Giáo trình CN nuôi cấy mô tế bào thực vật - Phần 2 chương 2

pdf
Số trang Giáo trình CN nuôi cấy mô tế bào thực vật - Phần 2 chương 2 19 Cỡ tệp Giáo trình CN nuôi cấy mô tế bào thực vật - Phần 2 chương 2 672 KB Lượt tải Giáo trình CN nuôi cấy mô tế bào thực vật - Phần 2 chương 2 1 Lượt đọc Giáo trình CN nuôi cấy mô tế bào thực vật - Phần 2 chương 2 1
Đánh giá Giáo trình CN nuôi cấy mô tế bào thực vật - Phần 2 chương 2
4.1 ( 4 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 19 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

317 Chương 2. CHUYỂN GEN Ở THỰC VẬT BẬC CAO 2.1. Xác định và dòng hóa gen 2.1.1. Chiết suất và tinh sạch DNA từ mô thực vật Có rất nhiều phương pháp tùy theo mục đích sử dụng DNA để làm gì hoặc chiết xuất loại mô nào. Khuynh hướng chung hiện nay là tìm phương pháp đơn giản nhất, thời gian thao tác ngắn nhất nhưng DNA thu được vẫn có đủ độ tinh khiết và độ nguyên vẹn 50 – 100 KG cần thiết cho các thao tác tiếp theo trong công nghệ gen thực vật như cắt bằng E giới hạn, chạy phản ứng PCR ….Muốn thu DNA có chiều dài 100 – 5.000 KG phải dùng phương pháp điện di có điện trường không liên tục *Chiết suất và tinh sạch DNA tổng số Tế bào thực vật được nghiền vỡ trong điều kiện lạnh làm cho DNA được hòa vào đệm chiết SDS (sodium dedecyl sulfatc) hoặc CTAB (celytrimethyl amonium bromide) được thêm vào để giúp DNA hòa dễ hơn, đầy đủ hơn vào dịch đệm. EDTA có tác dụng gắn chặt các ion Mg+ là yếu tố cần cho sự hoạt động của nucleotit phân huỷ DNA trong quá trình chiết. Protein được tách khỏi DNA bằng phenol hoặc chloroform Nếu tránh được chấn động xé, xoáy quá mạnh, có thể thu được DNA với chiều dài 50 – 100 KG. Ngoài ra, CTAB còn có tác dụng tách các polysaccarit ra khỏi DNA, do chúng có độ hòa tan khác nhau trong môi trường có mặt CATB 1. Chiết suất DNA từ mô thực vật Lá nghiền với đệm chiết CATB có chứa mercabthoethamol. DNA được chiết bằng hỗn hợp cloroform izoamila, kết tủa bằng izphopanol, sau đó qua 1 số bước để rửa và tinh khiết DNA. 2. Chiết xuất DNA thực vật để chạy PCR Mẫu lá được sử dụng ở lượng rất ít. Quá trình chiết được đơn giảm hóa nhiều để thao tác nhanh và làm cùng 1 lúc nhiều mẫu, tuy vậy DNA được chiết ra hoàn toàn đủ độ lớn và độ sạch để chạy PCR tiếp theo. 2.1.2 Cắt DNA bằng Enzim giới hạn * Các enzim giới hạn Enzim giới hạn là nhóm endonucleoaza chỉ cắt phân tử DNA ở những vị trí có dãy Giáo trình nuôi cấy mô tế bào thực vật 318 mã nucleotit nhất định mà chúng có khả năng nhận ra. Thuộc tính rất quan trọng này của enzim giới hạn cho phép cắt phân tử DNA ở các vị trí chọn sẵn. Mỗi enzim giới hạn hoạt động tối thích trong các điều kiện khác nhau (cho nên các công ty cung cấp enzim thường cung cấp các dung dịch tương ứng) 1. Enzim giới hạn rất đắt tiền, vì vậy phản ứng cắt thường thực hiện với 1 lượng DNA tối thiểu, trong 1 thể tích phản ứng tối thiểu. Kết quả hoạt động của enzim giới hạn phụ thuộc vào độ sạch của DNA 2. Enzim giới hạn được chuyên chở và bảo quản lạnh (-200C). Nếu lấy khỏi tủ lạnh trong thời gian ngắn cần phải để E trên đó. 3.Các đoạn cắt DNA do enzim giới hạn có thể có các đầu sole hoặc đầu bằng. Các melylaza có khả năng làm thay đổi tính chất của sợi DNA ở điểm tác động bằng cách gắn 1 gốc metyl vào đó, Ứng dụng chủ yếu của melylaza là để bảo vệ 1 số vị trí trên DNA mà người ta không muốn bị cắt bởi enzim giới hạn. 2.1.3 Điện di DNA và các sản phẩm cắt DNA trên gel agaroze Các đoạn DNA được cắt từ phân tử DNA có khối lượng khác nhau và diện tích khác nhau được tách ra khi di chuyển từ cực âm sang cực dương của máy điện di trong 1 điện trường có điện thế và cường độ thích hợp 2.1.4 Nối các đoạn bằng DNA ligase DNA ligase là các enzim nối đoạn DNA lại với nhau. Điểm nối lại là đầu 3’ của một đoạn DNA và đầu 5’ của đoạn còn lại. Năng lượng để nối là ATP MgH, ATP A(DNAOH) + B (pDNA) DNA ligase DNA (AtB) + Pi Ứng dụng quan trọng nhất của ligase là trong cấu trúc của các vector plasmid và các cấu trúc DNA khác đã có đủ các dãy mã cần thiết cho việc chuyển gen, biểu hiện gen, sàng lọc các tế bào đã chuyển gen. 2.1.5. Dòng hóa gen Dãy mã tự nucleotit của gen thường được biết thông qua tìm hiểu dãy mã tự axit amin của sản phẩm của nó, các protein. Sau khi chiết xuất, tinh sạch protein để giải mã, dãy mã tự axit amin của chúng Giáo trình nuôi cấy mô tế bào thực vật 319 *Nhân dòng gen Nhân dòng gen là một tiến trình trong đó gen mục tiêu được định vị và nhân lên từ DNA được tách chiết từ một cá thể. Khi tách chiết DNA khỏi một cá thể thì tất cả gen của nó cũng được tách ra khỏi cá thể. DNA này chứa đến hàng ngàn gen khác nhau nên nhà di truyền học phải tìm ra gen chuyên biệt mã hoá cho protein mục tiêu. Một trong những hướng phát triển gần đây nhất của nuôi cấy mô và tế bào thực vật là biến nạp và biểu hiện các gen ngoại lai trong tế bào thực vật. Biến nạp của các tế bào vi khuẩn được thực hiện bằng cách chuyển DNA từ một vi khuẩn khác và sự hợp nhất sau đó của DNA ngoại lai này trong nguyên liệu di truyền của vật chủ đã được thiết lập tốt. Tuy nhiên, việc cải biến di truyền ở thực vật bậc cao bằng cách đưa DNA ngoại lai vào trong các tế bào của chúng là một quá trình rất phức tạp. Sử dụng enzyme hạn chế (restriction endonucleases) để cắt phân tử DNA sợi đôi thành những đoạn nhỏ riêng rẽ, phát triển kỹ thuật lai DNA-DNA và các gen chỉ thị (marker genes) cho phép chọn lọc các tế bào biến nạp có khả năng hợp nhất DNA ngoại lai trong tế bào ở monera, nấm, động vật, và thực vật bậc cao. Những nghiên cứu gần đây cho thấy thông tin di truyền mới được biến nạp vào các thực vật eukaryote biểu hiện không chỉ ở mức độ tế bào và sau đó mức độ cơ thể hoàn chỉnh mà còn có thể truyền lại cho các thế sau của chúng. Thành tựu nổi bật của công nghệ gen ở thực vật bậc cao là tái sinh được cây biến nạp gen đầu tiên vào đầu thập niên 1980. Đến nay, các kỹ thuật phân tử đã được ứng dụng thành công ở nhiều loài khác nhau. Lúc đầu người ta sử dụng các gen chỉ thị để biến nạp, nhưng nay đã thay thế bằng các gen quan trọng có giá trị kinh tế nhằm mục đích cải thiện phẩm chất cây trồng. Hai nhân tố then chốt thúc đẩy sự phát triển của công nghệ gen (gene transformation technology) ở thực vật bậc cao là: các phương pháp tái sinh cây hoàn chỉnh từ những tế bào biến nạp và các phương pháp đưa DNA ngoại lai vào các loài thực vật khác nhau. Muốn chuyển một gen thành công cần phải chứng minh hiệu quả của phương pháp biến nạp gen, nhưng đôi khi các loài được nghiên cứu hoặc không thể tái sinh được cây từ các mô không phân hóa, hoặc có thể tái sinh nhưng sau đó khó phát triển thành cây hoàn chỉnh. Do đó, hai nhân tố nói trên thường được nghiên cứu phát triển song song. Các thí nghiệm biến nạp gen đầu tiên đã sử dụng Agrobacterium tumefaciens để đưa vào cây thuốc lá các gen kháng kháng sinh. Agrobacterium là vật truyền hữu hiệu để đưa các DNA ngoại lai vào trong các loài thuộc họ Solanaceae, nhưng ở một số cây trồng khác quan trọng hơn việc sử dụng nó còn gặp nhiều hạn chế. Trở ngại lớn nhất là tính đặc trưng vật chủ của Agrobacterium, mặc dù những tiến bộ gần đây đã cho phép ứng dụng Giáo trình nuôi cấy mô tế bào thực vật 320 thành công trên một số giống cây trồng. Sự phát triển của các phương pháp tái sinh cây hoàn chỉnh từ callus và protoplast đã mở ra một hướng mới cho công nghệ di truyền thực vật thông qua các phương pháp biến nạp gen trực tiếp. Nhờ sự phát triển của phương pháp bắn gen (particle bombardment)-dựa trên cơ sở tăng gia tốc của các hạt kim loại nặng mang nguyên liệu di truyền vào trong mô thực vật-việc biến nạp ở các loài cây trồng đã gặp nhiều thuận lợi hơn. Các phương pháp biến nạp khác cũng có hiệu quả đối với từng trường hợp đặc biệt, nhưng khả năng ứng dụng rộng rãi của chúng bị hạn chế. Chẳng hạn: các phương pháp biến nạp gen bằng xung điện (electroporation) vào các mô được cắt nhỏ từng phần, phương pháp xử lý hóa học bằng PEG (polyethylene glycol), phương pháp vi tiêm (microinjection) đưa DNA ngoại lai trực tiếp vào tế bào, phương pháp dùng silicon carbide lắc với tế bào có tác dụng như các mũi kim nhỏ giúp DNA bên ngoài xâm nhập vào bên trong tế bào, phương pháp biến nạp gen qua ống phấn... Ngân hàng gen Bởi vì không thể định vị gen trên DNA bằng mắt thường, các nhà khoa học phải tạo ngân hàng gen. Ngân hàng gen là một tập hợp khuẩn lạc vi khuẩn sống có mang nhiều đoạn của DNA từ một cá thể. Đây chính là nguồn của gen mục tiêu. Hình 2.1 Quy trình xây dựng ngân hàng gen Xây dựng ngân hàng gen Giáo trình nuôi cấy mô tế bào thực vật 321 Xây dựng ngân hàng gen cần DNA tách chiết, enzyme cắt giới hạn và plasmid. Bước 1: DNA tách chiết từ cá thể có chứa gen mục tiêu được cắt bởi enzyme giới hạn thành nhiều mảnh có kích thước của một gen. Bước 2: plasmid của vi khuẩn cũng được xử lý bởi cùng enzyme giới hạn. Bước 3: DNA có kích thước một gen và plasmid đã được xử lý được trộn chung với nhau trong một tube. Một số các đoạn DNA đã được cắt bằng enzyme sẽ nối với plasmid và tạo thành plasmid tái tổ hợp. Bước 4: plasmid tái tổ hợp sau đó được chuyển vào tế bào vi khuẩn bằng điện biến nạp hoặc hoá biến nạp. Bước 5: vi khuẩn tăng trưởng trên đĩa môi trường và cho phép hình thành khuẩn lạc. Tất cả khuẩn lạc trên đĩa môi trường được gọi là ngân hàng gen. Bước 6: ngân hàng gen được sàng lọc để tìm ra khuẩn lạc nào có chứa gen mục tiêu bằng cách phát hiện trình tự DNA của gen mục tiêu hay một protein mà gen đó mã hoá hay sử dụng mẫu dò. Vì vậy, trước khi sàng lọc ngân hàng gen, nhà khoa học phải biết được trình tự của gen mục tiêu hay gen gần giống nó nhất hay protein mà gen đó mã hoá hoặc một mẫu dò được thiết kế cho gen đó. Khi vi khuẩn được nhân lên sẽ tạo nhiều DNA tái tổ hợp dẫn đến số lượng bản sao của gen cũng tăng lên, nhờ đó việc phát hiện gen hay protein dễ dàng hơn. Sau khi xác định được khuẩn lạc có chứa gen mục tiêu, vi khuẩn có thể được nhân dòng để tạo hàng triệu bản sao của plasmid tái tổ hợp có chứa gen đó. Ứng dụng Trong kỹ thuật gen, nhân dòng gen là một bước rất quan trọng vì tách chiết được một gen có thể giúp đánh giá trình tự nucleotide của nó. Từ đó có thể xác định được những giới hạn bên trong một gen, ví dụ như số intron và vị trí của chúng hay các yếu tố hoạt hóa. Không chỉ vậy, với nguồn gen có được, nhà khoa học có thể so sánh trình tự DNA giữa các gen để làm rõ hơn tiến hoá của gen hoặc dịch trình tự DNA của một gen thành trình tự amino acid nhờ vào bảng mã di truyền qua đó có thể đoán được cấu trúc của protein được mã hoá cũng như chức năng của gen đó. Bên cạnh đó, nhờ kỹ thuật gen, nhà khoa học có thể chuyển gen mục tiêu vào một cá thể tạo thành cá thể chuyển gen. Cá thể chuyển gen được dùng cả trong nghiên cứu về các tiến trình sinh học ở phòng thí nghiệm cũng như ứng dụng trong phát triển cây kháng côn trùng hoặc sản xuất insulin cho người từ vi khuẩn mang gen tương ứng với gen của người. Giáo trình nuôi cấy mô tế bào thực vật 322 2.2. Các kỹ thuật chuyển gen Thông tin di truyền acid deoxyribonucleic (DNA) tồn tại ở 3 dạng chính: - DNA của cơ thể bậc cao trong đó có DNA nhân và DNA cơ quan tử. - DNA của vi sinh vật. - DNA của plasmid. Biến nạp thông tin di truyền (chuyển gen) là kỹ thuật sử dụng DNA tinh khiết để đưa vào cơ thể hay tế bào khác và theo dõi biểu hiện của thông tin di truyền mới này. Để biến nạp hiệu quả nguyên liệu di truyền vào tế bào vật chủ, các cấu trúc di truyền cần được thiết kế thích hợp cho sự hợp nhất và biểu hiện của các gen ngoại lai. Cấu trúc di truyền phải mang một gen chỉ thị chọn lọc (selectable marker gen: gen mã hóa một protein khử độc của hóa chất bổ sung trong môi trường nuôi cấy, cho phép sinh trưởng ưu tiên của các tế bào có DNA ngoại lai được hợp nhất) hoặc sàng lọc (screenable marker gen: gen mã hóa một protein cho kết quả trong sản phẩm sống sót nhờ đó có thể xác định tế bào biến nạp thể hiện gen) để nhận biết hiệu quả biến nạp gen. Một cấu trúc di truyền đặc trưng bao gồm: gen khởi đầu (promoter), gen mã hóa (coding gen) và gen kết thúc (terminator). Các gen mã hóa có thể được đưa vào mô thực vật nhờ vào các vector plasmid. Hai promoter chủ yếu thường được sử dụng cho biến nạp gen ở thực vật là: promoter CaMV 35S (cauliflower mosaic virus) thích hợp cho sự biểu hiện của DNA ngoại lai ở cây hai lá mầm và promoter ubiquitin của ngô thích hợp cho sự biểu hiện mạnh của DNA ngoại lai ở cây một lá mầm. Các mẫu vật (các bộ phận của cây hoặc mô dùng để biến nạp) thích hợp nhất cho biến nạp gen là những mẫu vật đòi hỏi thời gian nuôi cấy trước và sau khi biến nạp ngắn nhất. Nhiều nghiên cứu cho thấy thời gian kéo dài của mô nuôi cấy thường tạo ra các đột biến di truyền làm mất khả năng tái sinh của các cây được biến nạp gen. Các mẫu vật được sử dụng trong chuyển gen thường là: protoplast, phôi non hoặc callus có nguồn gốc từ hạt (lúa mì), các mô nuôi cấy phát sinh cụm chồi, và trụ phôi (có nguồn gốc từ các hạt non hoặc hạt già) dùng để biến nạp trực tiếp DNA ngoại lai vào mô phân sinh ở cây hai lá mầm (legumes, bông...). Trong một số trường hợp, biến nạp thông qua nuôi cấy phát sinh phôi (embryogenic culture) cũng có thể thực hiện được, chẳng hạn ở các loài tùng bách, các loài cây ăn quả và một số loài khác. Các phương pháp chuyển gen có thể bị hoặc không bị giới hạn bởi các genotype khác nhau của thực vật. Tùy thuộc vào mục đích ứng dụng, có thể thiết kế một phương thức biến nạp thích hợp cho từng genotype khác nhau. Trong những nghiên cứu cơ bản, Giáo trình nuôi cấy mô tế bào thực vật 323 người ta thường tập trung tìm hiểu về cấu trúc và chức năng của các gen biến nạp, khảo sát các promoter và các cơ chế phân tử ở thực vật để có thể chuyển gen thành công vào các loài khác nhau. Công nghệ chuyển gen (biến nạp gen) thực hiện việc chuyển các gen ngoại lai vào tế bào và mô thực vật. Có nhiều phương pháp chuyển gen khác nhau ở thực vật, nhưng ở đây chỉ trình bày một số phương pháp chủ yếu: 2.2. 1. Biến nạp gián tiếp thông qua Agrobacterium 2.2.1.1. Agrobacterium Agrobacterium tumefaciens và Agrobacterium rhizogenes là hai loài vi khuẩn gây bệnh cho thực vật được sử dụng như các vector tự nhiên để mang các gen ngoại lai vào mô và tế bào thực vật. A. tumefaciens có chứa một plasmid lớn kích thước khoảng 200 kb gọi là Ti-plasmid (tumor inducing plasmid) chính là tác nhân truyền bệnh cho cây. Khi cây bị nhiễm A. tumefaciens qua các vết thương, biểu hiện bệnh rõ nhất là các khối u được hình thành ở ngay chỗ lây nhiễm. Sự hình thành khối u sau đó có thể tiếp tục mà không cần thiết phải có sự hiện diện của vi khuẩn. Khả năng này có được do A. tumefaciens đã chuyển một đoạn DNA của Ti-plasmid (T-DNA) xâm nhập vào hệ gen của cây bị bệnh. Hình 2.2. Vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens 2.2.1.2. Ti-Plasmid Trong thế giới động-thực vật đều tồn tại các thể plasmid, đó là các vòng DNA tự sinh sản độc lập. Ở vi khuẩn và động-thực vật, plasmid liên quan tới yếu tố giới tính của tế bào, đến khả năng chống chịu các loại kháng sinh...Đặc điểm quan trọng của plasmid là chúng có thể liên kết vào nhiễm sắc thể nhưng cũng có thể tồn tại bên ngoài nhiễm sắc thể một cách độc lập. Giáo trình nuôi cấy mô tế bào thực vật 324 Hình 2.3. Ti-Plasmid Các plasmid của Agrobacterium được sử dụng vào công nghệ gen thực vật ở hai dạng vector cis và trans. Đây là hai dạng vector rất thuận lợi để tái tổ hợp gen ngoại lai và chuyển vào tế bào thực vật. Dạng cis chỉ sử dụng Ti-plasmid và tế bào vật chủ là Agrobacterium tumefaciens mà không có sự tham gia của plasmid và vi khuẩn khác. Vùng T-DNA của Ti-plasmid được thiết kế lại để gắn những gen ngoại lai mong muốn, các phần còn lại của Ti-plasmid vẫn được giữ nguyên. Agrobacterium tumefaciens được dùng làm tế bào vật chủ để nhân lên nhiều bản sao của Ti-plasmid và chuyển gen. Dạng trans hay binary là dạng sử dụng hai hay nhiều loại plasmid và vi khuẩn cùng lúc, ví dụ: vi khuẩn E. coli và Agrobacterium, plasmid trong trường hợp này thích ứng với cả E. coli và Agrobacterium. Trước tiên, plasmid của E. coli chứa đoạn T-DNA được giới hạn bởi bờ phải (right border-RB) và bờ trái (left border-LB) mang gen ngoại lai (gen đích) được thiết kế và nhân lên trong vi khuẩn E. coli. Tiếp đến plasmid mang gen ngoại lai được chuyển nạp vào vi khuẩn Agrobacterium nhờ một helper plasmid (quá trình triparental matting). Vi khuẩn Agrobacterium đã mang sẵn một loại plasmid khác chứa vùng vir (virulence region) có chức năng quan trọng trong quá trình chuyển gen ngoại lai. Sự tồn tại song song hai plasmid này đã tương tác lẫn nhau trong việc chuyển gen vào tế bào thực vật. Như vậy, gen ngoại lai và vùng DNA giúp quá trình chuyển gen (vùng vir) không nằm trên cùng một plasmid nên hệ chuyển gen này được gọi là hệ trans. Giáo trình nuôi cấy mô tế bào thực vật 325 Hình 2.4.Qui trình chuyển gen bằng Agrobacterium tumefaciens 2.2.1.3. T-DNA T-DNA được nghiên cứu rất kỹ. Đó là một đoạn DNA có kích thước 25 kb trong đó chứa gen mã hóa cho sinh tổng hợp auxin, cytokinin, opine và các gen gây khối u (oncogenes). Trong Ti-plasmid, vị trí của T-DNA được giới hạn bằng RB và LB. Ngoài T-DNA, trên Ti-plasmid còn có các vùng DNA mã hóa cho việc tái sinh plasmid (replication), cho khả năng lây nhiễm và tiếp hợp (vùng vir), cho việc tiêu hóa opine (opine catabolism) Trong các vùng DNA của Ti-plasmid, ngoài T-DNA, được nghiên cứu nhiều hơn cả là vùng DNA phụ trách khả năng lây nhiễm còn gọi là vùng vir. Sản phẩm hoạt động của các gen nằm trong vùng vir dưới tác động kích thích của các hợp chất phenol tiết ra từ vết thương là một loạt các protein đặc hiệu như virE2, virB, virD, virD2, virC1... Các protein này nhận biết các vết thương ở các cây chủ thích hợp (hầu hết là cây hai lá mầm), kích thích sản sinh ra các đoạn T-DNA, bao bọc che chở các đoạn DNA này và giúp chúng tiếp cận với hệ gen của cây chủ một cách an toàn. Khi cây nhiễm A. tumefaciens, do T-DNA nạp vào trong hệ gen của cây chủ bắt đầu hoạt động và sản sinh ra auxin, cytokinin và opine, toàn bộ sinh trưởng của cây bị rối loạn, các tế bào phân chia vô tổ chức và tạo ra các khối u. Opine được vi khuẩn sử dụng như một loại “thức ăn”. Nhờ gen chuyển hóa opine trên Ti-plasmid. Cơ chế lây nhiễm Giáo trình nuôi cấy mô tế bào thực vật 326 của A. rhizogenes đối với cây hai lá mầm cũng tương tự, nhưng trong vùng T-DNA của A. rhizogenes chỉ có gen sản sinh ra auxin, vì thế sự thay đổi hình thái chính của thực vật là chúng tạo ra rất nhiều rễ tơ (hairy roots) khi bị nhiễm bệnh. Trên thực tế bệnh cây, Agrobacterium chỉ gây hại ở cây hai lá mầm, vì vậy người ta cho rằng chúng chỉ có thể đưa T-DNA vào hệ gen các cây hai lá mầm. Gần đây, nhiều tác giả đã chứng minh khi nhiễm vi khuẩn, các cây một lá mầm cũng có thể sản xuất opine và có thể khai thác khả năng biến nạp gen của Agrobacterium vào cây một lá mầm. 2.2.1.4. Chuyển DNA ngoại lai vào tế bào và mô thực vật nhờ Agrobacterium tumefaciens Cơ chế gây bệnh của các Agrobacterium là sau khi xâm nhiễm vào tế bào, chúng gắn đoạn T-DNA vào bộ máy di truyền của tế bào thực vật, dẫn đến sự rối loạn các chất sinh trưởng nội sinh, tạo ra khối u (trường hợp A. tumefaciens) hoặc rễ tơ (trường hợp A. rhizogenes). Khả năng chuyển gen này đã được khai thác để chuyển gen ngoại lai vào bộ máy di truyền của tế bào thực vật theo ý muốn. Để gắn T-DNA vào tế bào thực vật, đầu tiên vi khuẩn A. tumefaciens phải tiếp xúc với thành tế bào thực vật bị tổn thương. Quá trình này được thực hiện nhờ các gen chvA và chvB. Gen chvB mã hoá một protein liên quan đến hình thành β-1,2 glucan mạch vòng, trong khi đó gen chvA xác định một protein vận chuyển, định vị ở màng trong của tế bào vi khuẩn. Protein vận chuyển giúp vận chuyển β-1,2 glucan vào khoảng giữa thành tế bào và màng sinh chất. β-1,2 glucan giữ vai trò quan trọng để vi khuẩn Agrobacterium tiếp xúc với thành tế bào thực vật. Nếu không có sự tiếp xúc này, sẽ không có sự dẫn truyền T-DNA. Các sản phẩm protein của vùng vir có tác dụng cho việc dẫn truyền T-DNA từ vi khuẩn vào tế bào thực vật. Các loại protein đó rất cần thiết cho quá trình cắt T-DNA khỏi Ti-plasmid, cảm ứng thay đổi màng tế bào thực vật mà chúng tiếp xúc, tham gia di chuyển phần T-DNA qua màng vi khuẩn tới tế bào chất của tế bào thực vật, vận chuyển tới nhân rồi cuối cùng xâm nhập vào genome của cây chủ. Thực chất chỉ riêng T-DNA của Ti-plasmid được chuyển vào genome tế bào thực vật, mà không còn phần nào khác. Quá trình dẫn truyền chỉ do sản phẩm của các gen vir (vùng vir) và gen chv quyết định mà không liên quan đến các gen khác trên T-DNA. Tuy nhiên, chuỗi DNA 25 bp (RB và LB của T-DNA) có vai trò là vị trí cảm ứng cho các sản phẩm của tổ hợp các gen vùng vir, đặc biệt là protein từ gen virE mang chúng dẫn truyền vào tế bào thực vật. Chúng hoạt động như các tín hiệu nhận biết và khởi động quá trình dẫn truyền. Trước hết gen virA trong tổ hợp gen vùng vir được phosphoryl hoá nhờ tác động của các hợp chất phenol như acetosyringone giải phóng ra từ các tế bào thực vật tổn Giáo trình nuôi cấy mô tế bào thực vật
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.