Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh - Huỳnh Minh Vũ

pdf
Số trang Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh - Huỳnh Minh Vũ 75 Cỡ tệp Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh - Huỳnh Minh Vũ 480 KB Lượt tải Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh - Huỳnh Minh Vũ 6 Lượt đọc Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh - Huỳnh Minh Vũ 16
Đánh giá Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh - Huỳnh Minh Vũ
5 ( 12 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 75 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

GIÁO TRÌNH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Giảng viên: Huỳnh Minh Vũ CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ TRONG DOANH NGHIỆP I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ: 1. Khái niệm: Phân tích hoạt động kinh tế là phân chia các sự vật - hiện tượng, các quá trình, các kết quả kinh doanh thành nhiều bộ phận cấu thành; sử dụng các phương pháp liên hệ, so sánh, đối chiếu, tổng hợp nhằm rút ra kết luận tìm tính quy luật, xu hướng vận động phát triển của hiện tượng nghiên cứu. 2. Đối tượng: Đối tượng của phân tích hoạt động kinh tế là quá trình và các kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh trong kỳ được thể hiện qua các báo cáo thực hiện trong từng giai đoạn: tháng, quý, năm ... 3. Nội dung: - Phân tích các chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh. - Nghiên cứu, tìm hiểu mối quan hệ tương quan của các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của một chỉ tiêu kinh tế và mức độ giá trị của sự biến động đó. 4. Nhiệm vụ: - Kiểm tra và đánh giá một cách toàn diện và thường xuyên kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng. - Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. - Khai thác mọi khả năng tiềm tàng, phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm, nâng cao hiệu quả kinh doanh. - Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã định. - Đánh giá tình hình thực hiện các chế độ, chính sách và luật pháp của nhà nước. II. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH: 1. Phương pháp so sánh: Có ba nguyên tắc: 1 GIÁO TRÌNH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Giảng viên: Huỳnh Minh Vũ a) Nguyên tắc 1: Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh: Tiêu chuẩn để lựa chọn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được chọn làm căn cứ để so sánh, được gọi là các gốc so sánh. Các gốc so sánh có thể là: - Tài liệu các năm trước. - Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự toán, định mức). - Các chỉ tiêu trung bình của ngành, khu vực kinh doanh, … nhằm đánh giá vị trí của doanh nghiệp. b) Nguyên tắc 2: Điều kiện so sánh được: Các chỉ tiêu được sử dụng phải đồng nhất. - Về mặt thời gian: Cần thống nhất trên cả ba mặt: + Phải cùng phản ánh nội dung kinh tế. + Phải cùng một phương pháp tính toán. + Phải cùng một đơn vị đo lường. - Về mặt không gian: Các chỉ tiêu phải được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự nhau. Ví dụ: Có lợi nhuận trước thuế của hai doanh nghiệp A và B năm 2009 như sau: A là 100 triệu đồng; B là 50 triệu đồng. Doanh nghiệp nào hoạt động hiệu quả hơn? 1) Doanh nghiệp A? 2) Doanh nghiệp B? 3) Ý kiến khác? c) Nguyên tắc 3: Kỹ thuật so sánh:  So sánh số tuyệt đối: Hiệu số giữa kỳ phân tích và kỳ so sánh (kỳ gốc, kỳ kế hoạch), kết quả so sánh biểu hiện khối lượng quy mô tăng (giảm) của các hiện tượng kinh tế. Ví dụ: Doanh thu của doanh nghiệp kỳ kế hoạch là 100 trđ, thực tế 130 trđ. Số tuyệt đối: 130 tr – 100 tr = 30 tr Doanh nghiệp đã hoàn thành vượt mức kế hoạch 30 trđ.  So sánh số tương đối: Biểu hiện mức độ kết cấu, mối quan hệ tỷ lệ, tốc độ phát triển, hiệu suất. - Số tương đối hoàn thành kế hoạch theo tỷ lệ: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, nó phản ánh tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu kinh tế. 2 GIÁO TRÌNH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Giảng viên: Huỳnh Minh Vũ Công thức: Số tương đối hoàn thành kế hoạch = Chỉ tiêu kỳ phân tích x Chỉ tiêu kỳ gốc 100% Ví dụ: Doanh thu của doanh nghiệp kỳ kế hoạch là 100 trđ, thực tế 130 trđ. 130 Số tương đối hoàn thành kế hoạch (%) = x 100% = 130% 100 Vậy doanh nghiệp đã đạt 130% kế hoạch doanh thu, hoàn thành vượt mức 30% kế hoạch đề ra. - Số tương đối hoàn thành kế hoạch theo hệ số điều chỉnh: Công thức: Mức biến động = Chỉ tiêu kỳ - Chỉ tiêu phân tích kỳ gốc tương đối x Hệ số điều chỉnh Ví dụ: Tổng quỹ lương và doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp X năm 2008. (ĐVT: tỷ đồng) Chỉ tiêu 1 Doanh thu tiêu thụ Tổng quĩ lương Kế hoạch 2 50 1,8 Thực hiện 3 60 1,98 Biến động Mức Tỉ lệ (%) 4=3-2 5 = 4/2 * 100 + 10 + 20 + 0,18 + 10 Hãy cho biết doanh nghiệp trả lương cho người lao động hợp lý hay chưa? Biết rằng: Mức biến động tổng quỹ lương = Quỹ lương TH – Quỹ lương KH x % HTKH tiêu thụ  So sánh số bình quân: Phản ánh đặc trưng chung về mặt số lượng của một đơn vị, bộ phận hay tổng thể có cùng một tính chất. Hai phương pháp thường được sử dụng nhiều nhất là bình quân giản đơn và bình quân gia quyền. 2. Phương pháp thay thế liên hoàn: Phương pháp thay thế liên hoàn dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu cần phân tích. 3 GIÁO TRÌNH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Giảng viên: Huỳnh Minh Vũ Đây là phương pháp loại trừ (muốn phân tích ảnh hưởng của nhân tố này thì phải loại trừ ảnh hưởng của nhân tố kia). Để thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn: - Phải có phương trình kinh tế (các nhân tố có mối quan hệ tích số với nhau). - Khi phân tích chỉ tiêu chất lượng thì cố định chỉ tiêu số lượng ở kỳ phân tích. - Khi phân tích chỉ tiêu số lượng thì cố định chỉ tiêu chất lượng ở kỳ gốc. Giả định: - Q1 , Q0 : chỉ tiêu phân tích của kỳ phân tích, kỳ gốc. - a, b, c, d: bốn nhân tố tác động có quan hệ với nhau. Các bước thực hiện: Bước 1: Thiết lập mối quan hệ: Q1 = a1 x b1 x c1 x d1 và Q0 = a0 x b0 x c0 x d 0 Bước 2: Tính mức chênh lệch: ∆ Q = Q1 - Q0 Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố: Nhân tố a: ∆ Qa = a1 x b0 x c0 x d 0 - a0 x b0 x c0 x d 0 Nhân tố b: ∆ Qb = a1 x b1 x c0 x d 0 - a1 x b0 x c0 x d 0 Nhân tố c: ∆ Qc = a1 x b1 x c1 x d 0 - a1 x b1 x c0 x d 0 Nhân tố d: ∆ Qd = a1 x b1 x c1 x d1 - a1 x b1 x c1 x d 0 Tổng cộng các nhân tố: ∆ Q = a1 x b1 x c1 x d1 - a0 x b0 x c0 x d 0 = ∆ Qa + ∆ Qb + ∆ Qc +∆ Qd  Ưu và nhược điểm của phương pháp: - Ưu điểm: Đơn giản, dễ tính toán. - Nhược điểm: Khi xác định đến nhân tố nào đó, ta phải giả định nhân tố cần phân tích thay đổi còn các nhân tố khác không thay đổi nhưng trong thực tế thì các nhân tố luôn có biến động đồng thời. Ví dụ: Có tài liệu về tình hình sản xuất tại công ty Nam Hải như sau: Chỉ tiêu Sản lượng SP (SP) Mức tiêu hao vật liệu (kg) Đơn giá vật liệu (1.000đ) Kế hoạch 1.000 10 4 Thực hiện Chênh lệch TH/KH 1.200 + 200 9 -1 5 +1 4 GIÁO TRÌNH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Giảng viên: Huỳnh Minh Vũ Yêu cầu: dùng phương pháp thay thế liên hoàn phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến tổng chi phí sản xuất? Gọi Q1 , Q0 : là tổng chi phí sản xuất ở kỳ thực hiện và kỳ kế hoạch. a1 , a0 : lần lượt là sản lượng sản phẩm ở kỳ thực hiện và kỳ kế hoạch. b1 , b0 : lần lượt là mức tiêu hao nguyên vật liệu ở kỳ thực hiện và kỳ kế c1 , c0 : lần lượt là đơn giá vật liệu ở kỳ thực hiện và kỳ kế hoạch. hoạch. Q1 = a1 x b1 x c1 = 1.200 x 9 x 5 = 54.000 Q0 = a0 x b0 x c0 ∆Q = 1.000 x10 x 4 = Q1 - Q0 = 40.000 = 54.000 - 40.000 = + 14.000 ∆ Qa = a1 x b0 x c0 - a0 x b0 x c0 = 1.200 x 10 x 4 - 1.000 x 10 x 4 = 48.000 – 40.000 = + 8.000 ∆ Qb = a1 x b1 x c0 - a1 x b0 x c0 = 1.200 x 9 x 4 - 1.200 x 10 x 4 = 43.200 – 48.000 = - 4.800 ∆ Qc = a1 x b1 x c1 - a1 x b1 x c0 = 1.200 x 9 x 5 - 1.200 x 9 x 4 = 54.000 – 43.200 = + 10.800 ∆ Q = a1 x b1 x c1 - a0 x b0 x c0 = ∆ Qa + ∆ Qb + ∆ Qc = 8.000 + (-4.800) + 10.800 = + 14.000 Như vậy, tổng chi phí sản xuất tăng 14.000 ngđ chủ yếu là do doanh nghiệp đã tăng số lượng sản phẩm sản xuất lên 200 sản phẩm làm cho tổng chi phí vật liệu tăng 8.000 ngđ, bên cạnh đó đơn giá nguyên vật liệu cũng tăng 1ngđ/kg làm cho tổng chi phí vật liệu tăng 10.800 ngđ. Tuy nhiên do cố gắng tiết kiệm vật liệu trong sản xuất nên mức tiêu hao nguyên vật liệu đã giảm góp phần làm giảm 4.800 ngđ tổng chi phí vật liệu. 3. Phương pháp số chênh lệch: Đây là dạng đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn. Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố: Nhân tố a: ∆ Qa = ( a1 - a0 ) x b0 x c0 x d 0 5 GIÁO TRÌNH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Giảng viên: Huỳnh Minh Vũ Nhân tố b: ∆ Qb = a1 x ( b1 - b0 ) x c0 x d 0 Nhân tố c: ∆ Qc = a1 x b1 x ( c1 - c0 ) x d 0 Nhân tố d: ∆ Qd = a1 x b1 x c1 x ( d1 - d 0 ) Tổng cộng các nhân tố: ∆ Q = ∆ Qa + ∆ Qb + ∆ Qc +∆ Qd Ví dụ: Lấy lại số liệu trên. Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố: - Do sản lượng sản phẩm thay đổi: ∆ Qa = ( a1 - a0 ) x b0 x c0 = (1.200 -1000) x 10 x4 = + 8.000 - Do mức tiêu hao nguyên vật liệu thay đổi: ∆ Qb = a1 x ( b1 - b0 ) x c0 = 1.200 x (9 -10) x 4 = - 4.800 - Do đơn giá nguyên vật liệu thay đổi: ∆ Qc = a1 x b1 x ( c1 - c0 ) = 1.200 x 9 x (5 – 4) = + 10.800 4. Phương pháp cân đối: - Tất cả các nhân tố trong hoạt động sản xuất kinh doanh đều có mối quan hệ với nhau (quan hệ tích số hoặc quan hệ tổng số). Để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố có quan hệ “tổng số” người ta dùng phương pháp cân đối theo các phương trình kinh tế. Phương trình quan hệ tổng số: a = b + c –d Tức là: a0 = b0 + c0 –d0 a1 = b1 + c1 –d1  ∆a = a1 –a0 Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố: Nhân tố b: ∆b = b1 –b0 Nhân tố c: ∆c = c1 –c0 Nhân tố d: ∆d = d1 –d0 Tổng cộng các nhân tố: ∆a = a1 –a0 =∆b + ∆c - ∆d Ví dụ: ĐVT: 1.000đ Yếu tố Doanh thu thuần Giá vốn hàng bán Chi phí bán hàng Chi phí QLDN Lợi nhuận Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 250.000 300.000 + 50.000 125.000 180.000 + 55.000 40.000 25.000 - 15.000 35.000 35.000 0 50.000 60.000 + 10.000 6 GIÁO TRÌNH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Giảng viên: Huỳnh Minh Vũ Ta có phương trình: LN = DT – GVHB – CPBH – CPQLDN LN = DT - GVHB - CPBH - CPQLDN 10.000 = 50.000 – 55.000 – (- 15.000) - 0 Nhận xét: Lợi nhuận tăng 10.000 ngđ là do doanh thu tăng 50.000 ngđ, giá vốn hàng bán tăng 55.000 ngđ, chi phí bán hàng giảm 15.000 ngđ và chi phí quản lý doanh nghiệp không đổi. Doanh nghiệp đã có mặt tích cực đó là chi phí bán hàng giảm nhiều trong năm 2008, mặc dù số lượng bán hàng tăng lên nhưng chi phí bán hàng không những không tăng mà giảm. Ta còn nhận thấy tốc độ tăng của doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán => doanh nghiệp cần xem lại chi phí sản xuất. CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT I. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VỀ KHỐI LƯỢNG SẢN PHẨM: 7 GIÁO TRÌNH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Giảng viên: Huỳnh Minh Vũ 1. Phân tích qui mô sản xuất: * Chỉ tiêu phân tích: Chỉ tiêu giá trị sản xuất. Giá trị sản xuất bao gồm toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ mà doanh nghiệp làm ra trong kì phân tích. Giá trị sản xuất được tính cả kết quả sản xuất vật chất và sản xuất dịch vụ hoàn thành và chưa hoàn thành, nếu những hoạt động này cũng được thực hiện trong kì phân tích của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này bao gồm các yếu tố: - Doanh thu bán hàng từ tiêu thụ sản phẩm chính và phụ. - Doanh thu sản phẩm phụ chưa tách khỏi sản phẩm chính: sơn, xi, mạ, … - Doanh thu sản phẩm phụ, bán thứ phẩm, phế phẩm, phế liệu thu hồi dưới dạng nguyên vật liệu. - Doanh thu cho thuê tài sản, đất đai, máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp. - Chênh lệch giữa cuối kì và đầu kì của giá trị sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm hàng hoá gửi đi bán. * Phương pháp phân tích: Phương pháp so sánh. - So sánh giữa giá trị sản xuất thực tế với kế hoạch để đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch của những chỉ tiêu đó. - So sánh từng yếu tố của chỉ tiêu giá trị sản xuất giữa thực tế so với kế hoạch để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của từng yếu tố. - So sánh giữa chỉ tiêu thực hiện của năm nay với các năm trước để xem xét sự biến động về qui mô sản xuất và sự thích ứng với thị trường của doanh nghiệp. 2. Phân tích kết quả sản xuất và sự thích ứng với thị trường: * Chỉ tiêu phân tích: Doanh thu Hệ số tiêu thụ sản phẩm = tiêu thụ sản phẩm Giá trị sản phẩm sản xuất 0 ≤ Hệ số tiêu thụ sản phẩm ≤ 1 8 GIÁO TRÌNH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Giảng viên: Huỳnh Minh Vũ - Hệ số tiêu thụ càng gần 1 (với điều kiện giá trị sản xuất thực hiện ≥ giá trị sản xuất kế hoạch) => Sản phẩm sản xuất thích ứng với thị trường, có nghĩa là sản phẩm sản xuất phù hợp với nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng. - Hệ số tiêu thụ càng bé hơn 1 => Sản phẩm sản xuất chưa thích ứng với thị trường, có nghĩa là sản phẩm sản xuất không phù hợp với nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng. => Doanh nghiệp cần tìm ra nguyên nhân để có biện pháp khắc phục. * Phương pháp phân tích: Phương pháp so sánh. So sánh hệ số tiêu thụ thực tế với kế hoạch hoặc năm trước để đánh giá chung tình hình thích ứng với thị trường của sản phẩm sản xuất. II. PHÂN TÍCH CÁC MỐI QUAN HỆ CHỦ YẾU TRONG SẢN XUẤT: 1. Phân tích kết quả sản xuất theo mặt hàng: Trong nền kinh tế thị trường vẫn tồn tại những doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng ổn định, theo đơn đặt hàng dài hạn của khách hàng hoặc các sản phẩm có tính chiến lược quốc gia được nhà nước trực tiếp đầu tư và giao nhiệm vụ kế hoạch. Chủng loại hàng sản xuất và số lượng từng loại phải được thực hiện như những chỉ tiêu pháp lệnh. Với loại sản phẩm này quá trình phân tích phải căn cứ vào các chỉ tiêu kế hoạch để đánh giá nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp. Nguyên tắc: Không lấy số lượng loại sản phẩm hoàn thành vượt mức kế hoạch bù cho số lượng loại sản phẩm không hoàn thành kế hoạch sản xuất. Giá trị các mặt hàng thực tế % hoàn thành kế hoạch sản xuất theo mặt hàng = trong giới hạn KH Giá trị các mặt hàng theo KH × 100% ∑ Sản lượng thực tế trong giới hạn = KH từng mặt hàng ∑ Sản lượng KH từng mặt hàng x x Đơn giá KH từng mặt hàng x 100% Đơn giá KH từng mặt hàng 9 GIÁO TRÌNH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Giảng viên: Huỳnh Minh Vũ Hay: ∑Q1i.pki S = ∑Qki.pki Trong đó: -S x 100% : Tỉ lệ hoàn thành kế hoạch sản xuất mặt hàng. - Q1i (i = 1, 2, ...n) : sản lượng thực tế trong giới hạn kế hoạch từng mặt hàng. - Qki (i = 1, 2, ...n) : sản lượng kế hoạch từng mặt hàng. - pki (i = 1, 2, ...n) : đơn giá kế hoạch từng mặt hàng. Ví dụ: Sử dụng tài liệu tại một doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng dài hạn như sau: Mặt hàng sản xuất Đơn giá kế hoạch Sản lượng Kế hoạch Thực tế (1.000đ) A 10.000 11.000 500 B 15.000 14.000 1.000 C 20.000 21.000 800 Ta tính tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản xuất theo mặt hàng: (10.000 x 500) + (14.000 x 1.000) + (20.000 x 800) S= (10.000 x 500) + (15.000 x 1.000) + (20.000 x 800) x 100% = 97,22% Như vậy doanh nghiệp đã không hoàn thành kế hoạch mặt hàng, cụ thể tỷ lệ hoàn thành kế hoạch mặt hàng chỉ đạt 97,22%, nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình này là do sản phẩm B không hoàn thành kế hoạch sản xuất. 2. Phân tích ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng thay đổi đến giá trị sản lượng: * Chỉ tiêu phân tích: Giá trị sản lượng (GT) Giá trị sản lượng Tổng số giờ = công định mức (giờ công) (T) sản phẩm được tạo x ra từ 1 giờ công định mức (đ/giờ công) (G) 10
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.