Giáo trình Quản trị doanh nghiệp (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 1

pdf
Số trang Giáo trình Quản trị doanh nghiệp (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 1 128 Cỡ tệp Giáo trình Quản trị doanh nghiệp (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 1 1 MB Lượt tải Giáo trình Quản trị doanh nghiệp (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 1 2 Lượt đọc Giáo trình Quản trị doanh nghiệp (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 1 23
Đánh giá Giáo trình Quản trị doanh nghiệp (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 1
4.2 ( 15 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 128 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA VÀ QUAN HỆ DOANH NGHIỆP Chủ biên: ThS. Hồ Thị Diệu Ánh GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VINH - 2011 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA VÀ QUAN HỆ DOANH NGHIỆP Chủ biên: ThS. Hồ Thị Diệu Ánh GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP (Giáo trình đào tạo từ xa) VINH - 2011 LỜI MỞ ĐẦU Hội nhập kinh tế toàn cầu đã mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội song cũng không ít thách thức. Phần lớn doanh nghiệp Việt Nam thất bại trên thương trường đều do thiếu năng lực quản trị. Điều dễ hiểu là các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ khi thành lập chưa được chuẩn bị kỹ về kiến thức quản trị để thích ứng được với môi trường kinh doanh hiện đại. Ngoài các điều kiện như vốn, công nghệ, tài nguyên và nguồn nhân lực doanh nghiệp cần phải nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp thì mới có thể có cơ hội thành công trong điều kiện thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Giáo trình Quản trị doanh nghiệp được biên soạn cho loại hình đào tạo từ xa nhằm đáp ứng một cách tương đối căn bản và có hệ thống các kiến thức chủ yếu của môn học Quản trị doanh nghiệp cho sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh, chuyên ngành kế toán. Bao gồm những vấn đề như phương pháp khởi nghiệp, kỹ năng lập chiến lược, hợp đồng đàm phán, xây dựng văn hóa doanh nghiệp... Cuốn sách là tài liệu nghiên cứu không chỉ cho giảng viên, sinh viên ngành Quản trị kinh doanh mà còn dùng làm tài liệu cho các nhà quản trị doanh nghiệp. Tham gia biên soạn gồm có: ThS. Hồ Thị Diệu Ánh, chủ biên và biên soạn các chương 3, 8 PGS.TS. Nguyễn Đăng Bằng, biên soạn chương 9 ThS. Trần Văn Hào, biên soạn các chương 6, 10 ThS. Thái Thị Kim Oanh, biên soạn các chương 4, 7 CN. Trần Thị Lê Na, biên soạn chương 1 CN. Trần Quang Bách, biên soạn chương 5 CN. Hoàng Thị Cẩm Thương, biên soạn chương 2 Dù đã có nhiều cố gắng nhưng do xuất bản lần đầu, khó tránh khỏi thiếu sót, nhóm tác giả rất mong nhận được góp ý chân thành của bạn đọc để lần xuất bản sau hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! NHÓM TÁC GIẢ 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP Sau khi nghiên cứu xong chương này người đọc sẽ hiểu một số nội dung cơ bản sau: ­ Quản trị là gì? Vì sao phải quản trị? ­ Khái niệm, đặc điểm của quản trị. ­ Cách thức quản trị là một khoa học hay một nghệ thuật. ­ Các trường phái quản trị căn bản và cách thức áp dụng các tư tưởng trong hoạt động quản trị. ­ Các loại hình doanh nghiệp, những căn cứ để đánh giá và lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp và hiệu quả. 1. Quản trị và quản trị doanh nghiệp 1.1. Khái niệm Quản trị Quản trị tiếng Anh là management được hiểu là quản lý, quản trị. Tiếng Anh còn sử dụng một thuật ngữ nữa là administration với nghĩa là quản lý hành chính, chính quyền. Tiếng Pháp có 2 thuật ngữ tương đương là gestion (tương đương với management) và administration. Để hiểu rõ khái niệm quản trị, ta có thể lấy một ví dụ: Lớp bạn quyết định đi chơi xa (picnic) vào ngày chủ nhật. Sự sắp xếp dễ dàng nhất là mỗi sinh viên sẽ đi bất cứ nơi đâu mà người đó thích, mang theo thức ăn riêng và làm bất cứ điều gì mà mỗi người muốn. Nhưng điều đó khó có thể gọi là một chuyến đi chơi chung của lớp được. Để có một cuộc du ngoạn thành công, phải tiến hành tổ chức cuộc đi chơi đó. Trước tiên, lớp phải bầu một bạn sinh viên đứng ra tổ chức. Mọi người có thể gọi anh ta là nhà tổ chức, nhân vật chủ chốt, thủ lĩnh, người hướng dẫn, người điều phối chuyến đi hay bất cứ tên gọi nào khác. Nhiệm vụ chính của anh ta là bảo đảm cho mục tiêu của lớp được thực hiện và cả lớp có một cuộc du ngoạn thích thú, bổ ích. Anh ta là người quản lý mọi việc, triệu tập một cuộc họp lớp và đi tới một sự nhất trí chung về tất cả những vấn đề mà mọi ngưòi quan tâm. Chẳng hạn như chọn nơi đi, phương tiện, xác định thời điểm và các hoạt động sẽ diễn ra trong buổi đi chơi đó. Tổ chức, phân công công việc cho các thành viên, đồng thời làm thế nào để tất cả đồng lòng nhất trí. Trước chuyến đi anh ta phải kiểm tra lại mọi việc đã được chuẩn bị đầy đủ hay chưa. Tình huống trên là một minh họa đơn giản về quản trị. Thông qua việc hoạch định, tổ chức, lãmh đạo và kiểm soát thích hợp cuộc đi chơi chung của lớp sẽ đạt được thành công. Thuật ngữ quản trị dùng ở đây có nghĩa là một phương thức làm cho hoạt động hướng đến mục tiêu được hoàn thành với một hiệu quả cao, bằng và thông qua người khác. Quản trị (Management) là từ thường được dùng phổ biến trong nhiều sách giáo khoa và nhiều tài liệu khác. Nếu xét riêng từng từ một thì ta có thể tạm giải thích như sau: ­ Quản: là đưa đối tượng vào khuôn mẫu qui định sẵn. Ví dụ: Cha mẹ bắt đứa bé phải làm theo một kế hoạch do mình định ra; sáng phải đi học, buổi trưa 4 nghỉ ngơi, buổi chiều học bài, trước khi đi phải thưa về phải chào,… Đó là cái khuôn mẫu chung phải thực hiện chứ không để đối tượng tự do hoạt động một cách tùy thích. ­ Trị: là dùng quyền lực buộc đối tượng phải làm theo khuôn mẫu đó định. Nếu đối tượng không thực hiện đúng thì sẽ áp dụng một hình phạt nào đó đủ mạnh, đủ sức thuyết phục để buộc đối tượng phải thi hành. Nhằm đạt tới trạng thái mong đợi, có thể có và cần phải có mà người ta gọi là mục tiêu. Ngay từ khi con người bắt đầu hình thành các nhóm để thực hiện những mục tiêu mà họ không thể đạt được với tư cách cá nhân riêng lẻ, thì quản trị là một yếu tố cần thiết để đảm bảo nỗ lực cá nhân. Hoạt động quản trị là những hoạt động chỉ phát sinh khi con người kết hợp với nhau thành tập thể. Nếu mỗi cá nhân sống riêng lẻ thì không cần đến hoạt động quản trị. Những hoạt động khiến hai người cùng khiêng một khúc gỗ đi về một hướng là hoạt động quản trị. Trong Bộ tư bản Mác có đưa một hình ảnh về hoạt động quản trị đó như là hoạt động của một chỉ huy dàn nhạc. Người này không đánh trống không chơi nhạc cụ mà chỉ dùng một cây đũa để chỉ huy, phối hợp các nhạc công chơi các nhạc cụ khác nhau để tạo nên bản giao hưởng. Koontz và O’ Donnell trong cuốn “Những vấn đề cốt yếu của quản lý” cho rằng “có lẽ không lĩnh vực hoạt động nào của con người quan trọng hơn công việc quản lý, bởi vì mọi nhà quản trị ở mọi cấp độ và trong mọi cơ sở đều có một nhiệm vụ cơ bản là thiết kế duy trì một môi trường trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành mục tiêu đã định.” Stoner và Robbins cho rằng: “Quản trị là một tiến trình bao gồm việc hoạch định, tổ chức quản trị con người, kiểm tra các hoạt động trong một đơn vị, một cách có hệ thống, nhằm hoàn thành mục tiêu của đơn vị đó”.Bên cạnh đó quản trị còn được hiểu: + Quản trị là một quá trình làm việc với và thông qua những người khác để thực hiện các mục tiêu của tổ chức trong một môi trường luôn biến động. + Quản trị là quá trình ra quyết định. + Quản trị là nghệ thuật hoàn thành mục tiêu đề ra thông qua con người. Quá trình quản trị muốn thực hiện phải thông qua các chức năng cơ bản hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Dựa vào các hoạt động trong các chức năng sẽ tiến hành thực hiện quá trình quản trị. Vậy quá trình quản trị có thể được hiểu một cách tổng quát: Quản trị là sự tác động của chủ thể quản trị lên đối tượng bị quản trị nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra trong điều kiện biến động của môi trường. Từ khái niệm của quản trị, chúng ta có thể rút ra những đặc điểm sau: Đặc điểm của quản trị: ­ Để quản trị luôn tồn tại hệ quản trị bao gồm hai phân hệ: chủ thể quản trị và đối tượng bị quản trị. Chủ thể quản trị là tác nhân tạo ra các tác động quản trị nhằm dẫn dắt đối tượng quản trị đi đến mục tiêu. Chủ thể quản trị có thể là một người, một bộ máy quản trị gồm nhiều người, một thiết bị. 5 Đối tượng quản trị tiếp nhận các tác động của chủ thể quản trị để tiến hành hoạt động nhằm đạt được mục tiêu. Đây có thể là những yếu tố thuộc giới vô sinh, giới sinh vật hoặc con người. ­ Phải có một hoặc một tập hợp mục đích thống nhất cho cả chủ thể và đối tượng quản trị. Mục đích này như là “ngôn ngữ chung” thống nhất tư duy và hành động của chủ thể quản trị và đối tượng quản trị. Đạt mục đích theo cách tốt nhất trong hoàn cảnh môi trường luôn biến động và nguồn lực hạn chế là lý do tồn tại của quản trị.Tức là quản trị luôn quan tâm đến tính hiệu quả của hoạt động. Đó cũng là căn cứ quan trọng nhất để chủ thể tiến hành các tác động quản trị. ­ Quản trị bao giờ cũng liên quan đến việc trao đổi thông tin nhiều chiều. Quản trị là một quá trình thông tin. Chủ thể quản trị phải liên tục thu thập dữ liệu về môi trường và về tổ chức, tiến hành chọn lọc thông tin, xử lý thông tin, bảo quản thông tin, truyền tin và ra các quyết định ­ một dạng thông tin đặc biệt nhằm tác động lên đối tượng quản trị. Còn đối tượng quản trị phải tiếp nhận các tác động quản trị của chủ thể cùng các đảm bảo vật chất khác để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình. Đồng thời trong tổ chức còn có một luồng thông tin tham mưu cố vấn cho các nhà quản trị cấp cao, ở đây ta gọi là thông tin chéo. ­ Quản trị bao giờ cũng có khả năng thích nghi. Đứng trước những thay đổi của đối tượng quản trị cũng như môi trường cả về quy mô và mức độ phức tạp, chủ thể quản trị không chịu bó tay mà vẫn có thể tiếp tục quản trị có hiệu quả thông qua việc điều chỉnh, đổi mới cơ cấu, phương pháp, công cụ và hoạt động của mình để đạt đến mục tiêu. 1.2. Quản trị doanh nghiệp Các doanh nghiệp là các chủ thể kinh doanh chủ yếu của nền kinh tế thị trường, cho nên nói quản trị doanh nghiệp cũng là nói đến quản trị kinh doanh. Khái niệm quản trị doanh nghiệp (quản trị kinh doanh) cũng tồn tại nhiều quan niệm khác nhau. Các nhà quản lý Bắc âu cho rằng: Quản trị doanh nghiệp là công việc điều hành các nguồn nhân lực và vật lực trong một tổ chức theo khuôn khổ của một xã hội, giúp cho tổ chức đó hoàn thành một mục tiêu lâu dài hay một ý đồ thương mại nào đó, đồng thời tiến tới những mục tiêu ngắn hạn đã xác định cụ thể. Một số nhà quản lý Mỹ cho rằng: quản trị doanh nghiệp là một hoạt động thiết yếu đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm. Mục tiêu của mọi nhà quản trị là nhằm hình thành một môi trường (môi trường trong doanh nghiệp) mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất, sự bất mãn cá nhân ít nhất. Có thể hiểu quản trị doanh nghiệp là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích trong doanh nghiệp, sử dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội nhằm đạt được mục tiêu đề ra của doanh nghiệp theo đúng luật định và thông lệ xã hội. ­ Sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản trị (doanh nghiệp) là việc tổ chức thực hiện các chức năng của quản trị nhằm phối 6 hợp các mục tiêu và các động lực của mọi lao động trong doanh nghiệp với mục tiêu chung của doanh nghiệp. ­ Việc sử dụng tốt nhất các tiềm năng, các cơ hội của doanh nghiệp cũng có nghĩa là việc sử dụng có hiệu quả nhất các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp trong điều kiện chấp nhận cạnh tranh, rủi ro của doanh nghiệp trên thị trường. ­ Việc tuân thủ đúng luật định và thông lệ xã hội là việc tiến hành các hoạt động kinh doanh theo đúng những điều mà pháp luật trong nước và quốc tế không cấm, những thông lệ, quy ước mà thị trường chấp nhận. Xét về mặt tổ chức và kỹ thuật của hoạt động quản trị, quản trị doanh nghiệp trả lời các câu hỏi: Thứ nhất. quản trị là làm gì? Mọi nhà quản trị đều thực hiện những quá trình quản trị bao gồm: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát, trong đó: Chức năng hoạch định là việc ra quyết định lựa chọn đường lối hành động mà một tổ chức và mọi bộ phận phải tuân theo. Hoạch định có nghĩa phải xác định trước xem phải làm cái gì, ai làm và làm như thế nào, vào khi nào, ai sẽ làm. Việc hoạch định bắc một nhịp cầu từ trạng thái hiện tại của chúng ta tới chỗ chúng ta mong muốn có trong tương lai dự định. Hoạch định là chức năng đầu tiên trong quá trình quản trị bao gồm việc xác định mục tiêu họat động, xây dựng chiến lược tổng thể để đạt mục tiêu và thiết lập một hệ thống kế hoạch để phối hợp họat động. Chức năng tổ chức là chức năng thiết kế cơ cấu tổ chức, tổ chức công việc và tổ chức nhân sự cho một tổ chức. Những công việc liên quan đến chức năng này bao gồm xác định những việc phải làm, người nào làm, phối hợp hoạt động ra sao, bộ phận nào được hình thành, quan hệ giữa các bộ phận được thiết lập như thế nào và hệ thống quyền hành trong tổ chức được thiết lập như thế nào, hệ thống quyền hành được thiết lập ra sao. Chức năng lãnh đạo là chức năng tác động đến con người để họ sẵn sàng cố gắng hăng hái hướng tới sự đạt được mục tiêu của nhóm và tổ chức. Một tổ chức bao giờ cũng gồm nhiều người, mỗi một cá nhân có cá tính riêng hoàn cảnh riêng và vị trí khác nhau. Nhiệm vụ của lãnh đạo là phải biết động cơ và hành vi của những người dưới quyền để biết cách động viên, điều khiển lãnh đạo người khác. Quá trình lãnh đạo là tìm ra phương pháp, phong cách lãnh đạo phù hợp nhằm giải quyết các hoạt động của tổ chức một cách hiệu quả nhất.Cách thức tác động nhà quản trị bao gồm: quyết định, chỉ thị, thông báo, hướng dẫn, khuyến khích, động viên, khen thưởng và thậm chí là trừng phạt. Chức năng kiểm tra là chức năng cuối cùng của nhà quản trị, là quá trình đo lường và điều chỉnh các hoạt động của các bộ phận trong tổ chức nhằm thực hiện đúng các kế hoạch đã đề ra. Kiểm tra nhằm đo lường những hoạt động, kết quả họat động … tìm ra các nguyên nhân gây ra sai lệch và tìm các giải pháp sửa sai cho tổ chức. Chức năng kiểm tra là một chức năng khép kín của chu kỳ quản trị, mở ra một chu kỳ quản trị mới tạo sự liên tục cho quá trình quản trị và nó giúp nhà quản trị biết khi nào khi nào phải điều chỉnh hoạt động, khi nào cần phải hoạch định mới. 7 Thứ hai, đối tượng chủ yếu của quản trị là gì? Đối tượng chủ yếu và trực tiếp của quản trị là những mối quan hệ con người bên trong và bên ngoài tổ chức. Chủ thể quản trị tác động lên con người, thông qua đó mà tác động đến các yếu tố vật chất và phi vật chất khác như vốn, vật tư, máy móc, thiết bị, công nghệ, thông tin để tạo ra kết quả cuối cùng của toàn bộ hoạt động. Như vậy, xét về thực chất, quản trị doanh nghiệp là quản trị cong người, biến sức mạnh của nhiều người thành sức mạnh chung của doanh nghiệp để đi tới mục tiêu. Với đối tưọng là những mối quan hệ con người, quản trị doanh nghiệp chính là dạng quản trị phức tạp nhất, và khó khăn nhất.Chính vì vậy đòi hỏi rất cao tính nghệ thuật trong quản trị. Thứ ba, quản trị được tiến hành khi nào? Đối với một doanh nghiệp, quản trị là quá trình được thực hiện lên tục theo thời gian. Trong mối quan hệ với thời gian, quản trị là tập trung những cố gắng tạo dựng tương la mong muốn trên cơ sở của quá khứ và hiện tại. Quản trị là những hành động có thể gây ảnh hưởng to lớn và lâu dài đối với tổ chức. Thứ tư, mục đích của quản trị doanh nghịêp là gì? Nhà quản trị cần thực hiện được mục đích của doanh nghiệp (qua đó mục đích của nhóm và của cá nhân cũng được thực hiện) với hiệu quả cao nhất. Xét về mặt kinh tế - xã hội, quản trị doanh nghiệp phải trả lời các câu hỏi: Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động vì mục đích gì? Ai nắm quyền lãnh đạo và điều hành tổ chức? Ai là đối tượng và khách thể quản trị? giá trị gia tăng nhờ hoạt động quản trị thuộc về ai? 1.3. Quản trị doanh nghiệp vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật và là một nghề Tính khoa học của Quản trị ­ Thứ nhất, quản trị phải đảm bảo phù hợp với sự vận động của các qui luật tự nhiên, xã hội. Điều đó đòi hỏi việc quản trị phải dựa trên sự hiểu biết sâu sắc các qui luật khách quan chung và riêng của tự nhiên và xã hội. ­ Thứ hai, trên cơ sở đó mà vận dụng tốt nhất các thành tựu khoa học, trước hết là triết học, kinh tế học, toán học, tin học, điều khiển học, công nghệ học, … và các kinh nghiệm trong thực tế vào thực hành quản trị. ­ Thứ ba, quản trị phải đảm bảo phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mỗi tổ chức trong từng giai đoạn cụ thể. Điều đó cũng có nghĩa, người Quản trị vừa phải kiên trì các nguyên tắc vừa phải vận dụng một cách linh hoạt những phương pháp, những kỹ thuật Quản trị phù hợp trong từng điều kiện, hoàn cảnh nhất định. Tính nghệ thuật của quản trị Người ta thường xem quản trị là một nghệ thuật còn người quản trị là một nghệ sỹ tài năng. Quản trị khác với những họat động sáng tạo khác ở chỗ nhà “nghệ sỹ quản trị” phải sáng tạo không ngừng trong thực tiễn sản xuất kinh doanh. Muốn có nghệ thuật quản trị điêu luyện người ta phải rèn luyện được kỹ năng biến lý luận thành thực tiễn. Nhà quản trị hiểu biết lý thuyết quản trị nhưng để quản trị có thể hữu hiệu, nhà quản trị phải biết linh hoạt vận dụng các lý thuyết vào tình huống thực tế. Nghệ thuật là kỹ năng, kỹ xảo, bí quyết, cái 8 “mẹo” của quản trị. Nếu khoa học là sự hiểu biết kiến thức có hệ thống thì nghệ thuật là sự tinh lọc kiến thức để vận dụng phù hợp trong từng lĩnh vực, trong từng tình huống. ­ Trong nghệ thuật sử dụng người. trước hết phải hiểu đặc điểm tâm lí, năng lực thực tế của con người, từ đó sử dụng họ vào việc gì, lĩnh vực gì, ở cấp bậc nào là phù hợp nhất; có như vậy mới phát huy hết khả năng và sự cống hiến nhiều nhất của mỗi cá nhân cho tập thể. ­ Nghệ thuật giáo dục con người. Giáo dục một con người có thể thông qua nhiều hình thức: khen – chê, thuyết phục, tự phê bình và phê bình, khen thưởng và kỷ luật đều đòi hỏi ở tính nghệ thuật rất cao. Áp dụng hình thức, biện pháp giáo dục không phù hợp chẳng những giúp cho người ta tiến bộ hơn mà ngược lại làm phản tác dụng, tăng thêm tính tiêu cực trong tư tưởng và hành động. ­ Nghệ thuật giao tiếp, đàm phán trong kinh doanh. Cũng đòi hỏi tính nghệ thuật rất cao. Trong thực tế không phải người nào cũng có khả năng này, cùng một việc như nhau đối với người này đàm phán thành công còn người khác thì thất bại. ­ Nghệ thuật ra quyết định quản trị. Quyết định quản trị là một thông điệp biểu hiện ý chí của nhà quản trị buộc đối tượng phải thi hành được diễn đạt bằng nhiều hình thức như: văn bản chữ viết, lời nói, hành động, … Ngoài đặc điểm chung của quyết định quản trị mang tính mệnh lệnh, cưỡng chế ra thì mỗi hình thức của quyết định lại có những đặc điểm riêng, chẳng hạn như quyết định bằng lời không mang tính bài bản, khuôn mẫu như quyết định bằng văn bản chữ viết nhưng lại đòi hỏi ở tính sáng tạo, thích nghi và tính thuyết phục hơn. ­ Nghệ thuật quảng cáo. Trước hết là gây ấn tượng cho người nghe, người đọc. Nhưng trong thực tế không phải doanh nghiệp nào cũng làm được điều đó. Có những quảng cáo chúng ta xem thấy vui vui, thích thú, có cảm tình sản phẩm của họ. Nhưng cũng có quảng cáo lại thấy chán ngán, gây bực bội, phiền muộn cho người nghe, người đọc, … Vì sao như vậy? Nghệ thuật là cái gì đó hết sức riêng tư của từng người, không thể “nhập khẩu” từ người khác. Nó đòi hỏi ở người quản trị (mà trước hết là người lãnh đạo) không những biết vận dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học hiện có vào hoàn cảnh cụ thể của mình mà còn tích lũy vốn kinh nghiệm của bản thân, của người khác để nâng chúng lên thành nghệ thuật – tức biến nó thành cái riêng của mình. 2. Tư tưởng quản trị doanh nghiệp 2.1 Giới thiệu chung về sự phát triển của tư tưởng quản trị Năm nghìn năm trước công nguyên người Sumerian (vùng Iraq hiện nay) đã hoàn thiện một hệ thống phức tạp những quy trình thương mại với hệ thống cân đong. Người Ai cập thành lập nhà nước ba nghìn năm trước công nguyên và những kim tự tháp là dấu tích của trình độ kế hoạch, tổ chức, kiểm soát công trình phức tạp. Người Trung Hoa cũng có những định chế chính quyền nhất định chặt chẽ thể hiện trình độ tổ chức cao. Ở châu Âu những kỹ thuật và phương pháp quản trị bắt đầu được áp dụng trong kinh doanh từ thế kỷ 16, khi hoạt động thương mại phát triển mạnh. Còn 9 trước đó lý thuyết quản trị chưa được phát triển. Mặc dù quản trị xuất hiện rất lâu, nhưng các lý thuyết quản trị (quản trị học) mãi cho đến đầu thế kỷ XX mới hình thành và phát triển. Người có công sáng lập ra lý thuyết quản trị đầu tiên đó là TAYLOR (người Mỹ) với tác phẩm “ NHỮNG NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ” vào năm 1911. Từ đó đến nay, đã có không ít lý thuyết quản trị ra đời với nhiều học giả thuộc các trường phái Quản trị khác nhau. Song, trong quyển sách này chỉ đề cập những lý thuyết quản trị của các trường phái tiêu biểu nhất. 2.2 Trường phái quản trị khoa học “Quản trị khoa học” là thuật ngữ dùng để chỉ các ý kiến của một nhóm tác giả ở Hoa Kỳ vào đầu thập niên của thế kỷ XX, được Louis Brandeis sử dụng lần đầu tiên trong một báo cáo trước Ủy Ban Thương Mại Hoa Kỳ vào năm 1910. Sau đó được Taylor sử dụng để đặt tên cho tác phẩm của mình với nhan đề “Các nguyên tắc quản trị khoa học”, xuất bản năm 1911. Vì vậy, thuật ngữ này đã trở thành tên của một lý thuyết và gắn liền với tên tuổi của Taylor cho đến ngày nay. Lý thuyết “Quản trị khoa học” là nổ lực đầu tiên của con người trình bày một cách có hệ thống những quan điểm, những nguyên tắc và những phương pháp quản trị doanh nghiệp căn bản. Nó đánh dấu một bước ngoặc mới, chấm dứt một quá trình rất dài bao gồm nhiều thế kỷ mà con người chỉ biết quản trị theo kinh nghiệm. Taylor không phải là tác giả duy nhất của lý thuyết này. Nhưng ông thực sự xứng đáng với tên gọi là cha đẻ của Quản trị học mà nhiều học giả phương Tây suy tôn. a. Frederick Winslow Taylor (1856 – 1915) Vào những năm cuối thế kỷ XIX, lúc đó Taylor là một công nhân bình thường phấn đấu thành một nhà quản trị sản xuất nhà máy Midvale Steel Works, và theo học lấy bằng kỹ sư bằng cách học Đại học ban đêm ở Viện kỹ thuật Stevens, Hoa Kỳ. Với một con người có ý chí và khả năng làm việc tốt, Taylor đã quan sát và phát hiện ra rằng: ­ Các nhà quản trị thuê mướn nhân công trên cơ sở ai đến trước mướn trước, không lưu ý đến khả năng và nghề nghiệp của công nhân. ­ Công tác huấn luyện nhân viên hầu như không có và không có hệ thống tổ chức học việc. ­ Công việc làm theo thói quen, theo kinh nghiệm không có phương pháp và tiêu chuẩn. ­ Hầu hết các công việc và trách nhiệm đều giao cho người công nhân như phương pháp làm việc, tiêu chuẩn công việc, khuyến khích công nhân, … ­ Nhà quản trị làm việc bên cạnh người thợ mà quên mất chức năng chính là lập kế hoạch và tổ chức công việc. Tính chuyên nghiệp của nhà quản trị không được thừa nhận. Từ đó, ông cho ra đời hai tác phẩm: “Quản trị phân xưởng” (Shop Management) xuất bản năm 1906 và đặc biệt là “Những nguyên tắc quản trị khoa học” (Principles of Scientific Management) xuất bản năm 1911, với 4 tư 10
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.