Giáo án Ngữ văn 8 bài 20: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh

doc
Số trang Giáo án Ngữ văn 8 bài 20: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh 8 Cỡ tệp Giáo án Ngữ văn 8 bài 20: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh 47 KB Lượt tải Giáo án Ngữ văn 8 bài 20: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh 0 Lượt đọc Giáo án Ngữ văn 8 bài 20: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh 94
Đánh giá Giáo án Ngữ văn 8 bài 20: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
4.3 ( 16 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Tiết 87: THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH I/ Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh: - Tiếp tục bổ sung kiến thức và kỹ năng làm bài văn thuyết minh. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG: 1. Kiến thức: - Sự đa dạng về đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh. - Đặc điểm và cách làm bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh. - Mục đích, yêu cầu, cách quan sát và cách làm bài văn giới thiệu danh lam thắng cảnh. 2. Kỹ năng: a. Kĩ năng chuyên môn: - Quan sát danh lam thắng cảnh. - Đọc tài liệu, tra cứu, thu thập, ghi chép những tri thức khách quan về đối tượng để sử dụng trong bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh. - Tạo lập được một văn bản thuyết minh theo yêu cầu: biết viết một bài văn thuyết minh về một cách thức, phương pháp, cách làm có độ dài 300 chữ. b. Kĩ năng sống: - Kĩ năng giao tiếp: trình bày ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách tạo lập bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh. - Kĩ năng suy nghĩ sáng tạo: thu thập, xử lí thông tin phục vụ cho việc tạo lập bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh. - Kĩ năng tìm kiếm thông tin và xử lí thông tin: thu thập, xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau: sách báo, Internet, tham quan trực tiếp,.. 3. Thái độ: - Ý thức khi viết văn thuyết minh - Giáo dục tư duy khoa học trong quá trình làm một bài văn, trình bày cảm nghĩ cá nhân theo nguyên tắc tiếng Việt. III/ Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, chuẩn kiến thức và các tài liệu liên quan, bảng phụ, phiếu học tập. 2. Học sinh: Đọc SGK, soạn bài theo định hướng SGK và sự hướng dẫn của GV. IV/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: * Hoạt động 1: Khởi động 1. Ổn định lớp: Ts:18. Vắng: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Thuyết minh một phương pháp ( cách làm ) cần phải làm những gì? ? HS đọc bài tập làm ở nhà -> Nhận xét, bổ sung . 3. Bài mới: Gv giới thiệu bài: Tiết này chúng ta tìm hiểu về cách thuyết minh một danh lam thắng cảnh. Hoạt động của thầy và trò * Hoạt động 2 : Nghiên cứu bài mẫu: Nội dung I/ Giới thiệu một danh lam thắng cảnh : 1/ Ví dụ : - KTDHTC: Đọc hợp tác ( phân tích ngữ liệu SGK và trả lời câu hỏi. ) Giới thiệu hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn . -> Tự nhận thức, giao tiếp, lắng nghe tích cực, tư duy sáng tạo. 2/ Nhận xét : ? HS đọc VB “ Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn” . - Bài viết cung cấp những kiến thức về ? Bài viết giới thiệu về thắng cảnh nào ở Hà Nội ? ( Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn ) ? Vì sao bài viết lại giới thiệu về 2 đối tượng này ? ( Vì đây là 2 đối tượng gần nhau, giữa hồ Hoàn Kiếm có đền Ngọc Sơn ) ? Bài viết cung cấp cho em những kiến thức gì? lịch sử, văn hoá, địa lí,… - Muốn có những tri thức ấy thì người viết phải đọc sách, tra cứu, hỏi han,… - Bài viết có bố cục 3 phần: + Mở bài . + Thân bài . + Kết bài . ? Muốn biết những tri thức ấy thì người viết phải làm thế nào ? ? Bài viết cần được sắp xếp thep bố cục, thứ tự ra sao ? ? Theo em, bài viết có thiếu sót gì trong bố cục? ( Thiếu phần mở bài: Giới thiệu chung về hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn ). ? Hãy viết phần mở bài cho VB này ? - HS thảo luận nhóm (3 phút): 1 bàn / nhóm. -> Cử đại diện trả lời -> Nhận xét, bổ sung . - Nội dung bài viết cần kết hợp với miêu tả, bình luận . ( VD: Những ai đến Hà Nội không thể không đến hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn, một thắng cảnh đẹp nằm ngay trung tâm thủ đô Hà Nội . Đã từ lâu hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn trở thành biểu tượng của Hà Nội… ? Theo em, phần nội dung của bài TM trên đã đầy đủ chưa, còn thiếu sót những gì ? ( Thiếu miêu tả vị trí, độ rộng hẹp của hồ, vị trí của tháp Rùa, của đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, thiếu miêu tả quang cảnh xung quanh, cây cối, màu nước xanh. Thỉnh thoảng rùa nổi lên …Do vậy nội dung bài viết còn khô khan ) ? Khi TM về một danh lam thắng cảnh thì lời văn cần phải như thế nào ? - Lời văn cần chính xác và biểu cảm . => Ghi nhớ : sgk / 34 . - GV tổng kết các ý và gọi HS đọc phần ghi nhớ : sgk/ 34. * Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập . - HS đọc bài tập 1 / sgk . II/ Luyện tập : - KTDHTC: Khăn trải bàn. * Bài 1 : -> Giải quyết vấn đề, hợp tác, lắng - Mở bài: Giới thiệu khái quát về hồ nghe tích cực, thương lượng, giao Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn . tiếp, quản lí thời gian, ra quyết định. - Thân bài: Giới thiệu xuất xứ của hồ, tên hồ, độ rộng, hẹp, vị trí của tháp rùa, của đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, miêu -> Cử đại diện trả lời ý kiến chung. tả quang cảnh xung quanh, cây cối, màu nước, thỉnh thoảng có rùa nổi lên,… - Kết bài: Vị trí của hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn trong lòng người Hà Nội, tình cảm của người Hà Nội nói riêng và nhân dân cả nước nói chung đối với 2 thắng cảnh này . ? Nêu yêu cầu bài tập 2 . * Bài 2 : - HS làm vào phiếu học tập của mình . Nên sắp xếp theo thứ tự như sau : - GV thu chấm 5 em . - Từ xa thấy hồ rộng, có tháp rùa, giữa hồ có đền Ngọc Sơn . - Gọi 2 -> 3 em trình bày . -> Nhận xét, bổ sung . 4. Củng cố: - Đến gần: Cổng đền có tháp Bút, cầu Thê Húc dẫn vào đền Ngọc Sơn ; Hồ bao bọc xung quanh đền ; Xung quanh hồ có nhiều cây to,... - KTDHTC: Trình bày một phút -> Giao tiếp, tự tin, tìm kiếm sự hỗ trợ, quản lý thời gian, tư duy phân tích, tìm hiểu kiến thức. ? Thế nào là thuyết minh một danh lam thắng cảnh ? 5. Dặn dò: - KTDHTC: Giao nhiệm vụ -> Tìm kiếm hỗ trợ, tư duy sáng tạo, hợp tác, quản lí thời gian. a. Học bài: - Học bài, nắm vững kiến thức về cách trình bày bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh. + Hoàn thành tất cả các bài tập + Tập sưu tầm thêm nhiều kiến thức về các danh lam thắng cảnh : Biển Hồ ( hồ Tơnưng) b. Soạn bài: - Chuẩn bị bài mới : Ôn tập về văn bản thuyết minh. + Xem lại tất cả các kiến thức về văn bản thuyết minh đã học từ học kì I + vận dụng những kiến thức đó để giải các bài tập trong SGK. + I/- Các em về nhà ôn lại tất cả lý thuyết dựa vào 4 câu hỏi SGK/35 tập 2 (xem lại các bài trước) . + II/- Chuẩn bị bài tập 1,2 cho thật tốt.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.