Giáo trình Quản trị kinh doanh bảo hiểm: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Văn Định

pdf
Số trang Giáo trình Quản trị kinh doanh bảo hiểm: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Văn Định 208 Cỡ tệp Giáo trình Quản trị kinh doanh bảo hiểm: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Văn Định 44 MB Lượt tải Giáo trình Quản trị kinh doanh bảo hiểm: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Văn Định 8 Lượt đọc Giáo trình Quản trị kinh doanh bảo hiểm: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Văn Định 107
Đánh giá Giáo trình Quản trị kinh doanh bảo hiểm: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Văn Định
5 ( 22 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 208 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

CHƯƠNG VIII QUÂN TRỊ TÀI CHÍNH Quản trị tài chính là sự tác động của nhà quản lý tới các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Cũng như trong các doanh nghiệp khác, quản trị tài chính trong doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) bao gồm các nội dung chủ yếu sau: quản lý tài sản; quản lý vốn và nguồn vốn; quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp. I. TÀI SẢN CỦA DOANH N G H IỆP BẢO HIẺM l ếỉ Tài sản cố định 1.1.1 Khải niệm và đặc điểm Tài sản cố định (TSCĐ) là các tư liệu lao động chủ yếu và các tài sản khác mà DNBH sở hữu, quản lý và sử dụng, có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài, trong quá trình sử dụng hình thái hiện vật tự nhiên hầu như không thay đổi, còn giá trị giảm dần được chuyển vào giá trị sản phẩm dịch vụ bảo hiểm. TSCĐ của DNBH cũng có những đặc điểm sau: - Về mặt hiện vật tự nhiên: TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh của DNBH, còn hình thái hiện vật gần như không thay đổi. - Về mặt giá trị: Giá trị của TSCĐ giảm dần, được chuyển dần vào giá trị sản phẩm dịch vụ bảo hiểm và được thu hổi qua khấu hao TSCĐ. - Do hoạt động bảo hiểm là hoạt động dịch vụ nên TSCĐ của DNBH không trực tiếp tham gia vào việc tạo ra sản phẩm bảo hiểm, do đó hao mòn TSCĐ không tính vào chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm. TSCĐ của DNBH chủ yếu là nhà cửa, bất động sản, thiết bị, phương tiện vận tải, thông tin... 265 1.1.2 Phăn loại tài sản cổ định Tuỳ theo mục đích của người quản lý, TSCĐ có thể được phân loại theo các tiêu thức khác nhau. Trong đó, có hai tiêu thức thường được sử dụng, đó là: Hình thái biểu hiện và quyền sở hữu. Theo hình thái biểu hiện, TSCĐ của DNBH được chia thành hai loại: - TSCĐ hữu hình: Là những TSCĐ có hình thái hiện vật cụ thể, như: Nhà cửa, vật kiến trúc; máy móc, thiết bị; phương tiện vận tải thông tin; thiết bị dụng cụ quản lý.ể. - TSCĐ vô hìnhằ. Là những TSCĐ chỉ tổn tại dưới dạng giá trị chứ không biểu hiện thành những dạng vật chất cụ thể, ví dụ như: Quyền sử dụng đất (theo quy định tại Việt Nam), bằng phát minh sáng chế, lợi thế thương mại... Trong điểu kiện cạnh tranh của nền kinh tế thị trường, các DNBH phải bỏ ra rất nhiều chi phí để tạo ra uy túi, danh tiếng cho doanh nghiệp. Chính vì vậy lợi thế thương mại mà doanh nghiệp có được là TSCĐ vô hình rất có giá trị. Theo quyền sở hữu, TSCĐ của DNBH được chia thành: - TSCĐ tự có: Là những tài sản thuộc quyền sờ hữu của DNBH và được phản ánh trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. - TSCĐ thuê tài chính: Là những TSCĐ đi thuê ngoài thoả mãn một trong các điều kiện sau (theo quy định ờ Việt nam tại Nghị định 64/NĐ-CP ngày 9/10/1995): + Quyền sở hữu đối với TSCĐ được chuyển cho bên đi thuê khi hợp đồng thuê TSCĐ hết thời hạn. + Hợp đồng thuê TSCĐ cho phép bên đi thuê được lựa chọn mua lại TSCĐ với giá thấp hơn giá trị thực tế cùa TSCĐ đó tại thời điểm mua lại. + Hợp đổng thuê TSCĐ có thời hạn ít nhất bằng 60% thời gian hữu dụng của TSCĐ thuê. 266 + Giá trị hiện tại của các khoản chi theo hợp đồng ít nhất phải bầng 100% giá trị của TSCĐ thuê. TSCĐ thuê tài chính được coi như TSCĐ tự có của DNBH, song chưa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. - TSCĐ thuê hoạt động-. Là TSCĐ thuê ngoài không thoả mãn bất kỳ điếu kiện nào trong số các điểu kiện của TSCĐ thuê tài chính. ỉ. 1.3 Quản lý tài sản cổ định a. Quản lý số lượng tài sản c ố định Quản lý số lượng TSCĐ là quản lý TSCĐ dưới hình thái hiện vật. TSCĐ của DNBH dưới hình thái hiện vật bao gồm nhiều loại, khác nhau về công dụng, chức nãng, đơn vị đo, thời gian sử dụng. Vì vậy, để quản lý số lượng TSCĐ cần phải phân loại TSCĐ theo đơn vị tự nhiên thành các nhóm, dựa trên những đặc trưng nhất đinh của TSCĐ (Ví dụ: Đất; nhà cửa, vật kiến trúc; máy móc, thiết bị...). Quản lý số lượng TSCĐ rất cần thiết trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đặc biệt các DNBH sở hữu nhiều TSCĐ là đất đai, nhà cửa. Nắm được số lượng TSCĐ là căn cứ để lập kế hoạch trang bị, sửa chữa lớn, hiện đại hoá TSCĐ. b. Quản lý giá trị tài sản cô'định Quản lý giá trị TSCĐ là quản lý TSCĐ dưới hình thái giá trị (tiền). TSCĐ theo hình thái giá trị không những phản ánh số tiền doanh nghiệp đã bỏ ra để mua sắm, xây dựng, mà còn là căn cứ để xác định hao mòn TSCĐ. Để quản lý giá trị TSCĐ, cần phải đánh giá TSCĐ của doanh nghiệp theo các loại giá khác nhau: Giá ban đầu hoàn toàn, giá khôi phục hoàn toàn, giá ban đầu và khôi phục còn lại, giá so sánh. - TSCĐ theo giá ban đầu hoàn toàn phản ánh số tiền thực tế doanh nghiệp bỏ ra để có được TSCĐ và cần phải thu hồi về dưới hình thức khấu hao, là căn cứ để tính khấu hao TSCĐ hàng năm. - TSCĐ theo giá khôi phục hoàn toàn phản ánh tổng giá trị 267 danh nghĩa của TSCĐ còn lại trong điều kiện hiện tại của nền sản xuất xã hội. - TSCĐ theo giá ban đầu hay khôi phục còn lại phản ánh phần giá trị TSCĐ của doanh nghiệp chưa hao mòn hết và còn phải tiếp tục khấu hao. Để nghiên cứu và xác định năng lực hạot động của TSCĐ nên dựa vào giá ban đầu hay khôi phục còn lại. Vì giá này phản ánh thực trạng TSCĐ của doanh nghiệp tại thời điểm nghiên cứu. c. Quản lý khấu hao tài sản cố định Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn và giảm dần theo thời gian. Giá trị hao mòn được phân bổ cho các hoạt động kinh doanh và được thu hồi về cho DNBH thông qua việc trích khấu hao. Trích khấu hao TSCĐ nhằm mục đích: + Tái sản xuất giản đơn hoặc mở rộng để thay thế tài sản cô' định bị loại bỏ do hết thời gian sử dụng. + Bù đắp chi phí sửa chữa lớn và hiện đại hoá trong quá trình sử dụng. Tổng mức khấu hao TSCĐ là giá trị của TSCĐ sẽ được thu hồi trong suốt thời gian sử dụng của TSCĐ và được xác định như sau: M k— G + s + H -Gđ+ Cđ Trong đó: Mk : Tổng mức khấu hao; G: Giá trị ban đầu hoặc khôi phục hoàn toàn; s : Chi phí sửa chữa lớn; H: Chi phí hiện đại hoá; Gđ: Giá trị đào thải; Cđ: Chi phí đào thải. Và mức khấu hao binh quân hàng năm được tính theo công thức sau: 268 Trong đó: Ak : Mức khấu hao bình quân hàng năm; T: Số năm trung bình có thể sử dụng TSCĐ. Mức khấu hao hàng năm của tất cả các loại tài sản cố định sau khi cộng lại tạo thành quỹ khấu hao. Quỹ khấu hao được sử dụng vào mục đích tái tạo ra tài sản mới, bù đắp lại các chi phí bỏ ra..ề Quỹ khấu hao phải được sử dụng đúng mục đích theo chế độ thống kê và kế toán hiện hành. d. Quản lý biến động của tài sàn cố định TSCĐ của DNBH thường xuyên biến động theo thời gian cả về mặy hiện vật tự nhiên và giá trị, do nhiều nguyên nhân: + Do sự biến động về quy mô hoạt động kinh doanh của DNBH. + Do có một số TSCĐ mới đưa vào sử dụng. + Do có một số TSCĐ bị đào thải. + Do cho thuê TSCĐ. + Do sửa chữa lớn, hiện đại hoá hoặc khấu hao hàng năm Để quản lý biến động của TSCĐ có nhiều phương pháp như: + Phương pháp dãy sô' thời gian: Phương pháp này cho thấy xu hướng, mức độ biến động quy mô TSCĐ theo thời gian. + Phương pháp chỉ số: Phương pháp này cho phép phân tích mức độ biến động và các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động củaTSCĐ. + Phương pháp cân đối: Quản lý sự biến động của TSCĐ bằng phương pháp này được thực hiện bằng cách lập các bảng cân đối TSCĐ theo hình thái giá trị hoặc hiện vật. Từ đó cho phép DNBH theo dõi sự biến động của TSCĐ theo sô' lượng và giá trị. Tài sản cố định của DNBH đa dạng về chủng loại, phong phú về mục đích sử dụns. Vì vậy phải có tổ chức quản lý chặt chẽ: + Đối với tài sản cố định thuộc danh mục tài sản đầu tư cần phải được tổ chức quản lý riêng. 269 + Đôi với tài sản cô định dùng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cần phân cấp quản lý cho từng phòng ban, chi nhánh, văn phòng đại diện... + Thực hiện chế độ trích khấu hao, bảo toàn vốn cô' định, đổi mới TSCĐ theo định kỳ. + Thực hiện chế độ kiểm kê, thanh lý, đánh giá lại tài sản cố định theo quy định. 1.2 Tài sản lưu động 1.2.1 Khải niệm và đặc điểm Tài sản lưu động (TSLĐ) là những tài sản thuộc quyền sờ hữu và quyền sử dụng của doanh nghiệp có đặc điểm là thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hổi không dài quá một chu kỳ kinh doanh hay một niên độ kế toán. Do những đặc thù của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, TSLĐ đóng một vai trò rất quan trọng. Trong thực tế, TSLĐ thường chiếm tới 70%-80% tổng giá trị tài sản của DNBH. 1.2.2 Phăn loại Cũng như các loại hình doanh nghiệp khác, TSLĐ trong DNBH được chia thành: - Tiền tệ; - Các khoản phải thu ngắn hạn; - Các khoản đầu tư ngắn hạn; - Các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ; - Chi phí dở dang của hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc, nhận và nhượng tái bảo hiểm; - Các khoản tạm ứng và chi phí trả trước; - Các TSLĐ khác như nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, dự phòng giảm giá hàng tồn kho.... Trong sỏ các TSLĐ trên, các khoản đầu tư ngắn han luôn chiếm tỷ trọng lớn và đóng vai trò quan trọng đối với DNBH, đặc biệt là bảo hiểm phi nhân thọ. DNBH sử dụng phí thu được 270 đem đầu tư và đầu tư vào các danh mục ngắn hạn, có tính thanh khoản cao đổ nhanh chóng chuyển đổi ra tiền mặt, thanh toán bổi thường hay chi trả bảo hiểm cho người tham gia bảo hiểm. 1.2.3 Quản lý tài sản lưu động Do TSLĐ chiếm tỷ trọng lớn và đóng một vai trò rất quan trọng đối với các DNBH nên công tác quản lý cần phải chặt chẽ, đó là điều kiện để tăng hiệu quả sử dụng vốn, ngăn ngừa các hiên tượng lãng phí, tham ô tài sản của doanh nghiệp. Quản lý TSLĐ của DNBH cần có các biện pháp cụ thể sau: - Các TSLĐ phải có tính thanh khoản hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh khi phát sinh trách nhiệm bổi thường hay chi trả bảo hiểm. DNBH thường duy trì một tỷ lệ đáng kể giá trị tài sản dưới dạng tiền mặt hoặc các loại chứng khoán để dễ dàng chuyển đổi ra tiền mặt. Tuy nhiên, việc tính toán tỷ lộ này hợp lý, phù hợp với nhu cầu của DNBH là rất quan trọng, tránh tình trạng thừa tiền mặt không được đem đầu tư hoặc đầu tư dài hạn để sinh lợi. - Các khoản phải thu cần theo dõi chặt chẽ và theo dõi riêng cho từng loại khách hàng, tránh bị chiếm dụng vốn hay khê đọng phí. Trong đó, đặc biệt phải chú ý tới các khoản phải thu phí bảo hiểm và thu từ hoạt động đầu tư. - Các khoản đầu tư ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị TSLĐ của DNBH. Phần lớn nguồn vốn đầu tư là từ các quỹ dự phòng nghiệp vụ. Vì vậy, việc đầu tư phải đảm bảo có lãi, tránh bị hao hụt vốn ảnh hưởng đến quỹ chi trả bồi thường cho khách hàng. DNBH phải trích lập đầy đủ dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn theo quv định của pháp luật. - Đê phục vụ kinh doanh, DNBH còn có một khối lượng và giá trị vật tư hànc hoá lớn. Theo nguycn tắc chuns, doanh nghiệp phải có bộ phận theo dõi, quản lý tài sản này; có sổ theo dõi nhập xuất cho tìmc loại vật tư; tính định mức cho từns nehiệp vụ bảo hiểm. Đồn 2 thời phải tổ chức kiểm kè, đánh giá tồn kho, hư hòns, hao hụt theo các nguyên nhân, xử phạt 271 nghiêm minh những người làm thất thoát vật tư. Định mức hao phí một loại vật tư cho một cán bộ trong kỳ được xác định trên cơ sờ lượng vật tư định mức sừ dụng trong kỳ cùa doanh nghiệp so với số lượng cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp, còng thức tính như sau: Tổng lượng vật tư định mức sử dụng Định mức vật tư _______________ trong kỳ____________ cho một cán bộ số lượng cán bộ nhân viên bình quân trong kỳ IIẻ VỐN VÀ NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM Để thành lập và tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đểu phải có một số vốn nhất định. Tuỳ theo ngành nghề kinh doanh mà luật pháp qui định mức vốn pháp định khi thành lập là khác nhau. Và tuỳ theo loại hình doanh nghiệp và các đặc điểm cụ thể mà doanh nghiệp có các phương thức tạo vốn và huy động vốn khác nhau. DNBH hoạt động chủ yếu bằng hai nguồn vốn: Nguồn vốn chủ sờ hữu và nguón vốn vay. 2.1 Nguồn vốn chủ sở hữu Nguồn vốn chủ sờ hữu gồm vốn điều lệ được góp khi thành lập doanh nghiệp, các quỹ và các khoản lãi tích luỹ. Vốn điều lệ là vốn ghi trong điểu lộ doanh nghiệp đươc góp khi thành lập doanh nghiệp. Đối với những ngành qui định vốn pháp định khi thành lập, trong quá trình hoạt đóng doanh nghiệp phải luôn duy trì mức vốn điều lệ đã góp không đươc thấp hơn mức vốn pháp định. Đối với doanh nghiệp nhà nước nsuón để hình thành vốn là do ngân sách nhà nước cấp khi thành lập. Đối với công ty cổ phần là do sự đónc góp của các cổ đóns; đói với d o a n h n g h i ệ p 100% v ố n đ ầ u tư n ư ớ c n g o à i là d o c ó n c ty m ẹ ỏ nước ngoài chuyển vào để thành lập công ty; đối với doanh n c h i ệ p l iê n d o a n h là p h án d ó n c c ó p c ủ a c á c đ ó i tác t h a m g ia 979 thành lập. Trong quá trình hoạt động khi cần tăng vốn, tuỳ theo loại hình doanh nghiệp mà có các phương thức tăng vốn khác nhau, như doanh nghiệp Nhà nước được Nhà nước cấp bổ sung, công ty cổ phần có thể phát hành cổ phiếu để huy động vốn... Đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam, khi thành lập doanh nghiệp phải đáp ứng yêu cầu về vốn pháp định theo Nghị định 46/2007/NĐ-CP ban hành ngày 27 tháng 03 năm 2007 như sau : - Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ: 300.000.000.000 đổng Viột nam. - Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ: 600.000.000.000 đổng Việt nam - Kinh doanh môi giới bảo hiểm: 4.000.000.000 đồng Việt nam Đảm bảo đủ vốn là vấn đề rất quan trọng dể duy trì khả năng của DNBH thực hiện các cam kết với bên mua bảo hiểm. Việc quy định mức vốn pháp định là cần thiết khi thành lập DNBH. Để có khả năng tài chính mạnh, từ đó mở rộng kinh doanh, các DNBH thường có vốn lớn hơn nhiều so với vốn pháp định, ở các nước trên thế giới hiện nay, xu thế sát nhập các công ty bảo hiểm thường xuyên xảy ra để tăng vốn và tăng khả năng cạnh tranh, tạo niềm tin cho bên mua bảo hiểm. Việc xác định quy mô vốn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như qui mô, độ phức tạp, hay cơ cấu kinh doanh của từng doanh nghiệp bảo hiểm. 2.2 Nguồn vốn vay Nguồn vốn vay của các doanh nghiệp nói chung chủ yếu là nguồn vốn tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại hoặc phát hành trái phiếu công ty. Trong đó nguồn vốn vay ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp thường vay ngân hàng để đảm bảo nguồn tài chính cho các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng sản x u ấ t. 273 Nguồn vốn vay của DNBH bao gồm: các khoản vay ngắn hạn và dài hạn, các khoản phải trả về hoạt động kinh doanh bảo hiểm như chi bồi thường, chi hoa hồng, chi giám định..., đặc biệt DNBH có nguồn vốn vay là các quỹ dự phòng nghiệp vụ. Do đặc thù của hoạt động kinh doanh, các DNBH thường không sử dụng vốn vay ngân hàng như các doanh nghiệp khác. Bời vì DNBH có “nguồn vốn nhàn rỗi” từ các quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và doanh nghiệp được dùng để kinh doanh sinh lời. Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn vốn này phải bảo đảm nguyên tắc an toàn, hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu chi trả thường xuyên cho các cam kết theo hợp đổng bảo hiểm. Vì vậy Luật kinh doanh bảo hiểm qui định cụ thể danh mục đầu tư, giới hạn tỳ lộ và sô' tiền đầu tư theo từng loại hình đầu tư cho phù hợp với loại hình kinh doanh bảo hiểm. Các doanh nghiệp luôn muốn chiếm dụng vốn của người khác dưới hình thức nợ phải trả để tăng vốn kinh doanh của mình. Tuy nhiên, đối với DNBH, khoản phải trả lớn nhất thường là các khoản phải trả về hoạt động kinh doanh bảo hiểm. DNBH không thể tìm cách để chiếm dụng nguồn vốn này. Bời vì sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm vô hình, để làm tăng tính hữu hình của sản phẩm, tăng uy tín của doanh nghiệp, DNBH phải có trách nhiệm giải quyết bổi thường hay chi trả đầy đù, nhanli chóng, kịp thời cho người được bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. 2ế3 Q uản lý sử dụng vốn Bên cạnh việc đảm bảo đủ vốn, công tác quản lý vón nhằm bảo toàn và phát triển vốn đóng vai trò rất quan trọng, giúp DNBH thực hiện được trách nhiệm đối với bên mua bảo hiểm, cũng như phát huy tối đa hiệu quả của đổng vốn. Công lác quản lý sử dụng vốn cần có các biện pháp sau: Bô trí hợp lý cơ cấu tổ chức của DNBH, tăng tính hiệu quà cùa hoạt động kinh doanh: Cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ nâng cao hiệu quả quản lý, tiết kiệm chí phí, năng động trong kinh doanh 274
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.