Giáo trình Bóng đá: Phần 1

pdf
Số trang Giáo trình Bóng đá: Phần 1 54 Cỡ tệp Giáo trình Bóng đá: Phần 1 2 MB Lượt tải Giáo trình Bóng đá: Phần 1 9 Lượt đọc Giáo trình Bóng đá: Phần 1 80
Đánh giá Giáo trình Bóng đá: Phần 1
4.8 ( 10 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 54 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Giáo trình bóng đá Mục lục Chương I : Lịch sử phát triển môn Bóng đá trang 2 - 5 Chương II: Kỹ thuật trong bóng đá trang 6- 54 Chương III: Phương pháp giảng dạy trang 55 - 57 Chương IV: Luật, Phương pháp tổ chức, trọng tài trang 58-66 -1- Giáo trình bóng đá CHƯƠNG I ĐẶC ĐIỂM, TÁC DỤNG VÀ NGUỒN GỐC, LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN MÔN BÓNG ĐÁ - Đặc điểm - Tác dụng - Nguồn gốc - Lịch sử phát triển I. Mục tiêu: * Sinh viên nắm được nguồn gốc lịch sử ra đời của môn bóng đá. * Nắm được những mốc thời gian quan trọng về sự phát triển của bóng đá hiện đại và các đặc điểm của môn thể thao này cũng như tác dụng của nó đối với sự phát triển thể chất và tinh thần của người tham gia tập luyện và thi đấu cũng như ảnh hưởng của bóng đá đến đời sống xã hội. Đặc điểm của môn bóng đá: Tính tập thể cao, Tính chiến đấu cao Môn thể thao phức tạp -2- Giáo trình bóng đá Tác dụng của bóng đá: Bồi dưỡng con người về mặt ý chí,phẩm chất đạo đức Tăng cường sức khỏe và nâng cao các tố chất thể lực Tăng cương tình hữu nghị, sự hiểu biết giữa các tập thể,các dân tộc và các quốc gia trên thế giới Nguồn gốc ra đời của bóng đá: Ra đời ở Trung Quốc, được đánh dấu bởi 3 điểm: Bóng được là bằng da Bóng được bơm hơi Có cầu môn Sự phát triển của môn bóng đá: Quê hương, xuất sứ của bóng đá hiện đại là nước Anh Năm ra đời của liên đoàn bóng đá thế giới: 21.5.1904 Luật việt vị ra đời năm 1875 Sự phát triển của các đội hình qua năm tháng:WM,4.2.4 … II. Nội dung tóm tắt : Đặc điểm của môn bóng đá: Tính tập thể cao, Tính chiến đấu cao Môn thể thao phức tạp Tác dụng của bóng đá: Bồi dưỡng con người về mặt ý chí, phẩm chất đạo đức Tăng cường sức khỏe và nâng cao các tố chất thể lực Tăng cương tình hữu nghị, sự hiểu biết giữa các tập thể,các dân tộc và các quốc gia trên thế giới Nguồn gốc của môn bóng đá: o Ra đời ở Trung Quốc, được dánh dấu bởi 3 thời điểm: Bóng được làm bằng da Bóng được bơm hơi Có cầu môn Sự phát triển của bóng đá: Quê hương, xuất sứ của bóng đá hiện đại là nước Anh Năm ra đời của liên đoàn bóng đá thế giới: 21.5.1904 -3- Giáo trình bóng đá Luật việt vị ra đời năm 1875 Sự phát triển của các đội hình qua năm tháng: WM,4.2.4 … III. Đặc điểm và vai trò của môn bóng đá: • Bóng đá ngày nay: • Là môn thể thao có tính thương mại hóa cao: Ngày nay người ta không chỉ nói “chơi” mà còn “làm ăn” về bóng đá. Muốn kiếm được nhiều tiền từ bán vé, truyền hình quảng cáo, cổ động, mua bán cầu thủ…thì phải có nhiều cầu thủ giỏi, đội bóng mạnh, thi đấu xuất sắc. Với mục đích rõ ràng đó người ta (các CLB) càng đua nhau đầu tư về sân bãi, trang thiết bị, mua bán VĐV và HLV, đào tạo VĐV trẻ…Một số đội bóng hàng đầu thế giới như: Manchester United, Juventus, Inter Milan, Barccelona …đáng giá hàng trăm triệu, thậm chí cả bạc tỉ đô la, sự chuyển nhượng không ngừng về VĐV, HLV mà các đại gia còn có ý đồ mua đứt một CLB bóng đá nổi tiếng đó là xu thế mới ngày nay. • Là môn thể thao mang tính nghệ thuật cao: Là môn thể thao sử dụng đôi chân là chủ yếu để khống chế và điều khiển trái bóng nhằm đưa bóng vào cầu môn đối phương. Sự đa dạng và phong phú của bóng đá được thể hiện ở 3 điểm sau: a. Bóng đá là môn thể thao mang tính tập thể cao. Một trận thi đấu bóng đá gồm 2 đội với 22 cầu thủ trên sân, mổi bên 11 người trên một sân rộng Một cầu thủ xuất sắc không thể vượt qua các cầu thủ đối phương để ghi bàn nếu không có đồng đội vì vậy cần có tinh thần tập thể cao trong bóng đá b. Bóng đá là môn thể thao có tính chiến đấu cao. Trong thi đấu bóng đá cầu thủ 2 đội được quyền tràn qua sân nhau để tranh dành bóng một cách hợp lệ Chính điều đó đã tạo nên tính chiến đấu, tính đối kháng cao nhưng là sự ganh đua, giành giật về tài nghệ kĩ- chiến thuật, tinh thần, ý chí, va chạm hợp lệ để dành phần thắng. c. Bóng đá là môn thể thao phức tạp. Kĩ thuật đa dạng chiến thuật phức tạp nên việc nắm vững kĩ – chiến thuật là một quá trình khó khăn cần trải qua quá trình khổ luyện lâu dài. Bóng đá là môn thể thao không có tính chu kì. Các cầu thủ phải luôn có tính linh hoạt cơ động và sáng tạo trong từng tình huống cụ thể. IV. Tác dụng của môn bóng đá: Bồi dưỡng con người về mặt ý chí, phẩm chất đạo đức. -4- Giáo trình bóng đá Tăng cường sức khỏe và nâng cao các tố chất thể lực. Tăng cường tình hữu nghị và sự hiểu biết giửa các tập thể V. Nguồn gốc của môn bóng đá: 2000 năm trước đây bóng đá đã xuất hiện ở trung quốc, và một số nước châu âu Khi đó quả bóng bên trong được làm bằng cỏ, lông mao và được bọc ngoài bằng da VI. Sự phát triển của bóng đá hiện đại: Ngày 26.10.1863 tại luân đôn 1 tổ chức bóng đá lấn đầu tiên được thành lập, đó là liên đoàn bóng đá Anh Ngày21.5.1863 tại Paris các nước Thụy Sĩ, Hà Lan, Pháp, Bỉ, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Đan Mạch đã lập nên 1 tổ chức bóng đá gọi là LĐBĐTG viết tắt FI FA. Năm 1875 luật việt vị ra đời, đến năm 1925 có sự sửa đổi lớn, về cơ bản giống như luật việt vị ngày nay. Năm 1930 một người anh tên là Hoop Man trên cơ sở luật việt vị mới tạo ra đội hình chiến thuật “WM”. Tại giải vô địch bóng đá thế giới lần thứ 6 năm 1958, đội tuyển Brazin đưa ra đội hình chiến thuật 4.2.4 giành ngôi vô địch Năm 1974 tại giải vô địch bóng đá thế giói lần thứ 10 đội tuyển Hà Lan đã biểu diển lối chơi toàn công toàn thủ Hiện nay trên thế giới ngoài hai giải đấu lớn FI FA, UBO, còn có các giải châu lục Hiện nay trào lưu xu thế phát triển của bóng đá toàn diện trên cả ba mặt: kĩ năng, thể năng và trí năng. -5- Giáo trình bóng đá CHƯƠNG II CÁC KỸ THUẬT TRONG BÓNG ĐÁ A. KỸ THUẬT DI CHUYỂN B. KỸ THUẬT ĐÁ BÓNG BẰNG LÒNG BÀN CHÂN C. KỸ THUẬT ĐÁ BÓNG BẰNG MU TRONG BÀN CHÂN D. KỸ THUẬT ĐÁ BÓNG BẰNG MU GIỮA BÀN CHÂN E. KỸ THUẬT ĐÁ BÓNG BẰNG MU NGOÀI BÀN CHÂN F. KỸ THUẬT GIỮ BÓNG G. KỸ THUẬT DẪN BÓNG H. KỸ THUẬT ĐÁNH ĐẦU I. KỸ THUẬT NÉM BIÊN J. KỸ THUẬT TRANH CƯỚP BÓNG K. KỸ THUẬT ĐỘNG TÁC GIẢ L. KỸ THUẬT THỦ MÔN A. KỸ THUẬT DI CHUYỂN TRONG BÓNG ĐÁ - Kỹ thuật chạy - Dừng đột ngột - Chuyển thân - Bật nhảy - Đi bộ - Phương pháp giảng dạy I. Mục tiêu: Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về phân loại kỹ thuật không bóng và nguyên lý kỹ thuật không bóng. Phương pháp giảng dạy các kỹ thuật này, nguyên nhân dẫn đến sai lầm khi tập luyện và cách sửa chữa. II.Nội dung tóm tắt: Trong kỹ thuật bóng đá có rất nhiều kỹ thuật trong đó kỹ thuật di chuyển nắm vai trò quan trọng để hình thành các kỹ thuật khác ( kỹ thuật chuyền bóng, kỹ thuật dẩn bóng, kỹ thuật sút bóng v.v..). Kỹ thuật di chuyển cũng có nhiều bước di chuyển khác nhau, nhưng có 05 bước di chuyển cơ bản không thể thiếu khi chơi môn bóng đá: -6- Giáo trình bóng đá Phân loại các kỹ thuật di chuyển : Chạy Dừng đột ngột Chuyển than Bật nhảy Đi bộ Trong thi đấu bóng đá kỹ thuật di chuyển chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Bởi phần lớn thời gian trên sân của các cầu thủ là hoạt động không bóng. Hoạt động không bóng là tất cả các hoạt động hợp lý mà các cầu thủ sử dụng trong thi đấu, trong điều kiện không khống chế bóng : Kỹ thuật chạy: Phải hạ thấp trọng tâm so với môn điền kinh. Kỹ thuật dừng đột ngột: Để chuyển thân trong các tình huống thi đấu đạt hiệu quả. Kỹ thuật chuyển thân: Đòi hỏi sự nhanh nhẹn, vừa quan sát, vừa làm động tác giả. Kỹ thuật bật nhảy: Nhằm hoạn thiện kỹ thuật đánh đầu, bật nhảy, tranh cướp. Kỹ thuật đi bộ: Thả lỏng cơ thể, đạt hiệu quả tốt nhất trong quá trình thi đấu. III.Kỹ thuật chạy: Kỹ thuật chạy gồm: chạy thường, chạy giật lùi, chạy đường vòng, Chạy zichzac….. Khi chạy trọng tâm các cầu thủ bóng đá thường thấp, bước chạy ngằn, tay đánh rộng sang ngang nhiều hơn so với VĐV điền kinh. Động tác chạy giật lùi, chạy nghiêng không cần nhanh, bất ngờ nhưng đòi hỏi phải có sự phối hợp thoải mái không gò bó. IV.Dừng đột ngột: Đòi hỏi cầu thủ phải dung hết lực để chân bám chặt đất, khi đó gối và trọng tâm hạ thấp đề trọng tâm hướng về phía ngược với hướng đang di chuyển một độ nghiêng nhất định. Bàn chân dung lực đạp đất, cơ thể hạ thấp để giảm quán tính và lực xông về phía trước. V. Chuyển thân: -7- Giáo trình bóng đá Trong thi đấu bóng đá luôn có sự thay đổi giữa tấn công và phòng thủ, giữa vị trí của các cầu thủ và bóng do vậy để theo kịp những diễn biến xảy ra trên sân các cầu thủ cần phải linh hoạt chuyển thân nhanh, bất ngờ ở mỗi tỉnh huống cụ thể đòi hỏi. VI. Bật nhảy: Bật nhảy là cách thức thực hiện việc tranh chấp bóng trên không. Sức bật tốc độ chạy đà, lực dậm nhảy, năng lực phán đoán điểm rơi, thời gian dậm nhảy…quyết định kết quả của động tác tranh bóng. Bật nhảy được chia làm dậm nhảy bằng một chân và dậm nhảy bằng hai chân. VII. Đi bộ: Trong thi đấu bóng đá đi bộ chủ yếu được sử dụng để tranh thủ nghỉ ngơi, hồi phục lại sức lực. Khi đi bộ các cầu thủ có thể quan sát, phán đoán để lựa chọn vị trí phù hợp và lập tức tham gia vào các tình huống. VIII. Phương pháp giảng dạy: Các biện pháp thường được sử dụng trong giảng dạy kỹ thuật di chuyển: Chạy thẳng , chạy giật lùi và kết hợp cả hai loại trên. Chạy thường kết hợp quay rồi tiếp tục chạy tiếp. Chạy tăng tần số bước. Chạy theo tín hiệu, theo các hướng, thay đồi tốc độ, cách chạy một cách bất ngờ, đột ngột. Chạy thường, biến tốc, dừng… Chạy đà một vài bước rồi thực hiện dậm nhảy bằng 1 chân hay 2 chân. Chạy nhảy lên khi chân tiếp đất tiếp tục tăng tốc… Chạy đan chéo, cắt kéo lien tục phải, trái, trước, sau, chạy zichzac… -8- Giáo trình bóng đá Những sai lấm thường mắc Khi dừng lại đột ngột hoặc chuyển than, người không ngả ra sau nên không dừng lại được ngay và dễ bị mất thăng bằng. Khi di chuyển mắt không quan sát diễn biến trên san. Khi di chuyển ngang hoặc zichzac, sự phối hợp toán than không được nhịp nhàng. Cách sửa Thực hiện động tác với tốc độ chậm. Thực hiện các bước lướt nhiều lần với tốc độ chậm. Tập phối hợp di chuyển với đồng đội. Tập di chuyển với bóng. B. KỸ THUẬT ĐÁ BÓNG BẰNG LÒNG BÀN CHÂN Mục đích tác dụng kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân Nguyên lý kỹ thuật động tác Phương pháp giảng dạy Hệ thống bài tập I. Mục tiêu Trang bị cho người học về mục đích sử dụng kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân trong thi đầu, nguyên lý kỹ thuật của các kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân. Phương pháp giảng dạy các lỗi sai khi thực hiện kỹ thuật này, cách sửa cùng hệ thống các bài tập cơ bản sử dụng trong tập luyện. II. Nội dung tóm tắt Mục đích sử dụng: Được sử dụng để đá bóng ở cự ly gần và đá phạt đền đòi hỏi độ chính xác cao. Nguyên lý kỹ thuật động tác: Chạy đà. Đặt chân trụ. Vung chân lăng. Tiếp xúc bóng. Kỹ thuật đá bóng được chia ra các loại: -9- Giáo trình bóng đá Đá bóng nằm tại chỗ. Đá bóng lăn sệt. Đá bóng nửa nảy. Phương pháp giảng dạy. Đề ra các biện pháp để khắc phục các sai lầm thường mắc. Hệ thống các bài tập Từ hệ thống bái tập giúp khắc phục các sai lầm khi mới tập luyện. III. Mục đích tác dụng kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân Kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân là dùng phần bên trong của lòng bàn chân (từ cổ chân tới đốt xương ngón chân cái) để đá bóng đi. IV. Nguyên lý kỹ thuật động tác Đá bóng nằm tại chỗ ( chia làm 5 giai đoạn): Chạy đà thẳng với hướng bóng. Đặt chân trụ. Vung chân lăng. Tiếp xúc bóng. Kết thúc. Đá bóng lăn sệt Đá bóng lăn từ phía trước tới: trước hết cần phán đoán thời điểm vung chân và vị trí bóng lăn tới để tiếp xúc bóng được chính xác. Đá bóng đang lăn về trước: chân trụ nên đặt trước về phía trước bóng. Trường hợp bóng lăn từ các bên tới về phía chân trụ thì nên đặt chân trụ hơi xa về phía bên của bóng. Đá bóng nửa nảy Phải đá bóng ngay những quả bóng từ trên cao rơi xuống vừa nảy từ đất lên mà không làm độ ng tác giữ bóng. Trước hết phải phán đoán tốc độ bay và điểm rơi của bóng, từ đó nhanh chóng di chuyển chọn vị trí cho việc đặt chân trụ. V. Phương pháp giảng dạy Giảng dạy và làm mẫu từng giai đoạn của động tác, từ mô phỏng không bóng dến có bóng. Tiến hành tổ chức, hướng dẫn tập luyện: - 10 -
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.