GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI

pdf
Số trang GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI 113 Cỡ tệp GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI 2 MB Lượt tải GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI 61 Lượt đọc GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI 10
Đánh giá GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI
4.4 ( 17 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 113 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

CHƯƠNG 1 QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI: TỔNG QUAN Khái quát chung Làm thế nào để doanh nghiệp quản trị công nghệ và đổi mới để đem lại lợi nhuận? Tài liệu này tập trung vào việc trả lời cho câu hỏi này. Chương này giới thiệu những vấn đề nền tảng. Một số định nghĩa cơ bản và khái quát về cách tiếp cận của tài liệu này. Các vấn đề cụ thể đề cập trong chương này, bao gồm: ‰ Tầm quan trọng của công nghệ, đổi mới và quản trị. ‰ Các hình thức của công nghệ. ‰ Tiến trình quản trị công nghệ. ‰ Các hình thức của đổi mới. ‰ Tiến trình quản trị đổi mới. ‰ Tiếp cận quản trị công nghệ và đổi mới. 1 GIỚI THIỆU Phần mở đầu với bài viết về Nokia minh họa quản trị công nghệ và đổi mới (MTI) không còn là mối quan tâm mới mẻ của doanh nghiệp. Ngày nay, sản phẩm, qui trình và phương pháp tiếp cận mới phát triển nhanh hơn so với trước đây. Điều này thúc đẩy quản trị công nghệ và đổi mới như là vấn đề quan trọng đối với doanh nghiệp và xã hội. Tầm quan trọng của MTI đối với doanh nghiệp Để minh họa tầm quan trọng của quản trị công nghệ và đổi mới trong kinh doanh, hãy xem xét câu nói của Alan Greenspan, cựu chủ tịch dự trữ liên bang. Khi các nhà lịch sử nhìn lại nữa thế kỷ trước, tôi tin họ sẽ kết luận rằng chúng ta hiện đang sống dựa trên một thời kỳ quan trọng trong lịch sử kinh tế Mỹ. Những công nghệ mới phát triển trên nền tảng đổi mới của nữa thế kỷ trước, bây giờ bắt đầu mang lại những thay đổi đáng kể trong phương thức sản xuất hàng hóa và dịch vụ, và trong cách thức phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng. Những đổi mới này, cụ thể là thay đổi gần đây của Internet, đã tác động đến sự ra đời của các doanh nghiệp mới, rất nhiều trong số doanh nghiệp này đã góp phần cho sự phát triển và đóng góp lớn trong sản phẩm quốc dân và hệ thống phân phối hàng hóa1. Alan Greenspan, cựu chủ tịch dự trữ liên bang Cựu chủ tịch dự trữ liên bang, Alan Greenspan, phải chăng đã đi quá xa với câu nói này. Ông ta cho rằng không chỉ tương lai doanh nghiệp định hướng bởi công nghệ, mà là nguồn gốc kinh doanh ngày nay chịu sự tác động của công nghệ và các ứng dụng của nó. Niềm tin dựa trên sự phát triển công nghệ này hỗ trợ bởi số lượng gia tăng bằng phát minh trên thế giới. Chẳng hạn, ở Mỹ vào những năm 1970-1985, tốc độ tăng bằng phát minh tương đối đều. Tuy nhiên, từ năm 1985-2000, số lượng bằng phát minh đã tăng hơn 100%2. Ngoài ra, số lượng kiện cáo về quyền sở hữu trí tuệ cũng tăng gấp đôi trong thời kỳ này. Công nghệ và đổi mới không chỉ có tầm quan trọng đối với nền kinh tế, mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống của con người qua các thời kỳ khác nhau. Ảnh hưởng thực tiễn của sự gia tăng công nghệ đối với kinh doanh có thể minh họa về sự thay đổi của thông tin so với mười năm trước đây, bao gồm việc định giá đối với nhiều máy móc và sản phẩm tiêu dùng, là không hiệu quả. Thật khó để biết chính xác công ty sẽ định giá cho sản phẩm là bao nhiêu và mức giá của các công ty khác đưa ra. Nhà doanh nghiệp có thể gọi và hỏi giá cho sản phẩm đó. Liệu mức giá là có như nhau khi chúng ta hỏi giá từ những người bán hàng khác nhau trong mỗi thời điểm khác nhau trong tháng. Kết quả là mức giá khác nhau cho cùng sản phẩm. Các đại diện mua sắm sẽ mất rất nhiều thời gian để tìm kiếm mức giá tốt nhất. Tuy nhiên, các thay đổi trong lĩnh vực viễn thông đã hạn chế sự không hiệu quả này. Đặc biệt, Internet ngày nay đã góp phần làm cho việc định giá trở nên minh bạch và hiệu quả hơn cho cả hàng hóa vốn và sản phẩm tiêu dùng. Ảnh hưởng của công nghệ đối với kinh doanh thường không chỉ một chiều, mà công nghệ mới gây ra tác động lan tỏa đối với các doanh nghiệp. Để minh họa cho điều này, hãy xem xét công nghệ thông tin từ ví dụ trước đây. Trong lý thuyết kinh tế, chúng ta được học giá được xác định bởi quan hệ cung cầu. Tác động của công nghệ sẽ làm gia tăng cầu và giá sẽ thấp hơn. Công nghệ mới cung cấp nhiều thông tin hơn cho người tiêu dùng. Khi có nhiều thông tin hơn, những người mua tiềm năng nhận thức được cơ hội sở hữu và 1 2 2 sử dụng sản phẩm. Điều này làm cho cầu lớn hơn. Khi có nhiều thông tin chính xác hơn cũng sẽ làm cho việc định giá có hệ thống hơn. Vì vậy, công nghệ sẽ dẫn đến giá cả tốt hơn. Điều này cũng diễn ra tương tự đối với các thị trường khác. Ngày nay, nhiều người sử dụng Internet để mua xe hơi, sách, và nhiều sản phẩm khác. Số lượng người mua lớn hơn, trong một số trường hợp, sẽ làm cho giá giảm xuống. Một công ty muốn kiếm được lợi nhuận trong môi trường này đòi hỏi doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Một trong những công cụ để đạt được hiệu quả là thông qua công nghệ. Vì vậy, sử dụng công nghệ trong lĩnh vực này có thể dẫn đến nhu cầu thay đổi công nghệ trong các lĩnh vực khác. Bán lẻ là một trong những ngành ở Mỹ. Wal-Mart là nhà bán lẻ lớn nhất trên thế giới và là một ví dụ cho tác động lan tỏa trong thực tế. Ngày nay, khi bạn mua sắm hàng hóa và thanh toán tại cửa hàng Wal-Mart, bạn hay nhân viên thu ngân sẽ quét mã vạch các sản phẩm mà bạn mua. Qui trình này là một cách thức để đẩy nhanh tốc độ tính tiền cùng với các thông tin cung cấp về doanh số và sản phẩm. Thông tin này lại được sử dụng để đặt hàng và xem xét tình hình bán hàng. Wal-Mart đang bắt đầu mở rộng thông tin từ thanh toán bằng cách thực hiện công nghệ nhận diện tầng số vô tuyến (RFID) trên toàn quốc. Công nghệ này sẽ đặt các thẻ nhỏ trên sản phẩm của nhà sản xuất. Các thẻ này cho phép thu thập thông tin sản phẩm từ khi xuất xưởng đến khi xuất bán tại cửa hàng. Thông tin thu thập được liên quan đến sản phẩm sẽ giúp cho Wal-Mart kiểm soát tốt hơn mức độ hao hụt, mất trộm hay nhầm lẫn vị trí. RFID cũng giúp công ty cải thiện hiệu quả kiểm soát tồn kho. Điều này cho phép WalMart biết ngay lập tức thiếu hụt sản phẩm tại bất kỳ cửa hàng nào hay dư thừa hàng hóa tại các cửa hàng khác. Wal-Mart có thể dự báo khả năng chuyển hàng hóa từ cẳ hàng này sang cửa hàng khác để gia tăng lợi nhuận. Công nghệ cũng hỗ trợ cho các nhà cung cấp quản trị tốt hơn qui trình sản xuất, và kết quả là cung cấp cho Wal-Mart nhanh và hiệu quả hơn. Chẳng hạn, RFID có thể sử dụng từ các nhà cung cấp của Wal-Mart như Procter and Gamble để cập nhật dữ liệu về những gì đã bán và bán ở đâu. Kết quả là, Procter and Gamble sẽ điều chỉnh qui trình sản xuất để đáp ứng nhu cầu của Wal-Mart. Thông tin này cung cấp cho các nhà cung cấp số lượng và sản phẩm cần thiết để vận chuyển đến các cửa hàng của Wal-Mart chứ không cần thiết vận chuyển đến nhà kho của Wal-Mart. Điều này sẽ giúp công ty kiểm soát chi phí tốt hơn. Theo ước tính của công ty, áp dụng công nghệ RFID có thể tiết kiệm chi phí cho Wal-Mart 8.4 tỷ USD mỗi năm3. Tầm quan trọng của MTI đối với xã hội Ảnh hưởng của công nghệ không chỉ tác động đến doanh nghiệp, mà còn có ảnh hưởng rộng hơn đối với xã hội - cả mặt tích cực và tiêu cực. Hãy xem xét ảnh hưởng tích cực của công nghệ lên một bang, Washington. Bang này phát triển dựa trên nền tảng của công nghệ. Số liệu cho thấy các ngành dựa trên công nghệ hỗ trợ trong tổng số 3.55 công việc cho mỗi công việc dựa trên nền tảng công nghệ; con số này so với con số bình quân 2.86 công việc trong các ngành khác ở Washington. Thu nhập lao động trong các ngành dựa trên công nghệ bình quân 61,330 USD vào năm 2000 so với con số bình quân của bang là 32,748 USD hay cao hơn 87% so với bình quân. Điều này đã cho thấy các ngành kinh doanh dựa trên công nghệ đóng góp giá trị xuất khẩu của bang cao hơn so với kinh doanh của các ngành khác4. 3 4 3 Như đã đề cập trước đây, công nghệ làm cho chi phí của doanh nghiệp thấp hơn. Tuy nhiên, điều này cũng làm gia tăng mức sử dụng ngoại lực từ các doanh nghiệp có chi phí thấp hơn; tiến bộ công nghệ trong lĩnh vực truyền thông và máy tính có thể đảm bảo cho việc sử dụng ngoại lực thành công. Chẳng hạn, chi phí cho một lập trình viên ở Mỹ có thể là 90,000 USD một năm. Cũng công việc này ở Nga, Trung Quốc hay Ấn Độ có chi phí thấp hơn một nữa với cùng chất lượng công việc5. Công nghệ cho phép nhiều công việc có thể thực hiện dể dàng ở mọi nơi trên thế giới. Vì vậy, công nghệ cho phép và khuyến khích sử dụng ngoại lực lao động từ những nơi có chi phí thấp hơn. Trước đây, các công việc sản xuất chế tạo mới sử dụng ngoại lực thì ngày nay các công việc sử dụng ngoại lực không chỉ là các lập trình viên mà còn ở các công việc có tính kỹ thuật khác như việc đọc các bản phim MRI từ các xét nghiệm y khoa và soạn thảo các báo cáo thuế. Sử dụng ngoại lực ảnh hưởng đến Mỹ và các quốc gia phát triển khác. Các quốc gia khác như Ai Len và Hàn Quốc lại chịu một số ảnh hưởng tiêu cực từ công nghệ khi công việc đòi hỏi sử dụng ngoại lực cho môi trường có chi phí thấp hơn. Tuy nhiên, sự phát triển của các nền kinh tế Ấn Độ, Trung Quốc, Nga và các quốc gia tương tự khác cung cấp một thị trường mới cho các quốc gia phát triển. Do vậy, công nghệ đem lại ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực đối với xã hội. Sự tương tác giữa xã hội và công nghệ có thể nhìn nhận theo thuật ngữ đẩy và kéo. Khi chúng ta nói công nghệ đẩy xã hội, thì chúng ta hàm ý đổi mới công nghệ làm thay đổi xã hội không như mong đợi. Chẳng hạn, xã hội không có nhu cầu phát triển Internet. Tuy nhiên, khi Internet có tính thực tiễn thì nó nhanh chóng được chấp nhận và áp dụng. Kinh doanh cũng có thể bị kéo bởi xã hội để tạo ra công nghệ. Chẳng hạn, xã hội yêu cầu phải có các cơ quan pháp lý về những đổi mới trong lĩnh vực xe hơi như các đặc trưng an toàn hơn và tiết kiệm nhiên liệu hơn. Các nhà sản xuất xe hơn lớn ở Mỹ có trụ sở tại Detroit thì cho rằng không thể đáp ứng các mục tiêu này. Tuy nhiên, khi luật được thông qua thì các doanh nghiệp gia tăng công việc và phát triển công nghệ cần thiết để đáp ứng các yêu cầu này. Vì vậy, quan hệ giữa xã hội và công nghệ là rất chặt chẽ và đa chiều. Chúng ta sẽ xem xét các chiều khác nhau trong tài liệu này. Công nghệ và đổi mới vẫn luôn tiếp diễn Công nghệ và đổi mới ảnh hưởng lên cả doanh nghiệp và xã hội một cách tổng thể, và ảnh hưởng này vẫn luôn tiếp diễn. Mỗi ngành đều có thể ra đời và mất đi rất nhanh bởi các công nghệ mới. Để minh họa cho điều này, hãy xem xét điều gì xảy ra đối với ngành ghi âm băng nhạc. Trong bốn mươi năm qua, ngành độc tôn này đã thay đổi cách thức ghi âm (LPs) sang băng đĩa 8 rãnh, sang băng từ cassette, sang đĩa từ compact. Các máy nghe đĩa quay đã lỗi thời, và đĩa nhạc 8 rãnh chỉ còn có tính sưu tập. Bây giờ, với sự phát triển của MP-3 và các công nghệ mới khác, CDs có lẽ sẽ không còn tồn tại trong mười năm đến. Tương tự như vậy, các công ty cũng có thể ra đời và biến mất do các thay đổi công nghệ. Chẳng hạn, một công ty Mỹ cổ điển như Polaroid đã bị phá sản vì sự phát triển của máy quay phim kỹ thuật số, và điều này đã làm cho sản phẩm của công ty bị lỗi thời. Do đó, khi chúng ta bắt đầu xem xét công nghệ, hy vọng bạn sẽ nhận ra rằng công nghệ là một phần quan trọng đối với hầu hết các doanh nghiệp trên thị trường. Công nghệ thường lan tỏa theo những cách thức mà chúng ta không thể nhận ra cho đến khi chúng ta bắt đầu khám phá doanh nghiệp đó. Rõ ràng, một ngành, doanh nghiệp hay cá nhân bỏ qua công nghệ và sự phát triển của nó sẽ phải gánh chịu rủi ro tiềm năng rất lớn. 5 4 NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ, ĐỔI MỚI, VÀ QUẢN TRỊ Phần trước minh họa tầm quan trọng của quản trị công nghệ và đổi mới đối với xã hội, quốc gia, doanh nghiệp và cá nhân. Phần kế tiếp, chúng ta xem xét cụ thể hơn các khía cạnh của công nghệ và đổi mới. Công nghệ và đổi mới: Phạm vi toàn bộ tổ chức Công nghệ và đổi mới ảnh hưởng không chỉ ở các khía cạnh kỹ thuật trong kinh doanh mà cả hành vi và thái độ của các nhóm và cá nhân trong tổ chức. Như vậy, công nghệ và đổi mới là mối quan tâm của toàn bộ tổ chức. Một tổ chức không thể chỉ là một bộ phận biệt lập quan tâm đến công nghệ, trong khi các bộ phận khác bỏ qua vấn đề này. Để minh họa, điện thoại di động trở thành một phần trong cuộc sống của chúng ta trong thập kỷ qua. Đổi mới công nghệ này cho phép nhân viên “không có mặt ở văn phòng” không có nghĩa là “không thể liên lạc với nhau”. Do đó, cá nhân không nhất thiết phải đến văn phòng thường xuyên bởi vì họ có thể kiểm tra thông qua điện thoại di động. Điều này có thể tiết kiệm chi phí, và các nhân viên trong tổ chức có thể không biết nhau cũng như ít có sự liên kết với văn hóa của tổ chức. Kết quả là, các qui trình phải được xem xét để đảm bảo mọi người cư xử theo như mong đợi của tổ chức. Điều này đòi hỏi nhà quản trị phải học hỏi cách thức tích hợp và quản trị mọi người nơi làm việc mỗi ngày. Do đó, nhà quản trị không chỉ quản trị các thay đổi về công nghệ mà còn xem xét cơ cấu tổ chức cho phù hợp với công nghệ đó. Tính phức tạp càng gia tăng sẽ đem đến các cơ hội cho việc phát triển các cách thức đổi mới để thực hiện công việc; nó cũng tạo ra nhu cầu thay đổi về cách thức hoạt động của công ty. Khi xem xét quản trị công nghệ và đổi mới, chúng ta phải đảm bảo không chỉ hiểu cách thức phát triển công nghệ và đổi mới mà còn phải hiểu những gì xung quanh các hoạt động của tổ chức. Một doanh nghiệp cần phải hiểu công nghệ nào cần phải có và cách thức quản trị công nghệ trong tổ chức và các hoạt động liên quan. Công nghệ và đổi mới: Phạm vi toàn thế giới Ngày nay, thật khó để có thể phân đoạn công nghệ ở quốc gia này hay ở quốc gia khác. Chẳng hạn, nhiều doanh nghiệp Đài Loan sản xuất chất bán dẫn có trụ sở chính ở Đài Loan, nhưng sản xuất các vi mạch ở Trung Quốc, và triển khai các hoạt động nghiên cứu ở Mỹ6. Do vậy, các công ty công nghệ thực tế có nhiều bộ phận liên quan đến thị trường quốc tế. Một thực tế đó là có nhiều lý thuyết, nguyên lý và nghiên cứu điều tra về quản trị công nghệ và đổi mới bắt nguồn từ Mỹ. Tuy nhiên, điều này không nhất thiết giới hạn phạm vi ứng dụng tại Mỹ. Nền tảng lý thuyết công nghệ phải được vận dụng đa dạng trên phương diện quản trị, cũng giống như lý thuyết vật lý hay hóa học được vận dụng ở mọi nơi trên thế giới. Với lý thuyết, nó không chỉ vận dụng đối với một quốc gia. Vì vậy, lý thuyết phù hợp về quản trị công nghệ và đổi mới được nghiên cứu và kiểm nghiệm ở Mỹ có thể vận dụng cho toàn bộ thế giới. Tuy nhiên, khi chúng ta nói khả năng ứng dụng dựa trên nền tảng lý thuyết thì không có nghĩa là không có sự khác biệt trong việc vận dụng thực tế ở các quốc gia khác nhau. Có nhiều trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ nổi tiếng trên toàn thế giới. Chẳng hạn, trong ngành chế tạo công cụ thì hầu hết các phát triển công nghệ trên thế giới đều bắt 6 5 nguồn từ Nhật. Tương tự như vậy, nhiều công nghệ mới trong lĩnh vực điện thoại di động bắt nguồn từ Phần Lan bởi những nỗ lực của Nokia. Hành vi của cá nhân và doanh nghiệp trong các trung tâm nghiên cứu và ứng dụng này ở các nước có một ít khác biệt so với Mỹ. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp thì sự tương đồng là lớn hơn so với sự khác biệt này. Lý do giải thích cho sự khác biệt này là do sự khác biệt về thể chế hay những yếu tố định hình nên hành vi. Các thể chế trong các lĩnh vực khác nhau bao gồm qui định, chuẩn tắc và nhận thức7. Thể chế qui định bao gồm các luật và qui định cụ thể của quốc gia. Các thể chế chuẩn tắc là những giá trị của ngành hay chuyên môn. Chẳng hạn, giá trị của kế toán viên hay bác sĩ là rất tương tự nhau trên thế giới. Các thể chế nhận thức là những gì bắt nguồn từ phạm vi xã hội rộng lớn hơn, và định hình hành vi của các cá nhân. Thông thường, thể chế này được xem như văn hóa quốc gia. Các thể chế qui định có thể thay đổi từ nơi này đến nơi khác. Tuy nhiên, ngày nay năng lực của Tổ chức Thương mại Thế giới và các đồng minh kinh tế khu vực như Liên minh Châu Âu hoạt động nhằm đảm bảo sự tương đồng trong một số vấn đề như bằng phát minh và những quan tâm công nghệ chủ yếu. Các thể chế chuẩn tắc cũng phát triển một cách tương tự nhau trên thế giới. Các giá trị chuẩn tắc hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm các sự kiện mà ở đó nhiều giáo sư đầu ngành về công nghệ trên thế giới tham gia trong việc thiết đặt các thể chế cơ bản, trong đó có Stanford và MIT8. Kết quả sẽ đem lại sự chia sẽ giá trị giữa các cá nhân từ các trường đại học. Họ tiếp nhận các giá trị từ các nơi khác nhau. Bây giờ, các giáo sư sẽ truyền đạt với sinh viên về cách thức hành động của các công ty công nghệ và các nhà chuyên môn. Tương tự như vậy, sự tương tác ngày càng gia tăng giữa các công ty công nghệ ở các nơi khác nhau trên thế giới hành động có tính thống nhất với các giá trị của các công ty khác nhau. Sự trao đổi các ý tưởng trong các cuộc họp chuyên môn và số lượng các hoạt động nghiên cứu ngày càng gia tăng đã góp phần thúc đẩy tính thống nhất này. Các thể chế nhận thức là khó thay đổi nhất là cũng là thể chế tạo ra sự khác biệt lớn nhất về hành vi trong các tổ chức khác nhau. Những thể chế này là yếu tố chính để định hình văn hóa quốc gia. Ban đầu, khi các công ty công nghệ di chuyển từ nước này đến nước khác thì sự xung đột văn hóa có thể gia tăng. Tuy nhiên, ngày nay các xung đột ít hơn do kiến thức và hiểu biết văn hóa giữa các quốc gia ngày càng tăng. Do vậy, thực chất của quản trị công nghệ và đổi mới trình bày ở đây vẫn còn phù hợp với các doanh nghiệp cho dù doanh nghiệp đó ở đâu đi nữa. Điều này không có nghĩa không có sự khác biệt trên thế giới về các thể chế qui định, chuẩn tắc và nhận thức. Tuy nhiên, sự tương đồng dù sao vẫn lớn hơn với những khác biệt này. Sáng tạo giá trị là chìa khóa Bất kỳ nơi đâu ở Mỹ hay ở nơi nào khác trên thế giới, công nghệ và đổi mới phải làm gia tăng “giá trị” cho doanh nghiệp hay làm cho xã hội phát triển hơn. Mục tiêu của quản trị công nghệ và đổi mới là nhằm đổi mới và tạo ra công nghệ vì lợi ích của sáng tạo. Điều này cũng có nghĩa rằng doanh nghiệp vì động lực lợi nhuận và các tổ chức phi lợi nhuận vì động lực hiệu quả. Nghiên cứu cơ bản tập trung vào việc sáng tạo ra tri thức vì lợi ích của tri thức đem lại giá trị cho xã hội, nhưng đây không phải là phần trọng tâm được đề cập trong tài liệu này. 7 8 6 Bằng cách tập trung vào sáng tạo giá trị, nhà quản trị phải nhận thức được rằng nhu cầu công nghệ trong môi trường kinh doanh ngày nay đem lại sáng tạo giá trị một cách rõ ràng và kịp thời cho các doanh nghiệp. Sự sụp đỗ của dot.com vào giữa những năm 1990, là do ngân sách chi phí cho công nghệ mới của doanh nghiệp đã giảm. Bốn thập kỷ qua, đầu tư công nghệ giảm vào cuối những năm 1990, chi tiêu cho công nghệ mới tăng 10% mỗi năm. Vào năm 2003, mức gia tăng chi tiêu đã giảm. Tuy nhiên, tốc độ chi tiêu vào công nghệ mới vẫn xấp xỉ 4% mỗi năm9. Do đó, các doanh nghiệp sẽ chẳng mong muốn đầu tư vào công nghệ nếu lợi ích hoạt động và chiến lược không rõ ràng. Trong những năm phát đạt của thập kỷ 1990, các công ty đầu tư với hy vọng sẽ đem lại kết quả khả quan. Môi trường cạnh tranh mới đòi hỏi nhu cầu lớn hơn về quản trị công nghệ. Hiện giờ, giá trị gia tăng của công nghệ phải rõ ràng, dựa trên các phân tích và dự báo để đánh giá đầu tư. Điều này làm cho tiến trình quản trị công nghệ và đổi mới trở nên khó khăn và phức tạp hơn. Dự báo chi tiêu cho công nghệ sẽ tăng với tốc độ xấp xỉ 10% vào năm 2005 và sẽ tiếp tục duy trì trong tương lai. Do vậy, các doanh nghiệp tập trung vào công nghệ có thể chịu sự thăng trầm, nhưng ảnh hưởng cốt lõi của công nghệ đối với các doanh nghiệp ở các quốc gia phát triển như Mỹ, Cộng đồng Châu Âu, và các nền kinh tế đang lên trên thế giới. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ Trong phần trước, rõ ràng chúng ta cần phải hiểu công nghệ và đổi mới một cách rộng hơn, nhìn khía cạnh toàn bộ tổ chức không chỉ ở Mỹ mà trên toàn thế giới. Trọng tâm của tài liệu này nhằm xem xét cách thức sáng tạo giá trị thông qua quản trị công nghệ và đổi mới. Trước khi chúng ta thiết lập tiến trình xem xét các khía cạnh của quản trị công nghệ và đổi mới, điều quan trọng là phải có sự thống nhất về các định nghĩa và các thuật ngữ cơ bản. Công nghệ và đổi mới là những khái niệm có liên quan, nhưng được quan tâm nghiên cứu một cách độc lập. Hình 1.1 minh họa một số khác biệt liên quan đến một vấn đề: sự khám phá nguyên tử. Khám phá khoa học Nguyên tử Phát minh Máy phân ly nguyên tử Đổi mới Qui trình phân ly nguyên tử Công nghệ Bom nguyên tử Hình 1.1 Tiến trình từ khám phá đến ứng dụng Các định nghĩa trình bày và phát triển dưới đây phản ảnh một quan niệm về công nghệ và đổi mới được chấp nhận rộng rãi. Tuy nhiên, điều quan trọng phải nhận thức rằng có rất 9 7 nhiều cách thức khác nhau để định nghĩa công nghệ, đổi mới, và quản trị công nghệ và đổi mới. Phần đầu của chương sẽ tập trung vào các vấn đề liên quan đến công nghệ. Phần kế tiếp sẽ liên quan đến đổi mới. Định nghĩa công nghệ Công nghệ được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Điều quan trọng là phải nhận diện sự khác biệt trong mỗi cách tiếp cận, trước khi chúng ta xây dựng một định nghĩa cho tài liệu này. Hiện tại, có hàng loạt định nghĩa minh họa các khía cạnh khác nhau về công nghệ. Nhưng đa số các định nghĩa công nghệ đều đề cập đến: ‰ Các qui trình làm thay đổi đầu vào thành đầu ra. ‰ Vận dụng tri thức để thực hiện công việc. ‰ Kiến thức lý thuyết và thực tiễn, và kỹ năng vận dụng để phát triển sản phẩm cũng như sản xuất và hệ thống phân phối. ‰ Công cụ kỹ thuật để mọi người cải thiện những thứ xung quanh. ‰ Ứng dụng khoa học, đặc biệt theo đuổi mục tiêu công nghiệp và thương mại; bao gồm toàn bộ các phương pháp và công cụ để đạt được mục tiêu đó. Mặc dầu có vô số các định nghĩa khác nhau về công nghệ. Tuy nhiên, các định nghĩa này lai có chung một số đặc trưng. Mỗi định nghĩa đều đề cập đến tiến trình liên quan đến công nghệ, mà sự thay đổi là do kết quả của công nghệ, và công nghệ đó bao gồm cả cách tiếp cận hệ thống để đem lại đầu ra mong muốn (sự cải tiến, mục tiêu, đầu ra). Vì mục đích của tài liệu này, chúng tôi tích hợp nhiều định nghĩa khác nhau để định nghĩa công nghệ như là sự thực thi tiến trình học hỏi và tri thức của cá nhân và tổ chức để hỗ trợ nỗ lực của con người. Công nghệ là tri thức, sản phẩm, qui trình, công cụ, và hệ thống vận dụng để tạo ra hàng hóa hay cung cấp dịch vụ. Các đầu vào Quá trình chuyển đổi Các đầu ra Con người, thiết bị, vốn, thông tin Quản trị đầu vào, sản xuất, tích hợp các ý tưởng và hành động Sản phẩm, dịch vụ, kinh nghiệm PHẢN HỒI Hình 1.2 Quan điểm hệ thống của tổ chức Định nghĩa này có một quan điểm hệ thống rất vững chắc, như minh họa trong Hình 1.2. Quan điểm hệ thống cho thấy doanh nghiệp như là một sự kết hợp các thành phần có mối quan hệ tương thuộc lẫn nhau. Tiếp cận hệ thống nhằm thực thi công nghệ liên quan đến tiến trình đầu vào, sự chuyển đổi, đầu ra và phản hồi theo toàn bộ tiến trình này. Nó cũng bao gồm các cá nhân, nhóm và các bộ phận cấu thành nên tổ chức, và môi trường bên ngoài có ảnh hưởng đến doanh nghiệp. 8 Định nghĩa về quản trị công nghệ Định nghĩa công nghệ cũng đề cập đến tiến trình liên quan đến các yếu tố của quản trị chiến lược. Do đó, định nghĩa quản trị công nghệ cũng phải phản ảnh cách tiếp cận hệ thống, có tính chiến lược này. Cách tiếp cận như vậy đòi hỏi tích hợp nhiều lĩnh vực khác nhau để quản trị công nghệ. Hình 1.3 minh họa các lĩnh vực khác nhau ảnh hưởng đến quản trị công nghệ và đổi mới. Các hoạt động kỹ thuật Các hệ thống tài chính Các kỹ thuật khoa học quản lý Qui trình sản xuất và tác nghiệp Quản trị công nghệ và đổi mới (chiến lược và tác nghiệp) Thiết kế hệ thống kinh tế và kỹ thuật Hành vi tổ và nhóm Kinh nghiệm quản lý và lịch sử tổ chức Tiến trình ra quyết định Hình 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị công nghệ và đổi mới Một trong những định nghĩa được biết về quản trị công nghệ và đổi mới phù hợp với quan điểm tích hợp. Quản trị công nghệ được định nghĩa như là tiến trình liên kết “kỹ thuật, khoa học, và quản trị để hoạch định, phát triển, và thực hiện năng lực công nghệ để hình thành và thực thi các mục tiêu chiến lược và tác nghiệp của tổ chức10. Thiếu sót lớn của định nghĩa này là thiếu sự quan tâm đến đánh giá và kiểm soát, một yêu cầu quan trọng theo cách tiếp cận chiến lược đối với quản trị công nghệ. Đánh giá và kiểm soát liên quan đến việc giám sát để đảm bảo công nghệ đáp ứng với kết quả đầu ra mong đợi. Điều quan trọng là sau khi công nghệ được triển khai thực hiện, công ty giám sát các thay đổi nhằm phát hiện công nghệ lỗi thời, nguy cấp, khả năng thay thế, hay cạnh tranh yếu. Một ví dụ cơ bản về nhu cầu đánh giá và kiểm soát là công ty National Cash Register, một nhà máy sản xuất hàng đầu về máy tính cơ khí. Vào những năm 1960, công ty bắt tay vào dự án xây dựng một nhà xưởng sản xuất tối tân cho các máy tính cơ khí. Cho đến khi nhà xưởng được xây dựng hoàn tất, thì vi mạch sillicon và màng hình LED trở thành công nghệ lựa chọn cho các sản phẩm này. Công nghệ vi mạch sillicon và màng hình LED đã tồn tại trong vài năm. Tuy nhiên, National Cash Register vẫn xác định là người dẫn đầu về máy tính cơ và vẫn không thay thế công nghệ mới ít nhất là trong mười năm. Điều này hóa ra lại không đúng; khi nhà máy bắt đầu sản xuất thì máy tính cầm tay đầu tiên bằng cách sử dụng công nghệ mới đã tung ra thị trường trong cùng thời kỳ. Khi đó, công ty mất nhiều năm để điều chỉnh, phục hồi và phát triển như NCR. Nhưng đó là 10 9 một tiến trình khó khăn. Tiến trình kiểm định công nghệ tốt có thể phòng tránh được những khó khăn này. Vì vậy, chúng ta định nghĩa quản trị công nghệ như sau: Quản trị công nghệ là tiến trình liên kết các lĩnh vực khác nhau nhằm hoạch định, phát triển, thực hiện, giám sát và kiểm soát năng lực công nghệ để hình thành và thực thi các mục tiêu chiến lược của tổ chức. Định nghĩa này rõ ràng nhận thức vai trò của đánh giá và kiểm soát, mà trong nhiều định nghĩa khác đã bỏ qua. TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ Bây giờ, chúng ta đã có định nghĩa về công nghệ, và quản trị công nghệ và đổi mới, điều gì thực sự để phát triển hiểu biết và cách thức thực hiện những hoạt động này? The National Task Force on Technology đã liệt kê năm lý do mà các cá nhân và tổ chức phải quan tâm về quản trị công nghệ11. Các lý do này như sau: 1. Bước tiến nhanh chóng về thay đổi công nghệ đòi hỏi cách tiếp cận đa lĩnh vực, nếu như phát triển kinh tế diễn ra theo hướng hiệu quả và hữu hiệu để giành các lợi thế về công nghệ. 2. Bước tiến nhanh chóng về sự phát triển công nghệ và mức độ tính vi ngày càng cao của người tiêu dùng làm cho chu kỳ sống của sản phẩm trở nên ngắn hơn. Những yếu tố này đòi hỏi tổ chức đi tiên phong thực hiện quản trị công nghệ. 3. Nhu cầu rút ngắn thời gian phát triển sản phẩm và phát triển tổ chức linh hoạt hơn. Khoảng thời gian từ ý tưởng đến khi thương mại hóa phải được rút ngắn bằng sự phát triển của công nghệ mới và công nghệ thay thế. 4. Nhu cầu cạnh tranh quốc tế ngày càng gia tăng đòi hỏi các tổ chức phải gia tăng sức cạnh tranh bằng cách vận dụng công nghệ mới. 5. Khi công nghệ thay đổi, các công cụ quản lý phải thay đổi theo, và tiến trình xem xét lựa chọn công cụ mới phải hợp lý. Khi mỗi vấn đề được đề cập và giải quyết trong tài liệu này, chúng ta sẽ hiểu về cách thức quản trị công nghệ. Tuy nhiên, khía cạnh quản trị công nghệ được đề cập chủ yếu chứ không đề cập cụ thể những vấn đề quản trị doanh nghiệp. Thay vào đó, tài liệu đề cập đến nhiều vấn đề và tích hợp những vấn đề này để có thể vận dụng trong thực tiễn. Linh hồn của các vấn đề liên quan đến quản trị công nghệ, đó là khía cạnh chiến lược của doanh nghiệp. Nếu các doanh nghiệp tiếp cận quản trị công nghệ theo cách thức này, thì doanh nghiệp có cơ sở và sự hiểu biết cần thiết để thành công. TIẾN TRÌNH QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ Các công cụ và vấn đề liên quan đến khía cạnh chiến lược là rất rộng. Để minh họa cho điều này, hãy xem xét một ví dụ của iBOT đã phát triển ghế có bánh xe. Thực ra, ghế có bánh xe đã tồn tại hơn 100 năm nay, nhưng có rất ít thay đổi trong thiết kế cơ bản. Những thiết kế ghế bánh xe về cơ bản chỉ sử dụng và di chuyển trên bề mặt phẳng. Tuy nhiên, Dean Kamen, nhà đầu tư của iBOT, phát hiện khó khăn trong việc di chuyển trên các bề mặt không phẳng, chẳng hạn như cầu thang. Vì vậy, anh ta xúc tiến tìm kiếm giải pháp mới. Thay vì suy nghĩ như những chiếc ghế truyền thống trước đây, anh ta thiết kế một 11 10
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.