Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí cho các doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam

pdf
Số trang Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí cho các doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam 8 Cỡ tệp Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí cho các doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam 302 KB Lượt tải Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí cho các doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam 0 Lượt đọc Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí cho các doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam 7
Đánh giá Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí cho các doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam
4.4 ( 7 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ CHO CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM SOLUTIONS TO IMPROVE THE COST MANAGEMENT ACCOUNTING OF VIETNAMESE BUILDING ENTERPRISES #Ths. Phạm Thị Phượng Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu Tóm tắt: Sự cạnh tranh của nền kinh tế thị trường trong bối cảnh hội nhập sâu, rộng với nền kinh tế quốc tế làm cho mức độ cạnh tranh càng trở nên gay gắt. Để đứng vững trên thị trường, đòi hỏi các DN phải hoạch định được chiến lược đúng đắn và có những quyết định sản xuất kinh doanh hiệu quả. Những quyết định này được đưa ra phải dựa trên cơ sở của những thông tin hữu ích về chi phí được cung cấp từ một mô hình kế toán quản trị chi phí (KTQTCP) khoa học và hiệu quả. Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất – kinh doanh đặc thù, quá trình sản xuất và sản phẩm xây dựng có đặc điểm riêng biệt và điều đó có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm các công trình xây dựng, chi phí trong các DN xây dựng. Tuy nhiên, hầu hết các DN đều chưa xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu quản trị chi phí, từ đó chưa phân tích thông tin sự biến động về chi phí. Bài viết này, tìm hiểu về công tác KTQTCP trong các DN xây dựng Việt Nam hiện nay và đề xuất các giải pháp hoàn thiện. Từ khóa: KTQTCP. Abstract: The competitiveness of the market economy in the context of deep integration with the international economy makes the level of competition more acute. To stand on the market requires businesses to plan the right strategy and make effective business decisions. These decisions are based on the usefulness of cost information provided by a cost-effective and cost-effective accounting model. Capital construction is a specialized industry, production process and construction products have specific characteristics and that has a great influence on the quality of construction products, cost in construction enterprises. However, most businesses have not built a system of cost management criteria, so that no information on cost fluctuations. This article explores cost management accounting in today's Vietnamese construction firms and suggests complete solutions. Key words: Cost accounting management. 1. Đặt vấn đề Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập đang lan rộng như hiện nay, các DN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng là lĩnh vực bị ảnh hưởng đầu tiên và rất nặng nề do thị trường bất động sản đóng băng, chi phí đầu tư lớn mà không thu hồi được vốn, mặt khác mặt khác những công trình nhận thầu hoặc chỉ định thầu cũng không có vốn để thực hiện, nhiều công trình chậm tiến độ, thiếu tính khả thi không chỉ ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính của DN mà còn gây rất nhiều khó khăn trong việc quản lý, hạch toán chi phí các dự án đầu tư. Tổ chức KTQTCP được xem như là công cụ nhằm theo dõi, kiểm soát chặt chẽ chi phí phát sinh giúp 136 n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam nhà quản trị đưa ra được những quyết định đúng đắn, thích hợp. Tuy nhiên, tổ chức KTQTCP ở các DN xây dựng hiện nay đang còn khá nhiều vấn đề bất cập. Chính vì vậy, việc nghiên cứu để đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức KTQTCP tại các DN xây dựng là rất cần thiết và cấp bách. 2. Khung lý thuyết 2.1. Tổ chức và chức năng của nhà quản trị 2.1.1 Thế nào là tổ chức Tổ chức là một nhóm người cùng liên kết với nhau để thực hiện một số mục tiêu nhất định. Tổ chức thường tồn tại dưới những hình thức: - Tổ chức với mục tiêu lợi nhuận - Tổ chức với mục tiêu phục vụ do tư nhân kiểm soát - Tổ chức với mục tiêu phục vụ do Nhà nước kiểm soát Dù dưới hình thức nào, tổ chức cũng cần các thông tin kế toán để tồn tại và phát triển. Thông tin kế toán ảnh hưởng đến mức độ đạt được mục tiêu đề ra của tổ chức. 2.1.2. Chức năng của nhà quản trị Một nhà quản trị khi đại diện cho tổ chức để điều hành hoạt động của tổ chức đều gắn với các chức năng: - Lập kế hoạch: Thiết lập và thông báo những việc phải làm để tổ chức hướng về mục tiêu chung, kế hoạch có thể tồn tại dưới hình thức ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn. - Tổ chức và điều hành: Liên kết giữa con người với con người, liên kết con người với các nguồn lực để thực hiện kế hoạch của tổ chức. - Kiểm tra: Giám sát, điều chỉnh tình hình thực hiện để đảm bảo công việc của tổ chức đi đúng mục tiêu. - Ra quyết định: Lựa chọn phương án tối ưu để thực hiện. Tất cả các quyết định đều phải dựa vào nền tảng thông tin, bao gồm thông tin kế toán và các thông tin khác. Sự biến động của môi trường kinh doanh, sự phát triển của quy mô sản xuất, hình thức quản lý... theo thời gian đòi hỏi kế toán phải thiết lập một phương thức mới cung cấp thông tin. Thông tin cần thiết cho nhà quản trị cho các hoạt động sau: - Hoạt động marketing - Hoạt động hậu cần cho sản xuất (mua sắm vật tư cho sản xuất) - Hoạt động sản xuất - Hoạt động tài chính – kế toán - Hoạt dộng liên quan đến nhân sự - Hoạt động liên quan hành chính, bảo vệ 2.2. Mục tiêu của KTQTCP xây dựng: Khác với thông tin của kế toán tài chính chủ yếu phục vụ cho các đối tượng bên ngoài DN, KTQTCP là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin thoả mãn nhu cầu của 137 n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam các nhà quản trị DN xây dựng. Trong DN xây dựng, mục tiêu của KTQTCP chủ yếu là ba mục tiêu: Kiểm soát chi phí, đánh giá trách nhiệm của các trung tâm trong tổ chức, ra quyết định của nhà quản trị. 2.3. Hệ thống các chỉ tiêu quản trị chi phí xây dựng: Để các nhà quản trị trong DN xây dựng thực hiện tốt được chức năng, nhiệm vụ của mình, đồng thời để thuận lợi trong việc ra quyết định kinh doanh thì cần thiết phải có đầy đủ thông tin bao gồm những thông tin chi tiết cũng như những thông tin tổng hợp. Những thông tin này thường được trình bày dưới dạng các chi phí cung cấp thông tin từ hoạt động sản xuất kinh doanh như các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí nhằm phục vụ quản trị DN. 2.4. Xác định phạm vi và phân loại chi phí xây dựng trên góc độ KTQT: Xác định phạm vi phân loại chi phí xây dựng như phân loại theo chức năng hoạt động, theo khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng chịu chi phí, theo thẩm quyền ra quyết định. 2.5. Thu thập, xử lý, hệ thống hoá và cung cấp các thông tin về chi phí xây dựng trên góc độ KTQT. Xây dựng định mức chi phí như: định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, xây dựng dự toán chi phí của hoạt động xây dựng, phương pháp xác định chi phí xây dựng theo công việc hay theo quá trình, phân tích thông tin nhằm mục tiêu kiểm soát chi phí và đánh giá trách nhiệm của các bộ phận trong tổ chức, ứng dụng thông tin KTQT với việc ra quyết định. 3. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp luận: Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật, biện chứng, nghiên cứu các vấn đề lý luận cũng như thực tế có liên quan một cách hệ thống. - Phương pháp thu thập thông tin: Tìm kiếm nguồn thông tin 4. Kết quả nghiên cứu: 4.1. Thực trạng tổ chức KTQTCP xây dựng tại các DN xây dựng ở Việt Nam hiện nay 4.1.1. Hệ thống các chỉ tiêu quản trị chi phí nhằm phục vụ mục tiêu KTQT tại các DN xây dựng Thực tế hiện nay, qua kết quả nghiên cứu khảo sát tại các DN xây dựng, hầu hết các DN này đều chưa xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu quản trị chi phí, để từ đó phân tích thông tin sự biến động của các loại chi phí này nhằm có thể kiểm soát chặt chẽ chi phí phát sinh, qua đó có thể đánh giá được trách nhiệm của các bộ phận trong tổ chức, giúp nhà quản trị đưa ra được những quyết định đúng đắn, thích hợp nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động xây dựng công trình. 4.1.2. Xác định phạm vi và phân loại chi phí xây dựng tại các DN xây dựng: Xuất phát từ đặc điểm của phương pháp lập dự toán trong xây dựng là dự toán được lập theo từng hạng mục công trình và được phân tích theo từng khoản mục chi phí nên hầu hết các công ty xây dựng thường xác định phạm vi và phân loại chi phí xây dựng theo mục đích, công dụng của chi phí để có thể so sánh, kiểm tra chi phí xây lắp thực tế phát sinh với dự toán. Phân loại chi phí theo khoản mục giá thành này tại các DN xây dựng có tác dụng rất lớn cho yêu cầu quản lý chi phí của hợp đồng xây dựng theo dự án, đồng thời cung cấp thông tin cho công tác tính giá thành sản phẩm xây dựng, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành trong DN cũng như kiểm tra việc thực hiện các định mức chi phí sản xuất trong DN. 138 n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam Tuy nhiên, các khoản chi phí trong các DN xây dựng hiện nay chưa được xác định và phân loại theo cách ứng xử cùa chi phí, như là biến phí và định phí. Vì vậy, những thông tin về chi phí không đáp ứng được yêu cầu phân tích, đánh giá hoạt động của DN. 4.1.3. Thu thập, xử lý, hệ thống hoá và cung cấp thông tin về chi phí xây dựng DN: - Xây dựng định mức: Qua khảo sát thực tế cho thấy tại các DN xây dựng hiện nay, việc thực hiện khoán thi công công trình là chủ yếu, mà trong thực hiện khoán thì định mức chi phí là rất quan trọng, nó có thể kìm hãm hoặc thúc đẩy sản xuất phát triển. Hiện nay, hệ thống định mức trong một số công ty xây dựng còn rất nhiều mà chủ yếu khi thực hiện dựa vào văn bản pháp quy và hệ thống đơn giá. - Đối với dự toán chi phí của hợp đồng xây dựng: Các DN xác định tổng dự toán công trình thuộc dự án được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật hay thiết kế kỹ thuật thi công, sau đó lập dự toán chi phí cho từng hạng mục công trình mà DN thực hiện thi công. Giá trị dự toán xây dựng công trình tại các DN xây dựng được xây dựng dựa trên nội dung từng khoản mục chi phí của tổng dự toán công trình hay có thể dựa trên thiết kế của chủ đầu tư và sử dụng đơn giá tổng hợp để xác định chi phí của công trình. DN sẽ dựa vào bảng chiết tính đơn giá để tách riêng từng loại nội dung chi phí cho từng việc chi tiết, sau đó tổng hợp chi phí cho cả công trình. Khi đó, DN sẽ dựa vào bảng chiết tính đơn giá để tách riêng từng loại nội dung chi phí cho từng phần việc chi tiết rồi tổng hợp chi phí cho cả công trình. Đây là cơ sở để các DN xây dựng lập kế hoạch khối lượng công tác xây dựng, là căn cứ để tính kết quả kinh doanh của DN và để kiểm tra giá thành xây dựng của DN. Sau khi trừ đi phần thuế và lãi định mức, các DN xây dựng xác định được giá thành dự toán xây dựng công trình. Lập dự toán chi tiết cho các công trình, hạng mục công trình đòi hỏi tập hợp chi phí sản xuất thực tế phát sinh phải được thực hiện theo từng khoản mục chi phí để có thể dễ dàng kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện dự toán chi phí. 4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác KTQTCP tại các DN Việt Nam 4.2.1. Xây dựng định mức chi phí tiêu hao và hoạch định chi phí Định mức chi phí là khoản chi được định trước bằng cách lập ra những tiêu chuẩn gắn với từng trường hợp hay từng điều kiện làm việc cụ thể. Định mức chi phí không những chỉ ra được các khoản chi dự kiến mà còn xác định nên chi trong trường hợp nào. Tuy nhiên, trong thực tế chi phí luôn thay đổi, vì vậy các định mức cần phải được xem xét lại thường xuyên để đảm bảo tính hợp lý của chúng. Để công tác định mức chi tiêu được tốt, chúng ta cần nhiều kênh thông tin khác nhau, cụ thể như sau: + Tiêu chuẩn kỹ thuật (kỹ thuật cung cấp). + Chi phí thực tế nhiều kỳ (kế toán cung cấp). + Dự toán chi phí (kế toán cung cấp). DN cần định mức cả về giá lẫn về lượng vì sự biến đổi của hai yếu tố này đều tác động đến sự thay đổi của chi phí: Định mức giá: định mức giá được ước lượng bằng cách tổng cộng tất cả các khoản chi phí liên quan đến việc mua hàng hay nguyên vật liệu (đối với định mức giá nguyên vật liệu) hay lương và các chi phí liên quan (đối với định mức chi phí lao động hay còn gọi là định mức lương). 139 n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam Định mức lượng: Để xây dựng và thực hiện hệ thống định mức lượng, DN cần phải quyết định: + Số lượng, chủng loại và thành phần kết hợp các nguyên vật liệu để tạo ra từng loại sản phẩm. + Lượng và loại lao động để sản xuất bất kỳ một sản phẩm hay thực hiện một dịch vụ nào đó. Những định mức kỹ thuật này thường do các chuyên gia lập ra và đòi hỏi phải có những kỹ năng làm việc như nghiên cứu phương pháp làm việc và xây dựng các chỉ tiêu đánh giá từng công việc cụ thể. Khi định mức lượng, DN có thể dùng hai loại định mức sau: Định mức lý tưởng là loại định mức được xây dựng dựa trên điều kiện làm việc hoàn hảo. Tuy nhiên, điều kiện hoàn hảo này gần như không có được ở hầu hết các DN, do những nguyên nhân nằm ngoài tầm kiểm soát của một tổ chức. Định mức lý tưởng có thể giúp nhà quản lý thấy rõ những điểm khác biệt chính tuy nhiên khó áp dụng trong thực tế. Định mức dự kiến (định mức thực tế): loại định mức này thường dễ áp dụng hơn định mức lý tưởng. Đây là các định mức mang tính chất thực tế, vì chúng cho phép một mức độ sai lệch chấp nhận khi thực hiện. Nếu người thực hiện chi phí được quản lý tốt và sẵn sàng hợp tác thì DN dễ đạt được định mức dự kiến. 4.2.2. Phân tích biến động chi phí thực tế so với định mức. Chi phí phát sinh thực tế có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với định mức ban đầu, điều này tạo nên sự biến động chi phí so với định mức. Biến động có thể là bất lợi khi chi phí thực tế cao hơn chi phí định mức hoặc có lợi khi chi phí thực tế thấp hơn chi phí định mức. Mục đích phân tích biến động các khoản mục chi phí nhằm đánh giá chung mức chênh lệch giữa thực tế so với định mức để làm rõ mức tiết kiệm hay vượt chi của từng khoản mục chi phí phát sinh. DN cần phân tích biến động của một số loại chi phí sau: Phân tích các biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là một loại biến phí, khi chi phí nguyên vật liệu thực tế khác với định mức chi phí nguyên vật liệu thì ta gọi mức chênh lệch đó là biến động chi phí nguyên vật liệu. Sự biến động này gồm biến động lượng sử dụng và biến động giá nguyên vật liệu. Trong thực tế, sự biến động giá phụ thuộc vào cả nguyên nhân khách quan (quan hệ cung cầu thay đổi trên thị trường, sự thay đổi chính sách của Nhà nước) và nguyên nhân chủ quan (chọn chất lượng hàng mua, phương pháp tính trị giá nguyên liệu xuất kho). Biến động về lượng nguyên vật liệu sử dụng phụ thuộc vào trình độ quản lý nguyên vật liệu, tay nghề của công nhân trực tiếp sản xuất, tình trạng hoạt động của máy móc thiết bị, điều kiện nơi sản xuất, … Sự phân tích các biến động nói trên phải được tiến hành càng sớm càng tốt, nhằm phát hiện kịp thời những bất hợp lý để điều chỉnh nhằm tìm ra nguyên nhân và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chi phí nguyên vật liệu. 140 n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam Phân tích các biến động chi phí lao động trực tiếp: Chi phí lao động trực tiếp là một loại biến phí, vì vậy việc phân tích các biến động của nó cũng dùng mô hình chung về phân tích biến động biến phí. Biến động chi phí lao động trực tiếp có thể chi tiết hóa như sau: + Biến động năng suất lao động. + Biến động thời gian nhàn rỗi (ngừng sản xuất). + Biến động đơn giá tiền lương. Biến động năng suất phụ thuộc vào công nhân phải mất thời gian sản xuất nhiều hay ít hơn so với định mức. Nhà quản lý cần đặc biệt quan tâm về biến động năng suất bất lợi, và xác định rõ người chịu trách nhiệm và lý do vì sao thời gian sản xuất lại kéo dài. Năng suất lao động tăng hay giảm có thể thường do ảnh hưởng của các nguyên nhân: + Sự thay đổi cơ cấu lao động; + Năng suất lao động cá biệt; + Tình trạng hoạt động của máy móc thiết bị; + Chất lượng của nguyên liệu được sử dụng; + Các biện pháp quản lý sản xuất; + Chính sách trả lương cho công nhân. Biến động thời gian nhàn rỗi hay còn gọi là biến động chi phí thời gian xảy ra khi thời gian công nhân không có công việc để làm lâu hơn so với dự kiến. Biến động lương xảy ra khi DN phải trả lương thực tế cho công nhân cao hơn hoặc thấp hơn so với dự kiến. Đơn giá tiền lương tăng do nhiều nguyên nhân, có thể tổng hợp thành hai nguyên nhân: + Do đơn giá tiền lương của các bậc thợ tăng lên; + Sự thay đổi về cơ cấu lao động. Tiền lương tăng lên khi cơ cấu lao động thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng công nhân bậc cao và giảm tỷ trọng công nhân bậc thấp tính trên tổng số giờ lao động được sử dụng. Phân tích biến động của chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là một loại chi phí khá phức tạp, bởi nó là một chi phí gián tiếp với nhiều loại chi phí khác nhau về tính chất và được tính vào giá thành các sản phẩm thông qua sự phân bổ, vì vậy sẽ không có một mô hình duy nhất về phương pháp để phân tích chung cho các DN. Thông thường phân tích biến động chi phí sản xuất chung được thực hiện như sau: + Phân tích biến động chi phí sản xuất chung khả biến: Theo mô hình phân tích biến phí đã trình bày ở trên, thì sự tăng giảm chi phí sản xuất chung khả biến so giữa thực tế và định mức (hay dự toán) có thể chia thành hai loại biến động: Biến động giá và biến động năng suất. + Phân tích biến động chi phí sản xuất chung bất biến: đặc điểm cơ bản của chi phí bất biến là không thay đổi cùng với những thay đổi của các mức độ hoạt động. Do vậy, khi phân tích chi phí sản xuất chung bất biến cần lưu ý một số điểm sau: 141 n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam Mọi sự chia nhỏ định phí đều có bản chất giả tạo vì chúng không phụ thuộc vào mức hoạt động. Xây dựng đơn giá phân bổ định phí sản xuất chung là cần thiết cho quá trình tính toán biến động nhưng không có giá trị đối với việc kiểm soát chi phí đặt trong mối quan hệ với mức hoạt động. Vì những lý do này nên biến động chi phí sản xuất chung bất biến thường được biểu hiện dưới dạng vật chất thay vì tiền tệ. Sự thể hiện các biến động dưới hình thái vật chất sẽ cung cấp cho nhà quản lý một cách rõ ràng và cụ thể hơn nguyên nhân biến động, từ đó sẽ có biện pháp kiểm soát biến động hữu hiệu hơn. Ngoài ra, để có thể kiểm soát các loại chi phí khác, nhà quản lý còn có thể tiến hành phân tích sự biến động của chi phí hàng tồn kho, chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN. 4.2.3. Hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu quản trị chi phí xây dựng nhằm phục vụ mục tiêu quản trị DN Hệ thống chỉ tiêu quản trị chi phí xây dựng phục vụ mục tiêu kiểm soát chi phí xây dựng bao gồm: Nhóm các chỉ tiêu tổng quát gồm: Tổng chi phí của HÐXD hoặc từng hợp đồng. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu chi phí như: Tỷ trọng CPNVLTT, CPNCTT, CPSDMTC và CPSXC, tỷ trọng biến phí xây dựng, tỷ trọng định phí xây dựng. Các chỉ tiêu này có thể tính cho từng HĐXD, từng công trình hoặc từng hạng mục công trình hay từng trung tâm chi phí. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu quản trị chi phí xây dựng phục vụ mục tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của các trung tâm chi phí Trong DN xây dựng, trung tâm chi phí thường là các xí nghiệp, các tổ, đội thi công hay công ty xây dựng. Các chỉ tiêu quản trị được sử dụng là: Tỷ suất CPNVLTT, CPNCTT, CPSCMTC, CPSXC trong tổng chi phí HĐXD tại từng xí nghiệp, tổ, đội thi công; tỷ suất biến phí, định phí trong tổng chi phí HĐXD tại xí nghiệp, tổ, đội thi công. 4.2.4. Hoàn thiện xác định phạm vi và phân loại chi phí xây dựng phục vụ cho quản trị DN Ngoài các cách phân loại chi phí đang được áp dụng hiện nay thì cần phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động. Điều này có nghĩa là khi mức độ của khối luợng hoạt động biến động thì chi phí sẽ biến động như thế nào, biến động bao nhiêu và loại nào biến động để tương ứng với biến động của mức độ hoạt động. Đây là cách nhận diện chi phí cần có sự quan tâm đặc biệt trong KTQT để phục vụ cho quá trình phân tích, đánh giá và sử dụng thông tin phục vụ cho việc ra quyết định. Phần lớn quá trình lập kế hoạch và ra quyết định phụ thuộc vào việc phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí. Nhà quản trị muốn có thông tin tối ưu nhất để đưa ra các quyết định sáng suốt trong SXKD thì phải thấu hiểu về cách ứng xử của chi phí theo khối lượng hoạt động. Theo mối quan hệ với khối lượng thì toàn bộ chi phí sản xuất chia thành chi phí biến đổi, chi phí cố định và chi phí hỗn hợp. Kết luận: Trong nền kinh tế thị trường, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì ngành xây dựng cũng đang rất phát triển. Chính vì thế muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị 142 n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam trường thì DN xây dựng phải quản lý được các chi phí nhằm tối đa hoá lợi nhuận cho DN. Nếu thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của từng loại chi phí phát sinh của hợp đồng xây dựng sẽ góp phần quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn, lao động có hiệu quả và có biện pháp hạ giá thành. Từ đó, nâng cao chất lượng sản phẩm công trình. Bên cạnh đó, các DN xây dựng ở Việt Nam nên học hỏi kinh nghiệm KTQTCP của các nước phát triển thông qua việc tăng cường hợp tác và đào tạo về KTQTCP để sớm áp dụng vào DN mình.‡ --------------------------Tài liệu tham khảo 1. Bộ Xây dựng (2010), Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. 2. Bộ Tài chính (2006), ‘Thông tư 53/2006/TT-BTC, Hướng dẫn áp dụng chế độ KTQT trong DN’, ngày 12/6/2006; 3. Bộ Tài chính (2014), ‘Thông tư 200/2014TT-BTC, Hướng dẫn chế độ kế toán DN’, ngày 22 tháng 12 năm 2014; 4. Phạm Thị Kim Vân (2002),‘Tổ chức KTQTCP và kết quả kinh doanh ở các DN kinh doanh du lịch’, luận án tiến sĩ kinh tế, Học Viện Tài chính, Hà Nội. 5. Vũ Thị Kim Anh (2012), ‘Hoàn thiện KTQTCP vận tải tại các DN vận tải đường sắt Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế’, luận án tiến sĩ kinh tế, Học Viện Tài chính, Hà Nội; --------------------------- 143
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.