong đàm phán các FTA lớn, được đánh giá là có ảnh hưởng nhiều tới kinh tế Việt Nam nói chung, hệ thống SHTT nói riêng, đó là ký kết và chính thức phê chuẩn Hiệp định toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) năm 2018, ký kết Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) năm 2019. Các FTA thế hệ mới có mức độ cam kết mở cửa sâu, phạm vi các vấn đề điều chỉnh đa dạng, bao trùm nhiều lĩnh vực, trong đó riêng về quyền SHTT, các hiệp định này đã nâng cao mức bảo hộ vượt bậc so với chuẩn mực quốc tế phổ biến hiện nay là Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền SHTT (TRIPS) của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Do vậy, bên cạnh cơ hội, các FTA cũng đặt ra những thách thức và tác động 18 không nhỏ đến hệ thống SHTT của Việt Nam. Các cam kết về SHTT trong các FTA thế hệ mới Về cơ bản, các cam kết trong Chương SHTT tại các FTA mà Việt Nam ký kết hoặc đàm phán thuộc ba mảng chính: i) Những quy định chung (định nghĩa quyền SHTT, các quy tắc không phân biệt đối xử, minh bạch và thuận lợi hóa thủ tục, hợp tác); ii) Bảo hộ các đối tượng của quyền SHTT (quyền tác giả, quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng); iii) Thực thi quyền SHTT (thực thi dân sự, hình sự, kiểm soát biên giới). Các FTA mà Việt Nam đã ký kết và có hiệu lực mới đây gồm: FTA giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á - Âu (VN-EAEU), FTA Việt Nam - Hàn Quốc, đều không vượt quá các chuẩn mực bảo hộ quy định trong TRIPS của WTO (Việt Nam là thành viên từ năm 2007) hoặc phù hợp với pháp Số 5 năm 2020 luật hiện hành của Việt Nam, do vậy không đặt thêm gánh nặng cho Nhà nước, các doanh nghiệp và cả xã hội trong thi hành cam kết theo các hiệp định này. Tuy nhiên, EVFTA và CPTPP có các cam kết SHTT ở mức độ cao và toàn diện hơn, phạm vi các vấn đề điều chỉnh đa dạng, bao trùm nhiều lĩnh vực. Cụ thể: Liên quan đến những quy định chung: bên cạnh việc khẳng định lại các nguyên tắc cơ bản quan trọng của TRIPS như các hiệp định khác, hai hiệp định này đặt ra yêu cầu cao về minh bạch hóa các chính sách, quy định liên quan đến SHTT, như phải công bố trên internet quy định pháp luật, các thủ tục và các quyết định hành chính có hiệu lực áp dụng chung liên quan đến bảo hộ và thực thi quyền SHTT; thông tin đã công bố về đơn đăng ký và văn bằng bảo hộ đối với quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và minh bạch trong quy trình xác lập cũng như thực thi quyền SHTT (công bố đơn đăng ký sở hữu công nghiệp, đăng tải Diễn đàn khoa học và công nghệ thông tin về nỗ lực thực thi quyền SHTT…). Liên quan đến chế độ bảo hộ quyền SHTT: đối với từng loại quyền cụ thể, CPTPP lại đưa ra những tiêu chuẩn riêng. Ví dụ, đối với nhãn hiệu, phải bảo hộ nhãn hiệu âm thanh và nỗ lực bảo hộ nhãn hiệu mùi (trong khi TRIPS và pháp luật của Việt Nam hiện tại chỉ bảo hộ dấu hiệu nhìn thấy được); đối với sáng chế, phải kéo dài thời gian ân hạn nộp đơn lên 12 tháng (so với 6 tháng trước đây) kể từ ngày công bố sáng chế tại bất kỳ nguồn thông tin nào (trong khi pháp luật hiện tại chỉ áp dụng đối với trường hợp bộc lộ thông tin không được phép của người thứ ba, hoặc bộc lộ trong các báo cáo khoa học, triển lãm quốc gia, quốc tế). Bên cạnh đó, các hiệp định này còn yêu cầu cơ chế bảo hộ cao trong những lĩnh vực có liên quan đến sức khỏe cộng đồng như cơ chế độc quyền dữ liệu thử nghiệm bí mật và dữ liệu bí mật khác trong thủ tục đăng ký lưu hành sản phẩm (CPTPP); hay cơ chế đền bù thời hạn bằng độc quyền sáng chế nếu chậm trễ bất hợp lý trong thủ tục cấp đăng ký thuốc (EVFTA). Mặc dù sau khi Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), các điều khoản liên quan đến cơ chế độc quyền dữ liệu thử nghiệm trong lĩnh vực dược phẩm đã được tạm hoãn thi hành trong CPTPP và cơ chế đền bù thời hạn EVFTA chỉ giới hạn trong những trường hợp nhất định, nhưng rõ ràng với xu thế này, khi Hoa Kỳ quay trở lại đàm phán hoặc Việt Nam tiếp tục tham gia các FTA với đối tác là các nước phát triển khác, chắc chắn sức ép của việc áp dụng cơ chế bảo hộ cao về SHTT sẽ vẫn tiếp tục là con bài trong cuộc chơi đánh đổi lợi ích kinh tế và tiếp cận thị trường. Hay như đối với chỉ dẫn địa lý (CDĐL), thông qua EVFTA, Việt Nam công nhận và bảo hộ 169 CDĐL của EU với mức bảo hộ cao vốn chỉ dành cho rượu vang và rượu mạnh, ngược lại được EU công nhận và bảo hộ 39 CDĐL của Việt Nam. Đây là FTA đầu tiên của Việt Nam tiếp cận phương thức bảo hộ CDĐL trực tiếp thông qua một hiệp định thay vì qua hệ thống đăng ký quốc gia thông thường. Liên quan đến chế độ thực thi quyền SHTT: EVFTA và CPTPP yêu cầu siết chặt thực thi quyền SHTT thông qua các chế tài xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính, hình sự. Ví dụ đối với chế tài dân sự, tòa phải có thẩm quyền xem xét cách tính của chủ SHTT khi xác định thiệt hại; cơ quan thực thi phải có thẩm quyền buộc tiêu hủy hàng giả mạo nhãn hiệu, tiêu hủy hoặc xử lý ngoài kênh thương mại nguyên liệu, phương tiện được sử dụng để sản xuất hàng hóa đó (CPTPP); quy định nghĩa vụ chi trả án phí và phí luật sư theo hướng bên thua kiện (dù là nguyên đơn hay bị đơn) có nghĩa vụ chi trả các phí này (CPTPP, EVFTA). Đối với kiểm soát biên giới, EVFTA và CPTPP đều yêu cầu cơ chế chủ động kiểm soát hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu và quá cảnh đối với hàng giả mạo nhãn hiệu, hàng sao lậu quyền tác giả mà không cần phải có yêu cầu của chủ SHTT như quy định hiện nay. Nghĩa vụ này bên cạnh lợi ích là các cơ quan hải quan chủ động hơn trong hoạt động kiểm tra, giám sát của mình, cũng có những hạn chế nhất định khi các biện pháp này bị lạm dụng để cản trở tiến trình thông quan của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chân chính. Hoặc như đối với chế tài hình sự, CPTPP yêu cầu hình sự hóa hàng loạt hành vi xâm phạm quyền theo hướng hạ thấp yếu tố cấu thành tội phạm, ví dụ: quay phim trong rạp mà gây thiệt hại cho chủ thể quyền, xâm phạm bí Số 5 năm 2020 19 Diễn đàn Khoa học và Công nghệ mật thương mại trên mạng máy tính, chỉ nhập khẩu hoặc sử dụng tem nhãn và bao gói giả mạo nhãn hiệu thay vì sản phẩm giả mạo… cũng có thể bị xử lý hình sự. Xa hơn, hiệp định này còn quy định nghĩa vụ phải xử lý hình sự mà không cần yêu cầu của chủ thể quyền hoặc bên thứ ba như pháp luật hiện nay đang quy định. Đối với một số nghĩa vụ của CPTPP nêu trên, ngay khi Hiệp định này có hiệu lực với Việt Nam (14/1/2019), một số luật, trong đó có Luật SHTT đã được tiến hành sửa đổi dưới hình thức một luật sửa nhiều luật (Luật số 42/2019/ QH14) nhằm đáp ứng những nghĩa vụ phải thi hành ngay. Đối với một số nghĩa vụ khác, mặc dù có thời gian chuyển tiếp nhất định (3 năm) cho Việt Nam, nhưng rõ ràng với một thời gian ngắn như vậy, ngoài áp lực tiếp tục sửa đổi pháp luật để tương thích, thì việc tăng cường nâng cao nhận thức của công chúng, doanh nghiệp cũng đặt ra những thách thức không nhỏ trong bối cảnh nhận thức chung về xâm phạm quyền SHTT vẫn còn thấp như hiện nay. Cơ hội, thách thức khi tham gia các FTA và tác động đối với hệ thống SHTT Cơ hội Về mặt chính sách, Việt Nam có thể tiếp tục theo đuổi chính sách bảo hộ SHTT phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội, đó là dùng cơ chế bảo hộ quyền SHTT làm công cụ để khuyến khích đổi mới sáng tạo, chống cạnh tranh không lành mạnh nhằm đưa các sản phẩm sáng tạo, đặc biệt là công nghệ mới phục vụ phát triển kinh tế và đời sống xã hội. Tiếp tục hướng tới các chuẩn mực tiên tiến về bảo hộ của khu 20 vực và thế giới, tạo ra một môi trường tốt có khả năng thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ của nước ngoài để nâng cao chất lượng sản phẩm trong nước, từng bước nâng cao năng lực công nghệ nội sinh. Thách thức Bên cạnh những cơ hội nêu trên, thách thức đầu tiên phải kể đến là Nhà nước phải đầu tư lớn về mọi mặt, đặc biệt phải cải cách cũng như cơ cấu lại hệ thống pháp luật. Theo đó, phải tăng cường năng lực của các cơ quan nhà nước (các cơ quan quản lý nhà nước về SHTT như Cục SHTT, Cục Bản quyền tác giả, Cục Trồng trọt) và các cơ quan thực thi, đặc biệt là hải quan và tòa án phải được trang bị năng lực cần thiết (từ hạ tầng kỹ thuật, đến thượng tầng thông tin và đội ngũ cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ…). Điều này dẫn đến việc buộc phải tăng đầu tư ngân sách, vốn đang còn hạn chế cho việc nâng cao năng lực của toàn hệ thống, đặc biệt là hệ thống công nghệ thông tin và con người. Bên cạnh đó, Nhà nước còn cần thực hiện các chính sách chống tác động tiêu cực của “chế độ” bảo hộ SHTT mới (chính sách y tế để bảo đảm khả năng tiếp cận thuốc với giá cả hợp lý cho toàn dân; chính sách nông nghiệp nông thôn để bảo đảm khả năng tiếp cận nguồn vật tư nông nghiệp với giá cả hợp lý cho người dân…) cũng như nâng cao nhận thức của xã hội nói chung và doanh nghiệp nói riêng để tạo ra văn hóa tôn trọng quyền SHTT. Tác động Các cam kết về SHTT trong các FTA gần đây (EVFTA, CPTPP) có tác động toàn diện Số 5 năm 2020 đến hệ thống SHTT của Việt Nam, cụ thể: Về chính sách, pháp luật: phải sửa đổi hệ thống pháp luật cũng như phải thay đổi cơ cấu hệ thống pháp luật để thi hành các cam kết. Ví dụ, sửa quy định về nhãn hiệu để bảo hộ các nhãn hiệu phi truyền thống; sửa quy định về sáng chế liên quan đến cơ chế đền bù nếu việc xử lý đơn xin cấp phép lưu hành thuốc bị chậm trễ bất hợp lý; sửa quy định về bảo hộ dữ liệu thử nghiệm nông hoá phẩm; hay sửa đổi một số quy định liên quan đến chế tài, hình phạt đối với các hành vi xâm phạm quyền SHTT. Về tổ chức bộ máy: các cơ quan quản lý nhà nước phải minh bạch hơn trong thực hiện các thủ tục xác lập quyền (cho công chúng tiếp cận thông tin về đơn đăng ký và văn bằng bảo hộ đối với quyền sở hữu công nghiệp) cũng như thực thi quyền (công chúng có thể tiếp cận các bản án, các quyết định xử phạt trong lĩnh vực SHTT); duy trì hệ thống nộp đơn trực tuyến và cơ sở dữ liệu trực tuyến song song với hệ thống đơn và cơ sở dữ liệu giấy. Bên cạnh đó, các cơ quan thực thi phải tổ chức lại bộ máy thực thi quyền SHTT, trong đó phân định rõ ranh giới giữa thực thi dân sự, hành chính, hình sự, đặc biệt đẩy mạnh thực thi dân sự và hình sự theo như yêu cầu của các cam kết; năng lực của các cơ quan thực thi, nhất là là tòa án và cơ quan thực thi quyền tại biên giới phải được nâng cao để đáp ứng yêu cầu mới... ?
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.