Giáo trình Giáo dục thể chất (Môn: Bóng đá) - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM

pdf
Số trang Giáo trình Giáo dục thể chất (Môn: Bóng đá) - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM 58 Cỡ tệp Giáo trình Giáo dục thể chất (Môn: Bóng đá) - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM 1 MB Lượt tải Giáo trình Giáo dục thể chất (Môn: Bóng đá) - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM 53 Lượt đọc Giáo trình Giáo dục thể chất (Môn: Bóng đá) - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM 187
Đánh giá Giáo trình Giáo dục thể chất (Môn: Bóng đá) - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM
4.3 ( 6 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 58 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT MÔN BÓNG ĐÁ CAO ĐẲNG LIÊN THÔNG CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LƯU HÀNH NỘI BỘ Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020 ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT MÔN BÓNG ĐÁ CAO ĐẲNG LIÊN THÔNG CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI Họ tên: Nguyễn Thị Lan Em Học vị: Thạc sỹ Đơn vị: Khoa Cơ Bản Email: nguyenthilanem@hotec.edu.vn TRƯỞNG KHOA Huỳnh Thị Tuyết Hồng TỔ TRƯỞNG CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐỀ TÀI Nguyễn Thị Lan Em Nguyễn Thị Lan Em HIỆU TRƯỞNG DUYỆT LƯU HÀNH NỘI BỘ Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Bóng đá là một môn thể thao được nhiều người yêu thích, đặc biệt là giới trẻ. Trong trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Thành Phố. Hồ Chí Minh, Bóng đá là một môn học trong chương trình giảng dạy Giáo dục Thể chất cho học sinh - sinh viên.Trên cơ sở đó tôi biên soạn “Giáo trình Bóng đá” làm tài liệu cho học sinh - sinh viên tham khảo. Giáo trình giúp cho người học nắm vững và thực hành các kỹ thuật cơ bản, tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cần thiết trong tập luyện và thi đấu. Cấu trúc Giáo trình Bóng đá gồm có 3 chương: Chương 1: Giới thiệu về môn Bóng đá. Chương 2: Các động tác kỹ thuật Bóng đá. Chương 3: Các điều luật cơ bản môn bóng đá. Các chương được biên soạn và sắp xếp phù hợp với chương trình môn học Giáo dục Thể chất. Những kiến thức trình bày trong giáo trình được rút ra từ hoạt động thực tiễn và tham khảo ý kiến của đồng nghiệp, từ những tài liệu của nhiều tác giả trong và ngoài nước. Trong quá trình biên soạn, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót. Tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp, học sinh - sinh viên và những độc giả quan tâm trong quá trình sử dụng để giáo trình Bóng đá ngày càng hoàn thiện hơn, phụ vụ nhu cầu giảng dạy, huấn luyện được tốt hơn. Trân trọng cảm ơn. Thành Phố. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 08 năm 2020 Tham gia biên soạn Chủ biên: Nguyễn Thị Lan Em MỤC LỤC Trang Lời giới thiệu .................................................................................................................... Mục lục ............................................................................................................................. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học .............................................................. Mục tiêu của môn học Bóng đá ........................................................................................ Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ BÓNG ĐÁ ..................... Error! Bookmark not defined. 1.1. Nguồn gốc.............................................................. Error! Bookmark not defined. 1.2. Lịch sử phát triển Bóng đá ...................................................................................... 3 1.3. Tác dụng của môn Bóng đá ..................................................................................... 8 1.4. Thân thiện với môi trường ..................................................................................... 13 Chương 2: CÁC ĐỘNG TÁC KỸ THUẬT ĐÁ BÓNG ........................................... 14 2.1. Kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân ................................................................... 14 2.2. Kỹ thuật đá bóng bằng mu giữa bàn chân ............................................................. 17 2.3. Kỹ thuật giữ bóng bằng lòng bàn chân .................................................................. 20 2.4. Kỹ thuật dẫn bóng bằng lòng bàn chân ................................................................. 23 2.5. Kỹ thuật dẫn bóng bằng mu chính diện bàn chân ................................................. 25 2.6. Kỹ thuật đánh đầu chính diện bằng trán giữa. ....................................................... 27 2.7. Kỹ thuật ném biên hoặc đá biên ............................................................................ 31 Chương 3: MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA LUẬT ĐÁ BÓNG ..................................... 41 Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 51 Phụ lục hình .................................................................................................................. 52 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC BÓNG ĐÁ Tên môn học: BÓNG ĐÁ Mã môn học: MH3109106 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: Bóng đá là môn thể thao thi đấu đối kháng trực tiếp giữa 2 đội. Đối với các trường cao đẳng, thì môn Bóng đá là môn học nằm trong chương trình môn tự chọn 30 tiết bao gồm lý thuyết và thực hành dành cho sinh viên hệ cao đẳng liên thông. - Tính chất: Chương trình môn Bóng đá bao gồm một số nội dung cơ bản; giúp người học tập luyện để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. - Ý nghĩa và vai trò của môn học Bóng đá: Bóng đá là môn thể thao thi đấu đối kháng trực tiếp giữa 2 đội, được tiến hành trên sân cỏ hình chữ nhật, mỗi đội có mười cầu thủ và một thủ môn. Người chơi được sử dụng tất cả các bộ phận cơ thể để chơi bóng trừ tay và thủ môn là người duy nhất được dùng tay chơi bóng trong khu vực vòng cấm địa của sân mình. Sau 90 phút thi đấu đội nào đưa được bóng vào cầu môn đối phương nhiều hơn thì đội đó thắng. Mục tiêu của môn học Bóng đá: - Về kiến thức: + Trình bày được sự phát triển Bóng đá thế giới và trong nước, hình thành kỹ năng thực hành các kỹ thuật cơ bản của từng nội dung của Bóng đá, củng cố kỹ năng, kỹ xảo vận động cần thiết trong cuộc sống và trong hoạt động thể dục thể thao ở các trường cũng như công tác phong trào. - Về kỹ năng: + Thực hiện được các kỹ thuật cơ bản và tập luyện đúng phương pháp của môn Bóng đá được học trong chương trình và tự tập luyện, r n luyện Thể dục Thể thao nhằm bảo đảm sức khỏe, phát triển thể lực chung. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Có ý thức tự giác và hình thành thói quen tập luyện Thể dục Thể thao hàng ngày đúng các kỹ thuật và phương pháp tập luyện được học để phát triển thể lực, phục vụ học tập, lao động và trong các hoạt động khác. Chương 1: Giới thiệu về môn bóng đá BM31/QT02/NCKH&HTQT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ MÔN BÓNG ĐÁ  Giới thiệu chương. - Bóng đá là môn thể thao thi đấu đối kháng trực tiếp giữa 2 đội, được tiến hành trên sân cỏ hình chữ nhật, mỗi đội có mười cầu thủ và một thủ môn. Người chơi được sử dụng tất cả các bộ phận cơ thể để chơi bóng trừ tay và thủ môn là người duy nhất được dùng tay chơi bóng trong khu vực vòng cấm địa của sân mình. Sau 90 phút thi đấu đội nào đưa được bóng vào cầu môn đối phương nhiều hơn thì đội đó thắng. - Bóng đá là được xem là môn thể thao vua, được yêu thích và ưa chuộng nhất trên thế giới. Bóng đá được phổ biến rộng rãi từ chuyên nghiệp đến phong trào và ở mọi lứa tuổi.  Mục tiêu chương. - Nhận biết được nguồn gốc lịch sử của môn Bóng đá. - Hiểu được kiến thức về môn Bóng đá, về tác dụng môn Bóng đá. - Trang bị cho người học tinh thần tập thể cao qua quá trình học và tập luyện môn Bóng đá. 1.1 Nguồn gốc: Theo những tài liệu thu thập được từ trước đến nay của phương Đông cũng như phương Tây, những nhà nghiên cứu Bóng đá trên thế giới đều đã khẳng định Bóng đá có từ lâu đời. Khoảng 2000 năm trước công nguyên, Hoàng đế Trung Hoa đã dùng trò chơi cầu để huấn luyện quân sĩ. Khi đó quả cầu được làm bằng cỏ, tóc rối, lông đuôi ngựa và được bọc ngoài bằng da. Cách đây 1000 năm trước công nguyên, ở Nhật Bản cũng có trò chơi tranh bóng trên sân cỏ song cách chơi hồi ấy cho phép được dùng cả chân lẫn tay, thậm chí còn được ôm, vật, níu, kéo để tranh bóng. Sau này ở Hi Lạp – La mã, Mêhicô cũng có những trò chơi với nhiều nét đặc điểm giống như Bóng đá. Ở Việt Nam, vào thế kỉ thứ 13 có môn “cù Phạm Ngũ Lão” là một trò chơi dùng để luyện tập cho binh sĩ mang bóng dáng giống như chơi cầu, chơi bóng ngày nay. Ban đầu, quả bóng xuất hiện với hình dáng thô sơ khi tròn (hình cầu) khi hình dẹt và được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau của địa phương như một quả bưởi, một cuộn KHOA CƠ BẢN 1 Chương 1: Giới thiệu về môn bóng đá BM31/QT02/NCKH&HTQT rơm, một búi cỏ. Sau đó nó được bọc bằng da gia súc và về sau người ta còn dùng bong bóng bò làm thành quả bóng. Quả bóng lăn qua các thời kì lịch sử với những hình dáng khác nhau để rồi cùng với sự phát triển của xã hội loài người nó càng ngày được cải tiến, hoàn thiện và vai trò chơi bóng cũng dần trở thành môn thể thao bóng đá hấp dẫn, sôi động với nhiều qui định rõ ràng về luật chơi. Nếu như từ trước công nguyên đến thế kỉ thứ XVIII về xuất xứ của Bóng đá còn nhiều điều chưa rõ, nhiều điều còn nằm trong giả định thì ở giai đoạn từ hơn 100 năm trở lại đây, các nhà ngiên cứu đã có đủ tư liệu, đủ cơ sở khoa học để xác định là môn Bóng đá đã tái sinh và phát triển ở ngoại ô Luân Đôn (tại xóm công nhân và những trường trung học Luân Đôn ) của nước Anh. Ngày 26 tháng 10 năm 1863 trong một cuộc đấu Bóng đá tại trường trung học Rugby, một cầu thủ đã dùng tay ôm bóng chạy tuột vào cầu môn và điều này đã gây ra tranh cãi. Cuối cùng người ta đã đi đến quyết định là phải chơi bóng bằng chân và từ football ra đời (foot nghĩa là chân, ball nghĩa là bóng). Cũng ngày này, tại thủ đô Luân Đôn (Anh) một tổ chức Bóng đá đầu tiên trên thế giới được thành lập- Liên đoàn Bóng đá Anh, đánh dấu sự ra đời của Bóng đá hiện đại. Tiếp sau đó, 7 đội Bóng đá đầu tiên đã họp lại và đặt nền móng cho luật chơi môn thể thao này. Năm 1866, luật việt vị ra đời với qui định giữa cầu thủ tấn công và khu vực cầu môn phải có 3 cầu thủ đối phương (có cả thủ môn). Năm 1871, luật thi đấu cho phép thủ môn dùng tay bắt bóng. Sau nước Anh là đến các nước châu Âu khác phát triển môn Bóng đá. Ở Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan lần lượt xuất hiện Bóng đá. Năm 1872 nhũng cuộc thi đấu bóng đá quốc tế bắt đầu được tổ chức và cuối thế kỉ XIX Bóng đá châu Âu đã phát triển khá rộng. Ở châu Mỹ La Tinh, năm 1905 có trận đấu quốc tế giữa Urugoay và Achentina. Năm 1916 đã tiến hành giải vô địch giữa các đội tuyển quốc gia Nam Mỹ. KHOA CƠ BẢN 2 Chương 1: Giới thiệu về môn bóng đá BM31/QT02/NCKH&HTQT Bóng đá phát triển ở các nước châu Á, châu Phi, châu Úc, khu vực Bắc và Trung Mỹ chậm hơn và không đồng đều. Sự phát triển mạnh mẽ của Bóng đá trên các châu lục đã dẫn tới việc ra đời của Liên đoàn bóng đá quốc tế gọi tắt là FIFA ( International Federation of Association Football ) để tổ chức chỉ đạo phong trào Bóng đá quốc tế. Ngày 25 tháng 05 năm 1904, tại Paris (Pháp) 7 nước: Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Hà Lan, Tây Ban Nha đã trở thành sáng lập viên của FIFA. Cùng với thời gian, số lượng các nước hội viên của FIFA ngày một tăng lên: Năm 1904: 7 nước; năm 1914: 24 nước; năm 1935: 51 nước; năm 1950: 74 nước; năm 1970: 138 nước; năm 1997 đến nay: 204 nước. Nhìn chung, hệ thống tổ chức Bóng đá thế giới bao gồm: Liên đoàn Bóng đá quốc tế gọi tắt là FIFA. Dưới FIFA là các Liên đoàn Bóng đá châu lục: Liên đoàn Bóng đá Châu Âu; Liên đoàn Bóng đá Châu Á; Liên đoàn Bóng đá Châu Phi; Liên đoàn Bóng đá Nam Mỹ; Liên đoàn Bóng đá Châu Đại Dương. 1.2. Lịch sử phát triển của môn Bóng đá: 1.2.1. Quá trình phát triển của Bóng đá của Thế giới: Ngày 26.10.1863 tại Luân đôn một tổ chức Bóng đá đầu tiên trên thế giới được thành lập, đó là Liên đoàn Bóng đá Anh. Năm 1875 Luật việt vị ra đời, đến năm 1925 có sự thay đổi lớn, về cơ bản giống như luật việt vị ngày nay. Năm 1900 lần đầu tiên bóng đá được đưa ra trình diễn ở thế vận hội Olympic với tư cách là một môn biểu diễn. Ngày 21.05.1904 tại Paris các nước Pháp, Bỉ, Thụy Sĩ, Hà Lan, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Đan Mạch đã lập nên một tổ chức bóng đá có tính quốc tế gọi là Liên Đoàn Bóng Đá Thế Giới viết tắt là FIFA. Năm 1930, Giải vô địch Bóng đá thế giới lần thứ nhất được tổ chức ở Uruguay và đội Uruguay đã đoạt chức vô địch. KHOA CƠ BẢN 3
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.