Hậu quả pháp lý do vi phạm hợp đồng theo quy định của Bộ Luật dân sự Việt Nam năm 2015

pdf
Số trang Hậu quả pháp lý do vi phạm hợp đồng theo quy định của Bộ Luật dân sự Việt Nam năm 2015 13 Cỡ tệp Hậu quả pháp lý do vi phạm hợp đồng theo quy định của Bộ Luật dân sự Việt Nam năm 2015 231 KB Lượt tải Hậu quả pháp lý do vi phạm hợp đồng theo quy định của Bộ Luật dân sự Việt Nam năm 2015 102 Lượt đọc Hậu quả pháp lý do vi phạm hợp đồng theo quy định của Bộ Luật dân sự Việt Nam năm 2015 23
Đánh giá Hậu quả pháp lý do vi phạm hợp đồng theo quy định của Bộ Luật dân sự Việt Nam năm 2015
5 ( 12 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 13 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

HẬU QUẢ PHÁP LÝ DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM NĂM 2015 Nguyễn Minh Oanh Người phản biện: TS. Hồ Thị Vân Anh Tóm tắt Hợp đồng là một chế định lớn đƣợc ghi nhận trong Bộ luật dân sự (BLDS) Việt Nam năm 2015. Để tạo cơ sở pháp lý và bảo đảm quyền lợi của các bên tham gia hợp đồng, Bộ luật ghi nhận về trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hợp đồng. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng đƣợc Bộ luật quy định nhƣ buộc tiếp tục phải thực hiện nghĩa vụ, chấm dứt hành vi vi phạm hoặc phải bồi thƣờng thiệt hại. Bên cạnh đó, chủ thể vi phạm hợp đồng cũng phải gánh chịu các hậu quả bất lợi khác do các bên thoả thuận hay do pháp luật quy định nhƣ phạt vi phạm, chịu lãi chậm trả, đơn phƣơng chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng, hoãn thực hiện hợp đồng… Tuy nhiên các quy định này chƣa đƣợc ghi nhận khái quát và tập trung trong một chế định mà đƣợc ghi nhận rải rác ở nhiều điều luật khác nhau. Việc quy định này dẫn đến khó khăn khi tiếp cận nghiên cứu, áp dụng hoặc giải thích pháp luật. Ngoài ra, các nội dung đƣợc quy định về các hậu quả này cũng còn nhiều vấn đề phải bàn luận. Bài tham luận này sẽ tổng hợp khái quát các hậu quả pháp lý do vi phạm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam. Từ đó, bài tham luận cũng nêu lên các nội dung còn nhiều quan điểm khác nhau hoặc chƣa phù hợp để các đại biểu tham dự hội thảo trao đổi, thảo luận. Ngoài ra, tác giả tham luận cũng đƣa ra một vài gợi ý bƣớc đầu nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về nội dung này. Từ khoá: Hợp đồng, vi phạm, hoãn, đơn phƣơng chấm dứt, huỷ bỏ, phạt vi phạm, bồi thƣờng thiệt hại. Résumé Les contrats sont une institution juridique importante reconnue par le Code civil vietnamien de 2015. Afin de constituer une base juridique et d‟assurer les droits des parties contractantes, le Code civil prévoit les responsabilités juridiques incombant à ceux qui violent le contrat. La responsabilité pour les manquements contractuels prévue par le Code civil peut être la continuation forcée des obligations; la cessation  TS. 142 des violations ou l'indemnisation des dommages et intérêts. De plus, la personne qui manque à une obligation contractuelle doit également subir d‟autres conséquences qui lui sont défavorables tels que stipulés par les parties ou prévues par la loi comme le paiement des pénalités, des intérêts de retard de paiement, la résiliation ou la résolution du contrat, etc. Néanmoins, ces dispositions ne sont pas rassemblées d‟une manière générale et concentrée au sein d‟une même institution mais de façon dispersée dans de divers articles de droit. Une telle approche donne lieu aux difficultés pour l‟accès au droit, lors de la réalisation des recherches, l‟application ou l‟interprétation des règles de droit. Par ailleurs, les dispositions régissant ces effets juridiques laissent encore à désirer. Cette intervention essaiera de faire la synthèse des effets juridiques en cas de manquements aux obligations contractuelles selon le droit vietnamien. À partir de ceci, elle abordera les points qui soulevent encore des positions divergentes ou inappropriées et qui serviront de base aux discussions entre les auditeurs présents au colloque. En plus, l‟intervenant présentera quelques suggestions visant à perfectionner le droit vietnamien en la matière. Dẫn nhập Ở bất kỳ quốc gia nào, vào bất kỳ thời điểm nào, hợp đồng luôn là công cụ thiết yếu trong đời sống hàng ngày giúp các chủ thể trao đổi lợi ích với nhau. Chính vì vậy, trong hệ thống luật tƣ, luật hợp đồng là một bộ phận không thể thiếu và vô cùng quan trọng điều chỉnh mối quan hệ nghĩa vụ đƣợc thiết lập giữa các bên thông qua thoả thuận. Ở Việt Nam, chế định hợp đồng đƣợc đặt ở vị trí trung tâm của BLDS với vai trò tạo nền tảng pháp lý quan trọng điều chỉnh về hợp đồng giữa các chủ thể bình đẳng với nhau về địa vị pháp lý bao gồm cả hợp đồng dân sự thuần tuý hay hợp đồng thƣơng mại, hợp đồng lao động, hợp đồng sử dụng tác phẩm, … Khi giữa các bên thiết lập một quan hệ hợp đồng thì giữa các bên sẽ phát sinh các quyền và nghĩa vụ nhất định và các chủ thể của hợp đồng phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan và chủ quan khác nhau mà trong nhiều trƣờng hợp một hoặc các bên có sự vi phạm hợp đồng. Theo ghi nhận của BLDS năm 2015, việc vi phạm hợp đồng có thể dẫn đến phát sinh các hậu quả pháp lý khác nhau nhƣ (1) buộc phải thực hiện nghĩa vụ; (2) buộc chấm dứt hành vi vi phạm; (3) bồi 143 thƣờng thiệt hại; (4) phạt vi phạm; (5) hoãn thực hiện nghĩa vụ; (6) đơn phƣơng chấm dứt thực hiện hợp đồng; (7) huỷ bỏ hợp đồng. 1. Buộc phải thực hiện nghĩa vụ Khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ thì sẽ phải chịu trách nhiệm với ngƣời có quyền. Một trong những trách nhiệm dân sự áp dụng đầu tiên đƣợc BLDS ghi nhận là buộc phải thực hiện nghĩa vụ. Buộc phải thực hiện nghĩa vụ đƣợc hiểu là khi ngƣời có nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ trong hợp đồng thì bên có quyền tự mình yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hiện nghĩa vụ hoặc yêu cầu cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cƣỡng chế để buộc ngƣời có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ. Buộc thực hiện đúng nghĩa vụ đƣợc áp dụng đối với trƣờng hợp vi phạm nghĩa vụ chƣa gây ra thiệt hại và nghĩa vụ có thể tiếp tục đƣợc thực hiện. Nếu bên có quyền đã yêu cầu mà bên có nghĩa vụ vẫn không thực hiện, thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nƣớc áp dụng những biện pháp cƣỡng chế buộc bên kia phải thực hiện nghĩa vụ dân sự theo hợp đồng.Trong trƣờng hợp này, cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền sẽ ra phán quyết bên có nghĩa vụ buộc phải thực hiện nghĩa vụ để bảm bảo quyền lợi cho bên mang quyền. Khi bị áp dụng trách nhiệm này, ngƣời vi phạm nghĩa vụ phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ đã thoả thuận trƣớc đó trong hợp đồng hoặc do luật quy định. Loại trách nhiệm buộc phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định của BLDS đƣợc áp dụng đối với trƣờng hợp vi phạm nghĩa vụ giao vật và trƣờng hợp vi phạm nghĩa vụ phải thực hiện một công việc, cụ thể: - Trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ giao vật: Theo quy định tại Điều 356 BLDS năm 2015 thì trường hợp nghĩa vụ giao vật đặc định không được thực hiện thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm phải giao đúng vật đó, trường hợp nghĩa vụ giao vật cùng loại thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm phải giao vật cùng loại khác. Riêng đối với nghĩa vụ trả tiền thì tại Điều 357 BLDS có quy định: Trƣờng hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tƣơng ứng 144 với thời gian chậm trả và tại khoản 2 của điều này có quy định về cách tính lãi đối với số tiền chậm trả. Tuy nhiên điều luật cũng chỉ quy định về lãi suất do chậm trả mà không khẳng định nghĩa vụ trả tiền có đƣợc coi là buộc phải thực hiện nghĩa vụ hay không. Có thể nói, các quy định này của BLDS đã dẫn đến cách hiểu hạn hẹp là buộc phải thực hiện nghĩa vụ chỉ áp dụng đối với nghĩa vụ giao vật mà không quy định đối với nghĩa vụ trả tiền hoặc bàn giao giấy tờ có giá, quyền tài sản … Theo chúng tôi, việc không quy định trách nhiệm buộc phải thực hiện nghĩa vụ đối với tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản là một hạn chế, thiếu sót của Bộ luật bởi tƣơng tự nhƣ vật cùng loại, trƣờng hợp bên có nghĩa vụ vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ mà nghĩa vụ vẫn có thể tiếp tục đƣợc thực hiện thì trách nhiệm buộc phải thực hiện nghĩa vụ vẫn có thể đƣợc áp dụng. Việc ghi nhận buộc tiếp tục thực hiện nghĩa vụ là một loại trách nhiệm có ý nghĩa giúp cho việc khôi phục đƣợc lợi ích cho bên có quyền một cách trọn vẹn nhất bởi lẽ trong các trƣờng hợp này thì lợi ích mà bên mang quyền hƣớng đến đầu tiên bao giờ cũng là hành vi thực hiện đúng nghĩa vụ của bên mang nghĩa vụ. Do đó, nếu trong tƣơng lai Điều 356 của Bộ luật có đƣợc sửa đổi bổ sung thì nhà làm luật nên quy định thay thế từ “vật” thành từ “tài sản” sẽ phù hợp hơn, đồng thời cũng bổ sung nội hàm của điều luật cho tƣơng thích với tên gọi của điều luật. - Trách nhiệm do không thực hiện công việc: Theo quy định tại Điều 358 BLDS năm 2015 thì trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện một công việc mà mình phải thực hiện thì bên có quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện công việc hoặc giao người khác thực hiện công việc đó và yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán chi phí hợp lý, bồi thường thiệt hại. Quy định này là phù hợp vì việc một bên vi phạm nghĩa vụ có đối tượng là công việc mà công việc đó vẫn có thể tiếp tục được thực hiện thì việc buộc bên có nghĩa vụ phải thực hiện công việc là biện pháp được ưu tiên áp dụng để đảm bảo quyền lợi cho bên mang quyền trước khi biện pháp bồi thường thiệt hại được áp dụng. Ngoài ra, nếu nghĩa vụ này có thể được thực hiện bởi người khác thì việc cho phép bên có quyền được lựa chọn thay thế chủ thể thực hiện nghĩa vụ để bảo đảm lợi ích của mình khi bên có nghĩa vụ đã vi phạm nghĩa vụ cũng là hợp lý. 2. Chấm dứt hành vi vi phạm 145 Theo quy định tại Điều 358 BLDS thì trách nhiệm buộc phải chấm dứt hành vi vi phạm đƣợc áp dụng khi bên có nghĩa vụ không thực hiện một công việc mà lại thực hiện công việc đó. Trƣờng hợp này, bên có quyền đƣợc quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải chấm dứt việc thực hiện, khôi phục lại tình trạng ban đầu và bồi thƣờng thiệt hại. Nhƣ vậy, theo quy định này thì trách nhiệm buộc chấm dứt hành vi xâm phạm chỉ áp dụng đối với hợp đồng có đối tƣợng là công việc mà cụ thể hơn là công việc phải là không hành động (bất tác vi) còn đối với nghĩa vụ có đối tƣợng là tài sản hoặc công việc phải làm thì không đƣợc điều luật đề cập tới. Có thể nói, quy định của Bộ luật nhƣ vậy là chƣa phù hợp và chƣa mang tính khái quát bởi lẽ về mặt lý thuyết thì khi có hành vi xâm phạm đến quyền lợi của chủ thể (bất kể là quyền phát sinh từ hợp đồng hay ngoài hợp đồng) và hành vi đó chƣa chấm dứt thì để hạn chế và khắc phục thiệt hại chủ thể bị xâm phạm hoàn toàn có quyền yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 11 BLDS. Trên thực tế thì trách nhiệm này cũng có thể đƣợc áp dụng đối với hợp đồng có đối tƣợng là tài sản hoặc công việc phải làm. Ví dụ về đối tƣợng của hợp đồng là tài sản: Trong hợp đồng thuê tài sản, nếu bên thuê tài sản sử dụng tài sản không đúng mục đích làm hƣ hại đến tài sản thuê thì bên cho thuê có thể tự mình yêu cầu hoặc yêu cầu cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền buộc bên thuê chấm dứt hành vi sử dụng tài sản thuê trái mục đích. Ví dụ về đối tƣợng của hợp đồng là công việc phải thực hiện: trong hợp đồng thuê khoan thăm dò khai thác vàng hoặc dầu khí, bên thực hiện việc thăm dò thực hiện việc khoan hoặc thăm dò không đúng phƣơng pháp và thời gian đã thoả thuận thì bên thuê dịch vụ có quyền yêu cầu chấm dứt hành vi hoặc nếu bên làm dịch vụ không chịu chấm dứt thì bên thuê dịch vụ có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền buộc bên làm dịch vụ phải chấm dứt hành vi khoan, thăm dò không đúng thoả thuận. Nhƣ vậy, theo tác giả, BLDS Việt Nam cần quy định chung về trách nhiệm chấm dứt hành vi mang tính khái quát thể hiện loại trách nhiệm này đƣợc áp dụng đối với bất kể hành vi vi phạm nghĩa vụ có đối tƣợng là tài sản hay công việc (tác vi hay bất tác vi). 3. Bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp đồng Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại đƣợc hiểu là trƣờng hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng thì bên có nghĩa vụ phải bồi thƣờng toàn bộ thiệt hại, trừ 146 trƣờng hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.136 Nhƣ vậy, trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại theo hợp đồng chỉ phát sinh khi hành vi vi phạm hợp đồng gây ra thiệt hại. Thiệt hại do vi phạm hợp đồng có thể bao gồm thiệt hại vật chất hoặc thiệt hại về tinh thần. Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định đƣợc, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Đối với thiệt hại về vật chất do vi phạm hợp đồng, Khoản 2 Điều 419 BLDS có quy định ngƣời có quyền có thể yêu cầu bồi thƣờng cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ đƣợc hƣởng do hợp đồng mang lại. Ngƣời có quyền còn có thể yêu cầu ngƣời có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với nghĩa vụ bồi thƣờng thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng đó mang lại. Thiệt hại về tinh thần là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể. Điều 419 khoản 3 quy định theo yêu cầu của ngƣời có quyền, Toà án có thể buộc ngƣời vi phạm nghĩa vụ bồi thƣờng thiệt hại về tinh thần cho ngƣời có quyền. Mức bồi thƣờng do Toà án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc. Có thể nói, BLDS năm 2015 không quy định về cách tính thiệt hại nói chung tại chƣơng trách nhiệm dân sự hoặc chƣơng hợp đồng mà cách xác định thiệt hại chỉ đƣợc quy định tại chƣơng trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng. Điều này sẽ đặt ra nhiều câu hỏi rằng cách tính thiệt hại do vi phạm hợp đồng có giống với cách tính thiệt trong trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng hay không? Mức bồi thƣờng thiệt hại về tinh thần do Toà án quyết định có thể cao hơn mức thiệt hại về tinh thần là 50 lần, 100 lần, 10 lần mức lƣơng cơ sở đƣợc quy định tại Điều 590, 591, 592 của Bộ luật hay không? Theo tác giả, để đảm bảo sự thống nhất trong cách hiểu thì Bộ luật cần có một quy định chung về cách xác định thiệt hại áp dụng chung đối với cả thiệt hại theo hợp đồng và thiệt hại ngoài hợp đồng trong chƣơng trách nhiệm dân sự nói chung. Quy định nhƣ vậy là hợp lý về mặt cấu trúc bởi lẽ hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng cũng gây ra các thiệt hại về vật chất và tinh thần và cách tính toán thiệt hại nếu các bên 136 Điều 360 Bộ luật dân sự năm 2015 147 không có thoả thuận thì hoàn toàn phải dựa trên cơ sở của pháp luật. Trong trƣờng hợp có thiệt hại thực tế xảy ra thì thiệt hại phát sinh từ hành vi vi phạm theo hợp đồng hay ngoài hợp đồng cũng đƣợc tính toán nhƣ nhau. Chính vì vậy, để cách quy định khoa học và hợp lý hơn, BLDS cần có một quy định chung về cách xác định thiệt hại trong chƣơng trách nhiệm dân sự làm cơ sở cho việc tính toán thiệt hại đối với tất cả các hành vi vi phạm nghĩa vụ kể cả theo hợp đồng và ngoài hợp đồng. Bên cạnh đó, trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại sẽ đƣợc loại trừ trong trƣờng hợp bất khả kháng, hoàn toàn do lỗi của ngƣời bị thiệt hại hoặc bên có quyền đã không áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa, hạn chế thiệt hại. Các trƣờng hợp loại trừ này cũng đƣợc áp dụng chung cho cả trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại theo hợp đồng và trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng. Do vậy, tƣơng tự nhƣ quy định về xác định thiệt hại, trƣờng hợp này BLDS cũng cần có một quy đinh chung tại chƣơng trách nhiệm dân sự để đảm bảo tính khoa học và cách hiểu thống nhất. 4. Trách nhiệm nộp phạt vi phạm Bên cạnh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại thì trách nhiệm nộp phạt vi phạm là một chế tài khá phổ biến đƣợc thoả thuận trong các hợp đồng. Về cơ sở pháp lý, phạt vi phạm đƣợc ghi nhận trong BLDS tại Điều 418. Theo đó, phạt vi phạm đƣợc hiểu là bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm theo thoả thuận trong hợp đồng. Các bên có thể thoả thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thƣờng thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thƣờng thiệt hại. Trƣờng hợp các bên có thoả thuận về phạt vi phạm nhƣng không thoả thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm vừa phải bồi thƣờng thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm. Nhƣ vậy, theo quy định của pháp luật thì phạt vi phạm chỉ xuất hiện khi có sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng chứ không do luật quy định. Tuy nhiên, trƣờng hợp có thoả thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có thể tự mình yêu cầu bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng phải thực hiện việc nộp phạt hoặc yêu cầu cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền buộc bên vi phạm phải nộp tiền phạt cho bên có quyền do đã có hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng. Đối tƣợng của phạt vi phạm chỉ có thể là một khoản tiền mà không thể là các loại tài sản khác. Mức phạt vi phạm do các bên thoả thuận trừ trƣờng hợp Luật có quy định khác. Hiện nay, theo quy định của 148 Luật Thƣơng mại thì mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng nhƣng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm trừ trƣờng hợp vi phạm hợp đồng dịch vụ giám định.137 Hoặc theo quy định của Điều 146 Luật Xây dựng thì đối với công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nƣớc, mức phạt hợp đồng không vƣợt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. 5. Hoãn thực hiện nghĩa vụ Hoãn thực hiện nghĩa vụ đƣợc hiểu là tạm thời không thực hiện, tiến hành những gì phải thực hiện, phải tiến hành. Hoãn thực hiện nghĩa vụ là một biện pháp tự bảo vệ vì áp dụng biện pháp này không cần có sự can thiệp của cơ quan công quyền. 138 Việc hoãn thực hiện nghĩa vụ đƣợc áp dụng trong hợp đồng song vụ. Theo quy định của BLDS, hoãn thực hiện nghĩa vụ đƣợc thực hiện trong hai trƣờng hợp. Thứ nhất, bên phải thực hiện nghĩa vụ trƣớc có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ nếu khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên kia đã bị giảm sút nghiêm trọng đến mức không thể thực hiện đƣợc nghĩa vụ nhƣ đã cam kết cho đến khi bên kia có khả năng thực hiện đƣợc nghĩa vụ hoặc có biện pháp bảo đảm. Trƣờng hợp này việc vi phạm nghĩa vụ của một bên chƣa diễn ra mà mới chỉ là nguy cơ. Tuy nhiên, nguy cơ này sẽ dẫn đến hậu quả là bên có nghĩa vụ có khả năng sẽ không thể thực hiện đƣợc nghĩa vụ. Ví dụ A và B ký hợp đồng thuê nhà và thoả thuận A phải trả trƣớc tiền thuê nhà cho B 06 tháng trƣớc khi nhận nhà. Tuy nhiên đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ trả tiền thì ngôi nhà của B không may bị cháy toàn bộ. Trƣờng hợp này A có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Thứ hai, bên phải thực hiện nghĩa vụ sau có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ đến hạn nếu bên thực hiện nghĩa vụ trƣớc chƣa thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn. Trƣờng hợp này việc vi phạm nghĩa vụ đã diễn ra. Để đảm bảo lợi ích cho bên phải thực hiện nghĩa vụ sau, luật cho phép bên này có quyền hoãn việc thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, một điều đáng tiếc là không giống nhƣ trƣờng hợp một ở trên, Bộ luật không dự liệu thời hạn hoãn đến bao giờ. Theo chúng tôi, về logic, căn cứ để một 137 Điều 301 Luật Thƣơng mại 2005 Đỗ Văn Đại, Hoãn do không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật Việt Nam http://tks.edu.vn/thong-tinkhoa-hoc/chi-tiet/81/459, truy cập ngày 25/5/2019 138 149 bên hoãn thực hiện nghĩa vụ là “chƣa thực hiện nghĩa vụ”, do đó, khi căn cứ này chấm dứt thì cũng không thể có cơ sở cho kéo dài việc hoãn thực hiện nghĩa vụ. Vì vậy, trƣờng hợp này cần công nhận việc hoãn chỉ đƣợc thực hiện cho đến khi bên kia thực hiện nghĩa vụ. Ngoài ra, Bộ luật sử dụng từ “chƣa thực hiện nghĩa vụ” thì đƣợc hiểu là trong trƣờng hợp này bên có nghĩa vụ phải chƣa bắt đầu thực hiện nghĩa vụ còn trƣờng hợp bên có nghĩa vụ đã thực hiện một phần và không thể tiếp tục thực hiện đƣợc nữa sẽ không đƣợc áp dụng. Quy định này cũng chƣa hợp lý bởi lẽ có trƣờng hợp bên có nghĩa vụ đã thực hiện đƣợc một phần nhỏ của nghĩa vụ nhƣng sau đó lại không tiếp tục thực hiện thì trong trƣờng hợp này cũng cần cho phép bên thực hiện nghĩa vụ sau hoãn việc thực hiện nghĩa vụ để đảm bảo tốt nhất lợi ích của mình. Về hậu quả của việc hoãn sẽ đƣợc giải quyết nhƣ thế nào nếu cuối cùng phía bên kia vẫn không thực hiện nghĩa vụ thì cả hai trƣờng hợp trên đều không dự liệu. Nội dung này đã đƣợc quy định rất hợp lý trong Điều 8:105 của Bộ Nguyên tắc về luật hợp đồng của Châu Âu mà Việt Nam có thể tham khảo "khi một bên có thể tin rằng bên kia sẽ vi phạm nghiêm trọng hợp đồng thì có quyền yêu cầu bên kia cung cấp những biện pháp bảo đảm thực hiện tốt hợp đồng và trong giai đoạn chờ đợi có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ của mình cho đến khi không còn cảm nhận trên. Nếu những biện pháp bảo đảm trên không được cung cấp trong khoảng thời gian hợp lý, bên yêu cầu những biện pháp này có quyền huỷ bỏ hợp đồng khi vẫn có thể cho rằng bên kia sẽ vi phạm nghiêm trọng hợp đồng" Ngoài ra, việc hoãn thực hiện hợp đồng theo quy định của Bộ luật chỉ đƣợc áp dụng đối với trƣờng hợp nghĩa vụ đƣợc thực hiện trƣớc hoặc thực hiện sau và không có quy định đối với trƣờng hợp nghĩa vụ phải đƣợc thực hiện đồng thời cùng một lúc139 hoặc đối với nghĩa vụ không phát sinh từ hợp đồng song vụ nhƣ nghĩa vụ hoàn trả cho nhau những gì đã nhận khi hợp đồng bị vô hiệu hay bị huỷ bỏ. Chúng tôi cho rằng trong những trƣờng hợp này, để đảm bảo quyền lợi cho một bên khi bên kia không thực hiện hoặc có nguy cơ không thực hiện nghĩa vụ pháp luật Việt Nam cũng nên công nhận về quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ dành cho bên có lợi ích bị vi phạm. 139 Điều 410 Bộ luật dân sự khoản 2 quy định: Trƣờng hợp các bên không thoả thuận bên nào thực hiện nghĩa vụ trƣớc thì các bên phải đồng thời thực hiện nghĩa vụ đối với nhau; nếu nghĩa vụ không thể thực hiện đồng thời thì nghĩa vụ nào khi thực hiện mất nhiều thời gian hơn thì nghĩa vụ đó phải đƣợc thực hiện trƣớc. 150 6. Huỷ bỏ hợp đồng Một trong những hậu quả tiếp theo đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp một bên vi phạm hợp đồng là huỷ bỏ hợp đồng. Ngoài những căn cứ khác để huỷ bỏ hợp đồng thì theo quy định của Bộ luật, các trƣờng hợp vi phạm hợp đồng dẫn đến hợp đồng có thể bị huỷ bỏ bao gồm: - Một bên vi phạm hợp đồng là điều kiện huỷ bỏ mà các bên đã thoả thuận: ví dụ các bên thoả thuận trong hợp đồng mua bán là nếu bên bán giao hàng không đúng chất lƣợng thì bên mua có quyền huỷ bỏ hợp đồng. Trƣờng hợp này, nếu bên bán vi phạm nghĩa vụ thì bên mua có quyền huỷ bỏ hợp đồng. - Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng: vi phạm nghiêm trọng đƣợc hiểu là trƣờng hợp việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên làm cho bên kia không đạt đƣợc mục đích của việc giao kết hợp đồng. 140 Khi một bên vi phạm nghĩa vụ đến mức làm cho bên kia không thể đạt đƣợc mục đích thì việc thực hiện hợp đồng sẽ không còn ý nghĩa. Do đó, trƣờng hợp này bên bị vi phạm có quyền huỷ bỏ hợp đồng để khôi phục lại tình trạng ban đầu. - Một bên chậm thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng: Điều 424 BLDS quy định 1. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ mà bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trong một thời hạn hợp lý nhưng bên có nghĩa vụ không thực hiện thì bên có quyền có thể huỷ bỏ hợp đồng. Ở đây cần phải hiểu thời gian hợp lý nằm trong khoảng thời gian thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng hay khoảng thời gian sau thời hạn thực hiện nghĩa vụ? Có lẽ trƣờng hợp này đƣợc hiểu là khoảng thời gian sau thời hạn của hợp đồng bởi tại khoản 2 Điều luật có quy định 2. Trường hợp do tính chất của hợp đồng hoặc do ý chí của các bên, hợp đồng sẽ không đạt được mục đích nếu không thực hiện trong thời hạn nhất định mà hết thời hạn đó bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ thì bên kia có quyền huỷ bỏ hợp đồng mà không phải tuân theo khoản 1 Điều này. Trƣờng hợp 2 này, nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng thời hạn của hợp đồng thì bên có quyền đƣợc đơn phƣơng huỷ bỏ hợp đồng ngay do mục đích của hợp đồng đã không đạt đƣợc. Ví dụ, A mua hoa của B và thuê B cắm hoa phục vụ cho ngày cƣới nhƣng B đã mang hoa đến chậm khi đám cƣới đã đƣợc cử 140 Khoản 2 Điều 423 Bộ luật dân sự năm 2015. 151
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.