Giáo trình Marketing căn bản: Phần 2 - CĐN Nam Định

pdf
Số trang Giáo trình Marketing căn bản: Phần 2 - CĐN Nam Định 51 Cỡ tệp Giáo trình Marketing căn bản: Phần 2 - CĐN Nam Định 1 MB Lượt tải Giáo trình Marketing căn bản: Phần 2 - CĐN Nam Định 0 Lượt đọc Giáo trình Marketing căn bản: Phần 2 - CĐN Nam Định 41
Đánh giá Giáo trình Marketing căn bản: Phần 2 - CĐN Nam Định
4.1 ( 4 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 51 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Giáo trình Marketing căn bản Chương 3 CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM 1. Sản phẩm theo quan điểm marketing 1.1. Khái niệm sản phẩm Khi nói về sản phẩm người ta thường quy nó về một hình thức tồn tại vật chất cụ thể, do đó nó chỉ bào hàm những thành phần hoặc yếu tố có thể quan sát được. Đối với các chuyên gia marketing, họ hiểu sản phẩm ở một phạm vi rộng lớn hơn nhiêu. Sản phẩm là tất cả những cái, những yếu tố có thể thoả mãn nhu cầu hay ước muốn được đưa ra chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng. Theo quan điểm này, sản phẩm hàng hoá bao hàm cả những vật thể hữu hình và vô hình (các dịch vụ), bao hàm cả những yếu tố vật chất và phi vật chất. Ngay cả trong những sản phẩm hữu hình thì cũng bao hàm cả các yếu tố vô hình. Trong thực tế, người ta thường xác định sản phẩm thong qua đơn vị sản phẩm. 1.2. Các yếu tố hợp thành sản phẩm Đơn vị sản phẩm là một chỉnh thể hoàn chỉnh chứa đựng những yếu tố, đặc tính và thong tin khác nhau về sản phẩm. Những yếu tố, đặc tính và thông tin đó có thể có những chức năng marketing khác nhau. Khi tạo ra một mặt hàng người ta thường xếp các yếu tố đặc tính và thông tin đó theo ba cấp độ có những chức năng marketing khác nhau ( Sơ đồ 3.1) Cấp độ cơ bản nhất là sản phẩm theo ý tưởng (lợi ích cốt lõi) Sản phẩm theo ý tưởng có chức năng cơ bản là trả lời câu hỏi: về thực chất, sản phẩm này thoả mãn những điểm lợi ích cốt yếu nhất mà khách hàng sẽ theo đuổi là gì? Và chính đó là những giá trị mà nhà kinh doanh sẽ bán cho khách hàng. Những lợi ích cơ bản tiềm ẩn đó có thể thay đổi tuỳ những yếu tố hoàn cảnh của môi trường và mục tiêu cá nhân của các khách hàng, nhóm khách hàng trong bối cảnh nhất định. Cấp độ thứ hai là sản phẩm hiện thực (sản phẩm cụ thể) Đó là những yếu tố phản ánh sự có mặt trên thực tế của hàng hoá. Những yếu tố đó bao gồm: các chỉ tiêu phản ánh chất lượng, các đặc tính, bố cục bề Tổ bộ môn Kế toán DN - 81 - Trường Cao đẳng nghề Nam Định Giáo trình Marketing căn bản ngoài, đặc thù, tên nhãn hiệu cụ thể và đặc trưng của bao gói. Trong thực tế, khi tìm mua những lợi ích cơ bản, khách hàng dựa vào những yếu tố này nhà sản xuất khẳng định sự hiện diện của mình trên thị trường, để người mua tìm đến doanh nghiệp; họ phân biệt hàng hoá của hang nãy so với hãng khác. Sơ đồ 3.1: Ba cấp độ cấu thành sản phẩm Phong cách Giao hàng Đặc điểm Tư vấn Kiểu dáng Lắp đặt Lợi ích cốt lõi Bao bì Thương hiệu Sửa chữa Thanh toán Chất lượng Bảo hành Cấp độ thứ hai là sản phẩm hiện thực (sản phẩm cụ thể) Đó là những yếu tố phản ánh sự có mặt trên thực tế của hàng hoá. Những yếu tố đó bao gồm: các chỉ tiêu phản ánh chất lượng, các đặc tính, bố cục bề ngoài, đặc thù, tên nhãn hiệu cụ thể và đặc trưng của bao gói. Trong thực tế, khi tìm mua những lợi ích cơ bản, khách hàng dựa vào những yếu tố này nhà sản xuất khẳng định sự hiện diện của mình trên thị trường, để người mua tìm đến doanh nghiệp; họ phân biệt hàng hoá của hang nãy so với hãng khác. Cấp độ thứ ba sản phẩm bổ sung Đó là những yếu tố như: tính tiện lợi cho việc lắp đặt, những dịch vụ bổ sung sau khi bán, những điều kiện bảo hành và điều kiện hình thức tín dụng… Chính nhờ những yếu tố này đã tạo ra sự đánh giá mức độ hoàn chỉnh khác nhau, trong sự nhận thức của người tiêu dung, về mặt hàng hay nhãn hiệu cụ thể. Tóm lại: Khi triển khai sản phẩm, các nhà marketing trước hết phải xác định những nhu cầu cốt lõi của khách hàng mà sản phẩm sẽ thỏa mãn. Sau đó phải thiết kế được những sản phẩm cụ thể và tìm cách gia tăng chúng để tạo ra một tổ hợp những lợi ích thỏa mãn nhu cầu, ước muốn của khách hàng một cách tốt nhất. Tổ bộ môn Kế toán DN - 82 - Trường Cao đẳng nghề Nam Định Giáo trình Marketing căn bản 2. Các quyết định về nhãn hiệu sản phẩm 2.1. Nhãn hiệu và các yếu tố hợp thành nhãn hiệu sản phẩm Quyết định về nhãn hiệu cho những sản phẩm cụ thể là một trong những quyết định quan trọng khi soạn thảo chiến lược marketing cho chúng. Quyết định đó có liên quan trực tiếp tới ý đồ định vị sản phẩm và xây dựng hình ảnh sản phẩm/doanh nghiệp trên thị trường. Vậy nhãn hiệu sản phẩm là gì? Nó được cấu thành bởi những yếu tố nào? Nhãn hiệu là tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng, hình vẽ hay sự phối hợp giữa chúng, được dùng để xác nhận sản phẩm của một người bán hay một nhóm người bán và để phân biệt chúng với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Chức năng của nhãn hiệu thể hiện trên hai phương diện: khẳng định ai là người bán gốc (xuất xứ) sản phẩm và phân biệt sản phẩm đó với các sản phẩm cạnh tranh như thế nào? Nhãn hiệu có các bộ phận cơ bản là: Tên nhãn hiệu (Brand Name): là một bộ phận của nhãn hiệu mà ta có thể đọc được. Dấu hiệu của nhãn hiệu (Brand Mark): Bao gồm biểu tượng, hình vẽ, màu sắc hay kiểu chữ đặc thù…). Đó là một bộ phận của nhãn hiệu mà ta có thể nhận biết được, nhưng không thể đọc được Dấu hiệu hàng hoá (Nhãn hiệu - Trade Mark): là toàn bộ nhãn hiệu hay một bộ phận của nó được đăng ký tại cơ quan quản lý nhãn hiệu và do đó được bảo vệ về mặt pháp lý. Quyền tác giả:là quyền độc chiếm tuyệt đối về sao chụp, xuất bản và bán nội dung và hình thức của một tác tẩm văn học, âm nhạc hay nghệ thuật. Tóm lại Những phân tích trên về nhãn hiệu hàng hoá thực ra chỉ là sự xem xét nhãn hiệu trên phương diện là sản phẩm của thiết kế. Khi sản phẩm được gắn nhãn hiệu và đưa ra chào bán trên thị trường thì mọi khía cạnh đặc trưng và các đặc tính đặc thù gắn liền với sản phẩm và phong cách phục vụ đều được người tiêu dùng liên tưởng đến nhãn hiệu và được họ quy về yếu tố cấu thành nhãn hiệu. Theo marketing, nhãn hiệu nói chung là một sự hứa hẹn của người bán với người mua về sự cung cấp một tập hợp các tính chất, lợi ích và dịch vụ. Tổ bộ môn Kế toán DN - 83 - Trường Cao đẳng nghề Nam Định Giáo trình Marketing căn bản 2.2. Các quyết định liên quan đến nhãn hiệu sản phẩm Khi thực hiện chiến lược sản phẩm của mình các doanh nghiệp phải quyết định hàng loạt vấn đề có liên quan đến nhãn hiệu sản phẩm. Các vấn đề cơ bản nhất họ thường phải quyết định là: 2.2.1. Quyết định có gắn nhãn hiệu cho sản phẩm của mình hay không? Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường trong những năm gần đây vấn đề gắn nhãn hiệu sản phẩm ở nước ta đã được phần lớn các doanh nghiệp lưu ý hơn. Việc gắn nhãn cho sản phẩm có ưu điểm là thể hiện được long tin hơn của người mua đối với nhà sản xuất khi họ dám khẳng định sự hiện diện của mình trên thị trường qua nhãn hiệu, làm căn cứ cho việc lựa chọn của người mua, và đặc biệt ở nước ta hiện nay nó làm cơ sở cho việc quản lý chống làm hàng giả. 2.2.2. Quyết định về người đứng tên nhãn hiệu Có thể có ba hướng giải quyết vấn đề này: - Tung sản phẩm ra thị trường dưới nhãn hiệu của chính nhà sản xuất. - Tung sản phẩm ra thị trường dưới nhãn hiệu của nhà trung gian. - Vừa nhãn hiệu của nhà sản xuất vừa nhãn hiệu của nhà trung gian. Mỗi hướng trên đều có ưu điểm và hạn chế nhất định. 2.2.3. Quyết định về chất lượng nhãn hiệu Nhãn hiệu sản phẩm là để phản ánh sự hiện diện của nó trên thị trường, song vị trí và sự bền vững của nhãn hiệu lại do mức độ chất lượng đi liền với nó quyết định. Chất lượng đó là khả năng đáp ứng nhu cầu của khác hàng mục tiêu mà một sản phẩm cụ thể với nhãn hiệu nhất định có thể mang lại. Chất lượng sản phẩm là chỉ tiêu khái quát. Trong thực tế nó thường được phản ánh qua những tham số và đặc tính khác nhau tuỳ thuộc vào từng loại hàng và nhất thiết phải do quan niệm người tiêu dung quyết định. 2.2.4. Quyết định nhãn hiệu riêng hay tên công ty Khi quyết định đưa một sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm ra thị trường, gắn nhãn hiệu cho chúng người sản xuất còn gặp phải vấn đề nên đặt tên cho nhãn hiệu sản phẩm như thế nào? Nếu một doanh nghiệp chỉ sản xuất duy nhất một chủng laọi sản phẩm đồng nhất thì vấn đề có thể đơn giản, nhưng khi doanh nghiệp sản xuất cùng một Tổ bộ môn Kế toán DN - 84 - Trường Cao đẳng nghề Nam Định Giáo trình Marketing căn bản chủng loại sản phẩm không đồng nhất hoặc nhiều mặt hàng mà trong đó lại bao gồm nhiều chủng loại không đồng nhất. Trong tình huống trên có thể có bốn cách đặt tên cho nhãn hiệu: - Tên nhãn hiệu riêng biệt được sử dụng cho cùng mặt hàng, nhưng có đặc tính khác nhau ít nhiều. - Tên nhãn hiệu đồng nhất cho tất cả các sản phẩm được sản xuất bởi công ty. - Tên thương mại của công ty kết hợp với tên nhãn hiệu riêng biệt của sản phẩm. - Tên nhãn hiệu tập thể cho từng dòng sản phẩm (từng chủng loại hàng) do công ty sản xuất. Việc đặt tên cho nhãn hiệu sản phẩm theo mỗi cách thức trên có những ưu điểm nhất định. Nhưng dù lựa chọn cách nào khi đặt tên cho nhãn hiệu sản phẩm cũng phải đảm bảo 4 yêu cầu: Nó phải hàm ý về lợi ích của sản phẩm Nó phải hàm ý về chất lượng của sản phẩm Nó phải dễ đọc, dễ nhận biết và dễ nhớ. Nó phải khác biệt hẳn những tên khác. 2.2.5. Quyết định mở rộng nhãn hiệu Mở rộng giới hạn sử dụng tên nhãn hiệu thành công có ưu điểm là tiết kiệm được chi phí để tuyên truyền quảng cáo so với đặt tên nhãn hiệu khác cho sản phẩm mới và sản phẩm cải tiến, đồng thời đảm bảo cho sản phẩm được khách hàng nhận biết nhanh hơn thông qua nhãn hiệu đã quen thuộc. Nhưng nếu như sản phẩm mới không được ưu thích thì có thể làm giảm uy tín của bản than nhãn hiệu đó cho tất cả các sản phẩm. 2.2.6. Quyết định đa hiệu Nhiều nhãn hiệu là quan điểm người bán sử dụng hai hay nhiều nhãn hiệu cho các mặt hàng hoặc các chủng loại sản phẩm. Mỗi loại sản phẩm, mỗi chủng loại có tên nhãn hiệu riêng như vậy gọi là sản phẩm đặc hiệu. Quan điểm này có những ưu điểm là: - Tạo cho người sản xuất khả năng nhận them mặt bằng ở người buôn bán để bày bán sản phẩm Tổ bộ môn Kế toán DN - 85 - Trường Cao đẳng nghề Nam Định Giáo trình Marketing căn bản - Khai thác triệt để trường hoẹp khi người tiêu dung không phải bao giờ cũng trung thành tuyệt đối với một nhãn hiệu đến mức họ không thích mua nhãn hiệu mới. - Về mặt nội bộ công ty, việc tạo ra những hàng đặc hiệu mới sẽ kích thích tính sang tạo và nâng cao hiệu suất công tác của các nhân viên trong đơn vị. - Nhiều nhãn hiệu sẽ cho phép công ty chú ý đến những lợi ích khác nhau của khách hàng và tạo ra những khả năng hấp dẫn riêng của từng sản phẩm. Nhờ vậy mỗi nhãn hiệu có thể thu hút được cho mình một nhóm khách hàng mục tiêu riêng. 2.2.7. Quyết định tái định vị nhãn hiệu Dù nhãn hiệu được định vị tốt thế nào trên thị trường thì sau đó nhà sản xuất cũng phải tái định vị cho nó. Việc tái định vị có thể đòi hỏi phải thay đổi cả sản phẩm lẫn hình ảnh của nó. Tóm lại Việc lựa chọn một nhãn hiệu phải hết sức cẩn thận. Nhãn hiệu phải nói lên được phần nào về lợi ích và chất lượng của sản phẩm. Phải dễ đọc, dễ nhận ra và dễ nhớ. Nhãn hiệu phải độc đáo, phải dịch được dễ dàng sang tiếng nước ngoài và có thể được đăng ký và pháp luật bảo vệ. 3. Quyết định về bao gói và dịch vụ 3.1. Quyết định về bao gói Bao bì có vai trò rất quan trọng. Một số nhà marketing đã coi bao bì là chữ P thứ năm cùng với 4 chữ P trong marketing mix (Package). Tuy nhiên, hầu hết giới marketing đều cho rằng bao bì là một yếu tố trong chiến lược sản phẩm. Bao gói thường có 4 yếu tố cấu thành điển hình: Lớp tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm Bao bì lớp đầu là cái trực tiếp chứa sản phẩm. Ví dụ chai đựng nước hoa là bao bì lớp đầu. Lớp bảo vệ lớp tiếp xúc Bao bì lớp nhì là bao bì bảo vệ bao bì lớp đầu và sẽ bỏ đi khi ta sắp dùng sản phẩm đó. Nó có tác dụng bảo vệ bổ sung, vừa là chỗ để gắn nhãn hiệu. Bao bì vận chuyển Là lớp bao bì cần thiết cho việc lưu kho và vận chuyển. Tổ bộ môn Kế toán DN - 86 - Trường Cao đẳng nghề Nam Định Giáo trình Marketing căn bản Trên bao bì thường in nhãn hiệu và các thông tin mô tả sản phẩm. Bao bì là một công cụ marketing quan trọng: Bao bì thu hút khách hàng, mô tả được ích dụng của sản phẩm, tạo niềm tin và ấn tượng tốt đẹp về sản phẩm. Người tiêu dùng sẵn sàng mua sự tiện lợi, kiểu dáng đẹp, mức đáng tin cậy và uy tín của một bao bì tốt. Bao bì giúp cho khách hàng nhận ngay ra công ty hoặc sản phẩm nào đó. Ai đi mua phim ảnh cũng nhận ra ngay bao bì màu vàng quen thuộc của hãng Kodak, màu xanh của hãng FUJI. Để tạo ra bao gói có hiệu quả cho một sản phẩm nhà quản trị marketing phải thông qua hàng loạt quyết định kế tiếp nhau như sau: - Xây dựng quan niệm về bao gói Bao bì phải tuân thủ những nguyên tắc nào? Nó đóng vai trò như thế nào đối với sản phẩm?... - Quyết định về các khía cạnh: kích thước, hình dáng, vật liệu, màu sắc, chữ nghĩa và dấu hiệu trên bao bì. Những dấu hiệu này phải hài hoà để làm nổi bật giá trị bổ sung của sản phẩm cho khách hàng thấy và hỗ trợ cho việc định vị sản phẩm. Bao bì phải nhất quán đối với việc quảng cáo, định giá, phân phối và các chiến lược marketing khác. - Quyết định về thử nghiệm bao gói Các thử nghiệm về bao gói bao gồm: thử nghiệm về kỹ thuật, thử nghiệm về hình thức mẫu mã, thử nghiệm về kinh doanh, thử nghiệm về khả năng chấp nhận của người tiêu dùng. - Cân nhắc các khía cạnh lợi ích xã hội, lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích của bản thân công ty Một loại bao gói hợp lý phải là sự kết hợp hài hoà của ba lợi ích trên. - Quyết định về các thông tin trên bao gói Tùy theo những điều kiện cụ thể mà nhà sản xuất quyết định đưa thông tin gì lên bao gói và đưa chúng như thế nào. Thông thường những thông tin chủ yếu thể hiện trên bao gói là: Thông tin về sản phẩm, chỉ rõ đó là hàng gì Thông tin về phẩm chất sản phẩm Tổ bộ môn Kế toán DN - 87 - Trường Cao đẳng nghề Nam Định Giáo trình Marketing căn bản Thông tin về ngày, người, nơi sản xuất và các đặc tính của sản phẩm Thông tin về lỹ thuật an toàn khi sử dụng Thông tin về nhãn hiệu thương mại Các thông tin do luật định Các thông tin được đưa có thể bằng cách in trực tiếp lên bao bì hoặc in rời rồi dán lên bao bì. 3.2. Quyết định về dịch vụ Một yếu tố khác cấu thành sản phẩm hoàn chỉnh là dịch vụ khách hàng. Tuỳ vào từng loại hàng mà tầm quan trọng của dịc vụ khách hàng sẽ khác nhau. Các nhà quản trị marketing phải quyết định bốn vấn đề liên quan đến việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng. - Nội dung và các yếu tố dịch vụ mà khách hàng đòi hỏi và khả năng công ty có thể cung cấp là gì? Tầm quan trọng tương đối từng yếu tố dịch vụ đó. - Chất lượng dịch vụ và công ty phải đảm bảo chất lượng dịch vụ đến mức độ nào. Chất lượng dịch vụ là công cụ cạnh tranh có hiệu quả trên thương trường. - Chi phí dịch vụ, tức là khách hàng được cung cấp dịch vụ miễn phí hay phải trả ở mức giá nào? - Hình thức cung cấp dịch vụ: Công ty tự tổ chức cung cấp dịch vụ, hoặc dịch vụ được cung cấp bởi các trung gian phân phối hay bởi các tổ chức độc lập bên ngoài công ty cung cấp. Khi quyết định về dịch vụ, công ty phải căn cứ vào 3 yếu tố chính là nhu cầu của khách hàng, đối thủ cạnh tranh và khả năng của công ty. 4. Sản phẩm mới và chu kỳ sống của sản phẩm 4.1. Sản phẩm mới Khái niệm sản phẩm mới không hề đơn giản bởi trên các góc nhìn khác nhau, sản phẩm mới được nhìn nhận rất khác nhau. Khi doanh nghiệp giới thiệu các mẫu ôtô mới thiết kế, nó có thể được coi là sản phẩm mới hay không? Hoặc doanh nghiepẹ giới thiệu thêm kem chống nhăn vào bộ trang điểm dành cho phái nữ, thì đấy có phải là một sản phẩm mới hay không? Phải chăng, chỉ những sản phẩm mới hoàn toàn mới được coi là một sản phẩm mới? Tổ bộ môn Kế toán DN - 88 - Trường Cao đẳng nghề Nam Định Giáo trình Marketing căn bản Nếu đứng trên góc độ doanh nghiệp để xem xét, sẽ có hai loại sản phẩm mới: sản phẩm mới tương đối và sản phẩm mới tuyệt đối. Sản phẩm mới tương đối: có thể là loại mới đối với doanh nghiệp, lần đầu tiên doanh nghiệp sản xuất và đưa ra thị trường, nhưng không mới đối với đối thủ cạnh tranh và khách hàng. Nhưng sản phẩm mới tương đối cũng có thể là sản phẩm được doanh nghiệp cải tiến từ những sản phẩm hiện có đã được doanh nghiệp cung ứng trên thị trường nhưng ở các khu vực địa lý khác. Nay họ tiến hành cải tiến sao cho phù hợp hơn với khu vực thị trường hiện tại và đưa nó ra chào bán. Những sản phẩm này cho phép doanh nghiệp mở rộng dòng sản phẩm cho những cơ hội kinh doanh mới. Chi phí phát triển loại sản phẩm này thường thấp, nhưng khó định vị sản phẩm trên thị trường vì người tiêu dùng đã có ý niệm và thích sản phẩm của đối thủ cạnh tranh hơn (họ có định vị nhất định cho các sản phẩm khác). Nếu sản phẩm của doanh nghiệp không có gì nổi trội thì khả năng trở thành sản phẩm dẫn đầu rất thấp, doanh số bán không thể cao. Sản phẩm mới tuyệt đối: là sản phẩm mới đối với cả doanh nghiệp và thị trường. Doanh nghiệp giống như “người khởi xướng” trong sản xuất sản phẩm này, là người đầu tiên giới thiệu nó với người tiêu dùng. Đây là một quá trình tương đối phức tạp và khó khăn (cả trong giai đoạn sản xuất và tiêu thụ). Chi phí dành cho nghiên cứu, thiết kế, sản xuất thử và thử nghiệm trên thị trường thường rất cao. Một sản phẩm có được coi là mới hay không phụ thuộc vào cách thị trường mục tiêu nhận thức về nó. Nếu người mua cho rằng một sản phẩm khác đáng kể so với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh về một số tính chất (hình thức bên ngoài hay chất lượng) – nó sẽ được coi là sản phẩm mới. 4.2. Chu kỳ sống của sản phẩm a. Chu kỳ sống của sản phẩm là gì? Khi đem bán sản phẩm của mình trên thị trường công ty nào cũng mong muốn nó được bán chạy và tồn tại lâu dài, khối lượng bán buôn đạt ở mức cao. Nhưng đó chỉ là kỳ vọng. Bởi vì hoàn cảnh môi trường và thị trường luôn biến đổi. Do đó, sự thích ứng của sản phẩm với nhu cầu thị trường cũng biến đổi theo. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới và được phản ánh qua sự biến đổi của khối lượng và doanh số tiêu thụ sản phẩm. Để mô tả hiện tượng này người ta dùng thuật ngữ “chu kỳ sống của sản phẩm” Chu kỳ sống của sản phẩm là thuật ngữ mô tả sự biến đổi của doanh số tiêu thụ kể từ khi sản phẩm được tung ra thị trường cho đến khi nó phải rút lui khỏi Tổ bộ môn Kế toán DN - 89 - Trường Cao đẳng nghề Nam Định Giáo trình Marketing căn bản thị trường. Chu kỳ sống của sản phẩm có thể được xem xét cho từng mặt hàng cụ thể, từng chủng loại sản phẩm, thậm chí cho từng nhãn hiệu. Sự tồn tại chu kỳ sống của sản phẩm là hiển nhiên, hy vọng về sự tồn tại lâu dài với doanh số cao đối với một sản phẩm, chủng loại sản phẩm hoặc nhãn hiệu sản phẩm là chính đáng. Nhưng hy vọng đó chỉ đạt được khi công ty biết được sự diễn biến của chu kỳ sống, đặc điểm của nó, đồng thời có những điều chỉnh chiến lược marketing thích hợp. b. Các giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm và các chiến lược marketing tương ứng Đối với từng sản phẩm, nhóm chủng loại hoặc nhãn hiệu sản phẩm có thể có số lượng và độ dài từng giai đoạn khác nhau. Nhưng dạng khái quát về mặt lý thuyết thì chu kỳ sống của sản phẩm có bốn giai đoạn. Đó là: giai đoạn tung sản phẩm ra thị trường; giai đoạn phát triển; giai đoạn chin muồi; giai đoạn suy thoái. Có thể hình dung các giai đoạn đó qua sơ đồ 3.2 dưới đây: Sơ đồ 3.2. Các giai đoạn của chu kỳ sống của sản phẩm Doanh thu Giới thiệu Tăng trưởng Bão hoà Suy thoái Thời gian  Giai đoạn tung ra thị trường (giai đoạn giới thiệu) Đây là giai đoạn mở đầu của việc đưa sản phẩm ra bán chính thức trên thị trường. Trong giai đoạn này, mức tiêu thụ sản phẩm rất thấp và tốc độ tăng doanh thu chậm bởi số lượng khách hàng biết tới sự có mặt của sản phẩm trên thương trường ít và cũng chỉ một phần trong số đó là những khách hàng tiên phong, chấp nhận mua sắm và dùng thử những sản phẩm mới. Khi đó, chi phí trên từng đơn vị sản phẩm rất cao, lợi nhuận thường là âm hoặc rất thấp. Bởi vậy nó đòi hỏi phải có thời gian và sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Mặc dù vậy, mức tiêu thụ Tổ bộ môn Kế toán DN - 90 - Trường Cao đẳng nghề Nam Định
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.