Giúp con trẻ thích nghi với những trải nghiệm mới

pdf
Số trang Giúp con trẻ thích nghi với những trải nghiệm mới 3 Cỡ tệp Giúp con trẻ thích nghi với những trải nghiệm mới 93 KB Lượt tải Giúp con trẻ thích nghi với những trải nghiệm mới 0 Lượt đọc Giúp con trẻ thích nghi với những trải nghiệm mới 0
Đánh giá Giúp con trẻ thích nghi với những trải nghiệm mới
4.4 ( 7 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Giúp con trẻ thích nghi với những trải nghiệm mới Ví dụ như trong một cuộc pic-nic có chủ đề “cùng đi chơi với những con thú” trong đó, bọn trẻ được đưa những con gấu bông, thú bông mà chúng yêu thích để làm bạn. Một phụ huynh đã thấy rằng con mình hết sức sợ sệt khi sáng sớm được bố mẹ dẫn đến trường để bắt đầu chuyến đi. Khi mẹ cậu bé hỏi rằng lý do gì đã khiến cậu bé sợ sệt đến vậy, cậu bé nói với mẹ rằng cậu rất sợ nếu như trong buổi picnic đó có những con gấu thật. - Để ý và giải thích cho con những điều đơn giản và hiển nhiên đối với người lớn nhưng khiến trẻ lo lắng, sợ sệt Có rất nhiều chuyện đơn giản và hiển nhiên đến thế với người lớn - như việc tham gia vào một kỳ nghỉ, một lễ hội, đi xem một bộ phim... nhưng lại khiến bọn trẻ vô cùng lúng túng, lo sợ. Có lẽ, bọn trẻ lo lắng vì khi đi chơi, đến lúc ngủ chúng sẽ ngủ ở đâu, với ai... vì chúng không thích ở trong bóng tối khi ngồi trong rạp chiếu phim, khi ngủ cùng người khác không phải là bố mẹ mình... Hãy luôn nhớ rằng, một đứa trẻ sẽ phản ứng khác nhau tùy thuộc vào mức độ nhạy cảm của chúng. Bạn cần giúp trẻ loại bỏ những lo lắng, bồn chồn và sợ sệt đó bằng cách nói chuyện với trẻ, giải thích một cách đơn giản nhất những điều mà theo bạn rất có thể trở thành mối quan tâm, lo lắng của trẻ hoặc giải đáp những thắc mắc của trẻ kiểu như câu chuyện về buổi pic-nic “cùng đi chơi với những con thú” đã nêu ở trên để các con cảm thấy thực sự yên tâm hơn. - Hãy giải mã những hành vi của trẻ bằng sự quan tâm yêu thương Những đứa trẻ đôi khi không thể diễn đạt cảm giác của chúng thành lời. Khi con trẻ không thể xác định hay giải thích được những cảm xúc của chúng, chúng sẽ trở nên khó chịu, cáu gắt, biểu hiện ở hành vi, những triệu chứng tâm lý.... Khi Danny, một cậu bé 5 tuổi học trường mẫu giáo bắt đầu nháy mắt liên tục, bác sĩ nha khoa của Danny đã khẳng định với bố mẹ Danny rằng cậu bé hoàn toàn bình thường chứ không có vấn đề gì cả. Do đó, thay vì cứ tập trung vào tật nháy mắt của cậu, cha mẹ nên quan tâm yêu thương cậu bé hơn. Tật nháy mắt của cậu chấm dứt hẳn chỉ một thời gian ngắn sau đó. - Quan sát các triệu chứng khác về mặt thể chất để nhắc nhở sửa chữa cho trẻ Các triệu chứng khác về mặt thể chất cho thấy bất ổn ở trẻ bao gồm đau bụng, đau đầu, những tật ở mặt, nói lắp, cắn quần áo, xoắn tóc vào ngón tay... Một vài đứa trẻ còn bị kích thích thái quá, chúng trở nên hung hăng hơn, dễ cáu gắt hơn. Một số trẻ có những hành vi kỳ lạ hơn như những đứa trẻ ít tuổi hơn như bị ngã trong nhà vệ sinh, mất ngủ, nói bi bô như trẻ nhỏ... Khi một đứa trẻ bỗng dưng sợ hãi những thứ mà trước đây chúng chưa bao giờ sợ hãi như đi ngủ trong phòng tối, đi vệ sinh một mình... đó rất có thể là một biểu hiện khác chứng tỏ rằng trẻ đang lo lắng, hoặc buồn phiền. Việc đầu tiên bạn có thể làm là hỏi giáo viên về những biểu hiện khác lạ của con trong thời gian gần đây ở trường học, sau đó, bạn xem lại trong gia đình liệu con có những thay đổi gì, có thể bạn tìm ra được nguyên nhân đặc biệt nào đó. Thường thì những hành vi, biểu hiện khác thường đó cũng hoàn toàn có thể xuất hiện song song trong suốt quãng thời gian phát triển của trẻ và sẽ biến mất khi trẻ được nhắc nhở và sửa chữa. Thời gian để sửa chữa những tính cách của trẻ thường là từ 6 đến 8 tuần. Nếu những hành vi đó tiếp diễn hoặc với mức độ cao hơn, cha mẹ cần đến gặp bác sĩ nhi khoa để được tư vấn và trợ giúp.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.