HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ DỰ BÁO

pdf
Số trang HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ DỰ BÁO 30 Cỡ tệp HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ DỰ BÁO 2 MB Lượt tải HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ DỰ BÁO 0 Lượt đọc HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ DỰ BÁO 31
Đánh giá HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ DỰ BÁO
4.7 ( 19 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 30 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

u HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ DỰ BÁO BÁO CÁO PHÂN TÍCH NGÀNH Ngày 24 tháng 7 năm 2008 PHẦN I: TỔNG QUAN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM TỔNG HỢP NHỮNG ĐIỂM CHÍNH ....................................................... 2 BỐI CẢNH KINH TẾ VIỆT NAM ............................................................ 3 HỆ THỐNG NGÂN HÀNG – THỰC TRẠNG HIỆN NAY ....................... 4 Những thành quả đạt được .................................................................... 4 Tăng trưởng tín dụng nhanh hơn tăng trưởng tiết kiệm ........................ 5 Mất cân đối trong cơ cấu nguồn vốn – tài sản ....................................... 6 Chính sách thắt chặt tiền tệ và rủi ro thanh khoản ................................. 8 DỰ BÁO HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG .......................................... 9 Tình hình thanh khoản vẫn tiếp tục căng thẳng ..................................... 9 Tín dụng bất động sản – Nguy cơ gây khủng hoảng cho HTNH ........... 9 Khả năng nới lỏng tăng trưởng tín dụng .............................................. 10 Hiệu quả hoạt động ngân hàng sụt giảm.............................................. 11 Sáp nhập và tái cấu trúc nguồn vốn của hệ thống ngân hàng ............. 12 QUAN ĐIỂM ĐẦU TƯ VÀO NGÀNH NGÂN HÀNG ............................ 12 SO SÁNH MỘT SỐ NGÂN HÀNG ....................................................... 13 PHẦN II: MỘT SỐ NGÂN HÀNG TIÊU BIỂU NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU (ACB) .................................................. 15 NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (SACOMBANK) ........ 18 NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG (TECHCOMBANK) ..................... 21 NGÂN HÀNG TMCP XNK VIỆT NAM (EXIMBANK) ........................... 24 NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI (MILITARY BANK) ......................... 27 CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN BẢN VIỆT 67 Hàm Nghi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam T: (84 8) 914 3588 F: (84 8) 914 3209 http://www.vcsc.com.vn Báo cáo phân tích ngành HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ DỰ BÁO TỔNG HỢP NHỮNG ĐIỂM CHÍNH Tiêu điểm về ngành: Thông tin ngành: • Ngân hàng là ngành có mối quan hệ mật thiết với các biến động của nền kinh tế. Đây là ngành chịu ảnh hưởng đầu tiên khi nền kinh tế gặp khó khăn nhưng cũng là ngành hồi phục trước tiên để tạo điều kiện cho nền kinh tế phục hồi và đi vào ổn định. Số lượng công ty niêm yết • Hệ thống ngân hàng Việt Nam đang hoạt động trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn do lạm phát tăng cao và giá dầu thế giới liên tục tăng. ROA bình quân (%) 2,88 ROE bình quân (%) 34,75 • Tốc độ tăng trưởng quá nóng của nền kinh tế trong những năm vừa qua đã dẫn đến lượng cung tiền tăng nhanh, kéo theo tăng trưởng tín dụng nóng, trong khi tiết kiệm sụt giảm. Tốc độ tăng trưởng tín dụng, huy động 2 Vốn hóa thị trường (tỷ đồng) 29.657 P/E 07 trung bình (x) 9,39 NIM bình quân (%) 2,39 • Hệ thống ngân hàng bị mất cân đối trong cơ cấu nguồn vốn – tài sản, lấy vốn ngắn hạn cho vay dài hạn đồng thời tận dụng quá nhiều nguồn vốn vay liên ngân hàng với chi phí huy động thấp để cho vay bất động sản và chứng khoán. • Tăng trưởng nóng tín dụng và chính sách thắt chặt tiền tệ làm cho rủi ro thanh khoản tăng cao. Dự báo sáu tháng cuối năm 2008: • Tình hình thanh khoản vẫn tiếp tục căng thẳng – việc mất cân đối kỳ hạn giữa huy động và cho vay, đồng thời lãi suất tăng cao sẽ gây khó khăn cho hệ thống ngân hàng và cả nền kinh tế. Nguồn: NHNN Cơ cấu thu nhập Ngân hàng 2007 • Khó khăn tín dụng trong lĩnh vực bất động sản - Nguy cơ nợ quá hạn tăng cao, gây khủng hoảng cho hệ thống ngân hàng. • Khả năng nới lỏng tốc độ tăng trưởng tín dụng hơn mức 30% để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. • Hiệu quả hoạt động của ngân hàng giảm sút nghiêm trọng do sự sụt giảm trong hoạt động tín dụng và chi phí dự phòng tăng. • Khả năng sát nhập và tái cấu trúc hoạt động ngân hàng, nhất là các ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ và vừa. Lãi suất giảm khi cuộc chạy đua lãi suất không còn. Nguồn: VCSC So sánh một số chỉ tiêu tài chính: Ngân hàng ACB STB TCB EIB MB 2007A 2008E 2007A 2008E 2007A 2008E 2007A 2008E 2007A 2008E Tổng tài sản 85.392 120.881 64.573 76,638 39.542 51.850 33.710 41.957 29.623 37.534 Vốn điều lệ 2.630 6.355 4.449 5.381 2.521 3.733 2.800 7.380 2.000 2.900 P/B 2,75 2,59 1,69 1,67 1,24 1,87 1,07 1,38 0,79 1,03 P/E 9,77 17,29 8,91 20,01 9,85 17,83 14,50 22,68 5,6 8,6 ROA 2,7 1,2 3,1 1,1 1,79 0,96 1,8 2,1 2,28 1,57 ROE 44,3 16,8 27,4 9,2 19,13 11,32 11,2 8,1 19,98 13.42 LDR 57,5 58,0 80,0 80,0 84,0 80,0 80,6 80,0 65,0 66,0 Ngành Ngân hàng 2 Báo cáo phân tích ngành BỐI CẢNH KINH TẾ VIỆT NAM Thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam nổi lên là một nền kinh tế tăng trưởng nhanh với tốc độ tăng trưởng bình quân trên 7%/năm, bước đầu hội nhập vào sân chơi của nền kinh tế toàn cầu khi trở thành thành viên chính thức của WTO vào cuối năm 2006. Năm 2007 trở thành năm thành công của Việt Nam khi tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8,5%, giải ngân vốn đầu tư trực tiếp (FDI) hơn 8 tỷ USD và lượng vốn đầu tư gián tiếp (FII) theo số liệu thống kê chưa chính thức vào khoảng 6 tỷ USD. Tuy nhiên trong năm 2008 với những khó khăn nội tại của nền kinh tế từ việc phát triển nóng trong thời gian qua cộng với những diễn biến bất lợi của nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với một số khó khăn trước mắt. Tỷ lệ lạm phát trong sáu tháng đầu năm 2008 tăng cao so với cuối năm 2007, đạt 18,44%, thâm hụt cán cân thương mại vượt mức thâm hụt của cả năm 2007, bằng 49,7% kim ngạch xuất khẩu. Thị trường chứng khoán sụt giảm gần 60% so với tháng 11/2007 và tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Lạm phát và thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam trong thời gian qua Nguồn: Tổng cục thống kê Tiêu dùng quá mức và yếu tố đầu cơ đã gây ra tình trạng lạm phát và làm thâm hụt cán cân thương mại Bong bóng chứng khoán và bất động sản trong năm 2006, 2007 cộng hưởng với chính sách tăng trưởng tín dụng quá nóng ở mức 37,8% năm 2007 đã khiến một bộ phận dân cư trở nên giàu có quá mức. Nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng xa xỉ như ô tô tăng đột biến góp phần làm thâm hụt cán cân thương mại trong 6 tháng đầu năm 2008 đạt mức kỷ lục 14,8 tỷ USD, bằng 49,8% kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh đó, yếu tố đầu cơ đã dẫn đến lượng nhập khẩu vượt quá nhu cầu thực tế và giá cả hàng hóa tăng cao, thể hiện ở các mặt hàng như gạo, phân bón, thép và xi măng. Chính phủ đang nỗ lực thực hiện thắt chặt tiền tệ và cắt giảm chi tiêu công để ổn định vĩ mô Để đối phó với tình hình lạm phát tăng đột biến và thâm hụt cán cân thương mại, Chính phủ đã áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm giảm lượng cung tiền trong lưu thông, đồng thời thực hiện cắt giảm chi tiêu công nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực công. Các biện pháp này đang có những tác động tích cực trong việc kiềm giữ lạm phát và hạn chế nhập siêu. Khả năng Chính phủ nới lỏng trợ giá xăng dầu do giá dầu thế giới tăng cao sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các chỉ số vĩ mô Bên cạnh đó, để hạn chế tốc độ lạm phát, Chính phủ đã yêu cầu các doanh nghiệp không tăng giá bán các mặt hàng thiết yếu như điện, nước, dược phẩm, thép, xi măng ... đến hết tháng 6/2008. Đến thời điểm hiện nay, lộ trình tăng giá cho các mặt hàng này vẫn chưa được công bố; trong khi đó các doanh nghiệp đang chịu áp lực lỗ từ việc giá nguyên liệu đầu vào tăng cao nhưng không điều chỉnh được giá đầu ra. Tuy nhiên hiện nay Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn dầu nhập khẩu trong khi vẫn xuất khẩu dầu thô do các nhà máy lọc dầu chưa đi vào hoạt động. Giá dầu thế giới liên tục gia tăng gây áp lực đè nặng cho ngân sách do Chính phủ vẫn chủ trương bù lỗ để kiềm chế việc tăng giá. Nguồn ngân sách trợ giá xăng dầu trong 6 tháng đầu năm Ngành Ngân hàng 3 Báo cáo phân tích ngành được công bố đã lên đến 11.000 tỷ đồng, chiếm 5,3% tổng chi ngân sách nhà nước, trong khi Chính phủ đã tăng giá xăng dầu trong tháng 2 vừa qua. Việc tăng giá xăng dầu vào ngày 25/2/2008 đã cho thấy ảnh hưởng của yếu tố này đến việc gia tăng giá cả hàng hóa, góp phần làm chỉ số lạm phát tăng đột biến. Chỉ số lạm phát trong quý I/2008 tăng 16,38% so với cùng kỳ năm ngoái và tiếp tục tăng trong các tháng tiếp theo. Giá dầu diezel và dầu hỏa Giá dầu mazút Giá xăng A92 Trước ngày 25/2/2008 25/2/2008 Mức tăng % 10.200 8.500 13.000 13.900 9.500 14.500 3.700 1.000 1.500 36% 12% 12% Với tình hình giá xăng dầu tiếp tục tăng hơn 130USD/thùng như hiện nay thì nhiều khả năng Chính phủ sẽ nới lỏng trợ cấp giá xăng dầu trong thời gian tới. Việc tăng giá xăng dầu có thể tạo thêm áp lực đối với các mặt hàng hiện đang kiềm chế tăng giá. Trong điều kiện Chính phủ cố gắng trợ cấp giá xăng dầu để kiềm chế lạm phát thì vấn đề thâm hụt ngân sách trong 6 tháng cuối năm sẽ trở nên nghiêm trọng hơn do giá nhập khẩu xăng dầu ngày càng có chiều hướng gia tăng. Do đó, vấn đề tăng giá xăng dầu trong thời gian tới sẽ có ảnh hưởng lớn đến các chỉ số vĩ mô của nền kinh tế. HỆ THỐNG NGÂN HÀNG – THỰC TRẠNG HIỆN NAY Hệ thống ngân hàng – Huyết mạch của nền kinh tế Những thành quả đạt được Trong thời gian qua, hệ thống ngân hàng đã cung cấp thêm một lượng vốn khá lớn cho nền kinh tế, chiếm khoảng 16-18% GDP hàng năm và gần bằng 50% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Điều này chứng tỏ hệ thống ngân hàng đã có một sự phát triển vượt bậc, phát huy hiệu quả vai trò huyết mạch trong việc làm cầu nối giữa sản xuất, tiêu dùng và tiết kiệm. Số lượng ngân hàng thương mại qua các năm NHTMLD: Ngân hàng thương mại liên doanh NHTMQD: Ngân hàng thương mại quốc doanh Vốn điều lệ các ngân hàng thương mại năm 2007 CNNHTMNN: Chi nhánh Ngân hàng TM nước ngoài NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Trước đây các ngân hàng thương mại quốc doanh là đơn vị nòng cốt trong việc hỗ trợ khu vực kinh tế nhà nước do lợi thế về vốn và thị phần. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của khối kinh tế tư nhân, trong những năm gần đây, các ngân hàng thương mại cổ phần đã có bước phát triển đáng kể trong tăng trưởng nguồn vốn và mở rộng mạng lưới hoạt động phục vụ cho khu vực dân cư và doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tăng trưởng thu nhập của các ngân hàng thương mại cổ phần đạt khoảng 60% - 120% mỗi năm. Trong năm 2007, tốc độ tăng vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại cổ phần đạt khoảng 94% so với năm 2006. Trong khi đó các ngân hàng thương mại quốc doanh chỉ tập trung trong khu vực truyền thống là các doanh nghiệp Nhà nước nên tăng trưởng thu nhập đạt khoảng 20% mỗi năm. Ngành Ngân hàng 4 Báo cáo phân tích ngành Tỷ lệ nợ xấu giảm từ 20% trong những năm 90 xuống dưới 2% năm 2007 Hệ thống ngân hàng đã được cơ cấu lại tài chính và tiến hành xử lý những khoản nợ tồn tại từ những năm 90. Đến năm 2007, tỷ lệ nợ xấu chiếm dưới 2% trên tổng dư nợ tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu qua các năm Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Tăng trưởng tín dụng nhanh hơn tăng trưởng tiết kiệm Trong năm 2006 và 2007 do sự phát triển quá nóng của nền kinh tế cùng với lượng tiền đưa vào lưu thông tăng quá nhanh so với khả năng hấp thụ của nền kinh tế đã dẫn đến lạm phát tăng nhanh và tạo ra bong bóng chứng khoán và bất động sản. Ngân hàng Nhà nước với mục tiêu kiểm soát lạm phát đã đưa ra các chính sách nhằm rút bớt lượng tiền trong lưu thông. Tuy nhiên, các biện pháp của Ngân hàng Nhà nước không đủ mạnh, kịp thời và đồng bộ nên việc kiểm soát tiền tệ còn nhiều hạn chế, dẫn đến sự lệch pha giữa tăng trưởng cung tiền, tiết kiệm và cho vay trong nền kinh tế. So sánh tăng trưởng tín dụng và huy động Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Ngành Ngân hàng So sánh dư nợ tín dụng/GDP, cung tiền, tín dụng và tiết kiệm Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 5 Báo cáo phân tích ngành Mất cân đối trong cơ cấu nguồn vốn – tài sản Lấy vốn ngắn hạn cho vay dài hạn Nguồn vốn huy động của các ngân hàng thương mại chủ yếu từ 3 nguồn chính: tự huy động, vay trên thị trường liên ngân hàng và vay Ngân hàng Nhà nước thông qua việc cầm cố các giấy tờ có giá. Tổng vốn dài hạn chiếm 35,12% trên tổng nguồn vốn, trong khi đó các ngân hàng đã cho vay trung và dài hạn (33,35%) cùng với đầu tư tài chính (13,59%) (chủ yếu là trái phiếu) là 47,09%. Như vậy phần chênh lệch 11,97% còn lại của nhu cầu cho vay dài hạn cộng với 44,4% cho vay ngắn hạn phải lấy từ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay. Tiền & Tài sản cố định 8,51% Tiền vay các TCTD 20,66% 13,59% Tài khoản thanh toán 21,00% Cho vay 77,90% Tiền gửi ngắn hạn 23,22% Tiền gửi dài hạn 15,12% Trong đó: Cho vay ngắn hạn 44,40% Phát hành giấy tờ có giá Cho vay trung và dài hạn 33,50% Vốn 7,00% 13,00% 35,12% Đầu tư tài chính Bên cạnh đó, các ngân hàng chưa quan tâm nhiều đến việc phát hành trái phiếu nhằm tăng nguồn vốn dài hạn, trong khi vốn chủ sở hữu không cao. Đây là một trong những lý do chính dẫn đến sự mất cân đối trong cơ cấu nguồn vốn và tài sản. Tận dụng nguồn vốn vay từ thị trường liên ngân hàng với chi phí huy động thấp Trong năm 2007 tốc độ tăng trưởng huy động từ dân cư (tăng trưởng tiết kiệm) giảm so với 2006, trong khi tăng trưởng tín dụng lại tăng cao đạt 37,8%. Điều này cho thấy các ngân hàng thương mại đã phải sử dụng nguồn vốn từ thị trường liên ngân hàng, nơi có lãi suất thấp, dưới 7%/năm để đáp ứng tốc độ tăng trưởng tín dụng này. Tuy nhiên, theo quy định thì khoản vay liên ngân hàng chỉ được sử dụng trong trường hợp giải quyết các khó khăn thanh khoản trong ngắn hạn. Việc làm này đã dẫn đến sự mất cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu nguồn vốn và tiềm ẩn rủi ro thanh khoản trong hệ thống ngân hàng. Từ trước năm 2007 đến nay, Ngân hàng TMCP dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn vay liên ngân hàng với lãi suất thấp để cho vay Tự huy động Kho bạc Nhà nước Ngành Ngân hàng Cho vay 7% Tổng nguồn vốn huy động tại ngân hàng TMCP 12% Cho vay 3% Gửi NHTM Quốc Doanh Ngân hàng Nhà Nước 6 Báo cáo phân tích ngành Các ngân hàng đã quá chủ quan khi theo đuổi mục tiêu lợi nhuận trong ngắn hạn qua việc lấy nguồn vốn liên ngân hàng để cho vay dài hạn. Điều này đã góp phần làm tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng tăng cao, đạt 37,8% so với năm 2006, trong đó tăng trưởng tín dụng của thành phố Hồ Chí Minh là 56,8%. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong gần một thập niên qua. Cho vay chứng khoán, bất động sản - 2 nguyên nhân chính dẫn đến tăng trưởng nóng tín dụng năm 2007. Chín tháng đầu năm 2007, tốc độ tăng trưởng hoạt động cho vay của thành phố Hồ Chí Minh luôn duy trì ở mức trên 3,4%/tháng, tổng cộng tăng khoảng 30%. Nhưng sang quí 4/2007 tín dụng tăng đột biến, thêm 20,6%. Nguyên nhân là do các ngân hàng đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, trong đó chủ yếu là cho vay bất động sản do thị trường bất động sản phát triển quá nóng. Đồng thời, việc tăng trưởng tín dụng sẽ giúp ngân hàng đưa tỷ lệ dư nợ cho vay chứng khoán từ đầu năm về mức 3% trên tổng dư nợ theo Chỉ thị 03 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại thời điểm 31/12/2007. Đầu tư tài chính – rủi ro bùng nổ trong năm 2008 Đầu tư tài chính tại các ngân hàng cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể, khoảng 13,59%. Đây là kết quả của sự bùng nổ thị trường chứng khoán trong năm 2007. Danh mục đầu tư của các ngân hàng tập trung rất nhiều vào cổ phiếu và trái phiếu, đặc biệt là trái phiếu có thời hạn trung bình khoảng 3 năm. Cơ cấu danh mục đầu tư tài chính của một số ngân hàng năm 2007 Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính các ngân hàng Bên cạnh đó, khoản đầu tư trái phiếu từ năm 2007 về trước có lãi suất coupon khoảng 8%, trong khi giá trị giao dịch hiện tại của trái phiếu chính phủ chỉ khoảng 70 – 80% mệnh giá – tương đương lợi suất (yield) khoảng 18%. Do đó, chất lượng tài sản ngân hàng đối với giá trị trái phiếu sẽ bị sụt giảm. Đồng thời, với lãi suất huy động hiện nay ở mức trên 17,5%/năm thì khoản tiền lãi nhận được từ việc đầu tư vào trái phiếu với lãi suất cố định 8%/năm sẽ làm cho hệ số lãi ròng biên tế (NIM) năm 2008 bị giảm đáng kể. Thay đổi cơ cấu thu nhập – Hệ quả của tăng trưởng nóng tín dụng và đầu tư tài chính Ngành Ngân hàng Hệ quả của tăng trưởng nóng tín dụng và đầu tư tài chính quá nhiều đã làm cơ cấu thu nhập của các ngân hàng trong năm 2007 bị thay đổi. Tỷ trọng hoạt động tín dụng và đầu tư tài chính tăng, chiếm 81,68% so với tổng thu nhập (năm 2006 chiếm 70,21%), trong khi đó hoạt động dịch vụ lại bị thu hẹp, từ 22,36% năm 2006 xuống còn 11,78% năm 2007. 7 Báo cáo phân tích ngành Cơ cấu thu nhập qua các năm Năm 2006 Năm 2007 Nguồn: VCSC Sự phát triển quá nóng của thị trường chứng khoán trong năm 2007 cũng làm cho các doanh nghiệp tập trung vào hoạt động đầu tư tài chính, không tập trung phát triển sản xuất kinh doanh và một bộ phận dân cư cũng trở nên giàu có. Bong bóng chứng khoán và bất động sản đã đem lại cảm giác thịnh vượng cho cả nền kinh tế, từ đó dẫn đến những lệch lạc trong sản xuất, tiêu dùng và tiết kiệm, làm ngòi nổ cho những khó khăn của nền kinh tế vĩ mô trong năm 2008. Chính sách thắt chặt tiền tệ và rủi ro thanh khoản Chính sách siết chặt tiền tệ gây ra khó khăn thanh khoản của hệ thống ngân hàng Ngay từ những tháng đầu năm 2008, tình hình lạm phát và thâm hụt cán cân thương mại đã trở nên nghiêm trọng. Chính phủ đã ưu tiên mục tiêu chống lạm phát bằng việc áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm giảm lượng cung tiền trong lưu thông – nguyên nhân chính gây ra lạm phát cao. Hệ thống ngân hàng, cầu nối cung cấp nguồn vốn cho nền kinh tế, đã chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các biện pháp thắt chặt tiền tệ này. ƒ Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 10% lên 11% kể từ ngày 1/2/2008. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc qua các thời kỳ 01/08/2003 01/07/2004 01/06/2007 01/02/2008 Tiền gửi VND dưới 12 tháng 2% 5% 10% 11% Tiền gửi ngoại tệ dưới 12 tháng 4% 8% 10% 11% Tiền gửi VND và ngoại tệ trên 12 tháng, dưới 24 tháng 1% 2% 4% 5% ƒ Yêu cầu các ngân hàng thương mại phải mua 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc với lãi suất cố định 7,8%, kỳ hạn 1 năm trước ngày 17/3/2008 và không được sử dụng trong giao dịch tái cấp vốn trên thị trường liên ngân hàng (lãi suất tín phiếu được điều chỉnh tăng lên 13% kể từ 1/7/2008). Theo ước tính của chúng tôi trong vòng sáu tháng đầu năm 2008 Ngân hàng Nhà nước đã rút khoảng 60 ngàn tỷ đồng từ các ngân hàng thương mại và các biện pháp thắt chặt tiền tệ cũng như những biện pháp làm lành mạnh hóa hoạt động ngân hàng đã bắt đầu phát huy tác dụng. Tuy nhiên, những biện pháp này đã làm cả hệ thống ngân hàng thương mại gặp khó khăn thanh khoản nghiêm trọng. Các ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ và vừa và cả những ngân hàng thương mại lớn, có uy tín đều bước vào cuộc chạy đua lãi suất nhằm giải quyết khó khăn thanh khoản, đồng thời giữ lượng khách hàng của mình. Ngành Ngân hàng 8 Báo cáo phân tích ngành Chính vì vậy, Ngân hàng Nhà nước đã liên tục nâng lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu. Trong vòng 6 tháng đầu năm, lãi suất cơ bản đã được điều chỉnh tăng 3 lần từ 8,25%/năm vào đầu năm và đến giữa tháng 6 đã là 14%/năm. Các cột mốc trong thay đổi chính sách lãi suất Lãi suất cơ bản Lãi suất tái cấp vốn Lãi suất chiết khấu 12/2005 - 31/1/2008 8,25% 6,5% 4,5% 1/2/2008 8,75% 7,5% 6,0% 19/5/2008 12% 13% 11% 11/6/2008 14% 15% 13% Với những khó khăn hiện hữu của hệ thống ngân hàng do mất cân đối trong cơ cấu nguồn vốn và tài sản cộng với tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh, chính sách thắt chặt tiền tệ đã làm các ngân hàng bộc lộ những khiếm khuyết trong hoạt động của mình. Theo chúng tôi, đây là những giải pháp bắt buộc để hệ thống ngân hàng chấn chỉnh hoạt động và có những điều chỉnh phù hợp. Do các chính sách thắt chặt tiền tệ chỉ mới ban hành và cần thời gian phát huy tác dụng, chúng tôi cho rằng thời gian tới sẽ là thời gian thử thách đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng và ngân hàng nào vượt qua được giai đoạn này sẽ có cơ hội phát triển bền vững trong dài hạn. DỰ BÁO HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG Tình hình thanh khoản vẫn tiếp tục căng thẳng Khả năng huy động thấp trong khi tăng trưởng tín dụng cao làm cho khó khăn thanh khoản trở nên nghiêm trọng hơn Mất cân đối kỳ hạn sẽ làm căng thẳng về tính thanh khoản Tăng trưởng huy động Lãi suất tăng cao – Một số doanh nghiệp không thể trả lãi và nợ vay Sáu tháng đầu năm 2008, tốc độ tăng trưởng cho vay của toàn hệ thống đạt 21%, trong khi tốc độ tăng trưởng huy động đạt khoảng 7% so với năm 2007. Vấn đề này cùng với chính sách siết chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, hệ thống Ngân hàng càng bộc lộ những yếu kém trong việc giải quyết khó khăn thanh khoản trong thời gian qua. Trong sáu tháng cuối năm 2008, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục chính sách siết chặt tiền tệ bằng cách rút 52 ngàn tỷ đồng gửi tại các ngân hàng thương mại quốc doanh ra khỏi lưu thông. Như vậy khả năng thanh khoản vốn dĩ đã rất yếu nay còn trở nên nghiêm trọng hơn. Những cuộc đua lãi suất đã làm cho các ngân hàng ở trong tình trạng “mất cân đối kỳ hạn” giữa huy động và cho vay. Ước tính khoảng 80% nguồn vốn huy động của một số ngân hàng thương mại có kỳ hạn dưới một năm, trong khi cơ cấu kỳ hạn cho vay trung và dài hạn của các ngân hàng thương mại là khá cao, có ngân hàng lên đến 70%. Đây là một khó khăn cho ngân hàng khi phải vừa tìm kiếm nguồn huy động để bù đắp nguồn vốn thiếu hụt 52 ngàn tỷ đồng, vừa phải dự trữ một nguồn đủ lớn (quỹ thanh khoản) để đảm bảo khả năng thanh toán cho người gửi tiền khi có nhu cầu. Lãi suất cho vay cao như hiện nay cũng sẽ gây khó khăn cho một số doanh nghiệp có cán cân nợ quá nhiều do hiệu suất sử dụng vốn của doanh nghiệp trong tình hình hiện nay khó có thể cao hơn chi phí vay vốn. Khả năng không trả được nợ và nguy cơ phá sản, là điều có thể xảy ra đối với các doanh nghiệp này. Như vậy các khó khăn của nền kinh tế và vấn đề thanh khoản sẽ tiếp tục là một thách thức đối với toàn bộ hoạt động của hệ thống ngân hàng. Tín dụng bất động sản – Nguy cơ gây khủng hoảng cho hệ thống ngân hàng Khó khăn tín dụng trong lĩnh vực bất động sản Nguy cơ nợ quá hạn tăng cao trong 6 tháng cuối năm Ngành Ngân hàng Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước tính đến cuối tháng 4 năm 2008, dư nợ cho vay để kinh doanh bất động sản là 135.000 tỷ đồng, chiếm 13% trong tổng dư nợ. Theo chúng tôi tỷ lệ này có thể cao hơn tỷ lệ được công bố, lên đến khoảng 20% trên tổng dư nợ cho vay. Khoản chênh lệch này nằm trong dư nợ cho vay tiêu dùng do các ngân hàng thương mại không kiểm soát hết mục đích sử dụng của những khoản vay này. 9 Báo cáo phân tích ngành Dư nợ cho vay bất động sản trên tổng dư nợ cho vay Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Mất khả năng thanh toán đối với các khoản vay bất động sản tăng cao Hầu hết các hợp đồng cho vay bất động sản đều được ký kết và giải ngân vào thời kỳ cao điểm nhất của thị trường bất động sản, là quý 4/2007. Bên cạnh đó, các ngân hàng không cố định mức lãi suất ban đầu trong suốt thời hạn vay mà lãi suất cho vay được điều chỉnh theo lãi suất thị trường, quy định rõ trong từng hợp đồng cho vay. Như vậy lãi suất tăng cùng lúc với thị trường bất động sản sụt giảm sẽ dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán tăng cao đối với các khoản vay bất động sản trong sáu tháng cuối năm 2008. Chi phí dự phòng nợ xấu tăng đột biến - Ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Để thanh toán nợ, người đi vay buộc phải bán tháo tài sản hoặc ngân hàng phải thanh lý tài sản thế chấp. Điều lo ngại là tài sản đảm bảo cho những khoản vay này thường được các ngân hàng định giá ở mức 70% giá trị thị trường tại lúc cao điểm, trong khi thị trường bất động sản đã mất giá đến 50% - 60%. Tác động dây chuyền này sẽ tạo ra khủng hoảng tín dụng và thanh khoản trong hệ thống ngân hàng cũng như chi phí dự phòng nợ xấu sẽ tăng đột biến trong sáu tháng cuối năm 2008. Khả năng nới lỏng tăng trưởng tín dụng Sáu tháng đầu năm 2008, tốc độ tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống là 21%, chủ yếu tăng mạnh trong ba tháng đầu năm. Tuy nhiên, trong quí II/2008, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay bị chậm lại; dư nợ cho vay tháng 05 của toàn hệ thống chỉ tăng 0,1% so với tháng 04 (riêng khối ngân hàng thương mại quốc doanh giảm 0,4%). Mức tăng như vậy ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp trong một nền kinh tế chủ yếu dựa vào vốn ngân hàng. Sở dĩ có tình hình như trên là do trong tháng 2/2008, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức không quá 30% so với năm 2007. Điều này khiến cho các doanh nghiệp gặp khó khăn do thiếu vốn hoạt động, trong khi đó ngân hàng không thể cho vay vì vướng quy định của Ngân hàng Nhà nước. Việc hạn chế tốc độ tăng trưởng tín dụng đã dẫn đến tình trạng khó khăn thanh khoản của các đối tượng trong nền kinh tế, ảnh hưởng đến việc duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường của các doanh nghiệp nên nguy cơ đổ vỡ đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa là rất cao. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế sẽ bị chậm lại và một số ngành như thủy sản, công nghiệp nặng, vật liệu xây dựng là những ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất do cơ cấu nợ vay lớn. Khả năng nới lỏng tốc Ngành Ngân hàng Do đó, chúng tôi cho rằng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước sẽ phải xem xét đến khả 10
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.