HỆ MÁU VÀ DỊCH THỂ

ppt
Số trang HỆ MÁU VÀ DỊCH THỂ 52 Cỡ tệp HỆ MÁU VÀ DỊCH THỂ 504 KB Lượt tải HỆ MÁU VÀ DỊCH THỂ 0 Lượt đọc HỆ MÁU VÀ DỊCH THỂ 9
Đánh giá HỆ MÁU VÀ DỊCH THỂ
4.7 ( 9 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

I/. Ý NGHĨA SINH HỌC VÀ CHỨC NĂNG CHUNG CỦA MÁU Máu là một mô lỏng màu đỏ được hình thành cùng với hệ mạch. Cũng như các loại mô khác, mô máu bao gồm các tế bào máu là hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và dịch ngoại bào là huyết tương. Máu cùng với các dịch thể khác là môi trường sống của tế bào trong cơ thể được gọi là nội môi. Sự ổn định và cân bằng của các chỉ tiêu trong nội môi đảm bảo cho các quá trình sống được thực hiện bình thường và do đó, cơ thể mới tồn tại, sinh trưởng và phát triển. 1/ Chức Năng Của Máu a) Chức năng vận chuyển Máu là con đường vận chuyển của các chất dinh dưỡng sau quá trình tiêu hóa và hấp thụ ở nhung map ruột, của khí O2 từ phổi đến môi và khí CO2 từ môi dến phổi, của các hoocmon do các tuyến nội tiết tiết ra, các sản phẩm thừa của quá trình trao đổi chất,.. Nhờ chức năng này mà cơ thể được cung cấp các chất dinh dưỡng và đào thải các sản phẩm thừa của quá trình trao đổi chất b) Chức năng cân bằng nước và muối khoáng Máu trực tiếp duy trì áp suất thẩm thấu và độ pH của dịch thể luôn luôn ổn định. c) Chức năng điều hòa nhiệt Máu tham gia vào điều hòa thân nhiệt, đặc biệt là ở động vật đồng nhiệt. Duy trì sự ổn định nhiệt độ bên trong cơ thể động vật và thích ứng với nhiệt độ môi trường d) Chức năng bảo vệ Chức năng này do tế bào bạch cầu đảm nhiệm. Bạch cầu thực hiện quá trình thực bào các vi khuẩn, các vật lạ, các độc tố xâm nhập vào cơ thể. Một nhóm bạch cầu sinh ra kháng thể thực hiện các phản ứng miễn dịch bảo vệ cơ thể. II/. Khối lượng và Thành phần của máu a) Khối lượng máu Ở người, khối lượng máu chiếm 7 – 9% trọng lượng cơ thể. Người trưởng thành có khoảng 4 – 5 lít máu.ở nam giới lượng máu lớn hơn ở nữ giới. Khối lượng máu thay đổi theo loài. Vd: tỷ lệ phần trăm so với trọng lượng cơ thể ở cá khoảng 3; ếch 5,7; mèo 6,6,… Lượng máu còn thay đổi theo một số trạng thái. Vd: lượng máu tăng sau bữa ăn, khi mang thai; lượng máu giảm khi đói, khi cơ thể mất nước. b) Thành phần máu - Phần trong màu vàng nhạt, chiếm 55 – 66% thể tích, đó là huyết tương. - Phần đặc màu đỏ thẫm, chiếm 40 – 45% thể tích, đó là các tế bào máu. Trong các tế bào máu thì số lượng chủ yếu là hồng cầu còn bạch cầu và tiểu cầu chiếm tỷ lệ rất thấp III/. HUYẾT TƯƠNG (PLASMA) Huyết tương là một dịch trong, màu vàng nhạt và vị hơi mặn. Huyết tương là thành phần quan trọng của máu, chiếm 55 – 60% tổng lượng máu.Độ nhớt riêng của huyết tương so với nước là 1,7 – 2,2 Trong thanh phần huyết tương: - Nước chiếm 90 – 92% - Chất khô 8 – 10% 1) Protein huyết tương Thành phần và tỷ lệ của các protein huyết tương có ý nghĩa chức năng quan trọng. Bằng các phương pháp hiện đại, người ta tính được thành phần cụ thể của protein huyết tương như sau: Ở người: Loại Protein Trọng lượng g/1000ml huyết tương Tỷ lệ % so với Protein toàn phần Protein toàn phần 68 - 72 100 Albumin 42 60 Globulin toàn phần 24 35 Globulin α1 3,5 5 Globulin α2 5 7 Globulin β 8 11 Globulin γ 7,5 11 Fibrinogen 2-4 4-5 Ở Động vật Loài Albumin Globulin Lợn Bò Chó Ngựa 4,4 3,3 3,1 2,7 3,9 4,1 2,2 4,6 Chức năng của protein huyết tương là: Protein toàn phần tham gia tạo thành một phần của áp suất thẩm thấu( áp suất kẹo). Albumin là nguyen liệu xây dựng các tế bào. Fibrinogen tha gia vào quá trình đông máu. Globulin α và β tham gia vận chuyển các chất lipid như acid béo, phosphatid, steroid… còn Globulin γ có vai trò đặc biệt trong cơ chế miễn dịch bảo vệ cơ thể. Thương Albumin / Globumin bằng 1,7. Tỷ số này được dùng để nghiên cứu sự cân bằng nước, đánh giá trạng thái cơ thể trong quá trình sinh trưởng và phát triển. 2) Các hợp chất hữu cơ không phải protein Ngoài thành phần protein, các hợp chất hữu cơ khác trong huyết tương gồm hai nhóm: nhóm có chứa nitơ(đạm cặn) và không chứa nitơ. Thành phần cụ thể như sau: Các chất có nitơ Hàm lượng mg/100ml Urê Acid uric Acid amin tự do Creatin-Creatinin Bilirubin amoniac 30 4,5 50 3 0,5 0,1 – 0.2 Các chất không có nitơ Hàm lượng mg/100 ml Glucose Lipid Cholesterol Phospholipid Acid lactic 100 400 – 600 150 – 230 150 10 3) Các thành phần vô cơ Thành phần vô cơ quan trọng nhất của huyết tương là muối ăn NaCl. Ngoài muối natri có calci, kali, magie. Cac muối trong huyết tương thường ở dạng clorua, sulfat, phosphat, bicarbonat. Bảng dưới đây là thành phần cation và anion của huyết tương người: Cation Hàm lượng mg/100ml Anion Hàm lượng mg/100ml Na+ K+ Ca++ Mg++ Cu++ Zn++ Fe++ 300 – 500 18 – 20 10 2,5 1,8 – 2,0 0,3 0,1 ClPO4-SO4-HCO3Iod 360 – 390 9,5 – 10,5 2,2 – 4,5 160 0,007 IV/. HỒNG CẦU 1) Cấu tạo và thành phần a) Hình dạng và kích thước Hồng cầu là tế bào máu có màu đỏ, chiếm khối lượng chủ yếu trong phần các yếu tố hữu hình của máu. Kích thước là hình dạng của hồng cầu thay đổi tùy loài động vật. Ở người, hồng cầu là tế bào không có nhân và không có khả năng sinh sản Hồng cầu người có hình đĩa lõm hai mặt, dày khoảng 2 micromet. Thể tích đạt khoảng 77 ± 5 micromet khối. Ở động vật như cá, lưỡng cư, bò sát, chim, hồng cầu có hình bầu dục và có nhân b)Thành phần của Hồng cầu - Nước từ 63 – 67% - Chất khô từ 33 – 37% Trong đó: + protein(Hemoglobin) 28% + các chất có nitơ 0,2% + Ure6 0,02% +Glucid 0,075% + Lipid các loại (lecitthin, cholesterol) 0,3% 2) Số lượng hồng cầu Số lượng hồng cầu trong máu rất nhiều Số lượng hồng cầu thay đổi theo loài động vật,và theo độ tuổi. Loài Hồng cầu (triệu/m m3) Loài Hồng cầu (triệu/m m3) Lợn lớn Lợn con Trâu Nghé Thỏ 5,0 4,7 – 5,8 4,5 - 5,3 5,6 – 6,3 5,8 Bò Sửa Dê Cùu Chó Gà 7,2 14,0 8,1 6,5 3,5 3) Hemoglobin(Hb) a) Cấu tạo Hemoglobin là một hợp chất protein, dễ tan trong nước. Trọng lượng phân tử Hb là 68000 Hb là nguyên liệu để tạo thành mọ sắc tố của cơ thể (da, mật, nước tiểu, phân). b) Các hợp chất của Hb Trong cơ thể, Hb tạo thành các dạng kết hợp sau: - oxyhemoglobin(HbO2).đây là dạng kết hợp lỏng lẻo hai chiều: Hb + O2  HbO2 - HbO2 có màu đỏ tươi, đặc trưng cho máu động mạch - Carboxyhemoglobin (HbCO2): Hb + CO2 HbCO2 - Carboxyhemoglobin (HbCO): đây là một liên kết bền vững làm cho Hb tự do giảm, không còn đủ để vận chyển O2. Đó là trường hợp ngộ độc và ngạt do khí CO; Hb + CO  HbCO - methemoglobin: dưới tác dụng của một số chất như chất oxy hóa, ferricyanid, atipyrin,… Hb chuyển thành methemoglobin c) Hàm lượng Hb trong máu Hàm lượng hemoglobin của máu người bình thường khoảng 15 gam/100ml máu (g%). Hàm lượng này ở một số động vật khác như sau: ngựa 13,6g, bò cái 11g, lợn 10,6g d) Chức năng của hồng cầu Có 3 chức năng quan trọng: + Vận chuyển khí O2 và CO2 + Góp phần tạo áp suất keo loại + Điều hòa sự cân bằng qcid - base Quá trình tạo hồng cầu Quá trình phân hủy hồng cầu V/. BẠCH CẦU (LEUCOCYTES) VÀ TIỂU CẦU (THROMBOCYTES) A/ BẠCH CẦU (LEUCOCYTES) 1) Cấu tạo và hình dạng của bạch cầu Bạch cầu là những tế bào máu có kích thước lớn hơn hồng cầu, trung bình vào khoảng 9 – 18 micromet đường kính nhưng số lượng thì ít hơn nhiều lần so với hồng cầu. Bạch cầu không chỉ tồn tại trong máu mà còn có mặt trong dịch bạch huyết, dịch não tủy, các hạch bạch huyết và tổ chức liên kết Bạch cầu là những tế bào có nhân. Dựa vào, hình dạng, kích thước và cấu tạo chia thành hai nhóm với 5 loại: + Bạch cầu có hạt,đa nhân • Bạch cầu trung tính • Bạch cầu ưa acid • Bạch cầu ưa base + Bạch cầu không hạt, đơn nhân • Bạch cầu đơn nhân,lớn (Monocyte) • Bạch huyết bào ( Lymphocyte) a/ Bạch cấu có hạt, đa nhân Đó là những bạch cầu mà trong bào tương, có các hạt bắt màu đặc trưng và nhân chia ra nhiều thùy. Bạch cầu nhóm này chiếm khoảng 2/3 tổng số bạch cầu trong máu. Căn cứ vào sự bắt màu của các hạt,chúng được chia ra: + Bạch cầu ưa base: Số lượng rất ít, vào khoảng 0 – 1% tổng số. Nhân phân 2-3 thùy,hạt bắt màu xanh tím khi nhộm Giemsa, Kích thước trung bình khoảng 8 – 15 micromet. b/ Bạch cầu không hạt, đơn nhân Nhóm bạch cầu này chiếm khoảng 1/3 tổng số bạch cầu. Trong bào tương không có hạt và nhân không phân thùy. Được chia làm 2 loại: + Bạch cầu trung tính chiếm khoảng 65% tổng số bạch cầu, kích thước khoảng 10 – 15 micromet. Nhân chia ra 3, 4 hoặc 5 thùy. Chức năng chính là thực bào + Bạch cầu ưa acid có nhân phân đoạn như bạch cầu trung tính nhưng hạt bắt màu đỏ máu. Số lượng ít hơn bạch cầu trung tính, chiếm khoảng 9% tổng số. Kích thước trung bình khoảng 8 – 15 micromet. + Bạch huyết bào hay còn gọi Lympho bào, chiếm khoảng 25% tổng số bạch cầu, Kích thước trung bình khoảng 5 – 15 micromet. Chức năng chủ yếu là bảo vệ cơ thể bằng các phản ứng miễn dịch. Lympho bào có khả năng chuyển thành bạch cầu đơn nhân lớn(monocyt). Cũng có khả năng trở lại tủy xương, biến thành tế bào không biệt hóa để rồi biến thành hồng cầu và bạch cầu có hạt. + Bạch cầu đơn nhân lớn hay còn gọi là monocyt Loại này có kích thước lớn nhất, đường kính 15 – 25 micromet. Số lượng khoảng 2 – 2,5% tổng số bạch cầu. Chức năng của monocty là thực bào 2/ Số lượng bạch cầu Bảng số lượng bạch ở một số loại gia súc (x 103 teá baøo/mm3) Loaøi Trung bình Bieán thieân Heo 12 8 – 16 Boø 8 5 – 10 Gaø 20 18 – 24 Ngöïa 8 6 – 10 Choù 12 7 – 17 Meøo 13 9 – 17 Deâ 10 8 – 12 Thoû 8 6 – 12 Boà caâu 24 16 – 30 3/ Chức năng của bạch cầu - Chức năng chung của bạch cầu là bảo vệ cơ thể thông qua khả năng thực bào và thực hiện các phản ứng miễn dịch. - Bạch cầu tiết ra các enzym phân hủy protein như leucoprotease, các chất diệt khuẩn gọi chung là bactericid. Đặc biệt là các chất chống lại các sản phẩm có hại như: + Các chất kháng độc (antioxin) để trung hòa độc tố của trùng uốn ván, bạch hầu, nọc rắn. + Chất aglutinin để ngưng kết các tế bào lạ, vi khuẩn. +Chất precipitin để kết tủa các protein lạ hoà tan. + Chất citolizin để hòa tan các tế bào lạ, vi khuẩn,.. + Chất glubulin y do bạch cầu Lympho sinh ra như một kháng thể diệt vi trùng. B/ TIỂU CẦU (THROMBOCYTES) 1) Hình dạng và kích thước Tiểu cầu là những thể nhỏ có hình dạng không ổn định ( có thể tròn, thoi, sao, gậy). Kích thước trung bình khoảng 2 – 4 micromet Bào tương bắt màu lơ xám hay tím nhạt. Tiểu cầu tăng khi thức an nhiều đạm, khi chảy máu và khi bị dị ứng. Tiểu cầu giảm khi bị thiếu máu ác tính, khi bị nhiễm phóng xạ,.. 2/ Tính chất - Tiểu cầu có khả năng đính kết vào các tiểu phần khác, vào vi khuẩn lạ. - Tiểu cầu có khả năng ngưng kết, tạo thành những đám có hình dạng không nhất định. - Tiểu cầu dễ vỡ và giải phóng một số chất như tromboplastin, serotonin. Tiểu cầu kết dính Tiểu cầu dính vào lớp dưới nội mô Cục huyết khối tiểu cầu 3/ Chức năng - Chức năng co mạch: khi mạch máu bi tổn thương,chất serotonin tham gia vào chức năng làm co mạch. - Chức năng đông máu: Chất tromboplastin là yếu tố quan trọng tham gia vào quá trình đông máu - Chức năng làm co cục máu *** Tiểu cầu bị phá hủy ở lách Sản xuất bạch cầu và tiểu cầu VI/ NHÓM MÁU Máu con người được chia làm nhiều nhóm dựa theo một số chất cacbohydrat và protein đặc thù trên hồng cầu. Có khoảng 46 nhóm khác nhau, nhưng những nhóm chính là O, A, B và yếu tố Rhesus (Rh). 1/ Hệ nhóm máu ABO - Trên màng hồng cầu, có hai yếu tố gọi là ngưng kết nguyên A và B - Trong huyết tương, có hai yếu tố anpha Không phải ai cũng có đủ 4 yếu tố nói trên mà được chia ra làm 4 nhóm người khác nhau: - Nhóm 1: Gồm những người: Trên màng hồng cầu không có ngưng kết nguyên A và B Trong huyết tương có cả hai ngưng kết anpha và beta - Nhóm 2: Gồm những người: Trên màng hồng cầu, chỉ có A, không có B Trong huyết tương,chỉ có beta,không có anpha - Nhóm 3: Gồm những người: Trên màng hồng cầu, chỉ có B, không có A Trong huyết tương,chỉ có anpha,không có beta. - Nhóm 4: Gồm những người: Trên màng hồng cầu có cả A va B Trong huyết tương không có cả anpha va beta Ngưng kết tố anpha luôn đối lập với ngưng kết nguyên A, còn ngưng kết tố beta lại dố lập với ngưng kết nguyên B. Khi A gặp anpha và B gặp beta thì hồng cầu bị ngưng kết Do đó, thuộc hệ nhóm máu ABO, có 4 nhóm như sau( theo Landasteiner) Phản ứng ngưng kết hồng cầu thực chất là sự tương tác miễn dịch giữa kháng nguyên- kháng thể Bảng tương tác ngưng kết: Huyết tuong máu nhận Anpha Beta O Hồng cầu máu cho Anpha, Beta O A B AB + + + + + + + - + Bị ngưng kết - Không ngưng kết Như vậy,Nhóm máu O có thể truyền cho cả 4 nhóm nhưng lại chỉ nhận được nhóm của mình là O. Ngược lại AB có thể nhận được cả 4 nhóm nhưng chỉ truyền được cho nhóm của mình là AB. Còn 2 nhóm A, B thì vừa phải, nghĩa là nhận 2 và cho cũng 2, cụ thể là nhóm A nhận được A và O nhưng cũng cho được A và AB. Nhóm B nhận được B và O, cũng cho được B và AB 2/ Hệ thống Rh Rh viết tắt của yếu tố Rhesus (Rhesus factor). Có 2 loại là Rh+ và Rh-. Trong đó, nhóm máu Rh- rất hiếm, ở Việt Nam, Nhóm máu Rh chỉ chiếm 0,4‰, còn Nhóm Rh+ chiếm đến 99.96% Người có yếu tố Rh trong máu gọi là Rhesus duong(Rh+), còn những người không có gọi là rhesus âm(Rh-). Nguyên tắc nhận: Người có nhóm máu Rh- chỉ có thể cho và nhận người cũng có nhóm máu RhNgười có nhóm máu Rh+ có thể cho và nhận người có nhóm máu Rh+ hoặc Rh- Người phụ nữ có Rh âm tính vẫn có khả năng sinh con bình thường chứ không phải vô sinh. Tuy nhiên nếu người chồng có Rh dương tính thì đứa bé sinh ra có thể là Rh dương tính (hoặc âm tính) và từ đứa bé thứ hai trở đi nếu bé là Rh dương tính thì khi sinh ra sẽ gặp nguy hiểm vì lúc đứa bé sinh ra máu của mẹ và của con sẽ tiếp xúc nhau và người mẹ có Rh âm tính sẽ tạo ra kháng thể chống lại yếu tố Rh dương tính của đứa bé sinh ra sau này và sẽ hủy hoại các hồng cầu của bé và gây ra thiếu máu trầm trọng, vàng da nặng cho bé, có thể, nguy hiểm đến tính mạng. Chúc cô và các bạn có một ngày làm việc vui vẽ!!!
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.