Giáo trình Nuôi ong trong thùng hiện đại - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

pdf
Số trang Giáo trình Nuôi ong trong thùng hiện đại - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 80 Cỡ tệp Giáo trình Nuôi ong trong thùng hiện đại - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 4 MB Lượt tải Giáo trình Nuôi ong trong thùng hiện đại - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 4 Lượt đọc Giáo trình Nuôi ong trong thùng hiện đại - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 14
Đánh giá Giáo trình Nuôi ong trong thùng hiện đại - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
4.2 ( 15 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 80 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI ONG TRONG THÙNG HIỆN ĐẠI MÃ SỐ: 03 NGHỀ: NUÔI ONG MẬT Trình độ: Sơ cấp nghề Hà nội: 2012 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 03 2 LỜI GIỚI THIỆU Phát triển chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2009 – 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, là nhu cầu cấp thiết của các cơ sở đào tạo nghề. Đối tượng người học là lao động nông thôn, đa dạng về tuổi tác, trình độ văn hoá và kinh nghiệm sản xuất. Vì vậy, chương trình dạy nghề cần kết hợp một cách khoa học giữa việc cung cấp những kiến thức lý thuyết với kỹ năng, thái độ nghề nghiệp. Trong đó, chú trọng phương pháp đào tạo nhằm xây dựng năng lực và các kỹ năng thực hiện công việc của nghề theo phương châm đào tạo dựa trên năng lực thực hiện. Sau khi tiến hành hội thảo DACUM dưới sự hướng dẫn của các tư vấn trong và ngoài nước cùng với sự tham gia của các chủ trang trại, công ty và các nhà nuôi ong, chúng tôi đã xây dựng sơ đồ DACUM, thực hiện bước phân tích nghề và soạn thảo chương trình đào tạo nghề nuôi ong mật cấp độ công nhân lành nghề. Chương trình được kết cấu thành 6 mô đun và sắp xếp theo trật tự lô gíc nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng từ cơ bản đến chuyên sâu về nuôi ong mật. Chương trình đào tạo nghề “Nuôi ong mật” cùng với bộ giáo trình được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế nuôi ong mật tại các địa phương trong cả nước, do đó có thể coi là cẩm nang cho người đã, đang và sẽ nuôi ong mật. Bộ giáo trình gồm 6 quyển: 1) Giáo trình mô đun Tìm hiểu đặc điểm sinh học của ong mật 2) Giáo trình mô đun Chuẩn bị giống, dụng cụ nuôi ong 3) Giáo trình mô đun Nuôi ong trong thùng hiện đại 4) Giáo trình mô đun Nhân đàn ong 5) Giáo trình mô đun Phòng trừ dịch hại ong 6) Giáo trình mô đun Thu hoạch, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Sự hợp tác, giúp đỡ của trung tâm nghiên cứu và phát triển ong . Đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Viện, Trường, cơ sở nuôi ong, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Bộ. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này. 3 Giáo trình “Nuôi ong trong thùng hiện đại”giới thiệu cho học viên: Biết được Các kỹ thuật quản lý, nuôi dưỡng, chăm sóc đàn ong. Xử lý, phòng chống các hiện tượng thường gặp như ong chia đàn, ong bốc bay, ong ăn cướp mật Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. Phạm Thanh Hải: Chủ biên Đào Hương Lan Bùi Thị Điểm Phùng Hữu Chính Trần Ngọc Trường Nguyễn Linh Phùng Trung Hiếu 4 MỤC LỤC BÀI 1: CÁC KỸ THUẬT QUẢN LÝ, ............................................................... 1 1. Chọn chỗ đặt đàn ong và bố trí đàn ong...................................................... 1 1.1. Chọn chỗ đặt ong .................................................................................. 1 2. Bố trí đàn ong .............................................................................................. 3 2. Kiểm tra đàn ong ......................................................................................... 5 2.1. Mục đích kiểm tra................................................................................. 5 2.2. Phương pháp kiểm tra .......................................................................... 5 3. Cho ong ăn thêm........................................................................................ 12 3.1. Sự cần thiết phải cho ong ăn thêm ..................................................... 12 3.2. Phương pháp cho ăn thêm đường ....................................................... 12 3.3. Cho ong thêm chất thay thế phấn hoa ................................................ 15 4. Cho ong xây bánh tổ mới .......................................................................... 15 4.1. Tại sao phải cho ong xây bánh tổ mới ............................................... 15 4.2.Phương pháp cho xây tầng .................................................................. 16 5. Di chuyển đàn ong ..................................................................................... 21 5.1. Di chuyển đàn ong trong vườn ........................................................... 21 5.2. Di chuyển đàn ong theo nguồn hoa .................................................... 25 BÀI 2: CÁC HIỆN TƯỢNG THƯỜNG GẶP .................................................. 30 1. Ong bốc bay – Biện pháp phòng chống .................................................... 30 1.1. Tác hại ................................................................................................ 30 1.2. Nguyên nhân....................................................................................... 30 1.3. Nhận biết ............................................................................................ 32 1.4. Phòng chống: ...................................................................................... 34 2. Ong chia đàn tự nhiên - Biện pháp phòng chống ..................................... 36 2.1. Tác hại ................................................................................................ 36 2.2. Nguyên nhân và điều kiện chia đàn ................................................... 36 2.3. Nhận biết ong chia đàn tự nhiên......................................................... 38 2.4. Phòng chống ....................................................................................... 40 3. Ong cướp mật – biện pháp phòng chống .................................................. 41 3.1. Tác hại ................................................................................................ 41 3.2. Nguyên nhân....................................................................................... 41 3.3. Nhận biết ............................................................................................ 43 3.4. Phòng chống ong ăn cướp .................................................................. 43 3.5. Xử lý ong cướp mật ............................................................................ 44 4. Ong thợ đẻ trứng – Biện pháp phòng chống ............................................. 44 4.1. Tác hại ................................................................................................ 44 4.2 . Nguyên nhân...................................................................................... 44 4.3. Nhận biết ............................................................................................ 44 4.4. Phòng ong thợ đẻ trứng ...................................................................... 45 4.5. Xử lý. .................................................................................................. 45 BÀI 3: CÁC CÂY NGUỒN MẬT, PHẤN NUÔI ONG .................................. 46 1. Vai trò của cây nguồn mật, phấn đối với nghề nuôi ong .......................... 46 2. Cây nguồn mật, phấn ................................................................................. 46 5 3. Một số cây nguồn mật chính ở Việt nam................................................... 48 BÀI 4: QUẢN LÝ ĐÀN ONG THEO MÙA VỤ ............................................. 55 1. Quản lý đàn ong theo mùa vụ ở các tỉnh phía Bắc .................................... 55 1.1. Quản lý đàn ong vụ Xuân – Hè .......................................................... 55 1.2. Quản lý đàn ong vụ Hè – Thu ............................................................ 56 1.3. Quản lý đàn ong vụ Thu – Đông ........................................................ 56 1.4. Quản lý đàn ong vụ Đông – Xuân ...................................................... 57 2. Công tác quản lý đàn ong theo mùa vụ ở các tỉnh phía nam ..................... 58 2.1. Mùa dưỡng ong................................................................................... 58 2.2. Mùa nhân đàn. .................................................................................... 58 2.3. Quản lý ong trong vụ mật ................................................................... 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 71 1 MÔ ĐUN: NUÔI ONG TRONG THÙNG HIỆN ĐẠI Mã mô đun: MĐ 03 Giới thiệu mô đun: - Mô đun Nuôi ong trong thùng hiện đại cung cấp cho học sinh: Các kỹ thuật quản lý, nuôi dưỡng, chăm sóc đàn ong. Xử lý, phòng chống các hiện tượng thường gặp như ong chia đàn, ong bốc bay, ong ăn cướp mật BÀI 1: CÁC KỸ THUẬT QUẢN LÝ, NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC ĐÀN ONG Mã bài: MĐ03 – 01 Mục tiêu: - Trình bày được nội dung các công việc quản lý đàn ong như: Lựa chọn vị trí, cách tiếp cận đàn ong, kiểm tra đàn, cho ong ăn thêm và xây bánh tổ mới; - Lựa chọn được vị trí đặt đàn ong; - Thực hiện được cách tiếp cận đàn ong, kiểm tra đàn ong và cho đàn ong xây bánh tổ mới; - Rèn luyện được tính cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác, an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong việc quản lý đàn ong; A. Nội dung 1. Chọn chỗ đặt đàn ong và bố trí đàn ong 1.1. Chọn chỗ đặt ong - Đặt đàn ong gần cây nguồn mật khoảng từ 300 – 700 m càng tốt không nên đặt xa quá 1.200 m - Tầm bay đi lấy phấn có hiệu quả của: ong ngoại 2.000 m, còn của ong nội là dưới 1.000 m Hình: 1.1. Cây nguồn mật 2 - Đặt cách xa các trại ong khác khoảng 2 km, - Một trại nuôi ong nên đặt khoảng 50 – 60 đàn là tốt nhất, tuy nhiên để tiện bảo vệ, quản lý chăm sóc đàn ong có thể đặt 100 – 200 đàn. Lưu ý: Khi đặt càng nhiều đàn tại một chỗ thì năng suất mật giảm đi và việc chi phí thức ăn sẽ lớn lên Hình: 1.2.Trại nuôi ong nội - Chỗ đặt ong bằng phẳng, khô ráo tiện đường giao thông - Gần nguồn nước sạch để ong lấy nước, nhưng tránh đặt sát ao hồ lớn - Đặt nơi về mùa hè có bóng râm che mát, mùa đông không bị gió lạnh thổi - Không bị ngập lụt vào mùa mưa. Hình: 1.3. Chỗ đặt ong nơi bằng phẳng, khô ráo - Không đặt thùng ong gần chuồng gia súc, nhà vệ sinh - Không đặt thùng ong gần nơi có khói bếp, kho thuốc trừ sâu Hình: 1.4. Thùng ong đặt ở nơi gần hố nước thải
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.