Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cố vấn học tập và rèn luyện của đội ngũ cố vấn học tập ở trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh

pdf
Số trang Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cố vấn học tập và rèn luyện của đội ngũ cố vấn học tập ở trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh 14 Cỡ tệp Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cố vấn học tập và rèn luyện của đội ngũ cố vấn học tập ở trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh 224 KB Lượt tải Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cố vấn học tập và rèn luyện của đội ngũ cố vấn học tập ở trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh 3 Lượt đọc Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cố vấn học tập và rèn luyện của đội ngũ cố vấn học tập ở trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh 207
Đánh giá Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cố vấn học tập và rèn luyện của đội ngũ cố vấn học tập ở trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
4.1 ( 14 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 14 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CỐ VẤN HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN CỦA ĐỘI NGŨ CỐ VẤN HỌC TẬP Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Võ Thị Ngọc Lan1 Tóm tắt Công tác cố vấn học tập và rèn luyện của cố vấn học tập là một hoạt động không thể thiếu vắng ở các trường đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Ý nghĩa và kết quả của công tác này là sinh viên nhận được tư vấn và hỗ trợ cần thiết kịp thời mỗi khi gặp những khó khăn hay vướng mắc trong các lãnh vực tâm lý và đời sống, học tập và nghiên cứu, đào tạo, công tác học sinh sinh viên và chủ trương chính sách. Nhằm thực hiện có hiệu quả công tác này chúng tôi xác định thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân và trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cố vấn học tập và rèn luyện của đội ngũ cố vấn học tập ở Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh. Bài viết này trình bày 6 giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cố vấn học tập và rèn luyện của đội ngũ cố vấn học tập về mục đích, nội dung và cách thực hiện. 1. Mở đầu Khái niệm “cố vấn học tập” được khởi xướng trong Quy chế hệ thống tín chỉ số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 08 năm 2007 ở “Điều 7: Đăng ký nhập học Khoản 2. c. Phiếu nhận cố vấn học tập.” [1, 4] Đồng thời, học theo tín chỉ là hình thức đào tạo không giới hạn thời gian học tập, sinh viên phải tích lũy khối lượng kiến thức định sẵn, khi nào tích lũy đủ thì ra trường. Chương trình đào tạo được cấu trúc theo học phần, vào đầu mỗi học kỳ, sinh viên được chủ động đăng ký các học phần phù hợp với năng lực và điều kiện học tập. Nhờ đó, sinh viên được hoàn toàn chủ động lựa chọn trong việc tích lũy nhóm kiến thức phù hợp với định hướng nghề nghiệp, với năng lực, với sở thích và với kế hoạch cá nhân. Bên cạnh đó, học theo tín chỉ cũng mang đến những khó khăn cho sinh viên như: sinh viên phải tự lập kế hoạch học tập, tự xây dựng thời khóa biểu riêng cho mình dựa trên chương trình đào tạo… Do đó, đa số các Trường Đại học, Cao đẳng đào tạo theo phương thức hệ thống tín chỉ đã và đang quan tâm đến hoạt động cố vấn học tập của cố vấn học tập. Tuy nhiên, sau gần 10 năm thực hiện công tác cố vấn học tập này những không ít trường còn gặp khó khăn và dẫn đến hiệu quả của công tác này chưa cao. Vì thế, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng công tác cố vấn học tập và rèn luyện của cố vấn học tập (CVHT) 1 TS – Viện Sư phạm Kỹ thuật, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM 125 ở Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh và sau khi phân tích các số liệu thu được, đưa ra kết luận rằng: “- Một số CVHT đã hoàn thành tốt chức năng tư vấn cho SV về nội dung và chương trình đào tạo (40.9%), hướng dẫn SV đăng ký môn học (40%), tuy nhiên, CVHT còn ngộ nhận về việc hoàn thành các chức năng và nhiệm vụ của mình. - CVHT còn yếu trong việc thực hiện chức năng có liên quan đến tư vấn cho sinh viên về nội dung, chương trình đào tạo; quy chế rèn luyện và chế độ chính sách của sinh viên; cho sinh viên lời khuyên khi gặp khó khăn trong học tập. - CVHT chưa thông báo các quy định, chủ trương, chính sách kịp thời cho sinh viên; chưa hướng dẫn sinh viên đăng ký môn học; chưa khuyến khích tạo điều kiện cho sinh viên tham gia hoạt động sinh hoạt học thuật và nghiên cứu khoa học. - CVHT chưa giải đáp ghi nhận những tâm tư nguyện vọng, góp ý của sinh viên đối với nhà trường. - CVHT chỉ sinh hoạt lớp/nhóm 1 lần trong 1 học kỳ. - Hình thức liên lạc với SV bằng điện thoại di động được CVHT sử dụng nhiều nhất. - Thái độ trong khi thực hiện công việc của CVHT được CVHT và SV đánh giá cao ở mức thường xuyên và rất thường xuyên ở các tiêu chí “Sẵn sàng trả lời SV”, “Nhiệt tình với sinh viên” và “Quan tâm đến sinh viên kịp thời”. Số liệu này đã chỉ ra tinh thần trách nhiệm của CVHT trong việc triển khai công tác CVHT mà mình đảm nhiệm, luôn sẵn sàng trước các vấn đề cần giải đáp của SV. - Nhu cầu về sinh hoạt 2 tiết/tuần của SV cao 53,1% trong khi ý kiến của CVHT chỉ có 34,5% và CVHT chỉ sắp xếp 1 tiết/tuần để tiếp xúc với sinh viên. Đồng thời, số lần họp lớp trong 1 tháng cũng tập trung ý kiến của CVHT và SV là 1 lần nhưng lại bất đồng về thời điểm họp lớp. Điều này cho thấy, cần phải thay đổi tổ chức hệ thống cố vấn học tập để những giảng viên hay cán bộ quản lý đảm nhiệm chuyên trách CVHT sẽ dành nhiều thời gian cho việc gặp gỡ, trao đổi với SV. - CVHT còn xem nhẹ hoạt động “Hướng dẫn SV quy trình đăng ký môn học”, có đến 65,5% CVHT không chọn hoạt động này. Phải chăng CVHT cho rằng hoạt động này đã được nhà trường thực hiện vào đầu năm học cho toàn thể SV. Điều này cần xem xét lại. - Với hoạt động “Thực hiện chế độ báo cáo theo yêu cầu của lãnh đạo Khoa/Viện” cũng có đến 54.5% CVHT không cho là hoạt động góp phần nâng cao hiệu quả công tác CVHT. - Còn lại 11 hoạt động được trên 50% CVHT đồng ý là hoạt động để nâng cao hiệu quả công tác CVHT. 126 - CVHT mong muốn được tư vấn và hỗ trợ cho khoảng 31 đến 50 sinh viên. - CVHT mong muốn được trả thù lao theo số tiết quy đổi là 30 tiết trong 1 học kỳ. - Hai nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác CVHT và rèn luyện về Đổi mới hoạt động CVHT & rèn luyện theo mô hình hiện nay và Thay đổi mô hình CVHT & rèn luyện được CVHT và SV đồng ý là: + Thực hiện đánh giá CVHT từ sinh viên; + Phối hợp giữa đơn vị chức năng trong công tác CVHT; + Xác định rõ quyền và lợi của CVHT; + Bồi dưỡng năng lực công tác CVHT và rèn luyện cho đội ngũ CVHT; + Thay đổi quy chế CVHT & rèn luyện chi tiết và cụ thể; + Đánh giá điểm rèn luyện qua mạng từ các sinh viên khác trong nhóm; + CVHT chuyên trách là giảng viên; + CVHT chuyên trách là giảng viên được lựa chọn từ các khoa. Công tác CVHT và rèn luyện cần được đánh giá qua các tiêu chí cụ thể, đo lường được chính xác kết quả công tác CVHT & rèn luyện.” [2, 40 - 42] “- Thực hiện công tác cố vấn học tập và rèn luyện chỉ dựa theo sổ tay cố vấn học tập tháng 9/2005, trong sổ tay này quy định về chức năng, nhiệm vụ của cố vấn học tập và rèn luyện; tiêu chuẩn tổ chức và quyền lợi chưa được cụ thể và rõ ràng. Mô hình cố vấn học tập theo Khoa. - Số sinh viên và số nhóm phân công cho một cố vấn học tập quá chênh lệch. - CVHT chưa hoàn thành chức năng và nhiệm vụ như trong quy định của một số trường mà nhóm đã phân tích. - Một số CVHT đã hoàn thành tốt chức năng tư vấn cho SV về nội dung và chương trình đào tạo (40.9%) và hướng dẫn SV đăng ký môn học (40%). - Trong 7 tiêu chí của nhóm tiêu chí về tư vấn và hỗ trợ sinh viên của CVHT tập đạt hiệu quả còn thấp. - Nhóm tiêu chí về chấm điểm rèn luyện của CVHT đạt hiệu quả còn thấp. - Nhóm tiêu chí về “Thái độ của CVHT khi tiếp xúc, làm việc với SV” là có hiệu quả.” [2, 55] Sau khi phân tích kết luận của thực trạng này, những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng công tác CVHT & rèn luyện chưa hiệu quả được khẳng định là do: - Quy định về công tác CVHT chưa cụ thể và rõ ràng. - Mô hình CVHT theo Khoa không còn phù hợp. - Năng lực CVHT còn hạn chế. - Chưa có sự phối hợp giữa các đơn vị chức năng trong công tác cố vấn học tập. 127 - SV chưa ý thức được tầm quan trọng và chưa thực hiện tốt công tác HSSV & rèn luyện. - Sử dụng email, trang web trong SV và CVHT còn hạn chế. Dựa trên 6 nguyên nhân này, 6 giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cố vấn học tập và rèn luyện của cố vấn học tập ở Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh được đề xuất. 2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cố vấn học tập và rèn luyện của cố vấn học tập ở trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật TP. HCM 2.1. Giải pháp 1: Ban hành quy định cố vấn học tập mới Ban hành quy định cố vấn học tập thay cho quy định về chức năng, nhiệm vụ của cố vấn học tập rèn luyện theo quyết định số 164/QĐ /CTCT-QLSV ngày 20 tháng 05 năm 2005 của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh. 2.1.1. Mục đích - Tạo cơ sở pháp lý cho các bên liên quan tham gia trong công tác cố vấn học tập và rèn luyện, nhằm tăng cường sự hỗ trợ và thống nhất trong công tác cố vấn học tập và rèn luyện giữa các phòng và trung tâm có tham gia làm cố vấn học tập. Đồng thời làm cơ sở khoa học để khoa, phòng, trung tâm và trường thực hiện quản lý, giáo dục sinh viên theo đúng quy chế nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng với nhu cầu của xã hội. - Định hướng thay mô hình cố vấn học tập hiện đang áp dụng bằng mô hình cố vấn học tập trong đó, học sinh, sinh viên nhận được tư vấn, hỗ trợ kịp thời và đầy đủ các mặt tâm lý, học tập, đào tạo và chủ chương chính sách giúp họ thực hiện tốt nhiệm vụ học tập, rèn luyện. - Giúp cố vấn học tập nhận thức rõ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, trách niệm và quyền lợi của mình để xác định và thực hiện tốt công tác CVHT cho sinh viên về học tập và rèn luyện trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ. - Hỗ trợ giúp đỡ sinh viên thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện trong quá trình học tập tại Trường. 2.1.2. Nội dung Quy định cố vấn học tập và rèn luyện xác định rõ và cụ thể các nội dung cơ bản: - Phạm vi, đối tượng áp dụng và mục đích; - Tổ chức hệ thống CVHT; - Tiêu chuẩn và quy trình bổ nhiệm cố vấn học tập chuyên trách và kiêm nhiệm ; - Chức năng và nhiệm vụ của cố vấn học tập; - Quyền hạn và trách nhiệm của cố vấn học tập; 128 - Nhiệm vụ các khoa, phòng và trung tâm có tham gia công tác cố vấn học tập; - Đánh giá hoạt động của cố vấn học tập; - Quyền lợi, khen thưởng và kỷ luật của cố vấn học tập. 2.1.3. Cách thực hiện - Trước tiên phòng công tác học sinh, sinh viên biên soạn quy chế cố vấn học tập và rèn luyện. Trong quy chế này cần phải có các quy định về: + Phạm vi, đối tượng áp dụng và mục đích; + Tổ chức hệ thống CVHT; + Tiêu chuẩn và quy trình bổ nhiệm cố vấn học tập chuyên trách và kiêm nhiệm; + Quyền và trách nhiệm của SV; + Chức năng và nhiệm vụ của cố vấn học tập; + Thời gian và nội dung làm việc với lớp sinh viên; + Chế độ báo cáo; + Quyền hạn và trách nhiệm của cố vấn học tập; + Nhiệm vụ các khoa, phòng và trung tâm có tham gia công tác cố vấn học tập; + Đánh giá hoạt động của cố vấn học tập; + Quyền lợi, khen thưởng và kỷ luật của cố vấn học tập; + Điều khoản thi hành; + Phần hướng dẫn một số công việc cụ thể của cố vấn học tập; biểu mẫu và hồ sơ cần thiết cho công tác cố vấn học tập – rèn luyện. - Sau khi áp dụng quy chế này, ít nhất là một học kỳ, các phòng: Công tác học sinh, sinh viên, phòng đào tạo; các khoa quản lý sinh viên và trung tâm dịch vụ sinh viên của trường cùng phối hợp để điều chỉnh hợp lý lại về chức năng và nhiệm vụ của cố vấn học tập về lĩnh vực tư vấn đã được giao dưới sự chủ trì của phòng công tác học sinh, sinh viên. - Quy chế chỉ được hoàn chỉnh sau khi được áp dụng và điều chỉnh tối thiểu sau 2 lần. [2, 59 - 60] 2.2. Giải pháp 2: Thay đổi mô hình cố vấn học tập và rèn luyện Thay mô hình công tác cố vấn học tập và rèn luyện theo khoa bằng mô hình công tác cố vấn học tập theo lĩnh vực tư vấn và hỗ trợ với cố vấn học tập chuyên trách và kiêm nhiệm. Khái niệm về cố vấn học tập, cố vấn học tập chuyên trách và cố vấn học tập kiêm nhiệm được xác định: 129 2.2.1. Cố vấn học tập Cố vấn học tập là “Người tư vấn và hỗ trợ sinh viên phát huy tối đa khả năng học tập, lựa chọn học phần phù hợp để đáp ứng mục tiêu tốt nghiệp và khả năng tìm được việc làm thích hợp; theo dõi thành tích học tập của sinh viên nhằm giúp sinh viên điều chỉnh kịp thời hoặc đưa ra một lựa chọn đúng trong quá trình học tập; quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo lớp được phân công phụ trách đảm bảo các quyền và nghĩa vụ của sinh viên.” [3, 1]. 2.2.2. Cố vấn học tập chuyên trách Cố vấn học tập chuyên trách là cố vấn học tập và được lựa chọn từ cán bộ quản lý hay giảng viên có kinh nghiệm ở các khoa/ trung tâm làm nhiệm vụ chính là công tác cố vấn học tập và rèn luyện. 2.2.3. Cố vấn học tập kiêm nhiệm Cố vấn học tập kiêm nhiệm là cố vấn học tập và được lựa chọn từ những giảng viên hay học viên cao học hoặc sinh viên với kết quả học lực khá giỏi, có kinh nghiệm ở các hay một trong các lĩnh vực tâm lý và đời sống; học tập và đào tạo làm nhiệm vụ kiêm nhiệm với 20% hay 30% làm công tác cố vấn học tập và rèn luyện và là người hỗ trợ cố vấn học tập chuyên trách. 2.2.4. Mục đích - Có sự phối hợp đồng bộ của các phòng, trung tâm nhằm giải quyết kịp thời những vấn đề về tâm lý và đời sống, học tập và nghiên cứu khoa học, đào tạo, công tác HSSV và chủ trương chính sách cho sinh viên. - Giúp sinh viên nhận được tư vấn, hỗ trợ đầy đủ, chính xác trong các lĩnh vực tâm lý và đời sống, học tập và nghiên cứu khoa học, đào tạo, công tác HSSV và chủ trương chính sách. - Giảm số lượng cố vấn học tập và chọn được những cố vấn học tập có tâm huyết và năng lực tư vấn, hỗ trợ tâm lý và đời sống, học tập và nghiên cứu khoa học, đào tạo, công tác HSSV và chủ trương chính sách. 2.2.5. Nội dung - Mô hình công tác cố vấn học tập và rèn luyện nhằm thực hiện tốt các quy chế: + Quy chế tổ chức đào tạo, kiểm tra thi và công nhận tốt nghiệp đại học, cao đẳng hệ chính quy theo học chế tín chỉ ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ– BGDĐT ngày 15 tháng 08 năm 2007 của của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. + Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục đại học và trường trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy ban hành kèm theo Quyết 130 định số 60 /2007/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 10 năm 2007. Đồng thời, phù hợp với điều kiện thực hiện ở Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh. - Sơ đồ vị trí và phối hợp của CVHT trong mô tả mô hình công tác CVHT & rèn luyện theo lĩnh vực tư vấn và hỗ trợ. HIỆU TRƢỞNG CVHT TTDVSV: CVHT chuyên trách và CVHT kiêm nhiệm tư vấn và hỗ trợ về tâm lý và đời sống CVHT khoa: CVHT chuyên trách và CVHT kiêm nhiệm tư vấn và hỗ trợ về học tập và nghiên cứu - Ban cán sự lớp - Lớp/Nhóm SV CVHT Phòng ĐT: CVHT chuyên trách tư vấn và hỗ trợ về đào tạo CVHT Phòng CTHSSV: CVHT chuyên trách tư vấn và hỗ trợ về công tác HSSV và chủ trương, chính sách Hình 3.1. Sơ đồ vị trí và phối hợp của CVHT - Mô tả về chức năng, nhiệm vụ chung và riêng của CVHT trực thuộc các phòng, khoa, trung tâm. 2.2.6. Chức năng của CVHT - Theo dõi, tư vấn, hỗ trợ thông tin về học tập và định hướng trong quá trình học tập, rèn luyện, thực hiện quyền và trách nhiệm của sinh viên. - Phối hợp các CVHT khoa, Phòng và Trung tâm trong công tác SV và gia đình SV về CVHT & rèn luyện của SV. - Đề xuất phương án giải quyết đối với các tình huống xảy ra trong quá trình đào tạo. 131 2.2.7. Nhiệm vụ của CVHT - Hướng dẫn sinh viên nắm vững các quy chế về đào tạo của Bộ GD & ĐT và các quy định của Nhà trường. - Phối hợp chặt chẽ với các CVHT ở 3 bộ phận có tham gia công tác cố vấn học tập và rèn luyện khác trong trường. - Thực hiện nhiệm vụ được giao từ Hiệu trưởng và trực tiếp là từ Trưởng nhóm CVHT. - Tư vấn và hỗ trợ sinh viên trong các lĩnh vực học tập và nghiên cứu, đào tạo, công tác học sinh sinh viên và chủ trương chính sách, tâm lý và đời sống. 2.2.8. Cách thực hiện - Hiệu trưởng: + Quyết định áp dụng mô hình công tác CVHT theo phân nhiệm, trên cơ sở chịu trách nhiệm tư vấn và hỗ trợ SV ở từng lĩnh vực: tâm lý và đời sống, học tập và nghiên cứu khoa học, đào tạo và công tác HSSV và chủ trương chính sách. + Ban hành quy định về công tác CVHT & rèn luyện, trong đó quy định rõ các nội dung như đã nêu ở giải pháp 1. + Chỉ đạo trực tiếp các trưởng nhóm CVHT trong công tác CVHT & rèn luyện và đánh giá hoạt động CVHT & rèn luyện của họ. - Các Khoa, Phòng, Trung tâm dịch vụ sinh viên : + Chọn và bổ nhiệm cố vấn học tập chuyên trách và cố vấn học tập kiêm nhiệm theo đúng tiêu chuẩn của cố vấn học tập. + Trưởng Khoa, Phòng và Trung tâm này đề cử trưởng nhóm CVHT. + Thống nhất và phối hợp tốt trong công tác CVHT & rèn luyện. - Cố vấn học tập : + Thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình. + Tạo mối quan hệ và phối hợp với các cố vấn học tập trong các lĩnh vực khác. CVHT chuyên trách và CVHT kiêm nhiệm trong cùng Khoa hay Trung tâm có sự hỗ trợ cùng nhau hoàn thành tốt chức năng và nhiệm vụ của CVHT. + Trưởng nhóm CVHT thực hiện việc đánh giá công tác CVHT của CVHT do mình phụ trách. - Sinh viên : Thực hiện theo đúng quyền và trách nhiệm của SV. [2, 61- 66] 132 2.3. Giải pháp 3: Bồi dưỡng năng lực công tác cố vấn học tập và rèn luyện cho đội ngũ cố vấn học tập 2.3.1. Mục đích Nâng cao năng lực tư vấn và hỗ trợ về các lĩnh vực tâm lý học đường và đời sống, học tập - nghiên cứu khoa học, đào tạo và công tác HSSV - chủ trương chính sách. 2.3.2. Nội dung - Công tác HSSV và chủ trương chính sách; - Đào tạo; - Học tập và nghiên cứu khoa học; - Tâm lý học đường và đời sống. 2.3.4. Cách thực hiện Cố vấn học tập tự trang bị và có kỹ năng giao tiếp ứng xử tốt với sinh viên và đồng nghiệp. Đồng thời, mỗi cố vấn học tập trực thuộc các bên liên quan tham gia công tác cố vấn học tập có vai trò riêng và nhiệm vụ khác nhau. Vì vậy, để nâng cao năng lực công tác cố vấn học tập và rèn luyện cho đội ngũ cố vấn này thì cách thực hiện cho mỗi lĩnh vực tư vấn, hỗ trợ cụ thể như sau: 2.3.4.1. Về công tác HSSV và chủ trương chính sách Cố vấn học tập: + Tìm và thống kê các quy định, quy chế về công tác SV; quy chế đánh giá điểm rèn luyện; quy chế nội trú; quy chế ngoại trú; quy định tổ chức thực hiện chương trình công tác xã hội; quy chế tuyển sinh liên thông; quy chế dừng học tập có thời hạn, học lại, thôi học, chuyển trường. + Thu thập các biểu mẫu, hồ sơ về chế độ miễn, giảm học phí; hưởng trợ cấp xã hội; trợ cấp ưu đãi; trợ cấp khó khăn. + Tổng hợp danh sách các thông báo liên quan đến tài trợ, học bổng. + Đăng tải kịp thời các thông tin liên quan đến công tác HSSV và chủ trương, chính sách đã cập nhật lên Website của bộ phận CVHT. 2.3.4.2. Về đào tạo : Cố vấn học tập: + Tìm và thống kê các quy chế đào tạo của Bộ Giáo dục & Đào tạo và các quy định về đào tạo của Nhà trường; + Cập nhật thông tin về chương trình, kế hoạch đào tạo của từng ngành; 133 + Cập nhật thông tin về quy trình đăng ký môn học, xét nợ học phần, xét tốt nghiệp, cấp văn bằng chứng chỉ; + Đăng tải kịp thời các thông tin liên quan đến đào tạo đã cập nhật lên Website của bộ phận CVHT. 2.3.4.3. Về học tập và nghiên cứu khoa học: Cố vấn học tập: + Cập nhật thông tin liên quan đến công tác HSSV - chủ trương chính sách và đào tạo đã được đăng tải từ CVHT của Phòng công tác HSSV và Phòng đào tạo trên Website của bộ phận CVHT. + Tìm hiểu cách sử dụng phần mềm quản lý việc học. + Tìm hiểu về phương pháp dạy học đại học, phương pháp học đại học, công tác nghiên cứu khoa học trong SV. + Tìm hiểu cách lập kế hoạch và quản lý thời gian học tập. + Thống kê các công trình nghiên cứu đã được SV trong ngành mình đảm trách nghiên cứu và cập nhật thông báo liên quan đến nghiên cứu khoa học của sinh viên. + Chia sẻ kinh nghiệm với các CVHT có kinh nghiệm trong và ngoài trường về công tác CVHT & rèn luyện. 2.3.4.4. Về tâm lý học đường và đời sống: Cố vấn học tập: + Tự tìm hiểu về quan hệ tình bạn, tình yêu, hôn nhân, gia đình ở lứa tuổi thanh niên trong lý luận hay trong thực tiễn; + Tìm hiểu về kỹ năng sống; + Tham gia các khóa hội thảo hay tư vấn về tâm lý học đường, thanh niên; + Thu thập, thống kê về những công việc phù hợp và có thu nhập cho sinh viên; + Thu thập thông tin về triển vọng của các ngành nghề trong tương lai; + Tìm hiểu thông tin về cách thu và chi tiêu trong sinh hoạt đời thường; Ngoài những cách thực hiện nhằm nâng cao năng lực cố vấn học tập và rèn luyện riêng cho từng lĩnh vực tư vấn và hỗ trợ riêng như trên. Tất cả các cố vấn học tập cần nhận được sự hỗ trợ của nhà trường qua các hoạt động: - Báo cáo công tác cố vấn học tập hay gửi báo cáo qua mạng trường của các cố vấn học tập có kinh nghiệm, tâm huyết và làm tốt công tác này. 134
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.