Giáo trình Giải phẫu – sinh lý - Nghề: Dược (Trình độ Cao đẳng): Phần 2

pdf
Số trang Giáo trình Giải phẫu – sinh lý - Nghề: Dược (Trình độ Cao đẳng): Phần 2 102 Cỡ tệp Giáo trình Giải phẫu – sinh lý - Nghề: Dược (Trình độ Cao đẳng): Phần 2 1 MB Lượt tải Giáo trình Giải phẫu – sinh lý - Nghề: Dược (Trình độ Cao đẳng): Phần 2 48 Lượt đọc Giáo trình Giải phẫu – sinh lý - Nghề: Dược (Trình độ Cao đẳng): Phần 2 266
Đánh giá Giáo trình Giải phẫu – sinh lý - Nghề: Dược (Trình độ Cao đẳng): Phần 2
4.9 ( 21 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 102 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BÀI 6: SINH LÝ TUẦN HOÀN Mục tiêu học tập: Trình bày được nhu cầu hoạt động của tim, biểu hiện bên ngoài của chu chuyển tim. Trình bày được đặc tính sinh lý của động mạch, tĩnh mạch, mao mạch. Trình bày được các loại huyết áp động mạch và các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp động mạch. Trình bày được sự điều tiết tuần hoàn. Nội dung: 1.1. định nghĩa: Tuần hoàn là sự lưu thông máu trong cơ thể, diễn ra trong một vòng kín, máu từ tim theo các động mạch chảy tới các tổ chức, rồi lại theo các tĩnh mạch chảy về tim. 1.2. nhiệm vụ tuần hoàn: - Tuần hoàn làm nhiệm vụ vận chuyển các chất phục vụ cho việc trao đổi chất: - Vận chuyển chất dinh dưỡng và các chát dưỡng khí đến tế bào, vận chuyển các chất cặn bã từ các tế bào đến các cơ quan bài tiết để đào thải ra ngoài. - Tuần huần còn làm cho các bộ phận trong cơ thể liên hệ mật thiết với nhau góp phần thống nhất cơ thể. 1.3. phân chia tuần hoàn: 1.3.1. Vòng tuần hoàn lớn, nhỏ: - Vòng tuần hoàn lớn (đại tuần hoàn): là vòng tuần hoàn mang máu đỏ tươi nhiều O2 xuất phát từ tâm thất trái theo động mạch chủ đi tới các cơ quan tổ chức (nuôi cơ thể). Sau khi nuôi cơ thể máu trở thành đỏ sẫm do nhiều CO2 gom về hệ tĩnh mạch chủ đổ về tâm nhĩ phải. - Vòng tuần hoàn nhỏ (tiểu tuần hoàn): là vòng tuần hoàn mang màu đỏ sẫm từ tâm thất phải theo động mạch phổi lên 2 phổi làm nhiệm vụ trao đổi chất khí. Sau khi thải CO2 và nhận O2 máu trở thành đổ tươi theo 4 tĩnh mạch phổi đổ về tâm nhĩ trái. 1.3.2. Vòng tuần hoàn trái và tuần hoàn phải: - Tuần hoàn trái: là tuần hoàn máu đỏ tươi , khởi nguyên từ các mao mạch của phổi theo tĩnh mạch phổi về tâm nhĩ trái, xuống tâm thất trái rồi theo động mạch chủ đi đến các mao mạch của tổ chức và chấm dứt ở các mao động mạch. - Tuần hoàn phải: Là tuần hoàn máu đỏ sẫm khởi nguyên từ các mao tĩnh mạch của tổ chức, tập trung về tĩnh mạch chủ về tâm nhĩ phải xuống tâm thất phải theo động mạch phổi đến các mao mạch của phổi và chấm dứt ở đó. 1.4. đặc điểm giải phẩu của tim và mạch máu: Bộ máy tuần hoàn gồm tim và mạch máu. 1.4.1.Ttim: 129 Nằm trong lòng ngực, giữa 2 lá phổi, tim hình tháp có trục hướng ra trước xuống dưới, sang trái. - Tim chia làm 4 ngăn: 2 ngăn trên là 2 tâm nhĩ phải và trái. 2 ngăn dưới là hai tâm thất phải và trái. Tâm nhĩ và tâm thất cùng bên thông với nhau bởi van nhĩ thất.bên phải là van 3 lá. Bên trái là van 2 lá. Tâm thất thông với động mạch bởi van động mạch: bên thất trái thông với động mạch chủ. Thất phải thông với động mạch phổi. - Cơ tim là cơ đặc biệt có cả đặc tính của cơ vân và cơ trơn. 1.4.2. Mạch máu: Có 3 loại mạch máu: động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. - Động mạch: dẫn máu từ tâm thất tới mao mạch. Cấu tạo gồm 3 lớp áo: áo ngoài, áo giữa và áo trong. Cấu rạo có nhiều sơi trun xen giữa các sợi cơ… có tính đàn hồi cao. - Tĩnh mạch: dẫn máu từ cơ quan tổ chức về tâm nhĩ. Cấu tạo it sợi trun, tính đàn hồi kém. - Mao mạch: là mạch máu nhỏ nối tiểu động mạch và tiểu tĩnh mạch. Cấu tạo thành rất mỏng tạo điều kiện cho việc trao đổi chất giữa máu và các mô. 2. Hoạt động của tim: 2.1. chu chuyển tim: - Định nghĩa: chu chuyển tim là sự hoạt động của tim có chu kỳ qua các giai đoạn co bóp và nghỉ. Kế tiếp nhau một cách đều đặn nhịp nhàng theo thứ tưu nhất định. Thời gian mỗi chu chuyển tim 8/10 giây. Gồm 3 giai đoạn: là nhĩ thu, thất thu, và tâm trương toàn bộ. - Giai đoạn tâm nhĩ thu: hai tâm nhĩ co bóp thời gian khoảng 1/10 giây. Lúc này áp lực ở buồng nhĩ tăng làm mở hết các van nhĩ thất, máu được đẩy xuống 2 tâm thất. sau đó 2 tâm nhĩ giãn ra ngỉ 7/10 giây để hút máu ở các ĩnh mach trở về tâm nhĩ. - Giai đoạn tâm thu: hai tâm thất co bóp thời gian khoảng 3/10 giây. Tâm thất thu gồm 2 thời kỳ: + Thời kỳ tăng áp lực: xẩy ra rất nhanh, thời gian khoảng 5/100 giây. Khi hia tâm thất co bóp van động mạch vẫn đóng, áp lực buồng thất tăng, máu dội ngược lên làm đóng kín các van nhĩ thất không cho máu dồn ngược về tâm nhĩ (các van này đóng tạo nên tiengs ti thứ nhất). cuối thời kỳ này áp lực tăng cao đủ mạnh làm mở các van động mạch. + Thời kỳ tống máu thời gian khoảng 25%s . máu tâm thất trái được ddayar mạnh vào động mạch chủ, máu tâm thất phải được đẩy mạnh vào động mạch phổi. sau đó tâm thất giãn ra ngĩ 5/10 giây. - Giai đoạn tâm trương toàn bộ (tim nghỉ): sau tâm thu tim giãn ra nghỉ toàn bộ thời gian khoảng 4/10 giây để hút máu ở các tĩnh mạch về 2 tâm nhĩ. Máu ở tâm thất vào hết động mạch, áp lực buồng tâm thất giảm thấp hơn áp lực ở động mạch nên máu ở độngmạch chủ và động mạch phổi chảy ngược về tâm thất, thúc các van ổ 130 chim đóng lại (tạo nên tiếng tim thứ 2). Đồng thời các van nhĩ thất hé mở, máu từ tâm nhĩ từ từ xuống tâm thất. Hết giai đoạn tâm trương , tâm nhĩ lại co bóp bắt đầu chu chuyển tim khác và cứ như thế kế tiếp nhau một cách nhịp nhàng. 2.2. Biểu hiện bên ngoài của một chu chuyển tim: 2.2.1. Mỏm tim đập: Khi tâm thát co bóp, mỏm tim thu nhỏ, cơ tim rắn chắc đưa về phía trước tác động qua thành ngực trên khoang liên sườn V đường giữa đòn trái ta có thể nhìn hoặc sờ thấy. 2.2.2. Tiếng tim: Bình thường khi nghe ở vùng tim mỗi chu chuyển tim nge được 2 tiếng cách nhau bởi những khoảng im lặng không đều. - Tiếng thứ nhất: Xuất hiện ở đầu giai đoạn tâm thất thu nge như tiếng “pum” âm sắc: trầm, dà,i mạnh, đục do 2 van nhĩ thất đóng tạo thành, nge rõ thất ở mỏm tim. Sau đó là khoảng im lặng ngắn rồi đến tiếng thứ 2. - Tiếng thứ hai: Xuất hiện ở đàu thì tâm trương nghe tiếng “tặc” âm sắc: cao, ngắn, rắn, thanh do hai động mạch đóng cùng một lúc tạo thành nghe rõ nhất ở nền tim. Sau tiếng thứ hai là khoảng im lặng dài, tiếp theo là tiếng thứ nhất của chu chuyển sau. 2.2.3. nhịp tim và lưu lượng tim: - Nhịp tim: Gồm có tiếng thứ nhất và tiếng thứ hai, bình thường ở người lớn nhịp tim từ 70 - 80 lần/ phút. Nhịp tim thay đổi khi cảm xúc, khi lao động … khi bệnh lý. Nhiệt độ cơ thể tăng cũng ảnh hưởng tới nhịp tim, thường nhiệt độ cơ thể tăng 10C, nhịp tim tăng khoảng 15 lần / 1 phút. - Lưu lượng tim: còn gọi là thể tích phút là lượng máu tim bơm vào động mạch.như vậy, lưu lượng tim trong một phút khoảng 4- 6 lít máu và lưu lượng tim thay đổi khi xúc động, lao động nặng, các bệnh về tim, thiếu máu…. 3. Tuần hoàn mạch máu: Mạch máu hợp thành hệ thống ống dẫn máu kín càng xa tim càng chia nhiều nhánh nhỏ dần nên sức chứa càng nhiều. 3.1. Tuần hoàn động mạch: Động mạch dẫn máu từ tim tới các cơ quan tổ chức. tuy tim co bóp từng đợt nhưng nhờ có đặc tính đàn hồi của động mạch cao vẫn chuyển máu chảy thành một dòng liên tục. nhờ tính đàn hồi nên cơ thể tự điều chỉnh lượng máu tới mọi vùng mà không ảnh hưởng tới tim. Thí nghiệm chứng minh tác dụng tính đàn hồi của động mạch. Cho nước ở lọ A chảy ngắt quãng (khi mở khóa hãm) vào 2 ống cao su và thủy tinh. Kết quả thấy: - Nước ở ống cao su chảy ra đều và được nhiều hơn. - Nước ở ống thủy tinh chảy đứt quãng và được ít hơn 3.2. Tuần hoàn mao: 131 Thành mao mạch rất mỏng (khoảng 1mm) giữa các tế bào nội mô có lỗ lọc, diện tích tiếp xúc của mao mạch rất mỏng… máu lưu chuyển rất chậm (khoảng 0,5 – 0,8 mm/s). Để phục vụ cho chức năng của mao mạch: trao đổi chất, chức năng thực bào (tế bào nội mô mao mạch có khả năng đại thực bào và mao mạch là nơi thực bào dễ dàng xuyên mạch đến tổ chức bảo vệ cơ thể). Ngoài ra mao mạch còn có khả năng tạo mạch (sẹo), tạo máu (mao mạch ở tủy xương). Hình ảnh mao mạch: long mao mạch nhỏ, hồng cầu nhỏ xếp thành chuỗi, chảy nhanh hơn ở giữa dòng. Bạch cầu dạt ra hai bên và di chuyển chậm hơn có thể có bạch cấu xuyên mạch… 3.3. Tuần hoàn tĩnh mạch: - Tĩnh mạch: Dẫn máu từ các tổ chức về tim. Do cấu tạo nên tĩnh mạch có tính đàn hồi kém, bị giãn thì khó co lại gây hiện tượng giãn tĩnh mạch có thể vỡ. - Nguyên nhân: Máu từ tĩnh mạch về tim được: + Sức bơm của tim: máu vào động mạch áp lực tới tĩnh mạch tuy tháp nhưng vẫn cao hơn áp lực ở tâm nhĩ. + Sức hút của tim : cả khi tâm thu và tâm trương. + Sức hút của lòng ngực: khi tim co bóp và khi thở. + Sức dồn đẩy của cơ bắp: Cơ đè vào tĩnh mạch dồn máu đến động mạch lớn nằm cùng bao xơ với tĩnh mạch. Khi mạch đập ảnh hưởng tới động mạch dồn máu về phía tim. + Ảnh hưởng của trọng lực các tĩnh mạch phía trên đổ về tim, các tĩnh mạch phía dưới có hệ thống một chiều nên máu đươch chuyển dịch dần về tim. 3.4. Huyết áp: Định nghĩa: huyết áp là áp lực của máu tác động vào thành mạch. Huyết áp giãn dần từ đầu hệ thống mạch máu (các động mạch lớn từ tâm thất đi ra). Đến cuối hệ thống mạch máu (các tĩnh mạch lớn đổ vào tâm nhĩ), vì vậy có 2 loại huyết áp: huyết áp động mạch và huyết áp tĩnh mạch. 3.4.1. Huyết áp động mạch: là kết quả tổng hợp của 4 yếu tố tuàn hoàn. - Sự co bóp của tim: sức bóp mạnh, yếu, tần số co bóp, lưu lượng tim tăng, huyết áp tăng. - Sức cản ngoại biên: Sức cản càng lớn (khi mạch co, xơ cứng) thì huyết áp càng tăng. - Khối lượng máu: nhiều thì huyết áp cao, ít thì huyết áp thấp. vì vậy khi chảy máu nhiều thì huyết áp sẽ tụt xuống nhiều. - Độ quánh của máu: Khi hồng cầu tăng, các chất protit trong huyết tương tăng (độ quánh máu tăng) sẽ cản trở sự lưu thông máu làm cho huyết áp cao. ĐO HUYẾT ÁP: Ở động mạch cánh tay, động mạch cỡ trung bình ta thấy huyết áp thay đổi giữa 2 trị số tối đa và tối thiểu: Ở người lớn. - Huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu): khi tâm thu, tim co bóp, đẩy máu vào động mạch với một lực cao nhất. giới hạn bình thường của huyết áp tối đa từ 90 – 132 140mmHg, trung bình từ 110 – 120mmHg. Tăng trong lao động, do hở van động mạch chủ, giảm trong các bệnh về cơ tim, giảm lực co bóp. - Huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương): khi tâm tương không có lực đẩy của tim nhưng nhờ tình đàn hồi của động mạch đẩy máu đi với một áp lực nhất định đủ thắng của sức cản ngoại biên nên thì tâm trương máu vẫn lưu thông máu, huyets áp vẫn tồn tại. giới hạn bình thường của huyết áp tối thiểu là: 60 – 90mmHg, trung bình: 70 – 80mmHg. (tăng khi giảm tính đàn hồi thành động mạch: xơ vữa khi xơ mạch. Huyết áp tâm trương giảm khi giãn mạch gặp trong sốc). Các trị số giưới hạn huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu của huyết áp có thể tăng giảm theo sinh lý: hoạt động, ngủ nghĩ, xúc cảm mạnh, giới hạn, lưa tuổi. tre sơ sinh huyết áp tối đa khoảng 70mmHg, tối thiểu khoảng 40mmHg …hoặc thay đổi trong bênh lý. 3.4.2. huyết áp tĩnh mạch: Đo huyết áp tĩnh mạch trên các tĩnh mạch cỡ trung bình (như tĩnh mạch khuỷu tay, tĩnh mạch hiễn…) bằng huyết áp kế ta thấy huyết áp tĩnh mạch chỉ có một trị số trung bình khoảng 12 – 13cm nước vì dòng máu chảy đều đặn. trị số này giảm dần từ đầu hệ thống tĩnh mạch (giáp mao mạch) đến cuối hệ tĩnh mạch và trở thành âm tính ở các tĩnh mạch lớn trong lòng ngực vì các tĩnh mạch lớn này chịu sức hút của tâm nhĩ và lòng ngực. Huyết áp tĩnh mạch tăng khi bị suy tim phải, tăng áp lực tĩnh mạch cửa. 3.4.3. ý nghĩa của huyết áp: - Nếu huyết áp tối đa trên 140mmHg, huyết áp tối thiểu trên 90mmHg thì có thể coi là tăng huyết áp. - Trong bệnh lý huyết áp có thể tăng hặc giảm cả hai trị số hoặc cái tăng nhiều cái tăng it. - Huyết áp tối đa tăng biểu hiện gánh nặng động mạch phải chịu khi tim co bóp (huyết áp tối đa tăng nhiều khi không phải bệnh lý mà do tim co bóp mạnh, là phản ứng nhất thời khi lo lắng, hồi hộp xúc động mạnh). - Khi huyết áp tối thiểu tăng tim phải thường xuyên làm việc gắng sức mới dduur thắng sức cản ngoại biên để đẩy máu đi trong động mạch. 3.5. Mạch đập: Ta có thể nhìn hoặc ấn nhẹ vùng động mạch nằm trên xương và dưới lớp da: thường cỏ tay, thái dương, ở cỏ, ở bẹn, ta sẽ thấy mạch đập khoảng 70 – 80 lần/phút. Mạch đập là do sống rung động phát sinh ở động mạch chủ dưới ảnh hưởng của tam thất thu lan truyền tới chứ không phải do máu chảy tới nơi bắt mạch. Càng xa tim mạch càng yếu dần và đến đầu dưới mao mạch thì không còn nữa nên không thấy hiện tượng mạch đập ở trên tĩnh mạch. 4. Điều tiết tuần hoàn: 4.1. Thần kinh tự động của tim: Khi cô lập tim ra ngoài, tim vẫn có thể co bóp một thời gian nhất định là nhờ có thần kinh tự động ngay trong cơ tim gồm có: 133 - Nút xoang (Keit-flac) nằm ở tâm nhĩ phải. là trung tâm tự động chính của tim tè đay phát ra xung động đầu tiên điều khiển tim co bóp luồng xunh động theo các thớ cơ đến nút nhĩ thất và tâm nhĩ trái. Nhĩ phải co bóp trước nhĩ trái 1/300 1/100 giây. - Nút nhĩ phải (Ta wara) nằm ở vách liên nhĩ thất. là trung tâm tự động phụ của tim. Khi tổn thương nút xoang tì tâm thất co bóp chậm dưới sự điều khiển của nút nhĩ thất (phát xung động phụ) dẫn xung động từ nhĩ xuống thất. - Bó his: phát ra và dẫn xung động từ nhĩ xuống thất tạo mạng lưới purkinje. Khi boa his tổn thương thất sẽ đập chậm không ăn khớp với nhĩ. 4.2. Hệ thần kinh thực vật: - Thần kinh giao cảm: phát sinh từ các hạc giao cảm cỏ và ngực (trung khu nằm ở sừng bên chất xám tủy sống cổ đến ngực IV ). Trung khu co mạch nằm trên đại não và vùng dưới đồ thị, các trung khu co mạch phụ nằm dọc theo tủy sống. khi kích thích thần kinh giao cảm tiết ra adrenalin mà tăng sức co bóp của tim (tim đập nhanh mạnh làm co mạch, tăng huyết áp). - Thần kinh phó giao cảm: trung khu phó giao cảm nằm ở hành não, các sơi tien hạch theo dây X tới hạch phó giao cảm nằm ngay trong cơ tim các sơi hậu hạch tới nút KeithFlack và nút ta wara. Khi dây thần kinh phó giao cảm hay trung khu tiết ra chất acetylcholin sẽ làm giảm sức co bóp của tim làm tim dập mạnh, mạch máu giãn ra gât hạ huyết áp. 3.4. Ảnh hưởng của vỏ não: Các xúc cảm mạnh như hồi hộp, sợ hãi, lao động trí óc căng thẳng…. có thể làm tim đập nhanh hoặc ức chế tim, làm co hoặc giãn mạch, tăng giảm huyết áp. 4.4. Ảnh hưởng của thể dịch và hóa chất: - Nồng độ CO2 tăng trong máu làm tim đập chậm, giãn mạch. - Chất cường giao cảm: Adrenalin, ephedrin làm tim đập nhanh, co mạch tăng huyết áp. - Chất nhược giao cảm như: Ecgotamin làm tim đập chậm lại. - Chất cường phó giao cảm: Acetylcholin làm tim đập chậm, giãn mạch gây hạ huyết áp. - Chất nhược phó giao cảm: atropin làm tim dập nhanh. - Những loại thuốc trợ tim, cường tim, camfora, coramin, digitalin, Uabamin làm tăng sức co bóp của tim. - Ngoài ra các ion K++ ,Ca++ cũng tác động lên tim như tác dụng của thần king giao cảm và thần kinh phó giao cảm. Câu hỏi ôn tập: 1. Mô tả sự chuyển máu bằng sơ đồ tóm tắt của vòng tuần hoàn? 2. Trình bày chu chuyển tim? 3. Hãy ghi sự hoạt động của buồng tim, van tim đống mở qua các giai đoạn của chu kỳ tim? 134 4. Nêu các trị số huyết áp bình thường và những nguyên nhân chính chuyển máu từ động mạch về tĩnh mạch? 5. Nêu các yếu ảnh hưởng tới huyết áp động mạch? 6. Nêu những yếu tố điều tiết tuần hoàn? 135 BÀI 7: SINH LÝ HÔ HẤP Mục tiêu học tập: Trình bày được đặc điểm giải phẩu của bộ máy hô hấp . Trình bày được hiện tượng cơ học, lý hóa trong hô hấp. Trình báy được cơ chế điều tiết trong hô hấp. Nội dung: 1. Đại cương: 1.1. Nhiệm vụ và tầm quan trọng của hô hấp: Muốn duy trì sự sống, té bào cần ôxy để chuyển hóa thức ăn thành các dạng năng lượng khác như cơ năng, nhiệt năng… dùng vào mọi hoạt động sống. đồng thời CO2 sinh ra trong qua trình sống cần phải thải ra ngoài. Cung cấp O2 và thải CO2 là nhiệm vụ chính chủa bộ máy hô hấp. vì vậy hô hấp giữ vai trò hết sức quan trọng đối với cơ thể. Người ta có thể nhịn ăn được nhiều ngày nhưng không thể nhịn thở được vài phút. Nếu vì lý do nào đó hô hấp bị ngừng trệ sẽ ảnh hưởng ngiêm trọng đối với toàn bộ cơ thể nhất là tế bào não và tim. Ở những cơ thể đơn bào trao đổi khí trực tiếp với môi trường xung quanh ở động vật đa bào, các tế bào không thể trao đổi khí trực tiếp với môi trường bên ngoài mà phải thông qua bộ máy hô hấp được biểu hiện qua các hiện tượng cơ học, lý hóa học và qua trình điều hòa hô hấp. 1.2. Nhắc lại đặc điểm giải phẩu của bộ máy hô hấp và lòng ngực: 1.2.1. Cơ quan hô hấp: Gồm có đường thở (đường dẫn khí) và phổi. - Đường dẫn khí: từ ngoài vào gồm: mũi, miệng, họng, thanh quản, khí quản, phế quản các loại, phế quản tận và túi phế nang. Đặc điểm cấu tạo là tổ chức sụn tương đối cứng xem lẫn các cơ có tính đàn hồi. trên đường dẫn khí có long ở mũi, các tuyến và hệ thống nhung mao, các đại thực bào… chức phận để không khí lưu thông dễ dàng ngăn cản, đẩy bụi, dị vật ra ngoài, tạo độ ẩm nhiệt độ cho không khí trước khi vào phổi, tạo điều kiện cho việc trao đổi chất khí dê dàng. - Phổi: Là bộ phận chính của cơ quan hô hấp, là tổ chức xốp có tính đàn hồi mạnh. Chia thành nhiều thùy, phân thùy, tiểu thùy, cuối cùng tới các phế nang là nơi quan trọng cho việc trao đổi khí. Hai phổi có trên 700 triệu phế nang, thành phế nang rất mỏng. tổng diện tích khoảng gần 200m2, quanh các phế nang, có một mạng lưới mao mạch rất phong phú, thành mỏng thường chung thành với phế nang. Tổng diện tích thành mao mạch cũng rất rộng khoảng 150m2… Như vậy rất thuận lợi cho việc trao đổi khí giữa phổi và máu. Màng phổi có hai lá, giữa 2 lá là một khoang ảo không có không khí áp suất âm tính. Do đó làm cho phổi có thể giãn ra co lại dễ dàng. 1.2.2. Lồng ngực: 136 Lồng ngực được hình thành bởi phía trước là xương ức, phía sau có xương sống, nối 2 xương có các xương sườn. các xương hợp thành khung lồng ngực, phổi nằm trong lòng ngực, bên ngoài có nhiều cơ, phía dưới có cơ hoành ngăn cách ổ bụng. các cơ và các tổ chức sụn có tác dụng làm thay đổi thể tích lồng ngực khi thở ra, trong đó quan trọng nhất là cơ hoành. 2. Hiện tượng cơ học trong hô hấp: 2.1. Động tác hít vào: Khi thở vào các cơ “thở” co lại kéo xuống ức và các sụn sườn lên trên ra trước, đặc biệt là cơ hành hạ thấp xuống làm tăng thể tích lòng ngực cả chiều ngang, dọc và trước sau, hai màng phổi hút sát vào nhau nên khi lòng ngực nở ra thì phổi cũng nở ra theo thể tích của phổi tăng lên áp suất không khí trong phổi giảm thấp hơn áp suất không khí ngoài trời. do đó, không khí bên ngoài được hút vào phổi mạnh ta được động tác thở vào. Thở vào mang tính chủ động. 2.2. Động tác thở ra: Thở ra bình thường mang tính thụ động vì nó không đòi hỏi năng lượng co cơ như hít vào. Các cơ hô hấp không co nữa, lồng ngực cơ hoành trở về vị trí cũ làm giảm thể tích lồng ngực, giảm thể tích của phổi, áp suất không khí trong phổi tăng cao hơn áp suất không khí bên ngoài vì vậy không khí được đẩy ra ngoài. Nhưng thở ra cố lại mang tính chủ động. 2.3. Nhịp thở và số lần thở: - Nhịp thở: Mỗi lần thở và hít vào là một nhịp thở. - Số lần thở: Bình thường người lớn thở 16 – 20 lần/phút. Trẻ sơ sinh khoảng 40 lần/phút. Khi ngủ số lần thở giảm, khi vận động số lần thở tăng. Trong bệnh lý thở nahnh hay chậm đều là khó thở. 2.4. Hiện tượng hô hấp đặc biệt: Trong đời sống có một số hiện tượng không khí ra vào phổi nhưng không tuân thủ theo động tác thở ra hít vào gọi đó là những hiện tượng hô hấp đặc biệt như: ho, hắt hơi, nói, cười, ca hát, khó, rặn, tập khí công… 2.5. Dung lượng phổi: Là sức chứa không khí của phổi bao gồm: - Khí lưu thông (lượng khí mỗi làn thở ra hay thở vào) được 0,5lít nhưng thực tế chỉ có 0,3lít vào tới phổi để trao đổi khí còn đọng lại trong đường dẫn khí. Do đó thở sâu tăng cường khí thay đổi rất có lợi. - Khí bổ sung (là lượng khí thở vào cố được thêm) là 1,5lít - Khí dữ trữ (là lượng khí thở ra cố được thêm) là 1,5 lít - Khí đọng: Sau kh thở ra cố gắng vẫn còn một lượng không khí không ra hết được. Như vậy, tổng dung lượng của phổi khoảng từ 4,5 – 5 lít Dung lượng sinh hoạt gồm : khí lưu thông 0,5 lít Khí bổ sung 1,5 lít 137 Khí dữ trữ 1,5 lít Cộng 3,5 lít Để đo dung lượng phổi người ta dùng phế dung kế (phần thực hành). 3. Hiện tượng lý hóa trong hô hấp: 3.1. Hiện tượng lý học: Không khí vào ra qua đường dẫn khí do cấu tạo của hệ thống này làm cho không khí được thay đổi độ ẩm và nhiệt độ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi chất khí ở phổi và thải nhiệt cho cơ thể…. 3.2. Hiện tượng hóa học: Không khí thở vào có nhiều O2 và ít CO2, không khí thở ra ít O2 và nhiều CO2 sỡ dĩ có sự thay đổi đó là nhờ sự trao đổi khí giữa phổi và máu, giữa máu và các tế bào. Một chất khí ở thể tự do hay hòa tan trong một chất dịch đều có một áp suất riêng gọi là phân áp. Nồng độ khí càng đậm đặc thì phân độ khí càng cao. Theo định luật khuếch tán của khí, cá chất khí bao giờ cũng chuyển từ nơi có phân áp cao sang nơi có phân áp thấp và nó có thể đi qua màng mỏng như thành phế nang, mao mạch phổi và màng tế bào. Ngoài ra còn nhờ có huyết cầu tố (hb) trong hồng cầu của máu có tác dụng vận chuyển O2 và CO2. - Thay đổi O2 và CO2 giữa phổi và máu: + Trong phân khí vào đến phế nang có phân áp O2 = 100mmHg và phân áp của CO2 = 40mmHg, khi đó máu của lưới mao mạch bao quanh phổi (máu động mạch phổi) có phân áp của O2 = 40mmHg và CO2 ≈ 50mmHg. + Theo định luật khuếch tán, O2 sẽ từ phế nang vào máu và CO2 từ máu ra phế nang. Kết quả máu giảm CO2 và tăng O2 có màu đỏ tươi về tim trái và được tim bóp đẩy máu đi nuôi dưỡng tế bào. - Thay đổi O2 và CO2 giữa máu và tế bào Máu động mạch chủ đến tế bào có phân áp của O2 = 94mmHg, phân áp của CO2 = 40mmHg, khi đó trong khu vực tế bào có phân apscuar O2 = 30mmHg, phân áp của CO2 = 50mmHg. Theo địnhluật khuếch tán O2 từ máu mao mạch (thuộc động mạch chủ) vào tế bào và CO2 từ tế bào vào máu làm cho máu có màu đỏ sẫm trở về tim rồi đưa lên phổi để thải CO2 và tiếp tục sự trao đổi khí giữa máu và phổi như. - Phản ứng giữa hemoglobin (hb) với O2 và CO2 là phản ứng đễ kết hợp và dễ phân ly. Có thể tóm tắt phản ứng này trong quá trình hô hấp. Ở tế bào Ở phế nang O2 Hb + O2 HbO2 Hb CO2 HbCO2 Hb Hb + CO2 138
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.