Giải pháp nâng cao hiệu quả các môn học thực hành ngành Kế toán - Trường Đại học Công Nghệ thành phố Hồ Chí Minh (Hutech)

pdf
Số trang Giải pháp nâng cao hiệu quả các môn học thực hành ngành Kế toán - Trường Đại học Công Nghệ thành phố Hồ Chí Minh (Hutech) 10 Cỡ tệp Giải pháp nâng cao hiệu quả các môn học thực hành ngành Kế toán - Trường Đại học Công Nghệ thành phố Hồ Chí Minh (Hutech) 306 KB Lượt tải Giải pháp nâng cao hiệu quả các môn học thực hành ngành Kế toán - Trường Đại học Công Nghệ thành phố Hồ Chí Minh (Hutech) 0 Lượt đọc Giải pháp nâng cao hiệu quả các môn học thực hành ngành Kế toán - Trường Đại học Công Nghệ thành phố Hồ Chí Minh (Hutech) 73
Đánh giá Giải pháp nâng cao hiệu quả các môn học thực hành ngành Kế toán - Trường Đại học Công Nghệ thành phố Hồ Chí Minh (Hutech)
4 ( 13 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC MÔN HỌC THỰC HÀNH NGÀNH KẾ TOÁN - TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (HUTECH) ThS. Trịnh Xuân Hƣng, ThS. Trần Nam Trung Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở phân tích số liệu thu thập được từ các sinh viên đang theo học tại Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng. Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm hiểu nguyên nhân và đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập các môn học thực hành của ngành kế toán. Để hoàn thành nghiên cứu này, nhóm tác giả đã sử dụng kết hợp 2 phương pháp là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng dưới sự trợ giúp của phần mềm SPSS. Từ khóa: Chất lượng, nâng cao, hiệu quả, thực hành, kế toán. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Mục tiêu của Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (Hutech) nói chung, của khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng nói riêng, là đào tạo lực lượng lao động có kiến thức, kỹ năng thực hành cơ bản của nghề nghiệp, có khả năng làm việc độc lập và có tính sáng tạo cao, ứng dụng công nghệ vào công việc đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn hiện nay. Đây là một vấn đề hết sức cần thiết với yêu cầu và nhiệm vụ phát triển của nhà trường với mục tiêu đáp ứng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ tri thức chuyên ngành Kế toán, Tài chính, Ngân hàng.... theo yêu cầu của xã hội trong giai đoạn hiện nay. Các môn học thực hành ngành kế toán có thể hiểu là các môn học trang bị cho người học có năng lực thực hành tương đối thành thạo nghiệp vụ kế toán ở vị trí công tác được giao. Hiệu quả môn học thực hành: Là một tiêu chí được sử dụng để đánh giá những thay đổi được xác định trong hệ thống mục tiêu, về hành vi, năng lực… gắn liền với việc đạt được trạng thái kết thúc, đạt được mục tiêu hoặc tạo ra ảnh hưởng. Nâng cao chất lượng dạy học là nhiệm vụ cơ bản đầu tiên của nhà trường, đây chính là điều kiện để nhà trường tồn tại và phát triển. Thực chất của công tác quản lý nhà trường là quản lý hoạt động dạy học, công việc này được tiến hành thuờng xuyên, liên tục qua từng giờ dạy học, qua các học kỳ và từng năm học, đây là điều kiện tất yếu để đảm bảo chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường đáp ứng yêu cầu mục tiêu đề ra. Từ những yêu cầu và đòi hỏi trên là động lực để nhóm nghiên cứu tiến hành điều tra, khảo sát và phân tích các dữ liệu thu thập được nhằm có cái nhìn tổng quan và cụ thể của từng nhân tố tác động, từ đó đề ra các giải pháp cải tiến và nâng cao chất lượng. 448 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu thống kê mô tả, nghiên cứu nhân quả kết hợp với phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để có thể vừa khám phá vấn đề vừa có thể kiểm định lại các khám phá đó thông qua việc khảo sát trên số lượng lớn các đối tượng nghiên cứu. Phƣơng pháp định tính: Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp định tính như sau: Tìm hiểu tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, tìm các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài để tổng quan tài liệu. Xây dựng bộ câu hỏi nghiên cứu sơ bộ, phỏng vấn ý kiến của 10 bạn Sinh viên hệ Đại học chính quy đang theo học tại khoa để xây dựng những câu hỏi nghiên cứu thông qua việc phỏng vấn trực tiếp dạng câu hỏi mở. Tiến hành thảo luận nhóm Sinh viên nhằm thu thập thông tin góp phần định hướng nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện mô hình và các thang đo của đề tài nghiên cứu. Phƣơng pháp định lƣợng: Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp định lượng như sau: Tiến hành khảo sát Sinh viên ngành kế toán về đề tài nghiên cứu. Phân tích dữ liệu khảo sát thông qua phần mềm SPSS. Kiểm định mô hình, các giả thuyết nghiên cứu và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến hiệu quả học tập. Kiểm định T-Test và ANOVA để kiểm định sự khác biệt trung bình của từng nhóm đối tượng đánh giá. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thống kê mô tả Đầu tiên, nhóm tác giả xác định mô hình nghiên cứu. Sau đó từ mô hình nghiên cứu ban đầu, nhóm tác giả xây dựng bảng câu hỏi, thảo luận, hoàn thiện và tiến hành điều tra thu thập số liệu. Nhóm tác giả phát ra 550 phiếu khảo sát và thu về 471 phiếu hợp lệ. Bảng 1. Tỷ lệ sinh viên được khảo sát phân bổ qua các năm học Statistics SV N Valid Missing 471 0 Frequency Valid Percent Valid Percent Cumulative Percent Nam 2 113 24,0 24,0 24,0 Nam 3 223 47,3 47,3 71,3 Nam 4 135 28,7 28,7 100,0 Total 471 100,0 100,0 Trong tổng số 471 phiếu khảo sát không có sinh viên năm thứ nhất, có 113 bạn sinh viên năm thứ 2 chiếm 24,0%, 223 bạn sinh viên năm thứ 3 chiếm 47,3% và 135 bạn sinh viên năm thứ 4 chiếm 28,7%. Tỷ lệ này phân bổ đều cho các năm, đặc biệt năm thứ 3 chiếm đa số, điều này đảm bảo chất lượng của cuộc khảo sát. Thống kê mô tả theo giới tính. Về giới tính thì sinh viên nam có 107 bạn chiếm 22,7% còn lại là 364 bạn sinh viên nữ chiếm 77,3%. Sự chênh lệch nam nữ trong mẫu khảo sát bởi vì đặc thù của khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng là tỷ lệ sinh viên nữ nhiều hơn sinh viên nam. 449 Bảng 2. Thống kê giới tính trong mẫu khảo sát Statistics GIOITINH N Valid 471 Missing 0 GIOITINH Frequency Nam Valid Nu Total Percent Valid Percent Cumulative Percent 107 22,7 22,7 22,7 364 77,3 77,3 100,0 471 100,0 100,0 Thống kê mô tả theo ngành học. Trong tổng số 471 phiếu hợp lệ có 360 sinh viên đang theo học chuyên ngành kế toán tại khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng chiếm tỷ lệ 76,5%. Bảng 3. Thống kê ngành học trong mẫu khảo sát Statistics NGANH N Valid 471 Missing 0 NGANH Frequency Ke toan tai chinh Percent Valid Percent Cumulative Percent 264 56,1 56,1 56,1 Ke toan Kiem toan 59 12,5 12,5 68,6 Ke toan ngan hang 37 7,9 7,9 76,4 88 18,7 18,7 95,1 17 3,6 3,6 98,7 Khac 6 1,3 1,3 100,0 Total 471 100,0 100,0 Valid Tai chinh doanh nghiep Ngan hang - Bao hiem Thống kê mô tả theo số môn thực hành đã học. Số liệu khảo sát cho thấy hầu hết sinh viên đã học ít nhất là 2 đến 3 môn thực hành. Điều này cho thấy mẫu khảo sát có tính đại diện. 450 Bảng 4. Thống kê số môn thực hành đã học trong mẫu khảo sát Statistics SMHTH Valid N 471 Missing 0 SMHTH Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent 1 1 ,2 ,2 ,2 2 105 22,3 22,3 22,5 3 220 46,7 46,7 69,2 4 117 24,8 24,8 94,1 5 25 5,3 5,3 99,4 6 1 ,2 ,2 99,6 7 2 ,4 ,4 100,0 Total 471 100,0 100,0 Valid 3.2. Phân tích Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) Sau khi phân tích thống kê mô tả, nhóm tác giả thực hiện phương pháp làm sạch dữ liệu bằng phương pháp phân tích Cronbach Alpha cho tất cả các biến độc lập và biến phụ thuộc. Kết quả phân tích đối với 10 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc “Hiệu quả môn học thực hành” của sinh viên cho thấy từ những biến quan sát ban đầu, sau khi phân tích bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha đã loại ra một số biến, còn lại 24 biến sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA kế tiếp. Bảng 5. Kết quả phân tích Cronbach Alpha cho biến phụ thuộc: “Hiệu quả các môn học thực hành” Reliability Statistics Cronbach's Alpha ,742 N of Items 4 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted 451 Scale Variance if Item Deleted Corrected ItemTotal Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted HQMHTH01 11,04 4,013 ,533 ,685 HQMHTH02 11,25 3,843 ,599 ,650 HQMHTH03 11,57 3,688 ,546 ,677 HQMHTH04 11,41 3,792 ,475 ,721 Tiếp theo nhóm tác giả thực hiện phân tích nhân tố khám phá (EFA). Bảng 6. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. Approx. Chi-Square Bartlett's Test of df Sphericity Sig. ,791 2264,251 210 ,000 a Rotated Component Matrix Component 1 GV03 GV02 GV01 GV04 GV05 DCMH0 1 DCMH0 3 DCMH0 2 PTHT03 PTHT02 PTHT04 PTHT05 PTHT01 CSVC03 CSVC02 CSVC01 PPGD03 PPGD02 PPGD04 DCMH0 4 DCMH0 5 2 3 4 6 ,773 ,707 ,685 ,628 ,545 ,805 ,790 ,774 ,723 ,707 ,668 ,643 ,504 ,732 ,702 ,680 Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. a. Rotation converged in 6 iterations. 452 5 ,749 ,711 ,636 ,746 ,657 Sau khi phân tích EFA, nhóm tác giả xây dựng được mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh. Giảng viên Đề cương môn học Cơ sở vật chất Hiệu quả các môn học thực hành Phương pháp giảng dạy Phương tiện học tập Tài liệu học tập Hình 1. Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp, phân tích 2019 Các giả thuyết của mô hình H1: Giảng viên sẽ là người truyền cảm hứng và có ảnh hưởng tích cực (cùng chiều) đến Hiệu quả các môn học thực hành. H2: Đề cương môn học sẽ có ảnh hưởng tích cực (cùng chiều) đến Hiệu quả các môn học thực hành. H3: Cơ sở vật chất sẽ có ảnh hưởng tích cực (cùng chiều) đến Hiệu quả các môn học thực hành. H4: Phương pháp giảng dạy sẽ có ảnh hưởng tích cực (cùng chiều) đến Hiệu quả các môn học thực hành. H5: Phương tiện học tập sẽ có ảnh hưởng tích cực (cùng chiều) đến Hiệu quả các môn học thực hành. H6: Tài liệu học tập sẽ có ảnh hưởng tích cực (cùng chiều) đến Hiệu quả các môn học thực hành. 3.3. Một số những phân tích khác Phân tích hệ số tương quan Pearson: Một phương pháp chung để đánh giá giá trị phân biệt là kiểm nghiệm ma trận tương quan cho các biến độc lập và phụ thuộc. Kết quả hệ số tương quan nhỏ hơn 0,85 chỉ ra rằng giá trị phân biệt có khả năng tồn tại giữa 2 biến (John and Benet-Martinez, 2000). Đối với nghiên cứu kết quả cho thấy hệ số tương quan tuyệt đối giữa các biến dao động từ 0,028 đến 0,419, nghĩa là không vượt quá hệ số điều kiện 0,85. Điều đó chứng minh rằng giá trị phân biệt đã đạt yêu cầu. Hay nói cách khác, các thang đo trong nghiên cứu này đã đo lường được các khái niệm nghiên cứu khác nhau. Phân tích hồi quy bội: Kết quả các thông số của từng biến trong phương trình hồi quy (Bảng 7) cho thấy giá trị Sig. của 6 biến độc lập là “Giảng viên” (GV); “Đề cương môn học” (DCMH); “Cơ sở vật chất” (CSVC); “Phương pháp giảng dạy” (PPGD); Phương tiện học tập và “Tài liệu học tập” đều nhỏ hơn 0,05. Do đó có thể nói rằng 6 biến độc lập này đều có ý nghĩa thống kê hay nói cách khác đều có ảnh hưởng nhất định đến “Hiệu quả môn học thực hành”. 453 Bảng 7. Các thông số của từng biến trong phương trình hồi quy Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp, phân tích 2019 Phương trình hồi quy có hệ số đã chuẩn hóa có dạng như sau: Y = 4,884 x 10-18 + 0,297X1 + 0,126X2 + 0,414X3 + 0,210X4 + 0,076X5 + 0,092X6 + ε Trong đó: Y: Hiệu quả môn học thực hành. X1: Giảng viên, X2: Đề cương môn học, X3: Cơ sở vật chất, X4: Phương pháp giảng dạy, X5: Phương tiện học tập, X6: Tài liệu học tập, ε: Sai số ngẫu nhiên. Để xác định tầm quan trọng các yếu tố ảnh hưởng đến “Hiệu quả môn học thực hành”, chúng ta căn cứ vào hệ số Beta. Nếu hệ số Beta của 1 yếu tố nào càng lớn thì nhân tố đó sẽ có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc càng nhiều. Qua phương trình hồi quy ở trên ta thấy yếu tố “Cơ sở vật chất” có ảnh hưởng mạnh nhất đến biến phụ thuộc với Beta = 0,414; kế đến lần lượt là “Giảng viên” (Beta=0,297); “Phương pháp giảng dạy” (Beta=0,210); “Đề cương môn học” với Beta=0,126; “Tài liệu học tập” (Beta=0,092) và ảnh hưởng nhỏ nhất là yếu tố “Phương tiện học tập” với Beta= 0,076. Cơ sở vật chất +0,414 +0,297 Giảng viên +0,210 Phương pháp giảng dạy Hiệu quả môn học thực hành +0,126 Đề cương môn học +0,092 Tài liệu học tập +0,076 Phương tiện học tập Hình 2. Mô hình kết quả hồi quy Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp, phân tích 2019 454 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận Thông qua dữ liệu khảo sát của 360 phiếu khảo sát hợp lệ và kết quả kiểm định mô hình, phân tích mô hình hồi quy bội cho thấy 6 yếu tố chính ảnh hưởng đến “Hiệu quả môn học thực hành”, gồm: (1) “Cơ sở vật chất”, (2) “Giảng viên”, (3) “Phương pháp giảng dạy”, (4) “Đề cương môn học”, (5) “Tài liệu học tập” và (6) “Phương tiện học tập”. Trong đó, yếu tố tác động mạnh nhất đến “Hiệu quả môn học thực hành” là yếu tố “Cơ sở vật chất” với Beta = 0,414; kế đến lần lượt là “Giảng viên” (Beta = 0,297); “Phương pháp giảng dạy” (Beta = 0,210); “Đề cương môn học” với Beta = 0,126; “Tài liệu học tập” với Beta = 0,092 và ảnh hưởng nhỏ nhất là yếu tố “Phương tiện học tập” với Beta = 0,076. Bên cạnh đó, tiến hành kiểm định T-test và Anova so sánh giá trị trung bình “Hiệu quả môn học thực hành” của các biến độc lập đối với giá trị điểm giữa của thang đo (Không ý kiến = 3) để đánh giá mức độ “Hiệu quả môn học thực hành” về các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu. Kết quả kiểm định cho thấy, theo đánh giá tại thời điểm nghiên cứu, sinh viên đánh giá “Hiệu quả môn học thực hành” của các biến độc lập phụ thuộc khá cao, với biến HQMHTH01 giá trị trung bình > 4, 3 quan sát còn lại cũng có giá trị trung bình lớn hơn 3 trong thang đo Likert 5 điểm. Điều này cho thấy sinh viên chuyên ngành kế toán hài lòng về chất lượng các môn học thực hành tại khoa KT-TC-NH. Bảng 8. Kiểm định T-test so sánh giá trị trung bình Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation HQMHTH01 471 1 5 4,16 ,787 HQMHTH02 471 1 5 3,95 ,788 HQMHTH03 471 1 5 3,63 ,882 HQMHTH04 471 1 5 3,79 ,912 Valid N (listwise) 471 Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp, phân tích 2019 Nghiên cứu cũng đã kiểm định các giả thuyết nghiên cứu và khẳng định rằng 6 giả thuyết đưa ra đã được chấp nhận. Điều này có nghĩa là các yếu tố: “Cơ sở vật chất”, “Giảng viên”, “Phương pháp giảng dạy”, “Đề cương môn học”, “Tài liệu học tập” và “Phương tiện học tập” đều có ảnh hưởng tích cực đến “Hiệu quả môn học thực hành”. 4.2. Kiến nghị Dựa trên kết quả nghiên cứu được trình bày trên đây, nhóm tác giả mạnh dạn đưa ra những kiến nghị với từng nhân tố nhằm nâng cao hiệu quả các môn học thực hành của ngành Kế toán thuộc khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng như sau: Về nhân tố cơ sở vật chất và phương tiện học tập: Đây là nhân tố có tác động mạnh nhất tới chất lượng giảng dạy, bởi vậy nhà trường cần kịp thời trong việc hỗ trợ trang thiết bị, phương tiện học tập, cơ sở vật chất (máy tính, máy chiếu, phòng học, ...) để nâng cao chất lượng giảng dạy các học phần thực hành. 455 Về nhân tố giảng viên: Giảng viên trực tiếp giảng dạy học phần thực hành là người có ảnh hưởng lớn nhất và trực tiếp tới hiệu quả các môn học thực hành, bởi vậy những giải pháp đề xuất mang tính gần gũi thực tế. Cụ thể, trong từng buổi lên lớp cần chuẩn bị chu đáo nội dung và thiết kế giáo án, đề cương chi tiết trước giờ thực hành: Lập kế hoạch dạy học chi tiết cho từng tiết thực hành, thể hiện rõ ràng nhiệm vụ tiết học, mục tiêu kết quả cần đạt được và hình thức kiểm tra kết quả thực hành của SV. Về nhân tố phương pháp giảng dạy: Đây là một trong những nhân tố rất quan trọng trong tiết thực hành, cụ thể Giảng viên phải tổ chức và điều khiển các đối tượng SV trên lớp. Để lôi cuốn được các SV cùng tham gia thực hành, có thể chia lớp học thành các nhóm học tập (tùy theo quy mô lớp và năng lực người học để chia nhóm). Với việc chia nhóm, SV có điều kiện hỗ trợ lẫn nhau, bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không chỉ thụ động tiếp thu từ giáo viên. Giáo viên hướng dẫn SV các kỹ năng thao tác trong bài thực hành, thao tác mẫu bằng máy chiếu cho SV quan sát. Tổ chức hướng dẫn SV thực hành, gợi mở, khuyến kích SV tích cực hoạt động, đồng thời quan sát, theo dõi và bổ trợ SV khi cần. Chia nhỏ nội dung thực hành: Nội dung thực hành của mỗi học phần kế toán thường có dung lượng khá lớn, Giảng viên có thể giảm nhẹ việc học thực hành bằng cách chia nhỏ các nội dung trong mỗi phần thực hành: Thực hành hoàn thiện bộ chứng từ, thực hành lên sổ sách và báo cáo. Có thể kết hợp chúng với nhau, để tránh sự nhàm chán, tuy nhiên sâu chuỗi và liên kết lại, để tránh phá vỡ sự logic vốn có của Kế toán. Tìm sự hỗ trợ từ SV khá - giỏi: Trong quá trình dạy học, Giảng viên quan sát và phát hiện những SV học tốt, tiếp thu nhanh, giao nhiệm vụ để chính các học sinh này sẽ đóng vai người hỗ trợ, có nhiệm vụ giải thích và hướng dẫn các bạn cùng nhóm thực hiện tốt nhiệm vụ của giờ thực hành. Việc này, giúp các em thoải mái trao đổi, không sợ sai, đồng thời có cơ hội để thảo luận, tăng kỹ năng phối hợp, làm việc nhóm. Theo đó, cần có hướng động viên khuyến khích các em, tạo động lực để SV thi đua và hợp tác nhóm hiệu quả. Áp dụng phương pháp giảng dạy thực hành nghiệp vụ kế toán trên hệ thống bài tập tình huống mang tính hệ thống, tổng hợp cao kết hợp với việc ứng dụng phần mềm kế toán trong xử lý bài tập tình huống. Ngoài hệ thống nghiệp vụ đã xây dựng từ trước, mỗi giảng viên có thể lập một cơ sở dữ liệu với hệ thống chứng từ kế toán, nghiệp vụ kinh tế,... gần với mô hình thực tế của DN trong một kỳ kế toán và yêu cầu SV sử dụng công cụ excel hoặc phần mềm kế toán để thực hiện các yêu cầu (từ việc cập nhật chứng từ, cho đến việc đưa ra các báo cáo tài chính). Việc xử lý bài tập tình huống tổng hợp này là phương thức tốt nhất để trang bị, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cơ bản cho SV và là yêu cầu, động lực bắt buộc học viên phải có sự liên hệ, tra cứu, vận dụng kiến thức các môn học có liên quan. Về nhân tố đề cương môn học và tài liệu học tập: Cần thay đổi đề cương và tài liệu học tập theo hướng lấy người học làm trung tâm. Điều này mang lại tính chủ động, sáng tạo cho người học trong việc tiếp thu kiến thức kỹ năng. Lấy người học làm trung tâm còn có ý nghĩa là, phải dạy những gì người học cần chứ không phải là dạy những gì mà cơ sở đào tạo có khả năng thực hiện. Hướng SV tự thực hiện rèn luyện các kỹ năng cần thiết: Tỷ mỉ, cẩn thận, thành thạo chuyên môn, ứng dụng tin học và làm việc theo nhóm, ... Xây dựng đề cương các chương trình giảng dạy thực hành nghiệp vụ Kế toán, phải gắn với nhu cầu về nghề nghiệp của xã hội. Để thực hiện được yêu cầu này, khi xây dựng chương trình đào tạo cần dựa trên việc phân tích nghề, phân tích công việc kế toán một cách đầy đủ, khoa học. Giảm thời gian, thời lượng các học phần giáo dục đại cương để tăng thêm thời gian học tập các học phần thực hành. Ngoài việc thực hành ở các học phần cụ thể, nên xây dựng những bộ số liệu bài tập tổng hợp, điều này giúp người học dễ dàng có được sự hình dung và cách tiếp cận hệ thống về nghề nghiệp. Những bài tổng hợp tạo sự mới lạ còn góp phần tạo sự hứng thú, tăng sự chủ động cho SV trong việc học tập. 456 Đổi mới tài liệu học tập, ngân hàng đề thi mang tính tổng hợp cao. Đề thi gồm 2 phần: Một là: Phần trình bày hiểu biết về các văn bản, thông tư, quyết định liên quan đến vấn đề kế toán cụ thể theo hiểu biết của SV; Hai là: Phần thực hành ứng dụng tổng hợp mỗi nội dung thực hành đều được lồng ghép, đưa vào đề thi đánh giá năng lực người học. Điều này đòi hỏi ở SV tính chủ động tìm hiểu và tự thực hành, để có được kết quả đánh giá tốt ở môn học. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Nhà xuất bản Hồng Đức. [2] Trịnh Xuân Hưng, Trần Nam Trung. Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả học tập các môn thực hành tại Hutech. Tạp chí Tài chính tháng 9 năm 2018, trang 107. [3] Trịnh Xuân Hưng, Trần Nam Trung. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả học tập các học phần thực hành của sinh viên chuyên ngành kế toán tại khoa kế toán tài chính ngân hàng. Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp khoa 2018, trang 15. [4] Trịnh Xuân Hưng, Trần Nam Trung. Phương pháp giảng dạy các môn học thực hành ngành kế toán để đạt được hiệu quả cao nhất tại trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (Hutech). Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường 2018. 457
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.