Giáo trình xuất khẩu VN

doc
Số trang Giáo trình xuất khẩu VN 11 Cỡ tệp Giáo trình xuất khẩu VN 200 KB Lượt tải Giáo trình xuất khẩu VN 1 Lượt đọc Giáo trình xuất khẩu VN 24
Đánh giá Giáo trình xuất khẩu VN
4.2 ( 15 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM. I. tổng quan nền kinh tế Việt Nam: Năm 1986 Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường, và nền kinh tế từng bước được đổi mới. Đến năm 1993, khi Mỹ bỏ đi chính sách cấm vận cho Việt Nam thì hoạt động ngoại thương lúc này mới bắt đầu phát triển và kéo theo sự phục hồi nền kinh tế Việt Nam. Vị trí xếp hạng trên thế giới: sự xếp hạng theo tốc độ tăng trưởng GDP: Việt Nam đứng hàng 28 trên thế giới, đứng hàng thứ 2 ở châu Á, sau Trung Quốc ( 11 trên thế giới). (Danh sách các nước xếp theo tốc độ tăng trưởng GDP tham khảo phần phụ lục.) GDP: Theo Thời Báo Kinh tế Việt Nam (ngày 7/9/2007), GDP bình quân đầu người năm 2005 là 638,4 USD năm 2006 đạt 725,3 USD, năm 2007 ước đạt 835 USD, năm 2008 phấn đấu đạt 1.000 USD. Như vậy là tốc độ tăng thu nhập bình quẩn đầu người năm tăng cao gần gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng GDP. Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 1995-2003 (nguồn: Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam) Dưới đây bổ sung một số số liệu mới : Tốc độ tăng trưởng GDP của năm 2004 là 7,79%, năm 2005 là 8,43%, năm 2006 là 8,2%. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch - đầu tư, năm 2007, nền kinh tế tiếp tục phát triển ổn định và đạt mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm qua, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cả năm ước đạt 8,4-8,5% (kế hoạch là 8,2-8,5%) và GDP bình quân đầu người tương đương 835 USD. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng năm 2008 phải đặt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 9,1-9,2% để đạt GDP bình quân đầu người 1.000 USD và giảm tỉ lệ nghèo xuống còn 11%. Lạm phát ,chỉ số giá tiêu dùng Điều đáng lo ngại ở đây là lạm phát tăng cao trong mấy năm gần đây, thể hiện qua sự tăng cao của chỉ số giá tiêu dung gần xấp xỉ tốc độ tăng trưởng GDP. Mặc dù chính phủ đã có nhiều biện pháp để hạn chế nhưng mục tiêu kiềm chế lạm phát vẫn không thực hiện được nguyên nhân là do giá xăng dầu tăng lên quá nhanh và cao.(55-60$/thùng_số liệu năm 2005). Hiện nay giá xăng dầu vẫn đang ở mức cao gần 80$/thùng với mức kỉ lục là 78,5$/ thùng kể từ 1983 vào ngày 31/7/2007. Giá dầu tăng lên cùng với dịch cúm gia cầm đã kéo theo sự tăng giá của các ngành kinh tế quan trọng khác như than, xi măng, vận tải, và thực phẩm,… Chỉ số giá tiêu dùng năm 2004 vượt mức tăng trưởng GDP lên đến 9,5%. Năm 20005 Việt Nam thực hiện thả nổi dần các loại giá. Giá viễn thông và xăng dầu được buông dần, chỉ còn duy nhất giá điện là quy định "cứng". Hầu hết các giá hàng hoá đều đã được vận hành theo tín hiệu thị trường. Và kết quả là lạm phát được duy trì ở mức Chỉ trong mấy tháng đầu năm 2007, chỉ số giá tiêu dung (CPI) là 6,19%, đặc biệt là tháng 7 tăng đến 0,94%. Lý do chính được nhận định là do lượng tiền lưu thông quá nhiều. Chỉ tính riêng sáu tháng đầu 2007, NHNN đã "bơm" ra lưu thông 112.000 tỉ đồng để mua vào bảy tỉ USD. Đây là một con số không nhỏ tạo áp lực tăng tiền trong lưu thông. (Nguồn: VNEconomy) Lo ngại này đã được đưa vào mục tiêu Quốc Hội: phải kiềm chế lạm phát ở mức thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Theo một số bài báo tuổi trẻ gần đây thì do lạm phát tăng quá nhanh nên gởi tiết kiệm vào ngân hang không có lời mà còn lỗ do giảm sút về mặt giá trị. Quan hệ thương mại với các nước Đến hết năm 2005, Việt Nam có quan hệ thương mại với 235 nước trong tổng số 255 nước và khu vực lãnh thổ của thế giới. Để thúc đẩy ngoại thương phát triển Chính phủ Việt Nam đã ký kết trên một trăm hiệp đinh thương mại song phương và đa phương, và một trong số các hiệp đinh quan trong gần đây nhât đó là hiệp định thương mại ASEAN, hiệp định thương mại Việt-Mỹ và hiệp định WTO. Những hiệp định này đã có tầm ảnh hưởng rất lớn đến tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam. Vốn đầu tư nước ngoài: Theo sự phân loại của chính phủ thì có 2 nguồn: đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Tuy nhiên sự tiếp nhận này thiên hẳn về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). o Nguồn FDI tích luỹ từ năm 1988 đến năm 2003: Tổng số vốn đăng kí là 40,79 tỷ đô. Các nước và khu vực đầu tư nhiều vào Việt Nam (dựa trên số vốn): (1) Singapore, (2) Đài loan; (3) Nhật Bản; (4) Hàn Quốc; (5) Hồng Kông, (Trong số các nước đầu tư chính, Nhật Bản là nước đầu thứ lớn thứ ba với tổng số vốn đầu tư đạt 4,48 tỷ đô và là nước đứng thứ nhất với số vốn thực hiện đạt 3,95 tỷ đô) Số lượng các dự án đầu tư (các dự án đã được cấp giấy phép) là 4.324 Các ngành hoạt động chính (theo kim ngạch) là: (1) công nghiệp (chiếm 56,9% trổng kim ngạch), công nghiệp nặng (23,3%), công nghiệp nhẹ (15%), (2) nông lâm ngư nghiệp (7,1%), (3) dịch vụ (36%). o Tình hình vốn đầu tư tính đến 2006 o Tính riêng 8 tháng đầu năm 2007 8 tháng đầu năm, Việt Nam đã thu hút được trên 8,3 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tăng xấp xỉ 40% so với cùng kỳ năm trước. Trong số này, hơn 7 tỷ USD là tổng vốn đầu tư của 814 dự án đầu tư mới, phần còn lại là vốn bổ sung của 247 dự án đang triển khai. Vốn FDI trong 8 tháng qua chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và nông-lâm-ngư nghiệp với các địa bàn đầu tư chính vẫn là Bà RịaVũng Tàu, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Hàn Quốc tiếp tục dẫn đầu trong số 40 quốc gia và vũng lãnh thổ có dự án đầu tư vào Việt Nam trong 8 tháng qua. 238 dự án, tổng vốn đăng ký trên 1,7 tỷ USD của các nhà đầu tư Hàn Quốc đã nhận giấy chứng nhận đầu tư tại Việt Nam. Xếp sau các nhà đầu tư Hàn Quốc, Xinhgapo có 50 dự án, tổng vốn trên 1,3 tỷ USD đã nhận giấy phép. Ngoài ra, Cục Đầu tư Nước ngoài cho biết hiện còn có 50 dự án với tổng vốn đăng ký dự kiến lên đến 50 tỷ USD đang xúc tiến đầu tư vào Việt Nam. Nổi bật trong số này là dự án đầu xây dựng nhà máy nhiệt điện công suất 2.640 MW, tổng vốn 3,8 tỷ USD của tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản); dự án lớn khác là dự án xây dựng trung tâm tài chính, khách sạn và khu đô thị tổng hợp có số vốn 2,7 tỷ USD của Tập đoàn Trustee Suisse (Thụy Sỹ) và dự án xây dựng Trung tâm văn hóa-thương mại Giảng Võ cùng Triển lãm Mỹ Đình trị giá 2,5 tỷ USD của Tập đoàn Kumho Asiana (Hàn Quốc). Các nhà quản lý Việt Nam đang tỏ ra hết sức lạc quan về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài trong năm nay. Ông Phan Hữu Thắng, Cục Trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, nhận định, với tốc độ tăng trưởng về thu hút vốn đầu tư nước ngoài như hiện nay, mục tiêu thu hút 12 tỷ USD vốn FDI trong năm 2007 của Việt Nam là hoàn toàn hiện thực./. ( Nguồn: Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư ) o Dự báo cho năm 2007: Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo, năm 2007, Việt Nam sẽ thu hút khoảng 13 tỷ USD vốn FDI, tăng 8,3% so với năm 2006. Dự báo khả quan này dựa trên cơ sở kết quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ đầu năm đến nay, đặc biệt trong 8 tháng qua, Việt Nam đã thu hút 8,3 tỷ USD vốn FDI, trong khi mục tiêu đặt ra là cả năm 2007 đạt khoảng 12 tỷ USD. Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, hiện có nhiều nhà đầu tư lớn đang tìm hiểu xúc tiến đầu tư vào Việt Nam với các dự án có tổng số vốn lên đến 50 tỷ USD. Đáng chú ý là Dự án xây dựng một số khu công nghệ chuyên sản xuất các sản phẩm công nghệ cao của Tập đoàn Foxconn, Đài Loan với tổng số vốn 5 tỷ USD. Tiếp đến là Dự án Nhà máy Nhiệt điện than Vân Phong của Tập đoàn Sumitomo, Nhật Bản với 3,8 tỷ USD. Dự án khai thác và sản xuất thép ở Hà Tĩnh của Tập đoàn TaTa (Ấn Độ) với 3,5 tỷ USD... Với số lượng các nhà đầu tư đăng ký nhiều như hiện nay cộng với môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi thì khả năng Việt Nam thu hút khoảng 13 tỷ USD vốn FDI trong năm 2007 sẽ thực hiện được. ( nguồn: Website Chính phủ ) II. Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam bảng 1: tổng hợp kim ngạch và tốc độ tăng kim ngạch của xuất nhập khẩu, nhập siêu và tỷ lệ nhập siêu qua các năm từ 2001-2006. Đvt: Triệu USD năm Xuất khẩu Tốc độ Nhập tăng(%) khẩu Tốc độ Nhập tăng(%) siêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 15,027 16,705 20,149 26,504 32,233 39,5 3.8 11.2 20.6 31.5 21.6 22 3.4 21.8 27.9 26.5 15.4 22 16,162 19,733 25,256 31,954 36,881 44,8 45 40 35 30 25 20 15 10 5 0 1,135 3,027 5,106 5,450 4,648 5,3 Tỷ lệ nhập siêu (%) 7.9 18.2 25.3 20.6 14.4 12.8 xuất khẩu nhập khẩu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 ( Nguồn: Thời báo kinh tế Sài Gòn Nhận xét chung: mặc dù có rất nhiều thuận lợi do các hiệp định thương mại mang lại nhưng chính phủ cũng như các doanh nghiệpViệt Nam chưa nắm bắt hết được, chưa biết tận dụng những cơ hội này, do đó Việt Nam vẫn là một đất nước nhập siêu với tỉ lên nhập có thể không tăng mấy nhưng giá trị nhập siêu thì có xu hướng ngày càng tăng. 1) Tình hình xuất khẩu: cơ cấu thị trường xuất khẩu: thị trường xuất khẩu của Việt Nam trên 23 nước, trong đó có 9 thị trường xuất khẩu chủ lực có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD(2003-2005). Đvt: Triệu USD, % Nội dung Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 KN Tỉ KN Tỉ KN Tỉ KN Tỉ trọng trọng trọng trọng Tổng xk 20.149 100 26.503 100 32.442 100 100 hàng hóa Châu Á 9.756 48,4 12.634 47,7 16.383 50,5 ASEAN 2.958 14,7 3.885 14,7 5.450 16,8 Trung quốc 1.748 8,7 2.735 10,3 3.082 9,5 Nhật Bản 2.909 14,4 3.502 13,2 4.639 14,3 Châu Âu 4.326 21,5 5.412 20,4 5.872 18,1 EU-25 4.017 19,9 4.971 18,8 5.450 16,8 Châu Mỹ 4.327 21,5 5.642 21,3 6.910 21,3 Hoa Kỳ 3.939 19,5 4.992 18,8 6.553 20,2 Châu Phi 211 1,0 427 1,6 681 2,1 Châu Đại 1.455 7,2 1.879 7,1 2.595 8,0 Dương Các mặt hàng xuất khẩu: nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chiếm vị trí xuất khẩu hàng đầu thế giới: hồ tiêu, và hạt điều đứng hàng đầu ( chiếm 1/3 thị phần thế giới); gạo chuyển từ vị trí thứ hai lên xuất khẩu với số lượng nhiều nhất thế giới, cà phê,.. dứng hàng thứ hai trên thế giới; trong số những mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao thì có đến 9 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD . (năm 2006) Xem bảng phía dưới. Tình hình xuất khẩu năm 2006: được xem là điểm sáng trong bức tranh kinh tế 2006 Với tổng kim ngạch trên 39,5 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2005 và chiếm trên 60% GDP cả nước, xuất khẩu đã trở thành một trong những điểm sáng của bức tranh toàn cảnh kinh tế năm 2006. Năm 2006 được xem là năm ghi nhận nhiều kỷ lục của các sản phẩm nằm trong nhóm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, dù trong năm qua có khá nhiều biến động về thị trường và các rào cản thương mại. 9 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD STT Mặt hàng 1 Dầu thô Kim ngạch (tỷ USD) 8,3 2 3 4 5 6 7 8 9 Dệt may Giày dép Thuỷ sản Sản phẩm gỗ Điện tử và linh kiện máy tính Gạo Cao su Cà phê 5,8 3,5 3,4 1,9 1,77 1,38 1,3 1,1 (Nguồn: Bộ Thương mại) Hàng dệt may tiếp tục đứng ở vị trí đầu tiên (trừ dầu thô), với giá trị xuất khẩu đạt khoảng 5,9 tỷ USD, tăng 22% so với năm trước và chiếm 14,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Hai mặt hàng da giầy, thuỷ sản tuy bị áp thuế bán phá giá ở một số thị trường và đặc biệt là thuỷ sản còn chịu sự kiểm tra khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm, song do có sự đầu tư chiều sâu, tạo mặt hàng mới và mở rộng thị trường nên đến hết 11 tháng cả hai mặt hàng trên đều vượt qua ngưỡng 3 tỷ USD. Đến hết năm, cả da giầy và thuỷ sản đều xác lập kỷ lục mới với con số 3,5 tỷ USD xuất khẩu da giầy và 3,4 tỷ USD xuất khẩu thuỷ sản. So với năm ngoái, năm nay “Câu lạc bộ xuất khẩu 1 tỷ USD” lại có thêm hai thành viên mới, là cao su và cà phê. Nhờ sự tăng giá đột biến (khoảng 40% so với năm trước), cao su đã đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1,3 tỷ USD, tăng 64% so với năm 2005. Như vậy, kết thúc năm 2006, "câu lạc bộ 1 tỷ USD" đã có 9 thành viên, gồm thủy sản, cao su, gạo, dầu thô, dệt may, giày dép, hàng điện tử và linh kiện máy tính, sản phẩm gỗ, cà phê. Sự bứt phá của một số hàng nhỏ lẻ, tuy còn ẩn danh trong danh mục "nhóm các mặt hàng khác" như sản phẩm từ gang thép, máy biến thế và sắn đã khẳng định sự đúng đắn của chủ trương chú trọng phát triển những mặt hàng trước mắt còn nhỏ song còn tiềm năng về sản xuất, chưa bị giới hạn về thị trường xuất khẩu và gần như không chịu rào cản để chọn các gương mặt vào "đội tuyển xuất khẩu quốc gia". Các địa phương có giá trị xuất khẩu tăng cao là Hải Phòng- lần đầu tiên đạt ngưỡng 1 tỷ USD, Thanh Hóa, Hà Tây , Vĩnh Phúc, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hòa Bình, Kiên Giang và Quảng Nam. tình hình xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2007  kim ngạch: ước tính xuất khẩu của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2007 đạt 31,2 tỷ USD, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm 2006. , tuy nhiên so với mục tiêu tăng trưởng trên 20% trong năm 2007 do Bộ Thương mại đặt ra thì con số này lại chưa đạt. Riêng trong tháng 8, xuất khẩu đạt 4,4 tỷ USD, tăng 3,7% so với tháng 7 năm 2007, trong đó xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) ước đạt 1,8 tỷ USD.  các mặt hàng: kim ngạch 8 tháng đầu năm tăng nhanh như vậy là nhờ có 8 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD, trong đó có 4 nhóm hàng đạt trên 2 tỷ USD o 4 nhóm hàng đạt trên 2 tỷ USD Dệt may Kim ngạch (tỷ USD) Tỷ lệ tăng(%) 5 Thủy sản 2.36 Giày dép 2.72 Dầu thô 5.1 29.6 14 14.3 -11.2 o 4 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD Sản phẩm gỗ Kim ngạch (tỷ USD) Tỷ lệ tăng(%) Cà phê 1.5 1.4 Điện tử,vi tính, liên kiện 1.3 23.3 90.7 24.6 Gạo 1.1 12.2 Một số mặt hàng tuy kim ngạch xuất khẩu chưa lớn nhưng đạt được tốc độ tăng trưởng cao là sản phẩm nhựa đạt 442 triệu USD (tăng 49,2%), túi xách, ví, vali, ô dù đạt 425 triệu USD (tăng 28,6%), hàng thủ công mỹ nghệ đạt 482 triệu USD (tăng 21%), dây điện và dây cáp điện đạt 544 triệu USD (tăng 24,5%).  thị trường xuất khẩu: Trong 8 tháng qua, xuất khẩu vào thị trường Liên minh Châu Âu (EU) và Mỹ (hai thị trường chiếm tỷ trọng lớn) tiếp tục tăng cao với tỷ lệ tăng tương ứng là 28% và 23% so với cùng kỳ năm 2006. 2) tình hình nhập khẩu kim ngạch nhập khẩu qua các năm: thể hiện qua bảng 1 Riêng 8 tháng đầu năm 2007, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 37.6 tỷ USD, tăng 29.9% so với cùng kỳ năm ngoái.( trong tháng 8/2007 ước đạt 5.2 tỷ USD) Về cơ cấu nhập khẩu: Năm 2006 khoảng 70% là hàng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất để tái xuất khẩu và sản xuất trong nước, bao gồm các mặt hàng: gỗ nguyên liệu, bột giấy, đồng nguyên liệu, bông và sợi các loại, phân bón, sắt thép, da nguyên liệu, máy móc thiết bị… các mặt hàng tiêu dùng khác chiếm khoảng 30% thì trong 7 tháng đầu năm 2007 kim ngạch nhập khẩu vẫn chủ yếu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất như máy móc, thiết bị dụng cụ, phụ tùng ước tính đạt 4,4 tỷ USD, tăng tới 46,4% so với cùng kỳ; xăng dầu 3,3 tỷ USD, tăng 8,2%; sắt thép 2,15 tỷ USD, tăng 60,9%, hóa chất tăng 47,1%, ô tô tăng 76,9%,tân dược tăng 25,6%. các thị trường chủ yếu Thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc với trị giá hàng hóa nhập khẩu từ 5 thị trường này chiếm hơn 50% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước Như vậy, nhập siêu 8 tháng đầu năm nay ở mức 6,4 tỷ USD, bằng 20,5% tổng kim ngạch xuất khẩu, cao hơn mức nhập siêu cùng kỳ năm 2006 cả về giá trị và tỷ lệ so với kim ngạch xuất khẩu (cùng kỳ năm 2006 nhập siêu 2,7 tỷ USD, bằng 10,5%). 3) thực trạng của kinh doanh xuất nhập khẩu: nhập siêu thực trạng: Nếu năm 1992 là năm đầu tiên và hầu như là duy nhất từ trước đó cho đến nay ta đã đạt được sự cân bằng cán cân ngoại thương, nếu tính cả lượng ngoại tệ quy đổi cũ thì ta xuất siêu khoảng 40 triệu R – USD. Nhưng từ đó đến nay đã 15 năm kinh tế Việt Nam liên tục đạt tăng trưởng cao và chắc chắn là đã có phần đóng góp rất lớn của các hoạt động ngoại thương, vậy mà nước ta vẫn nhập siêu thậm chí trong vài năm gần đây đã có xu hướng nhập siêu năm sau càng cao hơn năm trước nhiều. Nhập siêu từ 2001-2006 thể hiện ở bảng 1. Năm 2007: otrong 8 tháng đầu năm 2007, nhập siêu cả nước đang ở mức 6,4 tỉ USD. Tỉ lệ nhập siêu tính theo kim ngạch xuất khẩu bằng 20,5%, cao gần bằng tỉ lệ này cùng kỳ năm 2003 (25,3%) và tăng gần gấp đôi năm 2006 (10,41%). Nhập siêu tăng mạnh như vậy là do bình quân xuất khẩu tháng (3,9 tỉ USD) tăng chậm hơn bình quân nhập khẩu tháng (4,7 tỉ USD). So với cùng kỳ năm ngoái, bình quân xuất khẩu tháng chỉ tăng khoảng 382 triệu USD, trong khi nhập khẩu bình quân tháng tăng 1,083 tỉ USD o dự kiến, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá cả năm của nước ta sẽ đạt 48 tỷ USD (tăng 20,5% so với năm 2006) và tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá đạt 57 tỷ USD (tăng 27% so với năm 2006), nên nhập siêu dự kiến cho cả năm là 9 tỷ USD (bằng 18,8% kim ngạch xuất khẩu hàng hoá) (Nguồn:VNeconomy) nguyên nhân: Có nhiều yếu tố tác động đến nhập siêu của Việt Nam. Trước hết, việc bãi bỏ hàng rào hạn ngạch dệt may giữa các nước thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các vụ kiện bán phá giá và hàng rào kỹ thuật do các nước nhập khẩu dựng lên đã làm tốc độ xuất khẩu của các ngành chủ lực như dệt, may, giày, dép và thủy sản bị chậm lại. Mặc dù có những ngành hàng xuất khẩu chủ lực như dệt may (đạt 5,084 tỉ USD, chiếm 16,2% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước trong 8 tháng đầu năm), gỗ (đạt 1,4 tỉ USD, chiếm 4,5%),... nhưng cũng không góp phần đáng kể vào nỗ lực giảm nhập siêu. Nhu cầu nhập khẩu hàng hóa nguyên vật liệu, phụ liệu phục vụ cho sản xuất trong nước và sản xuất hàng xuất khẩu những ngành này đang tăng nhanh. Trong đó, nhập khẩu nguyên phụ liệu ngành dệt may chiếm khoảng 70%, nguyên liệu gỗ cũng gần như hoàn toàn nhập từ nước ngoài. Ở các ngành này, VN chỉ tham gia vào giai đoạn cuối là gia công nên giá trị gia tăng thu về không nhiều. (nguồn vnmedia.com) Cơn sốt giá dầu trên thị trường thế giới cũng có tác động không nhỏ. Việt Nam hiện phải nhập gần như 100% nhiên liệu, nhưng đồng thời cũng là nước xuất khẩu dầu thô. Sự kiện giá dầu tăng tuy không tác động trực tiếp tới nhập siêu, do mức tăng về giá giữa xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu nhiên liệu vẫn cân bằng, nhưng nó lại tác động gián tiếp thông qua những nguyên liệu phụ thuộc vào giá dầu mà Việt Nam có nhu cầu nhập lớn. Ví dụ như thép. Tám tháng đầu năm nay lượng thép nhập khẩu chỉ tăng 14%, nhưng tính theo giá trị thì tăng tới 34,3%. Tương tự, lượng chất dẻo nhập về hầu như không tăng, nhưng giá thì tăng tới 31%. Các sản phẩm nhập khẩu khác như phân bón, sợi dệt, hóa chất… cũng diễn ra như vậy. Trong khi đó, các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam, trừ dầu thô, thì không được hưởng lợi nhiều từ yếu tố tăng giá này. Công nghiệp Việt Nam trong những năm gần đây phát triển khá mạnh, nhưng chủ yếu vẫn tập trung vào công đoạn gia công cuối cùng. Trong khi đó, các ngành phụ trợ còn khá yếu. Theo ước tính của Bộ Công nghiệp, ngành này hiện lệ thuộc đến 75-80% vào nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu. Do vậy, sản xuất trong nước càng phát triển thì nhập khẩu càng tăng và mức “đóng góp” của ngành công nghiệp vào nhập siêu càng nhiều. Điều này có thể thấy rõ qua kết quả sản xuất kinh doanh trong tám tháng qua. Đa số những ngành đạt tốc độ tăng trưởng cao đều có mức tăng nhập khẩu tương ứng. Chẳng hạn công nghiệp ô tô, thép, xe gắn máy, chế biến gỗ, hàng điện tử và điện gia dụng… Ngược lại, một số ngành tuy xuất khẩu nhiều và tăng mạnh, nhưng tỷ lệ nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu trong giá sản phẩm quá cao (linh kiện điện tử nhập khẩu chiếm trên 95% giá trị sản phẩm xuất khẩu) nên tác động của nó tới giảm nhập siêu không đáng kể. Ngoài ra, nhập siêu nhiều còn có liên quan đến sự phát triển của đầu tư trong nước và nước ngoài. Tám tháng qua, Việt Nam nhập hơn 3,3 tỉ đô la Mỹ máy móc thiết bị. Bộ Công nghiệp cho rằng nhu cầu nhập máy móc thiết bị sẽ còn tăng mạnh trong những năm tới. Lý do chính là ngành cơ khí chế tạo trong nước chưa đủ sức đáp ứng nhu cầu đổi mới công nghệ, thiết bị của các doanh nghiệp và nhược điểm này khó mà khắc phục trong thời gian ngắn. Trong khi đó, nhu cầu đầu tư để phát triển, nhất là nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, sẽ tăng mạnh theo xu thế gia tăng đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam (Nguồn: bộ tài chính) Kết luận: Nhập siêu vẫn đang trong tình trạng có thể kiểm soát đươc nhưng đây là hiện trạng rất đáng lo ngại vì phần lớn không phải nhập để chuẩn bị cho cơ sở hạ tầng, bước chuẩn bị cho sự phát triển nền kinh tế sau khi gia nhập WTO. Do đó Bộ Thương mại cần phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan nhanh chóng hoàn tất các thủ tục để Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu, để giảm thiểu trường hợp xảy ra tranh chấp thương mại, bị kiện bán phá giá,…Đồng thời các doanh nghiệp phải biết tận dụng các cơ hội để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên trường quốc tế.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.