Giáo trình tư duy địa chính trị và thế giới phẳng

pdf
Số trang Giáo trình tư duy địa chính trị và thế giới phẳng 100 Cỡ tệp Giáo trình tư duy địa chính trị và thế giới phẳng 744 KB Lượt tải Giáo trình tư duy địa chính trị và thế giới phẳng 1 Lượt đọc Giáo trình tư duy địa chính trị và thế giới phẳng 2
Đánh giá Giáo trình tư duy địa chính trị và thế giới phẳng
4.1 ( 14 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 100 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Giáo trình tư duy địa chính trị và thế giới phẳng BA SỰ HỘI TỤ 191 Thế thông điệp toàn thể của anh là gì? Tôi hỏi Rajesh, trước khi ra đi với cái đầu tôi quay cuồng. “Thông điệp của tôi là cái đang xảy ra bây giờ chỉ là cái chỏm của tảng băng… Đối với mỗi người cái thực sự cần là nhận ra sự thực rằng có một sự thay đổi cơ bản xảy ra trong cách người ta sẽ làm việc. Và mỗi người sẽ phải cải thiện mình và có khả năng cạnh tranh. Đơn giản sẽ chỉ có một thị trường toàn cầu. Nhìn đây, chúng tôi vừa đặt lô mũ [bóng chày] cho Dhruva để biếu. Chúng là từ Sri lanka.” Không từ một nhà máy ở Nam Bangalore à? Tôi hỏi. “Không từ Nam Bangalore,” Rajesh nói, “dù cho Bangalore là một trong các trung tâm xuất khẩu áo quần. Trong ba hay bốn báo giá mũ mà chúng tôi nhận được, [mũ Sri Lanka] này là tốt nhất về mặt chất lượng và giá hợp lí, và chúng tôi nghĩ kết thúc là tuyệt vời.” “Bạn sẽ thấy tình hình này tiến triển,” Rajesh kết luận. “Nếu bạn thấy tất cả năng lực này toát ra từ những người Ấn Độ, đó là vì chúng tôi đã bị thua thiệt và chúng tôi có nghị lực đó để đạt được phần nào và để đạt tới đó… Ấn Độ sẽ là một siêu cường và chúng tôi sẽ thống trị.” Thống trị ai? Tôi hỏi. Rajesh cười sự lựa chọn từ của riêng mình. “Không phải là thống trị bất cứ ai. Đó là điều quan trọng. Không còn ai để cai trị nữa. Nó là về làm sao bạn có thể tạo ra một cơ hội lớn cho bản thân mình và giữ chặt lấy nó hoặc tiếp tục tạo ra các cơ hội mới nơi bạn có thể phát đạt. Tôi nghĩ ngày nay sự thống trị đó là về hiệu quả, là về cộng tác, là về tính cạnh tranh và là về là một đấu thủ. Nó là về vẫn giữ cho mình sắc sảo và trong cuộc chơi… Bây giờ thế giới là một sân bóng đá và bạn phải sắc sảo để ở trong đội bóng, đội chơi trên sân đó. Nếu bạn không đủ giỏi, bạn sẽ phải ngồi [rìa] và xem trận đấu. Thế thôi.” “ZIPPIE” TIẾNG TRUNG QUỐC NÓI THẾ NÀO? N hư ở Bangalore mười năm trước đây, chỗ tốt nhất để gặp các zippie ở Bắc Kinh ngày nay là ở hàng [người] tại bộ phận lãnh sự của sứ quán Hoa Kì. Ở Bắc Kinh mùa hè năm 2004, tôi phát 192 THẾ GIỚI LÀ PHẲNG hiện ra rằng sự truy lùng của sinh viên Trung Quốc để kiếm visa đi học hay đi làm ở Mĩ là căng đến mức nó đã đẻ ra các Internet chat room dành riêng, nơi các sinh viên Trung Quốc trao đổi các câu chuyện về những lí lẽ nào có hiệu quả nhất với nhân viên nào của lãnh sự sứ quán Mĩ. Họ thậm chí còn cho các nhà ngoại giao Hoa Kì các tên như “Nữ thần Amazon,” “Lão Hói Quá Cao,” và “Gã Đẹp trai.” Các sinh viên Trung Quốc xác định chiến lược đối với Internet một cách căng đến thế nào được bộc lộ, các viên chức sứ quán Hoa Kì cho tôi biết, khi một hôm một viên chức lãnh sự Hoa Kì, một người mới, đã nghe hết sinh viên này đến sinh viên khác đến trước anh với cùng cách mà chat room nào đó đã gợi ý là sẽ có kết quả để nhận được visa: “Tôi muốn sang Mĩ để trở thành một giáo sư nổi tiếng.” Sau khi nghe thế suốt ngày, viên chức Hoa Kì thình lình ngạc nhiên thấy một sinh viên đến trước mặt anh và nói, “Mẹ em có một chân giả và em muốn sang Mĩ học làm thế nào để làm một chân giả tốt hơn cho mẹ em.” Viên chức khuây khoả để nghe một cách mới đến mức anh ta bảo cậu, “Cậu biết, đây là chuyện hay nhất tôi đã nghe cả ngày. Tôi thực sự chào mừng cậu. Tôi sẽ cho cậu visa.” Và bạn đoán xem. Ngày hôm sau, một lũ sinh viên xuất hiện ở sứ quán nói rằng chúng muốn visa để sang Mĩ học làm thế nào để làm các chân giả tốt hơn cho mẹ chúng. Nói chuyện với các viên chức sứ quán Hoa Kì ở Bắc Kinh, họ là những người giữ cổng cho các visa này, mau chóng trở nên hiển nhiên với tôi rằng họ có cảm tưởng pha trộn về quá trình này. Một mặt, họ vui là rất nhiều người Trung Quốc muốn đến Mĩ để học hay làm việc. Mặt khác, họ muốn cảnh báo giới trẻ Mĩ: Các bạn có hiểu rõ đường của các bạn sẽ thế nào? Như một viên chức sứ quán Hoa Kì ở Bắc Kinh bảo tôi, “Cái tôi thấy xảy ra [ở Trung Quốc] là cái đã xảy ra trong nhiều thập niên ở phần còn lại của Châu Á – các cơn sốt kĩ thuật, sinh lực bao la của người dân. Tôi đã thấy nó ở nơi khác, nhưng bây giờ nó xảy ra ở đây.” Tôi đã đến thăm [Đại học] Yale mùa xuân 2004. Khi tôi đang dạo qua sân trong trung tâm, gần tượng Elihu Yale, hai tua nói tiếng Hoa đi qua, với các khách du lịch Trung Quốc thuộc mọi lứa tuổi. Người Trung Quốc bắt đầu chu du thế giới với số lượng đông, và do Trung Quốc tiếp tục phát triển đến một xã hội mở hơn, rất có BA SỰ HỘI TỤ 193 khả năng là các khách du lịch Trung Quốc sẽ làm thay đổi toàn bộ ngành du lịch thế giới. Nhưng người Trung Quốc không đi thăm Yale chỉ để thán phục ivy [nhóm trường nổi tiếng ở Đông Bắc Mĩ]. Hãy xem thống kê từ văn phòng nhận học của Yale. Khoá học mùa thu 1985 có 71 sinh viên và sinh viên cao học từ Trung Quốc và 1 từ Liên Xô. Khoá mùa thu 2003 có 297 sinh viên và sinh viên cao học Trung Quốc và 23 sinh viên Nga. Tổng số sinh viên quốc tế của Yale là từ 836 trong khoá mùa thu 1985 lên 1.775 trong khoá 2003. Đơn xin học từ các học sinh trung học Trung Quốc và Nga để vào Yale với tư cách sinh viên đại học đã tăng từ tổng 40 người Trung Quốc cho khoá 2001 lên 276 cho khoá 2008, và 18 học sinh Nga cho khoá 2001 lên 30 cho khoá 2008. Năm 1999, Yiting Liu, một nữ sinh từ Chengdu, Trung Quốc, đã được chấp nhận vào Harvard với học bổng toàn phần. Bố mẹ cô sau đó đã viết một cuốn cẩm nang tựlàm-nên về họ đã lo liệu chuẩn bị con gái họ ra sao để được chấp nhận vào Harvard. Cuốn sách, bằng tiếng Hoa, có nhan đề Cô gái Harvard Yiting Liu, đưa ra “các phương pháp được chứng minh một cách khoa học” để đưa trẻ con Trung Quốc của bạn vào Hardvard. Cuốn sách trở thành một cuốn best seller rất nhanh ở Trung Quốc. 3 triệu bản đã được bán đến năm 2003 và đẻ ra hàng tá sách nhái về làm thế nào để đưa con bạn vào Columbia, Oxforrd, hay Cambridge. Trong khi nhiều người Trung Quốc khát khao vào Harvard và Yale, họ không chỉ đợi vòng quanh để vào một trường đại học Mĩ. Họ cũng thử xây dựng [các trường] riêng của họ ở trong nước. Năm 2004, tôi là một diễn giả cho kỉ niệm 150 năm của trường Đại học Washington ở St. Louis, một trường nổi tiếng mạnh về khoa học và kĩ thuật. Mark Wrighton, hiệu trưởng chín chắn của trường, và tôi đang tán gẫu trước lễ kỉ niệm. Ông thoáng nhắc đến rằng mùa xuân 2001 ông đã được mời (cùng với nhiều nhà lãnh đạo hàn lâm nước ngoài và Mĩ) đến Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, một trường tốt nhất ở Trung Quốc, để dự lễ kỉ niệm lần thứ chín mươi của trường. Ông nói thoạt tiên giấy mời đã khiến ông gãi đầu: Vì sao bất một đại học nào lại kỉ niệm lần thứ chín mươi- không phải thứ một trăm? “Có lẽ là truyền thống Trung hoa?” Wrighton tự hỏi. Khi đến Thanh Hoa, tuy vậy, ông đã hiểu ra câu trả lời. Người Trung Quốc 194 THẾ GIỚI LÀ PHẲNG đã kéo các nhà hàn lâm từ khắp thế giới về Thanh Hoa – hơn mười ngàn người đã dự lễ - để đưa ra tuyên bố “rằng vào lễ kỉ niệm thứ một trăm Đại học Thanh Hoa sẽ ở giữa các trường nhất thế giới,” Wrighton sau đó đã giải thích cho tôi trong một e-mail. “Sự kiện thu hút tất cả các nhà lãnh đạo của chính phủ Trung Quốc, từ Thị trưởng Bắc Kinh đến chủ tịch nước. Mỗi người đều bày tỏ niềm tin chắc rằng một khoản đầu tư vào trường đại học để hỗ trợ sự phát triển của nó thành một trường đại học vĩ đại của thế giới trong vòng mười năm sẽ là một khoản đầu tư xứng đáng. Với Đại học Thanh Hoa đã được coi rồi như một trong các đại học dẫn đầu ở Trung Quốc, tập trung vào khoa học và kĩ thuật, hiển nhiên là có ý định nghiêm túc để phấn đấu cho một vị trí lãnh đạo thế giới trong [mọi lĩnh vực liên quan] đến đổi mới công nghệ đang sinh sôi.” Và như một kết quả của sự phấn đấu của Trung Quốc để thành công, chủ tịch Microsoft Bill Gates chỉ rõ cho tôi, “xổ số buồng trứng* –ovarian lottery” đã thay đổi- như toàn bộ mối quan hệ giữa địa lí và tài năng. Ba mươi năm trước, ông nói, nếu giả như bạn có sự lựa chọn giữa được sinh ra là một thiên tài ở ngoại ô Bombay hay Thượng Hải hoặc được sinh ra là một người trung bình ở Poughkeepsie, bạn sẽ lấy Poughkeepsie, bởi vì các cơ hội của bạn để phát đạt và sống cuộc sống tử tế ở đó, ngay cả với tài năng trung bình, đã là lớn hơn nhiều. Nhưng khi thế giới trở nên phẳng, Gates nói, và rất nhiều người bây giờ có thể plug and play từ bất cứ đâu, tài năng tự nhiên đã bắt đầu ăn đứt địa lí. “Bây giờ,” ông nói, “tôi thích là một thiên tài sinh ra ở Trung Quốc hơn là một gã trung bình sinh ra ở Poughkeepsie.” Đó là cái xảy ra khi bức Tường Berlin biến thành phố buôn bán Berlin và 3 tỉ người hội tụ với tất cả các công cụ cộng tác mới này. “Chúng ta sẽ khai thác năng lực và tài năng của năm lần số người mà chúng ta đã khai thác trước đây,” Gates nói. VỚI TÌNH YÊU TỪ NGA T ôi đã không có cơ hội thăm nước Nga và phỏng vấn các zippie Nga cho cuốn sách này, nhưng tôi đã làm việc tốt thứ nhì [thay * Một thuật ngữ của Warren Buffett, nhà đầu tư giỏi nhất thế giới, bạn thân của Bill Gates, ý nói về sự may rủi do số phận. BA SỰ HỘI TỤ 195 cho việc tốt nhất đó]. Tôi hỏi bạn tôi Thomas R. Pickering, cựu đại sứ Hoa Kì ở Moscow và bây giờ là một nhà quản trị các mối quan hệ quốc tế cao nhất ở Boeing, để giải thích một tiến triển mới mà tôi đã nghe nói: rằng Boeing dùng các kĩ sư và nhà khoa học Nga, những người một thời đã làm việc với [các máy bay] MiG, để giúp thiết kế thế hệ tiếp theo của các máy bay chở khách. Pickering đã làm sáng tỏ câu chuyện cho tôi. Bắt đầu vào năm 1991, Boeing đã bắt đầu phân công việc cho các nhà khoa học Nga để tận dụng tài chuyên môn của họ về các vấn đề khí động học và các hợp kim hàng không mới. Năm 1998, Boeing quyết định đẩy việc này lên một bước nữa và mở một văn phòng thiết kế kĩ thuật hàng không vũ trụ ở Moscow. Boeing đặt văn phòng ở toà nhà Moscow cao mười hai tầng mà McDonald’s đã xây với số rúp mà nó đã kiếm được từ bán Big Mac ở Moscow trước khi chủ nghĩa cộng sản kết thúc - số tiền mà McDonald’s đã hứa sẽ không mang ra khỏi nước Nga. Bảy năm sau, Pickering nói, ‘bây giờ chúng tôi có tám trăm kĩ sư và nhà khoa học Nga làm việc cho chúng tôi và con số sẽ tăng lên ít nhất một ngàn và có thể, theo thời gian, lên một ngàn rưởi.” Cách nó hoạt động, ông giải thích, là Boeing hợp đồng với các công ti máy bay Nga khác nhau – các công ti nổi tiếng trong Chiến tranh Lạnh về sản xuất các máy bay chiến đấu, các công ti có tên như Ilyushin, Topulev, và Sukhoi – và họ cung cấp các kĩ sư theo đặt hàng cho các dự án khác nhau của Boeing. Dùng phần mềm thiết kế máy bay do Pháp chế tạo, các kĩ sư Nga cộng tác với các đồng nghiệp ở Boeing Mĩ- cả ở Seattle và Wichita, Kansas - về thiết kế máy bay với sự trợ giúp của máy tính. Boeing đã sắp đặt ngày làm việc hai mươi bốn giờ. Nó gồm hai ca ở Moscow và một ca ở Mĩ. Dùng cáp quang, các công nghệ nén tiên tiến, và phần mềm work flow khí động học, “họ đơn giản chuyển các bản thiết kế của họ tới lui từ Moscow đến Mĩ,” Pickering nói. Có các phương tiện hội nghị video ở mọi tầng của văn phòng Moscow của Boeing, để các kĩ sư không phải dựa vào e-mail khi họ có một vấn đề cần giải quyết với các đồng sự Mĩ của họ. Họ có thể có thảo luận trực diện. Boeing bắt đầu outsourcing thiết kế máy bay cho Moscow như một thí nghiệm, một việc phụ; nhưng bây giờ, với sự thiếu hụt các kĩ sư hàng không vũ trụ ở Mĩ, nó là một tất yếu. Khả năng của Boeing để pha trộn các kĩ sư Nga có chi phí thấp với các nhóm 196 THẾ GIỚI LÀ PHẲNG thiết kế Mĩ có chi phí cao, tiến tiến hơn cho phép Boeing cạnh tranh đầu đối đầu với đối thủ chính của nó Airbus Industries, được bao cấp bởi một consortium của các chính phủ Âu Châu và cũng sử dụng tài năng Nga nữa. Một kĩ sư hàng không Mĩ tốn 120 $ một giờ thiết kế; một kĩ sư Nga tốn khoảng một phần ba ngần ấy. Nhưng những người được outsource cũng là người đi outsource. Các kĩ sư Nga đã outsource các phần công việc làm cho Boeing của họ cho Hindustan Aeronautics ở Bangalore, chuyên về số hoá các thiết kế máy bay để khiến cho chúng dễ chế tạo hơn. Nhưng đây chưa phải là một nửa câu chuyện. Ngày xưa, Pickering giải thích, Boeing đã có thể nói với các nhà thầu phụ Nhật của nó, “Chúng tôi sẽ gửi cho các anh các sơ đồ cho cánh của 777. Chúng tôi sẽ để các anh làm một số và sau đó chúng tôi sẽ hi vọng các anh mua toàn bộ máy bay từ chúng tôi. Đó là hai bên cùng thắng.” Ngày nay Boeing nói cho công ti công nghiệp Nhật khổng lồ Mitsubishi, “Đây là các tham số chung cho các cánh của 7E7 mới. Anh thiết kế sản phẩm hoàn tất và chế tạo nó.” Nhưng các kĩ sư Nhật là rất mắc. Như thế cái gì sẽ xảy ra? Mitshubishi outsource các bộ phận của cánh 7E7 được outsource cho cùng các kĩ sư Nga mà Boeing sử dụng cho các phần khác của máy bay. Trong lúc ấy, một số trong các kĩ sư và nhà khoa học Nga này bỏ các công ti máy bay lớn của Nga, lập ra các hãng của riêng họ, và Boeing đang xem xét mua cổ phần trong một số công ti khởi nghiệp này để có dự trữ năng lực kĩ thuật. Tất cả việc tìm nguồn toàn cầu này là vì mục đích thiết kế và chế tạo các máy bay nhanh hơn và rẻ hơn, như thế Boeing có thể dùng tiền của mình để tiếp tục đổi mới cho thế hệ tiếp và sống sót cuộc cạnh tranh gây tiều tuỵ từ Airbus. Nhờ ba sự hội tụ, bây giờ Boeing cần mười một ngày để xây dựng một 737, rút xuống từ hai mươi tám ngày mới chỉ vài năm trước đây. Boeing sẽ xây dựng các máy bay thế hệ mới của mình trong ba ngày, bởi vì tất cả các phần được thiết kế bằng máy tính cho lắp ráp, và chuỗi cung toàn cầu của Boeing sẽ cho phép nó chuyển các thành phần từ một cơ sở đến cơ sở khác đúng thời gian. Để chắc chắn rằng nó đạt được dàn xếp tốt nhất về các bộ phận và các hàng cung cấp khác, bây giờ Boeing thường xuyên vận hành “các cuộc đấu giá ngược”, trong đó các công ti chào giá xuống chọi lại nhau hơn là chào giá lên. Họ đấu thầu hợp đồng cho mọi thứ từ 197 BA SỰ HỘI TỤ giấy vệ sinh cho các nhà máy Boeing đến các chi tiết cần thiết – các phần hàng hoá có sẵn- cho chuỗi cung của Boeing. Boeing sẽ công bố một phiên đấu giá vào một thời gian định trước trên một Internet site được thiết kế đặc biệt. Nó sẽ bắt đầu đấu giá cho mọi khoản cung ở giá nó coi là giá phải chăng. Sau đó nó sẽ chỉ ngồi và nhìn mỗi nhà cung cấp muốn hạ giá đến đâu so với người khác để thắng thầu của Boeing. Các nhà thầu được Boeing đánh giá trước là đủ tư cách, và mỗi người có thể nhìn thấy chào giá của mọi người khác khi họ đưa ra. “Bạn có thể thực sự thấy áp lực của thương trường và họ làm việc ra sao,” Pickering nói. “Nó giống xem một cuộc đua ngựa.” BA SỰ HỘI TỤ KHÁC M ột lần tôi đã nghe Bill Bradley kể một câu chuyện về một phụ nữ thượng lưu từ Boston đi sang San Francisco lần đầu tiên. Khi bà về nhà và được một người bạn hỏi bà thích nó thế nào, bà nói, “Không mấy – nó quá xa đại dương.” Viễn cảnh và khuynh hướng thiên về mà bạn mang theo trong đầu mình là rất quan trọng trong định hình cái bạn thấy và cái bạn không thấy. Điều đó giúp giải thích vì sao rất nhiều người đã lỡ ba sự hội tụ. Đầu họ hoàn toàn ở đâu đó khác – cho dù nó xảy ra ngay trước mắt họ. Ba thứ khác- sự hội tụ khác – cùng đến để tạo ra màn khói này. Thứ nhất là sự phá sản dot-com, bắt đầu vào tháng Ba 2001. Như tôi đã nói ở trước, nhiều người đã đánh đồng cơn sốt dot-com với toàn cầu hoá. Như thế khi cơn sốt dot-com phá sản, và rất nhiều công ti dot-com (và các hãng hỗ trợ chúng) nổ tung, cũng những người này cho rằng toàn cầu hoá cũng đã nổ tung. Sự bốc cháy của dogfood.com [thức ăn cho chó.com] và mười Web site khác - chào giao mười poud thức ăn cho chó con đến cửa nhà bạn trong vòng ba mươi phút- được cho là sự chứng minh rằng toàn cầu hoá và cách mạng IT chỉ là tiếng xèo xèo chứ không có thịt bò. Đây là sự xuẩn ngốc thuần tuý. Những người đã nghĩ rằng toàn cầu hoá là cùng thứ như cơn sốt dot-com và rằng sự phá sản dotcom đánh dấu sự kết liễu của toàn cầu hoá đã không thể sai lầm hơn. Nói lại lần nữa, sự phá sản dot-com thực sự đã thúc đẩy toàn 198 THẾ GIỚI LÀ PHẲNG cầu hoá vào siêu phương thức bằng buộc các công ti đi outsource và offshore ngày càng nhiều chức năng nhằm tiết kiệm đồng vốn hiếm hoi. Đây là một nhân tố then chốt trong đặt nền tảng cho Toàn cầu hoá 3.0. Giữa sự phá sản dot-com và ngày nay, Google đi từ xử lí khoảng 150 triệu tìm kiếm một ngày lên khoảng một tỉ tìm kiếm một ngày, với chỉ một phần ba đến từ bên trong Hoa Kì. Vì mô hình đấu giá của nó nổi tiếng khắp thế giới, eBay đi từ một ngàn hai trăm nhân viên vào đầu năm 2000 lên sáu ngàn ba trăm vào năm 2004, tất cả đều trong thời kì khi toàn cầu hoá được cho là “đã qua” rồi. Giữa 2000 và 2004, tổng sử dụng Internet toàn cầu tăng 125 phần trăm, bao gồm 186 phần trăm ở Châu Phi, 209 phần trăm ở Mĩ Latin, 124 phần trăm ở Châu Âu, và 105 phần trăm ở Bắc Mĩ, theo Nielsen/NetRatings. Đúng, toàn cầu hoá chắc chắn đã kết thúc, được rồi. Không chỉ là sự phá sản dot-com và tất cả những lời khoác lác xung quanh nó là cái đã làm mờ tất cả điều này khỏi tầm nhìn. Đã có hai đám mây lớn khác kéo đến. Đám lớn nhất, tất nhiên, là 11/9, đã là một cú sốc sâu sắc đối với phe nhóm chính trị Mĩ. Căn cứ vào 11/9, và các cuộc xâm lấn Afghanistan và Iraq tiếp theo nó, không ngạc nhiên là ba sự hội tụ đã bị mất hút trong khói bụi của chiến tranh và tiếng huyên thuyên của truyền hình cáp. Cuối cùng, là scandal quản trị công ti Enron, nhanh chóng tiếp theo là các biến cố ở các công ti Tyco và WorldCom- khiến cho các CEO và chính quyền Bush chạy vạy để yểm trợ. Các CEO, với sự biện hộ nào đó, trở thành có tội cho đến khi được chứng minh là vô tội về sự lừa dối của ban giám đốc, và ngay cả chính quyền Bush ủng hộ giới kinh doanh, ủng hộ CEO một cách nô lệ đã thận trọng về tỏ ra – trong con mắt công chúng – quá lo âu về các mối quan tâm của doanh nghiệp lớn. Mùa hè 2004, tôi gặp lãnh đạo của một trong những công ti công nghệ lớn nhất của Mĩ, ông đã sang Washington để lobby nhiều tài trợ liên bang cho Quỹ Khoa học Quốc gia [NSF] để giúp nuôi dưỡng một cơ sở công nghiệp mạnh hơn cho nền công nghiệp Mĩ. Tôi hỏi ông vì sao chính quyền không triệu tập một cuộc họp thượng đỉnh của các CEO để nêu bật vấn đề này, và ông chỉ lắc đầu và nói có một từ: “Enron”. Kết quả: Chính xác ở thời điểm khi thế giới được làm phẳng, và ba sự hội tụ đang định hình lại toàn bộ môi trường kinh doanh toàn cầu- đòi hỏi một số điều chỉnh rất quan trọng trong xã hội của riêng BA SỰ HỘI TỤ 199 chúng ta và của nhiều quốc gia Phương Tây đã phát triển khác- các chính trị gia Mĩ không chỉ đã không giáo dục công chúng Mĩ, họ đã làm việc tích cực để làm cho nó ngu đần. Trong cuộc vận động tranh cử 2004 chúng ta đã thấy các Đảng viên đảng Dân chủ tranh luận liệu NAFTA có là một ý tưởng tốt và Nhà Trắng của Bush đã gián băng dính lên miệng N. Gregory Mankiw, chủ tịch Hội đồng các Cố vấn Kinh tế của Nhà trắng, và giấu ông vào tầng hầm của Dick Cheney, bởi vì Mankiw, tác giả của một sách giáo khoa kinh tế học nổi tiếng, đã dám phát biểu đồng tình với outsourcing như chỉ là “sự biểu lộ mới nhất của các khoản lợi từ thương mại mà các nhà kinh tế chí ít đã nói đến từ thời Adam Smith.” Tuyên bố của Mankiw đã gây ra một cuộc tranh đua về ai có thể nói thứ nực cười nhất để đáp lại. Kẻ thắng đã là Chủ tịch Hạ Viện Dennis Hastert, ông nói rằng “lí thuyết” của Mankiw “không qua được một trắc nghiệm cơ bản của hoạt động kinh tế thực tế.” Và đó là trắc nghiệm nào, Dennis? Mankiw đáng thương đã hầu như không được nghe đến nữa. Vì tất cả các lí do này, hầu hết mọi người đã không thấy ba sự hội tụ. Cái gì đó thực sự đã xảy ra, và nó đơn giản không phải là phần của thảo luận công khai ở Mĩ hay Châu Âu. Trước khi tôi đi thăm Ấn Độ đầu năm 2004, tôi về cơ bản cũng mù tịt về nó, tuy tôi đã kiếm được vài ám chỉ rằng cái gì đó đang lên men. Một trong các nhà doanh nghiệp chín chắn nhất mà tôi đã biết qua nhiều năm là Nobuyuki Idei, chủ tịch của Sony. Bất cứ khi nào ông phát biểu, tôi đều theo dõi kĩ. Trong năm 2004 chúng tôi gặp nhau hai lần, và cả hai lần qua giọng Nhật đặc sệt của mình ông đã nói cái gì đó đọng lại trong tai tôi. Idei nói rằng một sự thay đổi đang xảy ra trong thế giới công nghệ kinh doanh cái sẽ được nhớ lại, theo thời gian, như “sao băng va vào trái đất và giết tất cả khủng long.” May thay, các công ti toàn cầu mới nhất biết cái gì đang xảy ra ở đó, và các công ti giỏi nhất đã lặng lẽ thích ứng với nó để chúng không phải là một trong những khủng long đó. Khi tôi bắt đầu tìm kiếm tư liệu cho cuốn sách này, đôi khi tôi cảm thấy như đã ở trong một mảng Vùng Tranh Tối Tranh Sáng. Tôi đã có ý định phỏng vấn các CEO và các nhà công nghệ từ các công ti chính, các công ti cả có cơ sở Mĩ và nước ngoài, và họ mô tả theo cách riêng của họ cái tôi gọi là ba sự hội tụ. Nhưng, vì tất cả các lí do tôi đã nhắc tới ở trên, hầu hết họ đã không nói cho công 200 THẾ GIỚI LÀ PHẲNG chúng hay các chính trị gia biết. Hoặc họ đã quá quẫn trí, quá tập trung vào việc kinh doanh của riêng họ, hay quá sợ. Cứ như tất cả họ đều là “những người vỏ kén,” sống trong một vũ trụ song song, những người ở trong một bí mật lớn. Đúng, tất cả họ đều biết điều bí mật – nhưng chẳng ai đã muốn nói cho lũ trẻ. Thôi được, đây là sự thật mà không ai muốn nói cho bạn: Thế giới đã thành phẳng. Như kết quả của ba sự hội tụ, sự cộng tác và cạnh tranh toàn cầu - giữa các cá nhân và các cá nhân, các công ti và các cá nhân, các công ti và các công ti, và các công ti và các khách hàng – đã được làm cho rẻ hơn, dễ hơn, trơn tru hơn, và hiệu quả hơn cho nhiều người hơn từ nhiều xó xỉnh của thế giới hơn ở bất cứ thời điểm nào trong lịch sử thế giới. Bạn biết “cuộc cách mạng công nghệ thông tin” mà báo chí kinh doanh đã tung ra trong 20 năm qua? Đáng tiếc đó chỉ mới là khúc dạo đầu. 20 năm vừa qua mới chỉ là bận việc rèn, mài sắc và phân phối tất cả các công cụ mới để kết nối và cộng tác. Bây giờ cuộc cách mạng thông tin sắp bắt đầu, khi tất cả những bổ sung lẫn nhau giữa các công cụ cộng tác đó bắt đầu thực sự hoạt động với nhau để san phẳng sân chơi. Một trong những người đã kéo toạc bức màn và gọi giây phút này bằng tên thật của nó là Carly Fiorina của Hewlett–Packard, năm 2004 bà đã bắt đầu tuyên bố trong bài diễn thuyết trước công chúng của mình rằng sự bùng nổ và phá sản dotcom đã chỉ “là sự kết thúc của phần đầu”. 25 năm vừa qua trong công nghệ, Fiorina, CEO của HP lúc đó, nói, mới chỉ là “màn khởi động” mà thôi. Bây giờ chúng ta đang tiến vào cuộc đấu chính, bà nói, “và với cuộc đấu chính đó, tôi muốn nói đến một kỉ nguyên trong đó công nghệ thực sự biến đổi mọi khía cạnh của kinh doanh, mọi khía cạnh của cuộc sống và mọi khía cạnh của xã hội.”
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.