Giáo dục Quốc tế - Số 3/2005

pdf
Số trang Giáo dục Quốc tế - Số 3/2005 10 Cỡ tệp Giáo dục Quốc tế - Số 3/2005 325 KB Lượt tải Giáo dục Quốc tế - Số 3/2005 0 Lượt đọc Giáo dục Quốc tế - Số 3/2005 6
Đánh giá Giáo dục Quốc tế - Số 3/2005
4.8 ( 10 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Số 3 - Naêm 2005 CIECER GIAÙO DUÏC QUOÁC TEÁ TÖ LIEÄU THAM KHAÛO VIEÄN NGHIEÂN CÖÙU GIAÙO DUÏC – ÑAÏI HOÏC SÖ PHAÏM THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH 115 Hai Baø Tröng, Quaän I - TPHCM, ÑT: 8355100 - Fax: 8393883, Email: ciecer@hcm.vnn.vn LÔØI NOÙI ÑAÀU Ñeå giuùp caùc nhaø nghieân cöùu vaø quaûn lyù giaùo duïc, caùc nhaø giaùo, sinh vieân ñaïi hoïc sö phaïm coù theâm thoâng tin veà tình hình phaùt trieån giaùo duïc hieän nay ôû caùc nöôùc treân theá giôùi, beân caïnh “Baûn tin giaùo duïc” (ra moãi thaùng 2 kyø), baét ñaàu töø thaùng 1/2002, Vieän Nghieân cöùu Giaùo duïc toå chöùc bieân soaïn theâm baûn tin Tö lieäu tham khaûo “Giaùo duïc quoác teá” bao goàm moät soá baøi vieát veà caùc vaán ñeà quan troïng vaø coù tính thôøi söï ñang ñaët ra cho giaùo duïc ôû caùc nöôùc, ñöôïc trình baøy döôùi daïng nhöõng baøi toång thuaät, löôïc thuaät hay dòch töø nguyeân taùc. Trung taâm Nghieân cöùu & Giao löu Vaên hoùa Giaùo duïc Quoác teá thuoäc Vieän NCGD laø ñôn vò ñöôïc giao thöïc hieän baûn tin naøy. Chuùng toâi mong nhaän ñöôïc söï coäng taùc vaø yù kieán ñoùng goùp cuûa baïn ñoïc ñeå khoâng ngöøng naâng cao chaát löông cuûa baûn tin. BAÙCH KHOA TOAØN THÖ VEÀ GIAÙO DUÏC MOÄT COÂNG TRÌNH TRI THÖÙC TOÅNG HÔÏP VEÀ GIAÙO DUÏC VAØ GIAÙO DUÏC HOÏC Có nhiều tiêu chí để khẳng định ‘khi nào thì một lãnh vực nghiên cứu có thể tự khẳng định mình và chính thức trở thành một ngành khoa học độc lập’ như lãnh vực đó phải có đối tượng nghiên cứu riêng, hệ thống các khái niệm - thuật ngữ riêng, hệ các phương pháp nghiên cứu… Ngoài những tiêu chí có tính chất ‘truyền thống’ nói trên, có một ‘tiêu chí’ khác đã được một số tác giả đề xuất, đó là ‘khi lãnh vực nghiên cứu ấy cuối cùng đã có được bộ bách khoa toàn thư của riêng nó’. Thực ra, tiêu chí ‘bách khoa toàn thư’ này không hẳn chỉ có giá trị khẳng định tư cách ‘khoa học’ của một lãnh vực nghiên cứu mà hơn thế nữa, nó còn khẳng định sự phát triển ở một trình độ cao của một lãnh vực nghiên cứu đã được khai sinh từ lâu, một sự phát triển đã đến một giai đoạn đòi hỏi phải có GIAÙO DUÏC QUOÁC TEÁ (TÖ LIEÄU THAM KHAÛO) một sự tổng hợp hoặc một sự hệ thống hóa các tri thức khoa học dưới dạng này hay dạng khác. Các loại bách khoa toàn thư, từ bách khoa toàn thư tổng quát đến bách khoa toàn thư chuyên ngành (như bách khoa toàn thư về giáo dục) chính là những công trình có tính chất tổng hợp như thế, không những chỉ có chức năng hệ thống hóa và trật tự hóa tri thức khoa học mà còn có tác dụng tổng kết một quá trình hình thành và phát triển của một lãnh vực nghiên cứu ở cả hai bình diện thực tiễn và khoa học. Trong lãnh vực giáo dục và giáo dục học, từ trước tới nay, đặc biệt là ở Châu Âu và Bắc Mỹ, đã xuất bản một số lượng khổng lồ các tác phẩm viết về giáo dục dưới dạng sách hoặc tài liệu tra cứu (như các loại từ điển, từ từ điển về thuật ngữ giáo dục có tính chất đơn ngữ hoặc đối THAÙNG 2.2005 Trang 1 chiếu đến các loại từ điển giải thích về giáo dục…). Phần lớn các loại từ điển này vừa thể hiện những khái niệm chung về giáo dục, những khái niệm vượt ra ngoài ranh giới của các quốc gia, lại vừa mang những nét đặc thù, những giá trị riêng của từng hệ thống giáo dục trong phạm vi quốc gia hoặc trong phạm vi vùng. Riêng trong lãnh vực bách khoa toàn thư, số lượng những công trình có tính chất tổng hợp tri thức về giáo dục học không phải là nhiều lắm, và công trình mới xuất bản gần đây, bộ “ENCYCLOPEDIA OF EDUCATION’ (Bản in lần thứ 2, xuất bản năm 2003) nxb. Macmillan) chính là một bộ “bách khoa toàn thư (về) giáo dục” (viết tắt: BKTTGD) có giá trị tổng hợp lớn về hai phương diện thực tiễn và lí thuyết. Đây là một công trình tổng hợp tri thức về giáo dục và giáo dục học khá đồ sộ (bao gồm tất cả 8 tập với tổng số trang lên đến 3357 trang) cung cấp một cái nhìn tổng quan về giáo dục, đặc biệt là nền giáo dục Mỹ, với tất cả sự phân ngành và phân chia lãnh vực tri thức (giáo dục) cần thiết. (Do sự phân chia và phân ngành đa dạng này mà ngày nay người ta không còn xem ‘giáo dục học’ (danh từ, số ít) là một khoa học có tính chất đơn ngành mà thay vào đó là thuật ngữ ‘các khoa học về giáo dục’ (les sciences de l’education) bao gồm một hệ thống các bộ môn khoa học có mẫu số nội dung chung là giáo dục, trong đó ‘giáo dục học’ được xem là một bộ môn có tính chất hướng dẫn đại cương. Sự thay đổi tên gọi này không phải là một vấn đề có tính chất thuần túy thuật ngữ mà nó phản ánh một sự phát triển mạnh mẽ và lớn lao trong lãnh vực tri thức đặc biệt này. Bộ BKTTGD này tuy vẫn giữ tên gọi cũ (thuật ngữ ‘ Education’) nhưng về thực chất đã phản ánh được sự phát triển có tính chất đa ngành và liên ngành này). So với các bộ sách tra cứu – tham khảo khác về giáo dục, bộ BKTTGD này có một số đặc điểm như sau: GIAÙO DUÏC QUOÁC TEÁ (TÖ LIEÄU THAM KHAÛO) 1. Về tác giả, đây là một bộ BKTTGD mà số lượng tác giả lên đến con số trên dưới 830 người, (mỗi người phụ trách biên soạn một hoặc vài mục từ thuộc phạm vi chuyên môn của mình), hầu hết đều là các nhà khoa học hoặc các giáo sư ở các trường cao đẳng và đại học của Mỹ, trong đó có một số nhà khoa học và các giáo sư nổi tiếng của một số các trường đại học hàng đầu của Mỹ, như Peter Salovey (ĐH Yale, phụ trách mục từ “Emotional intelligence’), Alan H.Schoenfel (ĐH California, Berkeley, mục từ “Mathematics learning’), Allen Buby (ĐH John Hopkins, mục từ “Middle schools’), Gary Natriello (ĐH Columbia, mục từ “Dropouts’), Bruce Alberts (Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia, mục từ “National Academy of sciences’), Howard Eichenbaum (ĐH Boston, mục từ ‘Neurological foundation of learning’)… Bên cạnh đó, có sự cộng tác của một số các giáo sư của một số trường đại học ở Châu Âu như Tjeerd Plomp (ĐH Twente, Hòa Lan), Pari J. Salhberg (ĐH Helsinki, Phần Lan), Kinneth King (ĐH Edinburg, Scotland)…Tổng chủ biên của công trình BKTTGD này là GS James W.Guthrie của trường ĐH Vanderbilt đồng thời cũng là giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Giáo dục. Như vậy, đây là một công trình qui tụ một số lượng khá lớn các chuyên gia hàng đầu trong lãnh vực giáo dục ở Hoa Kỳ. 2. So với bản in lần thứ nhất (xuất bản lần đầu năm 1971), bản in lần thứ hai này (2003) đã phản ánh được những biến đổi lớn lao xảy ra trong hơn 30 năm vừa qua không chỉ trong phạm vi giáo dục ở Hoa Kỳ mà còn ở khắp nơi trên thế giới. Những biến động trong các lãnh vực chính trị, kinh tế, xã hội cùng với những phát minh mới trong lãnh vực khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, đã tác động hết sức sâu sắc đến giáo dục, làm cho thiết chế này ngày càng trở nên phức tạp và đa dụng hơn. Tất cả những biến đổi sâu sắc có liên quan đến lãnh vực giáo dục này đều được phản ánh trong bộ BKTTGD THAÙNG 2.2005 Trang 2 này, chẳng hạn như các vấn đề liên quan đến công nghệ giáo dục (technology in education), cải cách giáo dục (education reform), chuyển giao công nghệ (technology transfer), vấn đề toàn cầu hóa giáo dục (globalization of education), vấn đề giáo dục quốc tế (international education). 3. Về dung lượng và cấu trúc của các mục từ, bộ BKTTGD của lần xuất bản thứ 2 này bao gồm hơn 850 văn bản dùng để giải thích hoặc cung cấp các nội dung thông tin của các mục từ và dung lượng của mỗi văn bản chứa đựng từ 500 đến 5000 từ. Về mặt kết cấu, mỗi văn bản đều có một hình thức chung như sau: dưới mỗi mục từ là toàn bộ văn bản và văn bản này được phân chia ra thành nhiều nội dung khác nhau thể hiện qua những tiêu đề phụ được in đậm. Dưới mỗi văn bản (có ghi rõ tên tác giả) là một thư mục bao gồm các tài liệu tham khảo, và trong một số trường hợp cần thiết, các địa chỉ websites có liên quan cũng được ghi thêm. Đồng thời ở dưới mỗi văn bản cũng ghi thêm một số các mục từ khác có liên quan đến nội dung chính của mục từ được trình bày trong phần văn bản. Mục đích của việc ‘ghi thêm’ này là nhằm tạo điều kiện dễ dàng cho sự tiếp nhận nội dung thông tin một cách rộng mở và hoàn chỉnh hơn (tức là bằng cách ‘tham khảo chéo’ (crossreference), nội dung thông tin của các mục từ có liên quan đựơc liên kết lại và liên thông với nhau, tránh được tình trạng thông tin bị chia cắt do sự cách biệt vị trí của các mục từ). Ngoài những thông tin đa dạng về các vấn đề, tổ chức, khái niệm về giáo dục và giáo dục học, bộ BKTTGD còn bao gồm 121 mục từ đặc biệt trình bày về tiểu sử và sự nghiệp của 121 nhà giáo dục có ảnh hưởng lớn trong lịch sử giáo dục thế giới, kể từ triết gia Plato của thời cổ đại Hi Lạp cho đến Alice Miel (19061998), một nhà giáo dục lỗi lạc của Mỹ, một nhà hoạt động thực tiễn và đồng thời cũng là một chuyên gia thiết kế và phát triển chương trình giáo dục. GIAÙO DUÏC QUOÁC TEÁ (TÖ LIEÄU THAM KHAÛO) 4. Trên phương diện cấu trúc vĩ mô và hệ thống trật tự, bộ BKTTGD sử dụng đồng thời cả hai loại trật tự khác nhau thường được áp dụng cho các công trình về từ điển tri thức. Với loại trật tự thứ nhất (dựa theo tiêu chuẩn hình thức chữ viết), tất cả mục từ đều được xếp theo trật tự chữ cái A, B,C, mở đầu là mục từ ‘AACSB International’ (The Association to Advance Collegiate Schools of Business) và kết thúc bằng mục từ ‘Young Women’s Christian Association’ (YWCA) ở trang 2741. Việc xếp đặt vị trí của các mục từ theo kiểu ‘truyền thống’ này chỉ có một tác dụng duy nhất là làm dễ dàng sự tra cứu, tìm tòi, tiết kiệm được thời gian ‘lật sách’, nhưng lại có một nhược điểm là không ‘hiển thị’ được trật tự theo hệ thống nội dung – khái niệm mà điều này lại rất cần thiết đối với một bộ bách khoa toàn thư như bộ BKTTGD. Nhược điểm này đã được các nhà biên soạn BKTTGD giải quyết thỏa đáng bằng cách cung cấp cho độc giả một ‘Lược đồ về nội dung’ (Outline of contents) của bộ sách mà trong đó tất cả các mục từ đều được sắp xếp theo trật tự khái niệm. Điều này có tác dụng rất lớn trong việc giúp cho người tra cứu có một cái nhìn có tính chất tổng thể và hệ thống hơn về nội dung không phải chỉ của một thuật ngữ - mục từ mà còn của nhiều thuật ngữ - mục từ tuy khác nhau về nội dung biểu đạt nhưng lại cùng có chung một cơ sở khái niệm. Nói cách khác, với ‘Lựơc đồ về nội dung’ này, một bức tranh toàn cảnh về nội dung khái niệm thuộc lãnh vực giáo dục và giáo dục học đã được phác thảo một cách có hệ thống. ‘Lược đồ nội dung’ nói trên có một mạng lưới các cấu trúc khái niệm như sau (xem từ tr.3197 đến tr.3217, tập 8). 1. CHƯƠNG TRÌNH (Curriculum) A. Trường học (School) B. Đại học (Higher education) C. Quốc tế (International) 2. QUÁ TRÌNH DẠY VÀ HỌC (Learning and Instruction) THAÙNG 2.2005 Trang 3 A. Các quá trình xã hội và cảm xúc trong học tập và phát triển (Affective and social processes in learning and development) B. Các lí thuyết về phát triển và học tập (Theories of development and learning) C. Các quá trình học tập (Learning processes) D. Rèn luyện, nghiên cứu về khả năng đọc viết (Literacy, literacy studies, and reading) E. Học tập các nội dung chuyên môn (Content area learning) - Toán học (Mathenatics) - Khoa học (Science) - Khoa học xã hội (Social studies) - Nghệ thuật ngôn ngữ (Language Arts) - Các nghệ thuật thị giác và trình diễn (Visual and performing arts) - Giáo dục kĩ thuật và hướng nghiệp (vocational and technical education) F. Quá trình dạy học và thiết kế dạy học (Instructional processes and instructional design) G. Trí thông minh (Intelligence) 3. ĐÁNH GIÁ, ĐO LƯỜNG VÀ PHƯƠNG PHÁP (Assessment, measureement, and methods) A. Công cụ đánh giá (Tools for assessment) B. Tiêu chuẩn đánh giá (Standards for assessment) C. Các tổ chức đánh giá (Assessment organizations) 4. GIÁO DỤC TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC (Elementary and secondary education) A. Các loại hình trường học/ giáo dục (Types of schools/schooling) B. Các chính sách và dịch vụ trường học (School services and policies) C. Các phương pháp dạy học (Instructional methods) GIAÙO DUÏC QUOÁC TEÁ (TÖ LIEÄU THAM KHAÛO) 5. GIÁO DỤC SAU TRUNG HỌC (Post-secondary education) A. Thành phần giảng huấn (Faculty) B. Nghiên cứu (Research) C. Sinh viên (Students) + Chọn trường (College search and selection) + Các loại sinh viên (Types of students) + Công tác sinh viên (Student affairs) + Các tổ chức sinh viên (Student organizations) + Dịch vụ sinh viên (Student services) + Hoạt động học thuật (Academic performance) + Phát triển tình cảm (Affective development) D. Cấu trúc tổ chức của các trường cao đẳng và đại học (Organizational structure of colleges and universities) + Quản trị và ra quyết định (Governance and decision-making) + Các nhân viên hành chánh (Administrative officers) + Các lãnh vực chức năng (Functional areas) + Các vấn đề về tổ chức, quản trị (Administrative issues) E. Các tổ chức học thuật (Academic organizations) F. Chương trình (Curriculum) G. Thể thao (Athletics) H. Các trường cao đẳng cộng đồng (Community colleges) I. Hệ thống giáo dục đại học và các loại hình định chế (System of higher education and types of instructions) J. Học tập từ xa và giáo dục sau trung học (Distance learning and postsecondary education) K. Giáo dục sau cử nhân (Graduate education) 6. LỊCH SỬ GIÁO DỤC (History of education) A. Thời kì thuộc địa (Colonial period) THAÙNG 2.2005 Trang 4 B. Thời kì trường phổ cập (Common school period) C. Cuối thế kỉ 19 (Late nineteenth century) D. Kỉ nguyên tiến bộ (Progressive era) E. Chương trình và giáo dục đại cương (General curriculum and instruction) F. Giáo dục mẫu giáo (Early childhood education) G. Giáo dục tiểu học (Elementary education) H. Giáo dục trung học (Secondary education) I. Giáo dục đại học (Higher education) 7. TRIẾT LÍ GIÁO DỤC (Philosophy of education) 8. CHÍNH SÁCH VÀ QUẢN TRỊ GIÁO DỤC (Education policy and governance) A. Chính quyền liên bang (Federal government) B. Chính quyền tiểu bang (State government) C. Chính quyền địa phương (Local government) D. Phát triển kinh tế (Eonomic development) E. Tài trợ (Financing) F. Cải cách giáo dục (Education reform) G. Tư nhân hóa (Privatization) H. Kinh tế học giáo dục (Education economics) I. Thống kê (Statistics) J. Các bộ luật và hiệp ước về giáo dục (educational laws and treaties) K. Các tổ chức chuyên nghiệp và các tổ chức từ thiện (Professional and policy organiations and philanthopic organizations) L. Hiệp hội và các nhóm lợi ích (Associations and Interest Groups) M. Các tổ chức quốc tế (International organizations) GIAÙO DUÏC QUOÁC TEÁ (TÖ LIEÄU THAM KHAÛO) N. Nghiệp đoàn giáo viên (Teacher Unions) O. Các phương tiện dạy học (Facilities) 9. GIÁO DỤC QUỐC TẾ (International education) A. Giáo dục đối chiếu (Comparative education) B. Phát triển (Development) C. Các vùng và lãnh thổ (Global regions) 10. BỐI CẢNH XÃ HỘI CỦA GIÁO DỤC (Social context of education) A. Giáo dục đa văn hóa (Multicultural education) B. Hoạt động khẳng định (Affirmative action) C. Giới (Gender) D. Giáo dục và tôn giáo (Education and religion) 11. NHỮNG ẢNH HƯỞNG BÊN NGOÀI TRƯỜNG HỌC ĐỐI VỚI SỰ THÀNH ĐẠT VỀ HỌC VẤN (Out- ofschool influences on academic success) A. Các khuynh hướng dân số (Demographic trends) B. Chủng tộc và văn hóa (Race, ethnicity and culture) C. Hoàn cảnh và ảnh hưởng gia đình (Family circumstance and influence) D. Ảnh hưởng cộng đồng (Community influence) E. Sức khỏe trẻ em và sự chăm sóc sức khỏe (Children’s health and health care) F. Các hoạt động ngoài nhà trường (Out-of school activities) G. Lợi tức và sự biến đổi kinh tế (Income and economic change) H. Bạo lực (Violence) 12. HỌC SINH NGOẠI LỆ VÀ NỀN GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT (Exceptional students and special education) 13. GIÁO DỤC SƯ PHẠM (Teacher Education) A. Giáo dục tiểu học và trung học (Elementary and secondary education) THAÙNG 2.2005 Trang 5 B. Giáo dục sau trung học (Postsecondary Education) C. Giáo dục quốc tế (International Education) 14. QUẢN TRỊ HỌC ĐƯỜNG (Administration) 15. GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP (Professional education) A. Giáo dục thường xuyên (Continuing education) B. Huấn luyện đại học (Graduate training) 16. GIÁO DỤC VÀ THƯƠNG MẠI (Education and commerce) 5. Ngoài nội dung chính đã trình bày sơ lược ở trên, trong tập 8 của bộ BKTTGD, các tác giả đã dành riêng tập cuối cùng này để trình bày 6 phần phụ lục và 1 bản đề mục (index) đặt ở cuối sách (từ tr.3219 đến tr.3357). Tất cả đều có tác dụng làm cho nội dung của bộ sách trở nên phong phú, đa dạng hơn và đồng thời dễ tìm tòi, tra cứu hơn. Nội dung của 6 phần phụ lục được chia ra như sau: - Phụ lục 1: các loại trắc nghiệm có tính chất đánh giá và về các kết quả đã đạt được - Phụ lục 2: Bảng hướng dẫn về các cơ quan phụ trách giáo dục của các tiểu bang - Phụ lục 3: Các văn bản pháp luật, án lệ và các thỏa thuận, hiệp ước quốc tế có liên quan đến giáo dục - Phụ lục 4: Các nguồn địa chỉ giáo dục trên mạng Internet - Phụ lục 5: Thư mục tham khảo - Phụ lục 6: Bản phác thảo về nội dung của bộ sách Nhìn chung, đây là một bộ BKTTGD được biên soạn rất công phu và khoa học và đây cũng là một bộ BKTTGD đã cập nhật hóa những vấn đề mới nhất về giáo dục đã nảy sinh trong hơn 30 năm vừa qua, phản ánh được diện mạo của nền giáo dục Hoa Kỳ từ thời kì thuộc địa cho tới nay, một trong những nền giáo dục hiện đại và tiên tiến nhất thế giới, và phần nào cũng phản ảnh được những đặc trưng của nền giáo dục cựu lục địa. Điều đáng tiếc là bộ sách chưa đề cập hoặc chưa phản ánh đầy đủ những truyền thống giáo dục lớn khác của thế giới như truyền thống giáo dục của các nước phương Đông (như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản..). Vì vậy, vẫn chưa thể xem đây là một bộ BKTTGD mang tầm vóc quốc tế và có ý nghĩa thế giới thực sự, một bộ sách có khả năng phản ánh, đánh giá và tổng kết một cách tương đối đầy đủ về những giá trị giáo dục mà con người đã tạo ra được trong quá trình phát triển lịch sử của mình, ở cả phương Tây lẫn phương Đông. Trong khi chờ đợi một bộ BKTTGD đúng với ý nghĩa quốc tế của nó thì đấy là một công trình tri thức giáo dục có tính chất tổng hợp, một tài liệu tra cứu và tham khảo rất bổ ích cho bất cứ ai quan tâm đến các vấn đề về giáo dục, đặc biệt là những người đang hoặc sẽ biên soạn một bộ “Bách khoa toàn thư về giáo dục Việt Nam”. TS. Nguyễn Ngọc Thanh Tài liệu giới thiệu “Encyclopedia of Education”. Tổng chủ biên: James W. Guthrie (MacMillan Reference USA, 2003, 8 tập) GIAÙO DUÏC VAØ THÖÔNG MAÏI QUOÁC TEÁ Trên phương diện lịch sử, giáo dục đã cung cấp cho xã hội toàn cầu một phương tiện để chuyển giao kiến thức và kĩ năng. Một nghiên cứu gần đây của Ngân hàng Thế giới đã cho thấy rằng giáo dục là một GIAÙO DUÏC QUOÁC TEÁ (TÖ LIEÄU THAM KHAÛO) nhân tố “chủ yếu cho hoạt động và tinh thần của một xã hội dân sự cũng như cho sự phát triển kinh tế bền vững và sự giảm thiểu nạn đói nghèo” (1996). Như tuyên bố của ủy ban Dân số và chất lượng cuộc sống, “giáo dục là một trong những chiếc chìa khóa dẫn tới sự phát triển xã hội cũng THAÙNG 2.2005 Trang 6 như về mọi phương diện khác nhau của chất lượng cuộc sống”. Đúng như tác giả Stanlzy Katz đã giải thích, cùng với sự phát triển của máy điện toán cá nhân, việc thương mại hoá giáo dục đã có một bước tiến lớn. Từ thập niên 50 cho đến thập niên 70, các máy điện toán có giá rất đắt và chính vì vậy, các máy này chủ yếu được sử dụng cho các mục đích quản lí, dạy học và nghiên cứu. Nhưng cuộc cách mạng máy điện toán trong các thập niên 80 và 90 đã chứng kiến sự phát triển của các máy điện toán có giá rẻ, những chương trình phần mềm có giá trị hơn và mạng Internet. Điều này dẫn đến kết quả là các thiết chế giáo dục cao đẳng và đại học phải mở rộng năng lực điện toán của mình để có thể duy trì được sự cạnh tranh. Cuộc cách mạng công nghệ đã tạo ra nhiều cơ hội cho sự thương mại hóa giáo dục. Điều không may là hiện nay nhiều nước trên thế giới đang phải đối phó với nhiều khó khăn trong lãnh vực giáo dục. Nhiều vấn đề phát sinh như sự thiếu hụt ngân sách giáo dục, nhu cầu học tập tăng lên không ngừng, chi phí giáo dục leo thang và sự giảm thiểu nguồn viện trợ từ nước ngoài. Song hành với điều này là các chính sách bảo hộ của các chính phủ nhằm hạn chế sự thương mại quốc tế trong lãnh vực giáo dục. HIỆP ĐỊNH TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ Năm 1986, một loạt các cuộc đàm phán về thương mại giáo dục đã được khởi động nhằm tìm ra các giải pháp cho những vấn đề nói trên. Những cuộc đàm phán này, thường được gọi là vòng đàm phán Uruguay, đã kéo dài trong bảy năm rưỡi với sự tham gia của 125 nước trong đó có Hoa Kỳ. Vòng đàm phán này kết thúc vào năm 1994 với sự thành lập Tổ chức thương GIAÙO DUÏC QUOÁC TEÁ (TÖ LIEÄU THAM KHAÛO) mại thế giới (WTO) và sự hình thành Hiệp định tổng quan về thương mại và dịch vụ (General Agreement on Trade and Services, vt: GATS) Hiệp định này được xem là một thoả ước có ý nghĩa nhất mà tổ chức thương mại thế giới đã đạt được từ kết quả của các cuộc đàm phán. Hiệp định này có hiệu lực kể từ ngày 1-1-1995 và được xem như là một văn bản tập hợp các qui tắc đa phương chi phối lãnh vực thương mại quốc tế. Mục tiêu chính của Hiệp định là tháo bỏ hoặc hạn chế các hàng rào ngăn trở sự thương mãi quốc tế. Hiệp định bao gồm các lãnh vực hàng hóa, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, hiệp định cũng bao gồm các vấn đề khác như thủ tục giải quyết các tranh chấp và sự hướng dẫn cách đối xử đặc biệt dành cho các nước đang phát triển. Với tư cách là các bên tham gia kí kết Hiệp định, các chính phủ cam kết hạ thấp hàng rào thuế quan và những hàng rào thương mại khác đồng thời mở rộng thị trường thương mại và dịch vụ của mình cho tất cả thành viên của Tổ chức thương mại thế giới. Điều này được xem như là qui chế tối huệ quốc. Lãnh vực thương mại theo qui định của Hiệp ước bao gồm các dịch vụ liên quan đến doanh nghiệp, truyền thông, xây dựng và các ngành kĩ thuật có liên quan, sự phân phối, môi trường, tài chính, sức khỏe, xã hội, du lịch, giải trí, văn hóa, thể thao, vận tải và giáo dục. Cho đến khi Hiệp định GATS được hình thành, chưa bao giờ một lãnh vực các dịch vụ phong phú và đa dạng như thế lại được qui định và thừa nhận trong một chính sách thương mại toàn cầu như Hiệp định GATS. Thương mại trong lãnh vực dịch vụ là một điều quan trọng vì đó là một lãnh vực có mức độ tăng trưởng nhanh nhất của nền kinh tế toàn cầu. Theo Tổ chức thương mại thế giới, thương mại trong các lãnh vực dịch vụ đã gia tăng từ 17% trong năm 1980 đến 22% trong năm 1995, và số lượng xuất THAÙNG 2.2005 Trang 7 khẩu dịch vụ gia tăng 8,4% trong khoảng thời gian từ 1980 đến 1995. THƯƠNG MẠI TRONG LÃNH VỰC CÁC DỊCH VỤ GIÁO DỤC Các dịch vụ giáo dục nói đến ở đây là những dịch vụ liên quan đến các lãnh vực giáo dục tiểu học, giáo dục trung học, giáo dục đại học, giáo dục tráng niên (người lớn) và các dịch vụ giáo dục khác. Riêng đối với lãnh vực các dịch vụ giáo dục đại học, lãnh vực này lại được chia ra thành nhiều phạm trù khác nhau như cao cấp/lí thuyết/ nghề nghiệp và thực tiễn/ chuyên nghiệp để cho phép xây dựng các bản báo cáo thống kê một cách chính xác hơn. Ngoài ra, còn có các dịch vụ khác liên quan đến các hoạt động nhằm hỗ trợ cho quá trình giáo dục như các dịch vụ trắc nghiệm giáo dục và các dịch vụ liên quan đến chương trình trao đổi học sinh. Hiện nay, việc thực hiện các dịch vụ giáo dục nói trên được giới hạn cho một số các quốc gia thành viên của tổ chức WTO. Bốn mươi quốc gia này (trong tổng số 143 nước thành viên của tổ chức WTO) có thể giới hạn phần nào mức độ và phạm vi sử dụng của họ đối với các khái niệm liên quan đến qui chế tối huệ quốc. Những nước này có thể kiểm soát phần nào sự tiếp cận các thị trường của họ từ những nhà đầu tư nước ngoài và hạn chế sự nhập cư. Trong thời điểm hiện nay, không một quốc gia nào đồng ý mở rộng thị trường giáo dục của mình mà lại không đưa ra những hạn chế nhất định. Những lợi ích của sự tự do hóa các dịch vụ giáo dục theo qui định của Hiệp định GATS là rất nhiều. Bằng cách mở rộng thị trường trong nước cho các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục của nước ngoài, các quốc gia có thể tạo ra được một sự cạnh tranh với các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục trong nước, mà kết quả của cuộc cạnh tranh này là hiệu quả giáo dục được nâng cao, giá cả được hạ thấp, các dịch vụ được cải tiến, người tiêu thụ có nhiều lựa chọn GIAÙO DUÏC QUOÁC TEÁ (TÖ LIEÄU THAM KHAÛO) hơn, sự bất bình đẳng được giảm thiểu và tình trạng nhân dụng được cải thiện. Một cuộc nghiên cứu vào năm 1994 của Ngân hàng Thế giới đã cho thấy rằng việc sử dụng lao động trong lãnh vực viễn thông ở khu vực Châu Á và Châu Mỹ La tinh đã tăng 20% ở những thị trường mà sự cạnh tranh được cho phép, nhưng con số này chỉ đạt 3% ở những thị trường có tính chất độc quyền. Tác giả Martin Rudner đã chỉ ra rằng thương mại quốc tế trong lãnh vực các dịch vụ giáo dục sau trung học (cao đẳng và đại học) đang gia tăng nhanh chóng. Tác giả cho rằng điều này bắt nguồn từ một số nguyên nhân trong đó có việc tăng gia số lượng các học sinh du học ở nước ngoài, có nhiều cuộc tiếp thị quốc tế về các chương trình giáo dục, đẩy mạnh các cuộc hợp tác giáo dục giữa các định chế, và sự phát triển chi nhánh các trường đại học của nước ngoài. Hoa Kỳ là quốc gia xuất khẩu các dịch vụ giáo dục thuộc vào loại lớn nhất của thế giới, tiếp theo sau là Pháp, Đức, Anh và Liên bang Nga. Cơ quan Văn hóa Khoa học Giáo dục của Liên Hiệp quốc (UNESCO) ước tính rằng trong năm 1996 Hoa Kỳ đã xuất khẩu đựơc 7 tỉ đô la trong lãnh vực dịch vụ giáo dục đại học, đứng hàng thứ 5 trong khu vực dịch vụ xuất khẩu của nước này. Như các con số thống kê cho thấy, hoạt động chính trong lĩnh vực thương mại các dịch vụ giáo dục là thuộc về việc trao đổi sinh viên. Trong một nỗ lực nhằm hạn chế sự di trú của sinh viên, một số chính phủ của các nước đã hợp tác với các định chế giáo dục của nước ngoài để thiết lập các chi nhánh đại học ngay ở tại địa phương. Một chiến lược giáo dục có tính chất thương mại khác cũng khá phổ biến được gọi là “sự phối hợp chặt chẽ” (twinning arrangement), dùng để chỉ một định chế giáo dục của một quốc gia này liên kết chặt chẽ với một định chế giáo dục của nước ngoài để được cung cấp các khóa giảng ở một trình độ nhất định. Đôi khi các phương THAÙNG 2.2005 Trang 8 tiện giáo dục của địa phương được sử dụng trong chương trình liên kết này. Trong một số các trường hợp khác, các chương trình giáo dục được “uỷ quyền” hoặc cho phép từ các định chế giáo dục của nước ngoài. Cách tiếp cận giáo dục này đặc biệt phổ biến đối với các chương trình giáo dục từ xa. HÀNG RÀO THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI CÁC DỊCH VỤ GIÁO DỤC Điểm nhấn mạnh chính của quá trình đàm phán thương mại đang tiến hành trong khuôn khổ Hiệp ước GATS là sự giảm thiểu hoặc xóa bỏ chủ nghĩa bảo hộ. Hạn chế hoặc loại bỏ các hàng rào thương mại sẽ giúp thực hiện mục tiêu này. Nhưng hiện này vẫn có nhiều hàng rào thương mại tiếp tục trở thành nội dung cho các cuộc đàm phán tiếp theo. Một trở ngại chính mà các nhà đàm phán phải đối phó, đó là việc các chính phủ áp dụng các bộ luật di trú của mình để hạn chế không chỉ số học sinh đi học ở nước ngoài mà còn cả số lượng giáo viên nước ngoài đến làm việc tại nước sở tại. Những hạn chế này thường mang nhiều hình thức khác nhau như quota, yêu cầu về quốc tịch, hạn chế visa, và những hạn chế khác liên quan đến việc trợ giúp về phương diện tài chính. Để giúp cho việc giám sát, các nước được yêu cầu phải công bố và tạo các điều kiện thuận lợi để có thể dễ dàng tiếp cận các bộ luật và các điều qui định có liên quan đến thương mại. Một hàng rào thương mại khác có liên quan đến sự thừa nhận của địa phương đối với các bằng cấp của các định chế giáo dục nước ngoài. Đây là một vấn đề quan trọng đối với các nhà cung cấp các dịch vụ giáo dục từ xa bởi vì các sinh viên đăng kí theo học các chương trình giáo dục từ xa của nước ngoài cần phải được các nước, nơi mà họ có ý định sẽ làm việc, công nhận văn bằng mà họ có được từ các chương trình giáo dục này. Ở đây, không thể sử dụng các chứng chỉ giáo dục không được phép (hoặc trái phép) GIAÙO DUÏC QUOÁC TEÁ (TÖ LIEÄU THAM KHAÛO) để xem đó như một phương tiện để tìm kiếm việc làm. Trong lãnh vực này, các cuộc đàm phán tiếp theo là điều cần thiết để tìm ra và phát triển những tiêu chuẩn chung và các biện pháp đo lường bảo đảm chất lượng cho một nền giáo dục chuyên nghiệp. Các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục nước ngoài thường gặp khó khăn trong việc tìm kiếm sự cho phép chính thức của chính phủ hoặc phát ra những văn bằng có giá trị toàn quốc. Chẳng hạn như đôi khi các chính phủ dễ dàng cho phép các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục nước ngoài dễ dàng bước vào thị trường trong nước nhưng lại không sẵn sàng thừa nhận họ với tư cách là những định chế giáo dục có thẩm quyền cấp phát văn bằng một cách hợp pháp. Để giải quyết trịêt để vấn đề này, các cuộc đàm phán văn bằng tương lai nên tính đến việc xây dựng và hình thành một bộ các tiêu chuẩn chung về văn bằng có thể được chấp nhận trên quy mô toàn cầu. THƯƠNG MẠI TRONG LÃNH VỰC DỊCH VỤ GIÁO DỤC ĐIỆN TỬ Sự biến đổi trong lãnh vực công nghệ truyền thông và thông tin đang làm thay đổi các định chế giáo dục. Sự đột phá về phương diện công nghệ ở cuối thập niên 90 đã cung cấp cho thế giới một mạng lưới truyền thông với qui mô toàn cầu. Từ đây, các nhà cung cấp giáo dục có đủ tiềm năng để đưa ra và giới thiệu các chương trình giáo dục của họ ở khắp nơi trên thế giới. năm 1997, chính quyền Clinton đã xuất bản một tài liệu cổ vũ cho mạng Internet như một “vùng miễn thuế”, và kêu gọi việc thương mại trên mạng Internet phải thoát ra khỏi tất cả các hàng rào quan thuế. Nếu các chính phủ quyết định áp đặt thuế quan trên các dịch vụ truyền đạt bằng phương tiện điện tử ở trong tương lai, thì đây sẽ là một điều khó có thể thực hiện được bởi vì nhiều cuộc giao dịch trực tuyến là thuộc phạm vi dịch vụ và đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống phân loại có thể chấp nhận được từ tất cả các bên về nội dung của sự THAÙNG 2.2005 Trang 9 giao dịch và truyền đạt. Vì vậy, các cuộc đàm phán về vấn đề thuế quan cho các dịch vụ điện tử nên được xem là một phần không thể thiếu được của bất kì một nỗ lực nào nhằm giảm thiểu hàng rào thương mại. THƯƠNG MẠI TRONG LÃNH VỰC QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ngoài Hiệp định GATS, một hiệp định quan trọng khác, gọi là TRIPS (Trade Related Aspects of Intellectual Property Rights: Lãnh vực thương mại có liên quan đến các phương diện khác nhau của quyền sở hữu trí tuệ) cũng đã được thành lập trong thời kì của vòng đàm phán Uruguay. Hiệp định này có một ý nghĩa quan trọng đối với các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục bởi vì những chương trình giáo dục mà họ rao bán là những tài liệu có giá trị về mặt bản quyền. Hiệp định này yêu cầu các chính phủ phải bảo đảm việc thực thi các bộ luật về quyền sở hữu trí tuệ và bảo đảm với Tổ chức thương mại thế giới rằng sự trừng phạt của những chính phủ này về những sự xâm phạm đối với quyền sở hữu trí tuệ là đủ mạnh và nghiêm khắc để răn đe và ngăn ngừa một cách có hiệu quả mọi hành vi xâm phạm trong tương lai. NHỮNG PHẢN ĐỐI VỀ CÁC CHÍNH SÁCH TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI TRONG LÃNH VỰC GIÁO DỤC Tác giả Philip Altbach cho rằng sự tự trị về phương diện học thuật sẽ không còn nữa một khi nền giáo dục đại học bị tác động và điều chỉnh bởi Tổ chức thương mại thế giới. Theo lí thuyết của tác giả này, các quốc gia riêng biệt sẽ gặp khó khăn trong việc thực thi, áp dụng luật bản quyền, các qui định về cấp bằng sáng chế và những qui định thương mại khác đối với các chương trình, văn bằng và các định chế giáo dục đến từ các nhà cung cấp nước ngoài. Nếu cung cấp các chương trình giáo dục có tính chất cứng ngắc cho các nước kém phát triển mà không chú ý đầy đủ đến môi trường văn hóa giáo dục của địa phương, các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục nước ngoài có thể tác động một cách tiêu cực đến thực tiễn giáo dục của địa phương. TS. Nguyễn Ngọc Thanh tổng thuật http://worldbank.org/html/extdr/hnp/hddfla sh/issues/00132.html www.wto.org Tö lieäu Tham khaûo Giaùo duïc Quoác teá mong nhaän ñöôïc söï coäng taùc veà baøi vôû, thoâng tin vaø nhaän xeùt goùp yù cuûa caùn boä, giaùo vieân vaø sinh vieân trong tröôøng. Moïi thö töø, baøi vôû xin lieân laïc : Trung taâm Nghieân cöùu vaø Giao löu Vaên hoùa Giaùo duïc Quoác teá Vieän Nghieân cöùu Giaùo duïc (Ñaïi Hoïc Sö Phaïm TPHCM) Ñòa chæ : 280 An Döông Vöông, Quaän 5, TPHCM, Vieät Nam ÑT: 8355100 Fax : 8393883 E-mail : ciecer@hcm.vnn.vn Website : www.ier.hcmup.edu.vn LÖU HAØNH NOÄI BOÄ GIAÙO DUÏC QUOÁC TEÁ (TÖ LIEÄU THAM KHAÛO) THAÙNG 2.2005 Trang 10
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.