Giáo án bài Định luật bảo toàn khối lượng - Hóa 8 - GV.N Nam

doc
Số trang Giáo án bài Định luật bảo toàn khối lượng - Hóa 8 - GV.N Nam 5 Cỡ tệp Giáo án bài Định luật bảo toàn khối lượng - Hóa 8 - GV.N Nam 69 KB Lượt tải Giáo án bài Định luật bảo toàn khối lượng - Hóa 8 - GV.N Nam 0 Lượt đọc Giáo án bài Định luật bảo toàn khối lượng - Hóa 8 - GV.N Nam 8
Đánh giá Giáo án bài Định luật bảo toàn khối lượng - Hóa 8 - GV.N Nam
4.1 ( 14 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Giáo án Hóa học 8 Bài 15: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS hiểu được nội dung của định luật, biết giải thích định luật dựa vào sự bảo toàn về khối lượng của nguyên tử trong phản ứng hoá học. - Biết vận dụng định luật để làm bài tập hoá học. 2. Kỹ năng: Tiếp tục nêu kỷ năng viết phương trình chữ cho HS. 3. Giáo dục: Giáo dục thái độ cẩn thận, yêu thích bộ môn. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Chuẩn bị TN: - Dụng cụ: cân, 2 cốc thuỷ tinh. - Hoá chất: + Dung dịch bariclorua. + Dung dịch Natrisunphát. * Chuẩn bị tranh vẽ: sơ đồ tượng trưng cho phản ứng hoá học giữa khí ôxi và Hiđrô (H 2.5 SGK tr 4.8). - Bảng phụ: Các bài tập vận dụng. 2. HS: Đọc bài mới. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp : (1 phút) Giáo án Hóa học 8 2. Kiểm tra bài cũ: Khi nào thì PƯHH xảy ra? Dấu hiệu để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra? Cho ví dụ? 3. Bài mới: Đặt vấn đề: Trong quá trình phản ứng hoá học xảy ra khi các chất ban đầu và chất tạo thành có thay đổi không? Liệu chúng có bằng nhau không? Đó là nội dung của bài ngày hôn nay. Hoạt động của thầy và trò 1.Hoạt động 1: - GV giới thiệu 2 nhà bác học Lômônôxôp (Nga) và Lavoadie (Pháp). * GV làm thí nghiệm hình 2.7 (Sgk). + Đặt trên đĩa cân A 2 cốc (1) và (2) có chứa 2 dung dịch BaCl2 và Na2SO4. + Đặt quả cân lên đĩa B cho cân thăng bằng. - Gọi 1-2 HS lên quan sát vị trí kim cân. ( Kim cân ở vị trí thăng bằng) - Sau đó GV đổ cốc 1 vào cốc 2, lắc cho dung dịch trộn vào lẫn nhau. ? HS quan sát hiện tượng. Nhận xét vị trí kim cân. ( Có chất rắn màu trắng xuất hiện Đã có PƯHH xãy ra. Kim cân vẫn ở vị trí thăng bằng) ? Trước và sau khi làm thí nghiệm, kim của cân vẫn giữ nguyên vị trí. Có thể suy ra điều gì. - GV thông báo: Đây chính là ý cơ bản của nội dung định luật bảo toàn Nội dung 1.Thí nghiệm : (Sgk). * Kết luận: Tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng của các chất tạo thành sau phản ứng. 2. Định luật : * Trong một PƯHH, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng Giáo án Hóa học 8 khối lượng. - GV giới thiệu 2 nhà bác học Lômônôxôp (Nga) và Lavoadie (Pháp). 2.Hoạt động2: ? HS nhắc lại nội dung định luật (1-2 HS). của các chất tham gia phản ứng. - Phương trình phản ứng: Bari clorua + Natri sunfat  Bari sunfat + Natri clorua. BaCl2 + Na2SO4  2NaCl + BaSO4 (A) (B) (C) (D) ? GV yêu cầu HS lên bảng viết phương trình chữ của phản ứng. - GV hướng dẫn HS: Có thể dùng CTHH của các chất để viết thành PƯHH. ? Trong PƯHH trên, theo em bản chất của phản ứng hoá học là gì. - HS trả lời. - GV bổ sung: Trong phản ứng hoá học: diễn ra sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử, còn số nguyên tử của mỗi nguyên tố giữ nguyên và khối lượng của các nguyên tử không đổi. Vì vậy tổng khối lượng của các chất được bảo toàn, làm cho phân tử chất này biến đổi thành phân tử chất khác. 3.Hoạt động 3: * ĐVĐ: Để áp dụng trong giải toán, ta viết nội dung định luật thành công thức như thế nào? - GV: Giả sử có PƯ giữa A và B tạo ra C và D thì công thức về khối lượng được viết như thế nào? - GV: Dùng ký hiệu khối lượng của các chất là m. ? HS viết tổng quát. 3. áp dụng: * Tổng quát: mA + m B = m C + m D mBaCl2  mNa 2 SO 4  mBa¸O4  mNaCl * VD1: a.Phương trình chữ: Photpho + Oxi  Điphtpho pentaoxit. b. Theo ĐLBTKL ta có: t0 ? Từ phương trình chữ của PƯHH trên, áp dụng và viết công thức về Giáo án Hóa học 8 khối lượng của PƯ. - HS lên bảng viết. - GV giải thích: Từ CT này, nếu biết KL của 3 chất ta tính được KL của các chất còn lại. mO  m P m P2O5 3,1  mO2 m P2O5 3,1  mO2 7,1  mO2 7,1  3,1 4( gam) * VD2: HS làm bài tập vào vở. *Bài tập 1: Đốt cháy hoàn toàn 3,1g Photpho (P) trong không khí, ta thu được 7,1 g hợp chất Điphotpho pentaoxit (P2O5). a. Viết PT chữ của phản ứng. b. Tính khối lượng oxi đã phản ứng. - HS áp dụng định luật để giải bài tập. *Bài tập 2: Nung CaCO3 thu được 112 kg vôi sống (CaO) và 88 kg khí cacbonic (CO2) a.Viết phương trình chữ của PƯ. b.Tính khối lượng của Caxi cacbonat đã PƯ. 4. Củng cố: - HS đọc phần ghi nhớ. - Nêu định lật và giải thích. * BT1: Lưu huỳnh cháy theo sơ đồ phản ứng sau: Lưu huỳnh + Khí oxi  Khí sunfurơ. Nếu có 48g lưu huỳnh cháy và thu được 96g khí sunfurơ thì khối lượng oxi phản ứng là: A. 40g B. 44g C. 48g D. 52g E. Không xác định được * BT2: Cho 11,2g Fe tác dụng với dung dịch axit clhiđric HCl tạo ra 25,4g sắt (II) clorua FeCl2 và 0,4g khí hiđro H2. Khối lượng axit clohđric HCl đã dùng là: A. 14,7g B. 15g C. 14,6g D. 26g. 5, Dặn dò: - Học bài. - Làm bài tập: 1,2,3 (Tr 54 - Sgk).
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.