Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh: Phần 1

pdf
Số trang Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh: Phần 1 99 Cỡ tệp Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh: Phần 1 734 KB Lượt tải Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh: Phần 1 8 Lượt đọc Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh: Phần 1 48
Đánh giá Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh: Phần 1
4.8 ( 10 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 99 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA VÀ QUAN HỆ DOANH NGHIỆP THS. NGUYỄN THỊ THANH HÒA GIÁO TRÌNH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Nghệ An - 2011 1 LỜI NÓI ĐẦU Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường như hiện nay. Để quản lý doanh nghiệp một cách khoa học và hiệu quả, đòi hỏi các doanh nghiệp không những phải tổ chức hạch toán kinh doanh một cách chính xác mà còn phải tích cực tổ chức công tác phân tích hoạt động kinh doanh. Cùng với kế toán và các khoa học kinh tế khác, phân tích hoạt động kinh là một trong những công cụ đắc lực để quản lý và điều hành có hiệu quả các hoạt động của doanh nghiệp. Bằng các phương pháp khoa học, phân tích hoạt động kinh doanh sẽ hệ thống hoá và sử lý những thông tin và số liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp các nhà quản lý đánh giá được kết quả kinh doanh, thực trạng tài chính của doanh nghiệp, nhận thức được cơ hội và thách thức, tiềm năng và triển vọng phát triển để đưa ra các quyết định cho phù hợp. Khoa kinh tế - Trường Đại học Vinh đã tổ biên soạn giáo trình “Phân tích hoạt động kinh doanh” . Giáo trình được biên soạn trên cơ sở tham khảo nhiều tài liệu trong nước và nước ngoài, cùng với sự tham gia của nhiều cán bộ giảng dạy. Kết cấu của giáo trình gồm 5 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản của phân tích hoạt động kinh doanh. Chương 2: Phân tích quy mô sản xuất và các yếu tố của quá trình sản xuất. Chương 3: Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Chương 4: Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận. Chương 5: Phân tích hình tài chính. Tham gia biên soạn gồm: - ThS. Nguyễn Thị Thanh Hoà (Chủ biên ), biên soạn chương 1 và chương 4. - ThS. Nguyễn Thị Hạnh Duyên, biên soạn chương 3 và chương 5. - ThS. Phạm Thị Thuý Hằng, biên soạn chương 2. Mặc dù có nhiều cố gắng trong biên soạn và tiếp thu, xử lý nhiều ý kiến đóng góp của tập thể Khoa, song giáo trình được biên soạn trong giai đoạn có nhiều thay đổi, nên không thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Tập thể tác giả rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn trong những lần tài bản sau. Xin chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ 2 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………. CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH.…………………... 1.1. Khái niệm và ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh...... 1.2. Đối tượng và nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh...... 1.3. Các phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh........... 1.4. Tổ chức công tác phân tích hoạt động kinh doanh............ 1.5.Câu hỏi và bài tập vận dụng............................................... CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH QUY MÔ SẢN XUẤT VÀ CÁC YẾU TỐ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT………………… 2.1. Nội dung, ý nghĩa và nhiệm vụ phân tích quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp………………………….. 2.2. Phân tích kết quả sản xuất về mặt khối lượng………….. 2.3.Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất theo mặt hàng……………………………………………………………. 2.4.Phân tích kết quả sản xuất thông qua chất lượng sản phẩm…………………………………………………………. 2.5. Phân tích các yếu tố của quá trình sản xuất ảnh hưởng đến kết quả sản xuất……………………………………..….. 2.6 Câu hỏi và bài tập vận dụng…………………………. CHƯƠNG 3:PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM…………................................... 3.1. Ý nghía và nội dung phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm………………………………………………. 3.2. Phân tích chung tình hình thực hiện kế hoạch giá thành toàn bộ sản phẩm…………………………………………… 3.3. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của sản phẩm so sánh được……………………………..……….. 3.4. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí trên 1.000 đồng giá trị sản phẩm hàng hoá……………………...……… 3.5. Phân tích các khoản mục giá thành…………..………… 3.6 Câu hỏi và bài tập vận dụng…………………………… CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ LỢI NHUẬN……………………………………………….. 4.1. Phân tích tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp.................. 4.2. Phân tích tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp............... 3 1 5 6 10 16 34 37 40 41 42 48 52 63 81 91 92 94 97 107 115 126 138 139 154 4.3. Phân tích tỷ suất lợi nhuận................................................ 4.4. Phân tích điểm hoà vốn trong kinh doanh......................... 4.5. Câu hỏi và bài tập vận dụng.............................................. CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH….. 5.1. Nội dung và nguồn tài liệu phân tích................................ 5.2. Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp......... 5.3. Phân tích khái quát cơ cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp............................................................................ 5.4. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán............ 5.5. Phân tích khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu............... 5.6. Phân tích tốc độ luân chuyển của vốn lưu động................ 5.7. Câu hỏi và bài tập vận dụng.............................................. 4 172 173 175 185 186 189 191 198 202 204 209 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Chương I gồm năm nội dung: 1.1. Khái niệm và ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh 1.2. Đối tượng và nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh 1.3. Các phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh 1.4. Tổ chức công tác phân tích hoạt động kinh doanh . 1.5.Câu hỏi và bài tập vận dụng Mục tiêu chung: giúp học viên nắm được các kiến thức cơ bản về những vấn đề chung nhất của phân tích hoạt động kinh doanh bao gồm khái niệm, đối tượng, nhiệm vụ và ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh Mặt khác học viên cũng nắm được các phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh và quy trình tổ chức công tác phân tích hoạt động kinh doanh. Mục tiêu cụ thể: cung cấp kiến thức cơ bản cho học viên về: - Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh - Trình bày đối tượng cụ thể của phân tích hoạt động kinh doanh - Trình bày các phương pháp của phân tích hoạt động kinh doanh - Quy trình tổ chức công tác phân tích hoạt động kinh doanh 1.1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1.1.1. Khái niệm Phân tích hiểu theo nghĩa chung nhất đó là sự phân chia các sự vật, hiện tượng thành các bộ phận nhỏ nhằm nghiên cứu những đặc trưng riêng của từng bộ phận, sau đó tổng hợp các đặc trưng để tìm ra bản chất hay tính quy luật của sự vật hiện tượng cần nghiên cứu. Tất cả các khoa học, trong đó có khoa học kinh tế đều sử dụng phương pháp phân tích. Trong lĩnh vực tự nhiên phân tích được tiến hành với những vật thể bằng 5 phương pháp cụ thể. Ví dụ: phân tích các chất hoá học bằng những phản ứng, phân tích các vi sinh vật bằng kính hiển vi…Nhưng trong lĩnh vực xã hội, các hiện tượng các quá trình cần phân tích là những phạm trù trừu tượng, do đó việc phân tích phải được thực hiện bằng những phương pháp trừu tượng. Phân tích được sử dụng phổ biến như một phương pháp nghiên cứu đối với các quá trình, các hiện tượng kinh tế xã hội. Phân tích hoạt động kinh doanh: là việc phân chia các hiện tượng và các quá trình và các kết quả kinh doanh thành nhiều bộ phận cấu thành, từ đó sử dụng các phương pháp đặc thù như liên hệ, so sánh, đối chiếu…đề làm sáng tỏ bản chất của quá trình kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả của từng hoạt động. Tiền thân của phân tích hoạt động kinh doanh là công việc có tính xem xét đơn giản một số chỉ tiêu tổng quát dựa trên dữ liệu của bảng tổng kết tài sản –còn gọi là phân tích kế toán hay kế toán nội bộ. Do sự đòi hỏi ngày càng cao của nhu cầu quản lý, sự mở rộng về quy mô cũng như xu hướng đi vào chiều sâu và chất lượng của các hoạt động doanh nghiệp, phân tích hoạt động kinh doanh với nội dung, đối tượng phạm vi và phương pháp nghiêu cứu riêng biệt, tất yếu trở thành một khoa học độc lập và ngày càng hoàn chỉnh. Phân tích hoạt động kinh doanh hướng đến thị trường không phải nhằm xây dựng những kế hoạch một cách máy móc, cứng nhắc mà là công cụ phục vụ cho những quyết định ngắn hạn và dài hạn, đòi hỏi chủ động, linh hoạt ngay cả đối với các mặt hoạt động hằng ngày của doanh nghiệp. Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thường tiến hành qua các khâu cơ bản sau: Thu thập thông tin  Xử lý thông tin  kết luận và ra quyết định Thông tin có thể thu thập trực tiếp bằng khảo sát thực tế hoặc từ các báo cáo định kỳ của các bộ phận trực tiếp sản xuất kinh doanh, báo cáo kế toán, báo cáo kiểm toán…Khối lượng thông tin cần thu thập phụ thuộc vào mục tiêu phân tích. Độ chính xác và tính đầy đủ, toàn diện của thông tin thu thập được là những yếu tố quyết định đến kết quả phân tích. Các thông tin ban đầu thu thập được tự bản thân chúng không phản ánh được các nguyên nhân hình thành nên chúng vì thế các nhà phân tích phải lý giải các thông tin đã có, tức là phải xử lý thông tin để phục vụ cho 6 quá trình phân tích. Trên cơ sở của phân tích, nhà quản lý sẽ rút ra các kết luận cần thiết và xây dựng các quyết định quản lý dựa trên những kết luận này. Như vậy phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ hữu hiệu đối với các nhà quản trị kinh doanh để thu nhận thông tin và đưa ra quyết định. 1.1.2. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường như hiện nay. Để quản lý doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp không những phải tổ chức hạch toán kinh doanh một cách chính xác mà còn phải tích cực tổ chức công tác phân tích hoạt động kinh doanh. Cùng với kế toán và các khoa học kinh tế khác, phân tích hoạt động kinh là một trong những công cụ đắc lực để quản lý và điều hành có hiệu quả các hoạt động của doanh nghiệp. Bằng các phương pháp khoa học, phân tích hoạt động kinh doanh sẽ hệ thống hoá và sử lý những thông tin và số liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp các nhà quản lý đánh giá được kết quả kinh doanh, thực trạng tài chính của doanh nghiệp, nhận thức được cơ hội và thách thức, tiềm năng và triển vọng phát triển để đưa ra các quyết định cho phù hợp. Như vậy, để quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp một cách khoa học và hiệu quả thì đòi hỏi phải có phân tích hoạt động kinh doanh. Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường, để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh phải có lãi. Để đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất và kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải xác định được phương hướng, mục tiêu trong đầu tư. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh . Điều này chỉ thực hiện được trên cơ sở của phân tích kinh doanh. - Công tác phân tích hoạt động kinh doanh sẽ cung cấp những thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời tình hình của doanh nghiệp (tình hình quản lý và sử dụng các yếu tố lao động, tài sản, nguồn vốn, vật tư, tình hình sản xuất tiêu thụ và tình hình tài chính của doanh nghiệp ) trong quá khứ, hiện tại và tương lai. - Phân tích hoạt động kinh doanh cho phép các nhà doanh nghiệp thấy được các mặt mạnh, mặt yếu cũng như những khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp từ đó đề xuất các biện pháp đưa doanh nghiệp tới các mục tiêu đã định trước. - Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh, là cơ sở cho việc ra quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là các chức 7 năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu kinh doanh. - Tài liệu của phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho những nhà quản trị ở bên trong doanh nghiệp mà còn rất cần cho những đối tượng bên ngoài doanh nghiệp khi mà họ có mối quan hệ về mặt lợi ích với doanh nghiệp, vì thông qua phân tích họ mới có thề quyết định đúng đắn trong việc hợp tác đầu tư, cho vay…với doanh nghiệp nữa hay không. 1.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1.2.1. Đối tượng nghiên cứu của phân tích hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá đúng đắn toàn bộ kết quả kinh doanh và tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm phát hiện các nhân tố (nguyên nhân) ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh để từ đó xây dựng các phương hướng, biện pháp phù hợp nhằm cải tiến hoạt động kinh doanh ngày càng có hiệu quả hơn. Cơ sở phương pháp luận của phân tích hoạt động kinh doanh là phép biện chứng duy vật . Đây là phương pháp luận khoa học để nghiên cứu các quá trình và hiện tượng kinh tế xã hội. Cơ sở lý luận kinh tế của phân tích hoạt động kinh doanh là dựa trên các học thuyết kinh tế, các quy luật kinh tế đang chi phối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như các chế độ chính sách kinh tế tài chính của nhà nước trong từng thời kỳ. Để đáp ứng yêu cầu quản lý kinh doanh ngày càng cao và phức tạp, phân tích hoạt động kinh doanh được hình thành và ngày càng hoàn thiện với hệ thống lý luận độc lập. Với tư cách là môn khoa học độc lập, phân tích hoạt động kinh doanh có đối tượng riêng. Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là: Các kết qủa của quá trình sản xuất kinh doanh cụ thể được biểu hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế, với sự tác động của các nhân tố kinh tế. Kết quả của quá trình kinh doanh được hiểu theo nghĩa rộng: Nó không chỉ bao gồm kết quả tài chính cuối cùng tại đơn vị mà còn bao gồm kết quả từng quá trình, từng bộ phận, từng khâu của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thể hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế. 8 * Chỉ tiêu kinh tế Chỉ tiêu kinh tế: là một phạm trù kinh tế có nội dung tương đối ổn định thể hiện kết quả kinh doanh của từng hoạt động Ví dụ: + Kết quả của giai đoạn cung cấp được biểu hiện bằng các chỉ tiêu như: số lượng công nhân, khối lượng vật tư cung ứng. + Kết quả của giai đoạn sản xuất được biểu hiện bằng các chỉ tiêu như: khối lượng sản phẩm sản xuất, chi phí sản xuất Mỗi chỉ tiêu phân tích gắn liền với trị số của chỉ tiêu phân tích. Chỉ tiêu phân tích ổn định còn trị số của chỉ tiêu phân tích thường thay đổi theo thời gian . Ví dụ: Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp quý 3 năm N là: 500.000.000đ Như vậy chỉ tiêu phân tích là doanh thu bán hàng còn trị số phân tích là: 500.000.000đ Có nhiều loại chỉ tiêu kinh tế khác nhau, tuỳ theo mục đích và nội dung phân tích cụ thể để lựa chọn những chỉ tiêu phân tích thích hợp: - Căn cứ vào tính chất của chỉ tiêu kinh tế: chỉ tiêu kinh tế được chia thành 2 loại chỉ tiêu, đó là: + Chỉ tiêu số lượng: phản ánh quy mô của kết quả hay điều kiện của hoạt động sản xuất kinh doanh, như: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, khối lượng vật tư cung ứng, tổng nguồn vốn đầu tư, số lượng sản phẩm sản xuất… + Chỉ tiêu chất lượng: phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh, như: giá thành đơn vị sản phẩm hàng hoá, mức doanh lợi, năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn… - Căn cứ vào phương pháp tính toán chỉ tiêu: chỉ tiêu kinh tế được chia thành 3 loại, đó là: + Chỉ tiêu tuyệt đối: phản ánh quy mô tăng giảm của đối tượng nghiên cứu, chỉ tiêu này thường thông qua số tuyệt đối. Ví dụ: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty X quý II tăng so với quý I là 20trđ + Chỉ tiêu tương đối: phản ánh tốc độ tăng giảm của kết quả kinh doanh hoặc thường dùng trong phân tích các quan hệ kinh tế giữa các bộ phận trong tổng thể (cơ cấu) hay xu hướng phát triển của chỉ tiêu (tỷ lệ) như: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về sản 9 lượng sản phẩm năm 2011 của doanh nghiệp A bằng 110%, tỷ lệ thực hiện kế hoạch lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh đạt 90%... + Chỉ tiêu bình quân: là dạng đặc biệt của chỉ tiêu tuyệt đối, nhằm thể hiện dạng phổ biến của đối tượng nghiên cứu, như: Giá trị sản xuất bình quân trên một lao động, thu nhập bình quân của một lao động … Tuỳ theo mục đích và nội dung phân tích có thể sử dụng chỉ tiêu biểu hiện bằng đơn vị hiện vật, giá trị, thời gian lao động, như: sản lượng từng mặt hàng, mức cung ứng từng loại nguyên vật liệu, doanh thu bán hàng, tiền lương bình quân của một công nhân sản xuất trong năm, số giờ làm việc bình quân của một công nhân sản xuất trong một ngày,… * Nhân tố kinh tế Nhân tố kinh tế là những yếu tố bên trong của mỗi hiện tượng, mỗi quá trình… và mỗi sự biến động của nó tác động trực tiếp đến độ lớn, tích chất, xu hướng và mức độ xác định của chỉ tiêu phân tích. Ví dụ: Chỉ tiêu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phụ thuộc vào các nhân tố : + Số lượng hàng hoá tiêu thụ + Đơn giá bán + Chất lượng sản phẩm hàng hoá bán ra. + Phong cách phục vụ bán hàng + Hình thức quảng cáo tiếp thị + Mức thu nhập của khách hàng + Chính sách nhập khẩu ….. Như vậy sự biến động của các nhân tố kinh tế sẽ ảnh hưởng đến sự thay đổi của các chỉ tiêu. Do đó khi phân tích kết quả sản xuất kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá qua các chỉ tiêu, mà còn đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp. Nhân tố tác động đến kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh rất đa dạng, có thể phân loại nhân tố theo nhiều tiêu thức khác nhau: - Căn cứ vào nội dung kinh tế của nhân tố: nhân tố được chia thành hai loại: + Những nhân tố thuộc về điều kiện của quá trình sản xuất kinh doanh, như: số lượng lao động, số lượng vật tư, tiền vốn… 10
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.