Giáo trình Quản trị doanh nghiệp Phần 1 - ĐH Cần Thơ

pdf
Số trang Giáo trình Quản trị doanh nghiệp Phần 1 - ĐH Cần Thơ 105 Cỡ tệp Giáo trình Quản trị doanh nghiệp Phần 1 - ĐH Cần Thơ 2 MB Lượt tải Giáo trình Quản trị doanh nghiệp Phần 1 - ĐH Cần Thơ 212 Lượt đọc Giáo trình Quản trị doanh nghiệp Phần 1 - ĐH Cần Thơ 364
Đánh giá Giáo trình Quản trị doanh nghiệp Phần 1 - ĐH Cần Thơ
4.7 ( 19 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 105 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH (Dành cho sinh viên không chuyên kinh tế) GIẢNG VIÊN: TRƯƠNG HÒA BÌNH ĐỖ THỊ TUYẾT THÁNG 12 - 2003 MỤC LỤC Trang CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA NHÀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP I. ĐỊNH NGHĨA DOANH NGHIỆP 1. Các quan điểm về doanh nghiệp ………………………………………. 2. Định nghĩa doanh nghiệp ……………………………………………… II. PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP 1. Căn cứ vào tính chất sở hữu tài sản trong doanh nghiệp ……………… 2. Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân ………………………………………………………………….. 3. Căn cứ vào quy mô của doanh nghiệp ………………………………… III. BẢN CHẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG KINH DOANH 1. Bản chất của kinh doanh ………………………………………………. 2. Đặc điểm của hệ thống kinh doanh ……………………………………. 3. Các yếu tố sản xuất ……………………………………………………. IV. DOANH NGHIỆP LÀ ĐƠN VỊ SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI 1. Doanh nghiệp là đơn vị sản xuất ………………………………………. 2. Doanh nghiệp là đơn vị phân phối …………………………………….. V. MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 1. Quan niệm về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp ……………... 2. Các yếu tố của môi trường kinh doanh ………………………………... VI. MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU CỦA DOANH NGHIỆP 1. Mục đích của doanh nghiệp …………………………….…………….. 2. Mục tiêu của doanh nghiệp ……………………………………………. VII. THÀNH LẬP, GIẢI THỂ VÀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP 1. Tạo lập doanh nghiệp mới ………………………………………........... 2. Mua lại một doanh nghiệp sẵn có ……………………………………... 3. Đại lý đặc quyền ……….……………………………………………… 4. Phá sản doanh nghiệp ………………………………………………….. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG II: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP I. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ 1. Khái niệm và vai trò của quản trị ……………………………………… 2. Quản trị vừa là khoa học vừa là nghệ thuật …………………………… 3. Các chức năng quản trị ………………………………………………… II. KẾ HOẠCH 1. Khái niệm ……………………………………….……………………... 2. Tầm quan trọng của kế hoạch …………………………………………. 3. Phân loại kế hoạch …………………………………………………….. 4. Các bước lập kế hoạch chiến lược …………………………………….. III. TỔ CHỨC 1. Khái niệm ……………………………………………………………… 2. Một số cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp ………………………… 3. Phân chia quyền lực trong tổ chức ……………………………………. IV. LÃNH ĐẠO 1. Khái niệm ………………………………………….…………………... 2. Vai trò của lãnh đạo …………………………………………………… V. KIỂM TRA 1. Khái niệm ……………………………………………………………… 2. Nội dung công tác kiểm tra và các dạng kiểm tra ……………………... 1 1 2 2 10 10 10 11 12 12 13 13 14 22 23 23 24 24 25 25 26 26 29 29 30 30 31 32 33 33 36 37 37 38 39 VI. PHÂN CẤP TRONG QUẢN TRỊ 1. Theo cấp quản trị kinh doanh ………………………………………….. 2. Quản trị theo chức năng trong doanh nghiệp ………………………….. VI. CÁC KỸ NĂNG QUẢN TRỊ ……………………………………………… 1. Kỹ năng chuyên môn…………………………………………………... 2. Kỹ năng nhân sự ……………………………………………………. 3. Kỹ năng tư duy…………………………………………………….. VII. VAI TRÒ NHÀ QUẢN TRỊ 1. Nhóm vai trò quan hệ với con người …………………………………. 2. Nhóm vai trò thông tin ………..……………………………………….. 3. Nhóm vai trò quyết định ………………………………………………. VIII. CÁC LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ 1. Lý thuyết quản trị cổ điển ……………………………………………... 2. Nhóm lý thuyết hành vi - tâm lý xã hội trong quản trị kinh doanh …… 3. Lý thuyết định lượng trong quản trị …………………………………… 4. Lý thuyết quản trị hiện đại …………………………………………….. IX. QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ 1. Khái niệm ……………………………………………………………… 2. Các kiểu ra quyết định ………………………………………………… 3. Tiến trình ra quyết định ………………………………………………... CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG III: QUẢN TRỊ MARKETING TRONG DOANH NGHIỆP I. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA MARKETING 1. Khái niệm về marketing……………………………………............. 2. Vai trò của marketing…………………………………………………. 3. Quá trình phát triển của marketing…………………………………. II. MARKETING HỖN HỢP………………………………………………….. 1. Khái niệm…………………………………………………………….. 2.Thành phần của marketing hỗn hợp……………………………………. 3. Những yếu tố ảnh hưởng đến marketing hỗn hợp……………………… III. HÀNH VI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG…………………………………. 1. Nhu cầu của người tiêu dùng…………………………………………. 2. Động cơ thúc đẩy tiêu dùng…………………………………………… 3. Hành vi của người tiêu dùng………………………………………. IV. PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG VÀ LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU 1. Khái niệm…………………………………………………………….. 2. Ưu điểm của phân khúc thị trường........................................................ 3. Lựa chọn thị trường mục tiêu……………………………………….. V. CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM 1. Định nghĩa về sản phẩm trong marketing…………………………… 2. Vai trò, vị trí của chiến lược sản phẩm………………………………. 3. Chu kỳ đời sống sản phẩm……………………………………………. 4. Nhãn hiệu – dấu hiệu – thương hiệu sản phẩm………………………… VI. CHÍNH SÁCH GIÁ CẢ 1. Tầm quan trọng của giá cả………………………………………….. 2. Những yếu tố ảnh hưởng đến giá cả……………………………….. 3. Mục tiêu định giá………………………………………………………. 4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc định giá……………………………. 5. Phương pháp định giá………………………………………………… VI. CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI 1. Vai trò phân phối…………………………………………………… 39 40 40 40 40 41 42 42 43 45 47 47 48 48 49 50 51 51 52 53 55 56 57 58 59 59 61 62 62 63 63 64 66 67 67 67 68 69 70 2. Khái quát về kênh phân phối………………………………………… VII. CHÍNH SÁCH XÚC TIẾN BÁN HÀNG (CHIÊU THỊ) 1. Khái niệm và bản chất của chiêu thị……………………………….. 2. Tầm quan trọng của họat động chiêu thị……………………………. 3. Quá trình thông đạt trong chiêu thị………………………………… 4. Sự pha trộn trong chiêu thị………………………………………… 5. Quảng cáo…………………………………………………………. 6. Khuyến mãi………………………………………………….. 7. Marketing trực tiếp – Chào hàng cá nhân………………………….. 8. Tuyên truyền – Quan hệ với công chúng…………………………… CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG IV: QUẢN TRỊ CHI PHÍ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM KẾ TOÁN …………………………………………. 1. Các hệ thống kế toán trong doanh nghiệp ……………………………... 2. Tài sản trong doanh nghiệp ……………………………………………. II. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ KINH DOANH 1. Khái niệm ………………………………………………..…….. 2. Phân loại chi phí kinh doanh …………………………………………... III. GIÁ THÀNH SẢN PHẨM/DỊCH VỤ 1. Khái niệm ……………………………………………………………… 2. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ……………. 3. Các loại giá thành sản phẩm/dịch vụ ………………………………….. 4. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm …….. 5. Xác định phương pháp hạch toán chi phí sản xuất phát sinh vào đối tượng hạch toán chi phí sản xuất hoặc đối tượng tính giá thành …………. 6. Xác định kỳ tính giá thành và phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang 7. Phương pháp tính giá thành …………………………………………… IV. ĐỊNH NGHĨA VÀ VAI TRÒ NGÂN SÁCH 1. Định nghĩa ngân sách ………………………………………………….. 2. Tầm quan trọng của lập ngân sách …………………………………….. 3. Các ứng dụng khác của hoạch định ngân sách ………………………… CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG V: QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TRONG DOANH NGHIỆP I. KHÁI NIỆM VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUẢN TRỊ NHÂN SỰ 1. Khái niệm ……………………………………….……………………... 2. Tầm quan trọng của vấn đề quản trị nhân sự ………………………….. II. MỤC TIÊU VÀ CHỨC NĂNG CỦA QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TRONG DOANH NGHIỆP 1. Mục tiêu của quản trị nhân sự …………………………………………. 2. Các chức năng của bộ phận / phòng nhân sự ………………………….. III. KHÁI NIỆM Ý NGHĨA VÀ TÁC DỤNG CỦA PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC 1. Khái niệm ……………………………………………………………… 2. Ý nghĩa ……………………………………….………………………... 3. Tác dụng của phân tích công việc ……………………………………... 4. Thông tin cần thu thập, nội dung các bước phân tích công việc ……… 5. Các phương pháp thu thập thông tin phân tích công việc ……………... IV. KHAI THÁC CÁC NGUỒN KHẢ NĂNG LAO ĐỘNG 1. Phân tích hiện trạng nguồn lao động trong doanh nghiệp ……………... 2. Phân tích các khả năng thu hút nhân sự từ bên ngoài …………………. V. BỐ TRÍ VÀ SỬ DỤNG LAO ÐỘNG 70 73 73 74 74 74 76 77 78 79 80 80 82 85 86 89 89 90 91 91 92 93 96 98 98 99 100 100 101 102 103 104 104 104 105 106 108 108 1. Khái niệm……….. ……………………………………………………. 2. Hiệp tác lao động và phân công lao động …………………………….. VI. ÐÀO TẠO HUẤN LUYỆN VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN 1. Nhu cầu đào tạo, huấn luyện và phát triển nhân viên …………………. 2.Tiến trình đào tạo và phát triển nhân sự ………………………………... VII. ÐÁNH GIÁ NĂNG LỰC THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN 1. Ðịnh nghĩa và mục đích của việc đánh giá ……………………………. 2. Tiến trình đánh giá thực hiện công việc ………………………………. 3. Phỏng vấn đánh giá ……………………………………………………. 4. Phương pháp đánh giá …………………………………………………. 5. Một số vấn đề cần quan tâm khi đánh giá ……………………………... 110 110 112 113 114 115 115 115 118 VIII. TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG 1. Khái niệm ……………………………………….…………………….. 2. Cơ cấu lương bổng và đãi ngộ ………………………………………… 3. Mục tiêu của hệ thống tiền lương ……………………………………… 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương ……………………………… 5. Các hình thức tiền lương ………………………………………………. CÂU HỎI ÔN TẬP 119 119 121 121 124 130 CHƯƠNG VI: QUẢN TRỊ CUNG ỨNG I. KHÁI NIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH LỰA CHỌN CUNG ỨNG 1. Khái niệm ……………………….……………………………………. 2. Phương pháp phân tích lựa chọn cung ứng ……………………………. II. QUẢN LÝ MUA SẮM 1. Dự đoán nhu cầu ………………………………………………………. 2. Phân tích nhu cầu ……………………………………….……………... 3. Soạn thảo một kế hoạch mua sắm ……………………………………... III QUẢN TRỊ DỰ TRỮ (TỒN KHO) 1. Các quan điểm đối lập về tồn kho ……………………………………... 2. Bản chất của tồn kho …………………………………………………... 3. Quản trị hiện vật của dự trữ …………………………………………… 4. Quản trị kế toán dự trữ ………………………………………………… 5. Quản trị kinh tế của dự trữ …………………………………………….. IV. HỆ THỐNG LƯỢNG ĐẶT HÀNG CỐ ĐỊNH 1. Xác định lượng đặt hàng ………………………………………………. 2. Xác định điểm đặt hàng ……………………………………………….. CÂU HỎI ÔN TẬP 131 CHƯƠNG VI: HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP I . HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ VAI TRÒ CỦA VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1. Khái niệm, bản chất của hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh ... 2. Kinh doanh có hiệu quả - Điều kiện sống còn của mọi doanh nghiệp … II. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 1. Mức chuẩn và hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh ……………. 2. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh .. III. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA SẢN XUẤT KINH DOANH 1. Tăng cường quản trị chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp 2. Lựa chọn quyết định sản xuất kinh doanh có hiệu quả ………………... 3. Phát triển trình độ đội ngũ lao động và tạo động lực cho tập thể và cá nhân người lao động ……………………………………………………… 131 131 134 134 134 135 136 136 137 137 140 144 146 147 147 148 150 150 156 157 157 4. Công tác quán trị và tổ chức sản xuất …………………………………. 5. Đối với công nghệ kỹ thuật ……………………………………………. 6. Tăng cường mở rộng quan hệ cầu nối giữa doanh nghiệp với xã hội …. CÂU HỎI ÔN TẬP 158 158 159 159 CHƯƠNG VIII: QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG TRONG DOANH NGHIỆP I. KHÁI NIỆM VỀ SẢN PHẨM, CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 1. Khái niệm sản phẩm …………………………………………………… 2. Khái niệm chất lượng sản phẩm ……………………………………….. II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC QUAN NIỆM QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG ……………………………………….……………………………….. III. ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VÀ CÁC HỆ THỐNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG 1. Đảm bảo chất lượng …………………………………………………… 2. Hệ thống đảm bảo chất lượng …………………………………………. IV. CÔNG CỤ QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG 1. Kiểm soát chất lượng bằng thống kê (SQC) …………………………... 2. Vòng tròn DEMING …………………………………………………... 3. Nhóm chất lượng (Quality circle) ……………………………………... CÂU HỎI ÔN TẬP TÀI LIỆU THAM KHẢO 160 160 160 162 163 164 172 173 174 175 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA NHÀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP - Sau khi nghiên cứu chương này người đọc có thể: - Hiểu định nghĩa về doanh nghiệp, nắm được bản chất và đặc điểm của hệ thống kinh doanh. - Vai trò của hệ thống kinh doanh đối với sự phát triển của nền kinh tế. - Các loại hình doanh nghiệp - Doanh nghiệp là đơn vị sản xuất và phân phối. - Môi trường hoạt động của doanh nghiệp - Mục đích và mục tiêu của doanh nghiệp - Thành lập, giải thể và phá sản doanh nghiệp I. ÂËNH NGHÉA DOANH NGHIÃÛP (DN) 1. Một số quan điểm về doanh nghiệp. Hiện nay trên phương diện lý thuyết có khá nhiều định nghĩa thế nào là một doanh nghiệp, mỗi định nghĩa đều mang trong nó có một nội dung nhất định với một giá trị nhất định. Điều ấy cũng là đương nhiên, vì rằng mỗi tác giả đứng trên nhiều quan điểm khác nhau khi tiếp cận doanh nghiệp để phát biểu. Chẳng hạn: 1.1 Xét theo quan điểm luật pháp: doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài sản, có quyền và nghĩa vụ dân sự hoạt động kinh tế theo chế độ hạch toán độc lập, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh tế trong phạm vi vốn đầu tư do doanh nghiệp quản lý và chịu sự quản lý của nhà nước bằng các loại luật và chính sách thực thi 1.2 Xét theo quan điểm chức năng: doanh nghiệp được định nghĩa như sau: "Doanh nghiệp là một đơn vị tổ chức sản xuất mà tại đó người ta kết hợp các yếu tố sản xuất (có sự quan tâm giá cả của các yếu tố) khác nhau do các nhân viên của công ty thực hiện nhằm bán ra trên thị trường những sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ để nhận được khoản tiền chênh lệch giữa giá bán sản phẩm với giá thành của sản phẩm ấy. (M.Francois Peroux). 1.3 Xét theo quan điểm phát triển thì "doanh nghiệp là một cộng đồng người sản xuất ra những của cải. Nó sinh ra, phát triển, có những thất bại, có những thành công, có lúc vượt qua những thời kỳ nguy kịch và ngược lại có lúc phải ngừng sản xuất, đôi khi tiêu vong do gặp phải những khó khăn không vượt qua được " (trích từ sách " kinh tế doanh nghiệp của D.Larua.A Caillat - Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội 1992 ) 1.4 Xét theo quan điểm hệ thống thì doanh nghiệp được các tác giả nói trên xem rằng " doanh nghiệp bao gồm một tập hợp các bộ phận được tổ chức, có tác động qua lại và theo đuổi cùng một mục tiêu. Các bộ phận tập hợp trong doanh nghiệp bao gồm 4 phân hệ sau: sản xuất, thương mại, tổ chức, nhân sự. Ngoài ra có thể liệt kê hàng loạt những định nghĩa khác nữa khi xem xét doanh nghiệp dưới những góc nhìn khác nhau. Song giữa các định nghĩa về doanh nghiệp đều có những điểm chung nhất, nếu tổng hợp chúng lại với một tầm nhìn bao quát trên phương diện tổ chức quản lý là xuyên suốt từ khâu hình thành tổ chức, phát triển đến các mối quan hệ với môi trường, các chức năng và nội dung hoạt động của doanh nghiệp cho thấy đã là một doanh nghiệp nhất thiết phải được cấu thành bởi những yếu tố sau đây: * Yếu tố tổ chức: một tập hợp các bộ phận chuyên môn hóa nhằm thực hiện các chức năng quản lý như các bộ phận sản xuất, bộ phận thương mại, bộ phận hành chính. 1 * Yếu tố sản xuất: các nguồn lực lao động, vốn, vật tư, thông tin. * Yếu tố trao đổi: những dịch vụ thương mại - mua các yếu tố đầu vào, bán sản phẩm sao cho có lợi ở đầu ra. * Yếu tố phân phối: thanh toán cho các yếu tố sản xuất, làm nghĩa vụ nhà nước, trích lập quỹ và tính cho hoạt động tương lai của doanh nghiệp bằng khoản lợi nhuận thu được. 2. Định nghĩa doanh nghiệp. Từ cách nhìn nhận như trên có thể phát biểu về định nghĩa doanh nghiệp như sau: Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế có tư cách pháp nhân, quy tụ các phương tiện tài chính, vật chất và con người nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng, tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ, trên cơ sở tối đa hóa lợi ích của người tiêu dùng, thông qua đó tối đa hóa lợi của chủ sở hữu, đồng thời kết hợp một cách hợp lý các mục tiêu xã hội. -Doanh nghiệp là một đơn vị tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân: Tư cách pháp nhân của một doanh nghiệp là điều kiện cơ bản quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, nó do Nhà nước khẳng định và xác định. Việc khẳng định tư cách pháp nhân của doanh nghiệp với tư cách là một thực thể kinh tế, một mặt nó được nhà nước bảo hộ với các hoạt động sản xuất kinh doanh, mặt khác nó phải có trách nhiệm đối với người tiêu dùng, nghĩa vụ đóng góp với nhà nước, trách nhiệm đối với xã hội. Đòi hỏi doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ tài chính trong việc thanh toán những khoản công nợ khi phá sản hay giải thể. - Doanh nghiệp là một tổ chức sống trong một thể sống (nền kinh tế quốc dân) gắn liền với địa phương nơi nó tồn tại. - Doanh nghiệp là một tổ chức sống vì lẽ nó có quá trình hình thành từ một ý chí và bản lĩnh của người sáng lập (tư nhân, tập thể hay Nhà nước); quá trình phát triển thậm chí có khi tiêu vong, phá sản hoặc bị một doanh nghiệp khác thôn tính. Vì vậy cuộc sống của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào chất lượng quản lý của những người tạo ra nó. - Doanh nghiệp ra đời và tồn tại luôn luôn gắn liền với một vị trí của một địa phương nhất định, sự phát triển cũng như suy giảm của nó ảnh hưởng đến địa phương đó. II. PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP. 1. Căn cứ vào tính chất sở hữu tài sản trong doanh nghiệp Theo tiêu thức này doanh nghiệp được phân thành các loại: DN nhà nước, DN tư nhân, công ty, hợp tác xã (HTX) 1.1 Doanh nghiệp Nhà nước: là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn. Nhà nước người đại diện toàn dân - tổ chức thực hiện chức năng quản lý trên mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh kể từ khi thành lập cho đến khi giải thể. Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý. 1.1.1 Khái niệm: Điều1 luật DNNN được Quốc hội thông qua ngày 20.4.1995 đã nêu: DNNN là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn thành lập và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội Nhà nước quy định. Doanh nghiệp có tư cách hợp pháp có cách pháp nhân có các quyền và nghĩa vụ dân sự, chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh 1.1.2 Đặc điểm. Với nhiệm vụ thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội và điều tiết vĩ mô trong nền kinh tế thị trường đặt ra nhu cầu khách quan về sự hình thành và tồn tại các DNNN. Quyền sở hữu tư liệu sản xuất thuộc về Nhà nước, đó là đặc điểm thứ nhất phân biệt DNNN với các doanh nghiệp khác, đồng thời hoạt động kinh doanh là đặc điểm phân biệt DNNN với các tổ 2 chức, cơ quan khác của Chính phủ. DNNN được phân biệt các loại hình doanh nghiệp khác bởi các đặc điểm sau đây: (bảng 1.1) Bảng 1.1: So sánh DNNN với các loại hình DN khác DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CÁC LOẠI HÌNH DN KHÁC -Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thành lập, - Cơ quan Nhà nước thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội đảm bảo tính định hướng cho phép thành lập trên cơ sở đăng ký XHCN kinh doanh của các chủ thể kinh doanh -Tài sản là một bộ phận của tài sản Nhà nước, thuộc thuộc sở hữu của Nhà nước (vì DNNN do Nhà nước đầu tư vốn để thành lập). DNNN không có quyền sở hữu đối với tài sản mà chỉ là người quản lý kinh doanh trên số tài sản của Nhà nước (không có quyền sở hữu nhưng có quyền chiếm hữu, định đoạt và sử dụng - Chủ thể kinh doanh là chủ sở hữu đối với tài sản kinh doanh của họ - DNNN do Nhà nước tổ chức Bộ máy quản lý của doanh nghiệp Nhà nước bổ nhiệm các cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp, phê duyệt chiến lược, qui hoạch, kế hoạch... 1.1.3 Thành lập và tổ chức xắp xếp lại DNNN: Để thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Quyết định 388/HĐBT về thành lập lại các DNNN là biện pháp đầu tiên thực hiện xắp xếp lại các DNNN. Biện pháp thứ hai, tiến hành cổ phần hóa các DNNN. Mục đích của cổ phần hóa là nâng cao hiệu quả họat động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, Đảng và Nhà nước còn chủ trương chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn. Việc chuyển doanh nghiệp nhà nước kinh doanh sang họat động theo cơ chế công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần và bổ sung hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ có một sáng lập viên để áp dụng đối với doanh nghiệp kinh doanh 100% vốn nhà nước thực chất là nội dung chủ yếu của công ty hóa. Công ty hóa doanh nghiệp nhà nước nhằm xác lập cơ chế phát huy động lực lao động và quản lý doanh nghiệp nhà nước trên cơ sở phát huy quyền và trách nhiệm của các doanh nghiệp có phần vốn nhà nước và tinh thần tích cực của người lao động tại doanh nghiệp nhà nước; bảo đảm sự công bằng tương đối giữa người lao động trong doanh nghiệp nhà nước với người lao động trong các hợp tác xã cổ phần, doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa; nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước. Biện pháp thứ ba, là hình thành các tổ chức kinh tế mạnh đủ sức cạnh tranh, hình thành những ngành kinh tế kỹ thuật, đảm bảo thống nhất cân đối sản xuất, nhập khẩu, tiêu dùng, ngành hàng trên phạm vi cả nước, đóng vai trò quan trọng trong các cân đối xuất nhập khẩu, bảo đảm vật tư hàng tiêu dùng chủ yếu, góp phần ổn định giá cả thị trường. Các DNNN đang chiếm giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế đất nước về sự tham gia đóng góp và vai trò trong quản lý của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Mô hình DNNN đang tiếp tục được nghiên cứu cải tiến để hoạt động ngày càng có hiệu quả cao hơn, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ trên thị trường, giữ được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. 1.2 Doanh nghiệp hùn vốn: là một tổ chức kinh tế mà vốn được đầu tư do các thành viên tham gia góp vào và được gọi là công ty. Họ cùng chia lời và cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn đóng góp. Trách nhiệm pháp lý của từng hình thức có những đặc trưng khác nhau. Theo 3 Luật doanh nghiệp, loại hình công ty có các loại: công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. 1.2.1 Khái niệm Công ty. “Công ty được hiểu là sự liên kết của 2 hoặc nhiều cá nhân hoặc pháp nhân bằng sự kiện pháp lý, nhằm tiến hành để đạt được mục tiêu chung nào đó" (theo KUBLER). 1.2.2 Đặc điểm công ty: - Công ty phải do hai người trở lên góp vốn để thành lập, những người này phải độc lập với nhau về mặt tài sản. - Những người tham gia công ty phải góp tài sản như tiền, vàng, ngoại tệ, máy móc thiết bị, trụ sở, bản quyền sở hưũ công nghiệp. Tất cả các thứ do các thành viên đóng góp trở thành tài sản chung của công ty nhưng mỗi thành viên vẫn có quyền sở hưũ đối với phần vốn góp. Họ có quyền bán tặng, cho phần sở hưũ của mình. Mục đích việc thành lập công ty là để kiếm lời chia nhau. Lợi nhuận của công ty được chia cho những người có vốn trong công ty. 1.2.3 Các loại hình công ty ở Việt Nam. 1.2.3.1 Công ty hợp danh. Công ty hợp danh là doanh nghiệp có ít nhất hai thành viên hợp danh, ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp, phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty, không được đồng thời là thành viên của công ty hợp danh khác hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ cuả công ty trong phạm vi phần vốn góp đã góp vào công ty. Hội đồng thành viên gồm tất cả các thành viên hợp danh: là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Trong quá trình hoạt động, các thành viên hợp danh phân công nhau đảm nhận các chức trách quản trị và kiểm soát hoạt động của công ty, trong đó cử một người làm giám đốc công ty Thành viên góp vốn của công ty có quyền tham gia thảo luận và biểu quyết những vấn đề quan trọng trong điều lệ công ty. - Việc tiếp nhận thành viên mới: người được tiếp nhận làm thành viên hợp danh mới hoặc thành viên góp vốn mới khi được tất cả thành viên hợp danh của công ty đồng ý. Thành viên hợp danh mới chỉ chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ cuả công ty phát sinh sau khi đăng ký thành viên đó với cơ quan đăng ký kinh doanh - Việc rút khỏi công ty: thành viên hợp danh được quyền rút khỏi công ty nếu được đa số thành viên hợp danh còn lại đồng ý, nhưng vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty. Việc chuyển nhượng phần vốn góp cho các thành viên khác được tự do thực hiện - Việc chấm dứt tư cách thành viên: + Nếu do thành viên tự rút vốn ra khỏi công ty hoặc bị khai trừ khỏi công ty thì người đó phải liên đới chịu trách nhiệm về nghĩa vụ của công ty đã phát sinh trước khi việc đăng ký chấm dứt tư cách thành viên đó với cơ quan đăng ký kinh doanh. + Nếu do thành viên đó chết hoặc bị hạn chế mất năng lực hành vị dân sự thì công ty có quyền sử dụng tài sản tương ứng với trách nhiệm của người đó để thực hiện các nghĩa vụ của công ty. 1.2.3.2 Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH). Là doanh nghiệp, trong đó các thành viên cùng góp vốn cùng chia nhau lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn của mình góp vào công ty. 4
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.