Giá trị kinh tế của họ Bứa (Clusiaceae lindl.) ở Việt Nam

pdf
Số trang Giá trị kinh tế của họ Bứa (Clusiaceae lindl.) ở Việt Nam 7 Cỡ tệp Giá trị kinh tế của họ Bứa (Clusiaceae lindl.) ở Việt Nam 401 KB Lượt tải Giá trị kinh tế của họ Bứa (Clusiaceae lindl.) ở Việt Nam 0 Lượt đọc Giá trị kinh tế của họ Bứa (Clusiaceae lindl.) ở Việt Nam 4
Đánh giá Giá trị kinh tế của họ Bứa (Clusiaceae lindl.) ở Việt Nam
4.1 ( 14 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA HỌ BỨA (CLUSIACEAE Lindl.) Ở VIỆT NAM LÊ NGỌC HÂN, TRẦN THẾ BÁCH Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Họ Bứa (Clusiaceae Lindl.) ở Việt Nam là một họ không lớn, với khoảng 5 chi và 50 loài. Các loài trong họ Bứa chủ yếu là cây gỗ hoặc cây bụi, đặc trưng bởi có nhựa mủ vàng, cành thường nằm ngang; hoa thường đơn tính; nhị thường nhiều, rời hay hợp thành bó. Một số là cây ăn quả, làm gia vị nấu canh, làm thuốc, lấy gỗ, nhiều loài chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học như xanthon, benzophenon, flavonoid, tanin… Hiện nay, ở nước ta đã có một số công trình đề cập đến giá trị sử dụng của một số loài trong họ Bứa như: Đỗ Tất Lợi (1995), Võ Văn Chi (2003, 2012), Lã Đình Mỡi và cs (2007),... Chưa có công trình nào đánh giá đầy đủ về giá trị của họ Bứa ở Việt Nam. Trong nội dung bài báo này, chúng tôi đề cập đến đặc điểm, phân bố, công dụng của các loài có giá trị trong họ Bứa ở Việt Nam. I. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các loài trên cơ sở mẫu tươi và các tiêu bản khô thuộc họ Bứa ở Việt Nam được lưu giữ tại các phòng tiêu bản của các Viện nghiên cứu và các trường Đại học như: Phòng Tiêu bản thực vật (HN), Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật; Phòng tiêu bản, Viện Dược liệu (HNPM); Viện Sinh học Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh (VNM),... 2. Phƣơng pháp nghiên cứu Điều tra kinh nghiệm và tri thức bản địa về sử dụng các loài cây thuộc họ Bứa ở một số tỉnh như: Lào Cai, Phú Thọ, Ninh Bình, Thanh Hóa, Thừa Thiên-Huế, Kon Tum… theo phương pháp nghiên cứu thực vật học của Gary J. Martin [7]. Thu thập mẫu tiêu bản, xử lý mẫu và phân loại mẫu theo phương pháp so sánh hình thái dựa vào một số sách tham khảo như: Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 1999)[5], Danh lục các loài thực vật Việt Nam của Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên) (2003)[2]; tra cứu giá trị sử dụng của các loài trong họ theo tài liệu “ Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” (Đỗ Tất Lợi, 1995)[6], Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi, 2012) [3,4], và Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên) 2003[1,2]. II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Calophyllum calaba L. var. bracteatum (Wight) P. F. Stevens – Cồng tía Đặc điểm: Gỗ, cao 25 m. Cánh hoa 4, trắng, dài 7 mm, nhị nhiều. Quả trắng, 1-2 cm. Hạt 6 mm. Ra hoa tháng 1-2, có quả tháng 3-4. Mọc ven rừng, trên đất nhiều cát. Phân bố: Nghệ An, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Kiên Giang. Còn có ở Lào, Campuchia, Thái Lan. Công dụng: Gỗ màu nâu đỏ, cứng, dùng trong xây dựng, đóng thuyền [1,2]. 2. Calophyllum ceriferum Gagnep. – Choi, Cồng sáp, Mù u đỏ, Không Đặc điểm: Gỗ cao 5-8 m. Phiến lá hình xoan ngược. Hoa nhỏ, trắng, thơm, cánh hoa 7 mm; nhị nhiều, gốc chỉ nhị dính nhau. Quả tròn cỡ 1,5 cm. Mọc rải rác ven rừng, ở vùng duyên hải. 1106 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 Phân bố: Khánh Hòa, Ninh Thuận. Công dụng: Gỗ có thể dùng đóng đồ gia dụng, làm cán công cụ [2]. 3. Calophyllum dryobalanoides Pierre – Cồng trắng, Cồng tía, Cồng núi, Cà nghét Đặc điểm: Gỗ lớn cao 30 m, đường kính 45 cm. Lá có phiến bầu dục thuôn, đỉnh nhọn. Chùm ngắn ở ngọn hay nách lá. Quả hình cầu, hạt 1 cm. Ra hoa tháng 7-8, có quả tháng 9-10. Phân bố: Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Bà Rịa-Vũng Tàu. Còn có ở Thái Lan. Công dụng: Rễ dùng làm thuốc tẩy xổ [2]. 4. Calophyllum inophyllum L. – Mù u, Hồ đồng Đặc điểm: Gỗ lớn, cao 20-25 m. Cụm hoa dài 5 cm, 5-16 hoa. Đài 4, cánh hoa 4, trắng, nhị nhiều xếp 4-6 bó. Quả hình cầu cỡ 3 cm. Mùa hoa quả tháng 9-6 (năm sau). Phân bố: Hải Phòng, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Bạc Liêu, Cà Mau. Còn có ở Ấn Độ, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Philippin. Công dụng: Gỗ cứng, tốt. Mủ bôi chỗ sưng tấy, mụn nhọt, chữa bỏng. Dầu hạt dùng trị ghẻ, nấm tóc, viêm dây thần kinh, trị thấp khớp. Vỏ cây dùng trị đau dạ dày, rễ chữa viêm chân răng. Lá chứa saponin và cyanogenetic [1,4,6]. 5. Calophyllum membranaceum Gardn. & Champ. – Cồng xƣơng cá, Cồng da, Cồng lá mỏng Đặc điểm: Tiểu mộc, cao 1-5 m. Lá có phiến bầu dục, cỡ 6-12 x 1,5-4 cm. Cụm 3-9 hoa. Quả hạch, hình bầu dục, hạt cứng. Ra hoa tháng 4-6, có quả tháng 8-11. Phân bố: Bắc Kạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Ninh Bình, Kon Tum. Còn có ở Trung Quốc, Thái Lan. Công dụng: Rễ và lá trị thấp khớp, lưng và chân tay mỏi, viêm gan, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh; dùng ngoài giã đắp vết thương chảy máu [3]. 6. Calophyllum pisiferum Planch. & Triana – Cồng giây Đặc điểm: Gỗ, cao 30 m. Lá hình trứng hoặc trái xoan. Cụm hoa ở nách lá, 5-15 hoa, 4 cánh. Quả dài 6-9 mm, màu cam. Ra hoa tháng 9-11, có quả tháng 1-2 (năm sau). Phân bố: Bình Dương, Tây Ninh. Còn có ở Ấn Độ, Campuchia. Công dụng: Gỗ tốt. Vỏ cây sắc nước dùng trị ỉa chảy [1]. 7. Calophyllum polyanthum Wall. – Cồng nhiều hoa Đặc điểm: Gỗ, cao 15 m, cành vuông. Phiến lá hình bầu dục thuôn, chóp nhọn. Đài 4, màu lục, cánh hoa 4, trắng; nhị nhiều. Mọc trong rừng thường xanh, ở độ cao tới 1100-1800 m. Phân bố: Đà Nẵng (Bà Nà). Còn có ở Ấn Độ, Trung Quốc. Công dụng: Rễ và lá dùng trị đòn ngã tổn thương, phong thấp, thận hư, kinh nguyệt không đều và đau bụng kinh [3]. 8. Calophyllum soulattri Burm. f. – Cồng tau lau, Cồng trắng Đặc điểm: Gỗ lớn, cao 30 m. Lá hình trứng, trái xoan hoặc hơi thuôn. Cánh hoa tiêu giảm. Quả hình cầu, 1 cm. Ra hoa, quả tháng 6-12. Mọc ở vùng lầy, dưới 1000 m. Phân bố: Gia Lai, Lâm Đồng, Đồng Nai, Kiên Giang. Còn có ở Ấn Độ, Campuchia. Công dụng: Gỗ dùng trong xây dựng, làm thùng đựng dầu [2]. 1107 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 9. Calophyllum tetrapterum Miq. – Cồng vảy ốc, Cồng cành vuông Đặc điểm: Gỗ lớn, cao 20 m. Lá có phiến xoan hay trứng. Cụm hoa dạng chùm, ngắn. Đài 4, cánh hoa tiêu biến. Quả hạch, hình cầu hay xoan, vàng nhạt; hạt tròn. Ra hoa tháng 8-10, có quả tháng 11-12. Phân bố: Kiên Giang (Phú Quốc). Còn có ở Campuchia, Malaixia, Inđônêxia. Công dụng: Gỗ màu đỏ, bền. Quả ăn được [1,2]. 10. Garcinia cochinchinensis (Lour.) Choisy – Bứa nhà, Bứa nam Đặc điểm: Gỗ cao 10-15 m. Chùm 1-5 hoa đực ở nách lá, cánh hoa 5, vàng, nhị nhiều, chia thành 5 bó. Hoa lưỡng tính, đơn độc, nhị 4 bó; bầu 6-10 ô. Quả hình trứng, có rãnh dọc, màu vàng, 6-10 hạt. Ra hoa tháng 4-5, có quả tháng 5-7. Phân bố: Quảng Trị, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Đồng Nai, Tiền Giang, An Giang, Kiên Giang. Còn có ở Campuchia, Thái Lan. Công dụng: Vỏ quả và lá dùng nấu canh chua. Quả ăn ngon. Vỏ dùng trị dị ứng mẩn ngứa. Lá giã đắp trị sâu quảng. Búp non nhai ăn chữa động thai [3]. 11. Garcinia cowa Roxb. – Tai chua, Bứa cọng Đặc điểm: Gỗ cao 10-20 m. Phiến lá bầu dục. Hoa đực 3-8 ở đỉnh cành. Hoa lưỡng tính đơn độc, nhị nhiều, chia 4 nhóm; đầu nhụy hình sao 4-8 thùy. Quả thịt, màu cam, 4-8 rãnh dọc; 6-8 hạt. Ra hoa tháng 3-4, có quả tháng 7-8, ưa sáng. Phân bố: Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hoà Bình. Còn có ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Thái Lan. Công dụng: Vỏ quả dùng nấu canh. Dùng trong nhuộm tơ lụa, làm bóng đồ vàng bạc. Hạt nướng ăn được. Vỏ quả sắc uống chữa sốt khát nước [4]. 12. Garcinia delpyana Pierre – Bứa delpye, Tra meng Đặc điểm: Gỗ cao 8-10 m. Lá có phiến thon dài. Hoa đực nhóm 5-8, đế hoa lồi, cánh hoa 4, nhị nhiều. Hoa lưỡng tính đơn độc. Quả có núm dài 5-7 mm. Hạt 6-7, cong. Phân bố: Kiên Giang (Phú Quốc). Còn có ở Campuchia. Công dụng: Vỏ dùng để nhuộm [2]. 13. Garcinia fagraeoides A. Chev. – Trai lý, Trai, Rươi Đặc điểm: Gỗ lớn, cao 20-25 m. Phiến lá cỡ 10-15 x 5-6 cm. Quả tròn, nhiều hạt. Ra hoa tháng 3-4, có quả tháng 8-9. Mọc trong rừng núi đá vôi, dưới 900 m, ưa sáng. Phân bố: Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Còn có ở Trung Quốc. Công dụng: Gỗ rắn, nặng, dùng trong xây dựng, làm đồ chạm khắc. Rễ dùng làm thuốc trị đau dạ dày, vỏ và cành lá trị bỏng [4]. 14. Garcinia ferrea Pierre – Rỏi mật, Gỏi, Voi mat Đặc điểm: Gỗ lớn, cao tới 30 m. Phiến lá hình bầu dục thuôn. Hoa đực 3-5 ở ngọn. Hoa cái đơn độc, cánh hoa dài 9 mm. Quả xoan, cỡ 4,5 x 3 cm, nhẵn, 3-8 hạt. Ra hoa tháng 12- 1 (năm sau), có quả tháng 4-5. Phân bố: Khánh Hòa, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Kiên Giang. Còn có ở Lào, Campuchia. 1108 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 Công dụng: Quả ăn được [4]. 15. Garcinia fusca Pierre – Bứa lửa Đặc điểm: Gỗ nhỏ, đỏ, cao 5-8 m. Phiến lá nhỏ, đen khi khô. Hoa đực dạng tán 3 hoa, cánh hoa 4, nhị ngắn thành hình đầu. Hoa lưỡng tính đơn độc, bầu có rãnh. Quả có núm, hạt 12-15 mm. Ra hoa tháng 3-4, có quả tháng 5-9. Phân bố: Quảng Trị, Lâm Đồng, Bình Dương, Tây Ninh, Tp. Hồ Chí Minh. Còn có ở Lào, Campuchia. Công dụng: Quả ăn được. Vỏ thân và lá có các hợp chất depsidon, xanthon, benzophenol, chromon và các dẫn xuất của biflavanon [2,8]. 16. Garcinia gaudichaudii Planch. & Triana – Vàng nghệ, Gỏi, Cana, (cây) Roi Đặc điểm: Gỗ, cao 10 m. Phiến lá hình bầu dục. Hoa đực 1-8 ở nách lá, cánh hoa 4, vàng, dày, dài 1,2 cm; nhị 10-25 trên đế hình cầu có cuống. Hoa lưỡng tính đơn độc, bầu 4 ô. Quả tròn, 4 hạt cong. Ra hoa tháng 3, có quả tháng 4-5. Phân bố: Thừa Thiên-Huế, Khánh Hòa, Bình Thuận, Tây Ninh, Đồng Nai, Kiên Giang. Còn có ở Lào. Công dụng: Nhựa mủ dùng làm gôm dẻo tốt. Rễ dùng xoa trị vết thương [4]. 17. Garcinia hanburyi Hook. f. – Vàng nghệ, Đằng hoàng, Trân huỳnh, Vang nua Đặc điểm: Gỗ cao 15-20 m, đường kính 20 cm, nhựa mủ màu vàng nghệ. Hoa đực 1-5, cánh hoa 4, dài 7 mm, vàng. Hoa cái 1-3, bầu 4 ô. Quả xoan, 2,5 cm. Hạt 1-4, dài 1,5-2 cm. Ra hoa tháng 11-12, có quả tháng 4-5. Mọc trong rừng thấp. Phân bố: Gia Lai, Đắk Lắk, Đồng Nai, Kiên Giang (Phú Quốc). Còn có ở Ấn Độ, Campuchia, Thái Lan, Malaixia. Công dụng: Mủ làm thuốc nhuận tràng, nhuộm vàng, chế sơn, màu vẽ. Quả làm thuốc xổ. Gôm nhựa trị sổ mũi, viêm phế quản, chữa nhiễm trùng, trị giun, sán [3,6]. 18. Garcinia harmandii Pierre – Bứa mọi Đặc điểm: Gỗ cao 8-10 m. Lá thuôn ngược, 2 đầu nhọn. Hoa đực 3-6 hoa. Hoa cái đơn độc, cánh hoa vàng, dài 8 mm, 4 bó nhị lép. Quả tròn, đỏ, cao 1-2 cm; hạt 2. Ra hoa tháng 2-3, có quả tháng 3-4. Phân bố: Khánh Hòa, Tây Ninh, Đồng Nai. Còn có ở Lào, Campuchia. Công dụng: Quả ăn ngon. Vỏ chát, dùng chữa ỉa chảy [3]. 19. Garcinia lanessanii Pierre – Bứa lanessan Đặc điểm: Gỗ nhỏ, cao 8-10 m. Phiến lá hình bầu dục, dài 6-8 cm. Hoa đực dạng tán. Hoa cái đơn độc, cánh hoa 4, dài 3 mm, bầu 2 ô. Quả tròn, cao 2,5 cm. Hạt 1-2. Phân bố: Tây Ninh. Còn có ở Lào, Campuchia. Công dụng: Vỏ dùng để nhuộm [2]. 20. Garcinia mangostana L. – Măng cụt, Sơn trúc tử, Mung khut Đặc điểm: Gỗ cao 20-25 m. Hoa lưỡng tính: đài 4, mặt trong đỏ; 4 cánh hoa trắng-đỏ, mau rụng; nhị 16-17; bầu 5-8 ô. Quả hình tròn, 5-8 hạt. Ra hoa tháng 2-5, có quả tháng 5-8. Ưa nóng ẩm, mưa nhiều. 1109 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 Phân bố: Cây trồng khá phổ biến ở các tỉnh Đông Nam Bộ Việt Nam. Còn có ở Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Philippin. Công dụng: Quả ăn ngon. Vỏ cây chứa 7-14 % tanin, dùng trị ỉa chảy, cùng các hợp chất mangostin. Vỏ quả dùng trị kiết lị, ỉa chảy; vỏ quả sắc nước rửa âm đạo chữa bạch đới, khí hư [4, 6, 8]. 21. Garcinia merguensis Wight – Sơn vé Đặc điểm: Gỗ cao 15-20 m. Phiến lá hình bầu dục, dài 8-10 cm. Hoa đơn tính, cao 4-6 mm; cánh hoa 4-6, nhị nhiều, 4-6 bó; bầu 2 ô. Quả tròn, cỡ 1,5 cm, vàng lục; hạt 6-8 mm. Ra hoa tháng 2-5, có quả tháng 5-6. Phân bố: Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng, Đồng Nai. Còn có ở Mianma, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia. Công dụng: Quả ăn được. Vỏ dùng nhuộm vàng. Lá dùng chữa bệnh phù [4]. 22. Garcinia multiflora Champ. – Dọc, Mạy bao Đặc điểm: Gỗ cao 10-15 m, đường kính 25-40 cm. Hoa đực: 4 đài, 4 cánh hoa, nhị 4-5 bó, cao 1,2 cm. Hoa cái có 4-6 bó nhị lép; bầu 4 ô. Quả mọng, cỡ 5-6 x 3-4 cm, nhẵn; hạt 4. Ra hoa tháng 4-6, có quả tháng 6-9. Ưa sáng, độ cao dưới 500 m. Phân bố: Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Kon Tum. Còn có ở Trung Quốc, Lào, Campuchia. Công dụng: Quả chín ăn được, quả xanh và lá dùng nấu canh chua. Hạt cho dầu thắp sáng, làm xà phòng hoặc chế sơn; dầu hạt dùng đắp trị mụn nhọt, ghẻ lở. Vỏ thân và gỗ chứa nhiều hợp chất biflavonoid, xanthon, flavonoid [4,8]. 23. Garcinia oblongifolia Champ. – Bứa lá thuôn, Bứa lá tròn dài, Bứa rừng Đặc điểm: Gỗ, cao 8 m. Phiến lá thuôn dài. Cụm hoa đực 3-5 hoa ở nách lá; đài 4, cánh hoa 5, dài 6 mm, 20 nhị, chỉ nhị ngắn. Hoa lưỡng tính đơn độc; bầu 4 (6-10) ô. Quả to 2 cm. Ra hoa tháng 3-4, có quả tháng 6-7, ưa bóng. Phân bố: Quảng Ninh, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam. Còn có ở Trung Quốc. Công dụng: Quả ăn hơi chua. Lá dùng nấu canh chua. Vỏ cây dùng trị loét dạ dày, viêm miệng, ho ra máu; trị bỏng, mụn nhọt. Nhựa cây chữa bỏng. Vỏ thân và lá chứa các hợp chất camboginol và guttiferol B, oflongifolin A [3,6,8]. 24. Garcinia oliveri Pierre – Bứa núi, Bứa rừng Đặc điểm: Gỗ lớn. Lá có phiến dài 10-27 cm. Hoa đực: cánh hoa 5, dài 1 cm; nhị 4 bó. Hoa lưỡng tính, bầu 9-10 ô. Quả 4-5 cm. Mùa hoa quả tháng 11-5 (năm sau). Phân bố: Khánh Hòa (Nha Trang), Ninh Thuận, Đồng Nai (Biên Hòa), Kiên Giang (Phú Quốc). Còn có ở Lào, Campuchia. Công dụng: Đọt non và quả dùng nấu canh chua [2]. 25. Garcinia planchonii Pierre – Bứa planchon Đặc điểm: Gỗ cao 15-20 m. Lá có phiến thon ngược, dày, dai. Quả 8-9 cm, vàng lục, có nốt sần. Mùa hoa quả gần như quanh năm. 1110 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 Phân bố: Hà Nội, Hòa Bình, Quảng Trị (Làng Khoai), Đồng Nai. Còn có ở Lào. Công dụng: Vỏ quả chua, phơi khô dùng nấu canh [2]. 26. Garcinia tinctoria (DC.) W. Wight – Bứa nhuộm, Nụ, Hồng pháp Đặc điểm: Gỗ cao 8-12(20) m. Lá có phiến xoan to. Hoa lưỡng tính, đài 5, cánh hoa 5, dài 1 cm, 3-4 bó nhị, bầu 5 ô. Quả hình cầu dẹt, cao 3-4 cm. Hạt dài 2,5 cm. Ra hoa tháng 2-4, có quả tháng 6-8. Phân bố: Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa, Kon Tum. Còn có ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Lào, Campuchia. Công dụng: Gỗ vàng, nặng, dùng trong xây dựng, làm nông cụ, đóng đồ. Lá dùng chữa phù và đau bụng đầy hơi [4]. 27. Garcinia vilersiana Pierre – Vàng nhựa Đặc điểm: Gỗ nhỏ, cao 12-15 m. Phiến lá thuôn hay bầu dục, cỡ 15-25 x 6-12 cm. Hoa đực có đài 5; cánh hoa 5, dài 8 mm, nhị dính thành 2-7 bó. Hoa lưỡng tính bầu 6 ô. Quả tròn, 5-6 cm; hạt 3-5. Ra hoa tháng 2-3, có quả tháng 6-8. Phân bố: Kon Tum, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai (Biên Hòa), Bà Rịa-Vũng Tàu. Còn có ở Lào, Campuchia, Thái Lan. Công dụng: Quả ăn được. Vỏ cây chứa hợp chất xanthon; dùng nhuộm vàng, chữa bong gân [4, 8]. 28. Garcinia xanthochymus Hook. f. – Bứa mủ vàng Đặc điểm: Gỗ lớn. Lá có phiến thuôn dài có thể tới 30 cm, rộng 6-8 cm. Hoa đực có đài 5; cánh hoa 5, trắng, dài 8 mm. Nhị dính lại thành 5 bó, mỗi bó 3-5 bao phấn, nhụy lép. Hoa cái có nhị lép, bầu 5 ô. Quả tròn, to 9 cm, hạt 1-5. Phân bố: Trung và Nam Bộ. Có ở Ấn Độ, Nêpan, Mianma, Trung Quốc, Thái Lan. Công dụng: Mủ tươi chữa đỉa chui vào mũi. Quả dùng chữa bệnh scorbut, giải khát, thông mật, làm dịu, kích thích [3]. 29. Mesua ferrea L. – Vắp, Vấp, Vếp Đặc điểm: Gỗ lớn, cao 20-30 m. Lá có phiến thon dài. Hoa đơn độc, thơm, cuống 5-7 mm. Đài xanh, cánh hoa 4, trắng, dài 2 cm. Nhị nhiều, bao phấn màu vàng, chỉ nhị dính nhau ở gốc. Quả xoan, có đài tồn tại. Ra hoa tháng 3-4, có quả tháng 7-8. Phân bố: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hòa Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Khánh Hòa, Tây Ninh, Đồng Nai, Tp. Hồ Chí Minh. Còn có ở Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia. Công dụng: Gỗ rất cứng, nặng, bền. Hoa dùng trị ho, chữa ung nhọt; chồi hoa chữa lị. Lá và hoa dùng trị rắn cắn, bọ cạp đốt; lá chữa nhiễm trùng. Hạt chế bột đắp trị phong thấp, vết thương. Vỏ cây làm thuốc toát mồ hôi [4]. 30. Ochrocarpos siamensis (Miq.) T. Anders. – Trau tráu, Châu chấu, Bạch mai, Mun mút, Rôc Đặc điểm: Gỗ cao 15-25 m, đường kính 25-30 cm. Phiến lá xoan, cuống 5-10 mm. Cụm hoa ở nách lá, cuống ngắn cỡ 1 cm. Lá đài 2, dài 4 mm; cánh hoa 4, dài 7 mm, trắng; nhị nhiều. Quả hạch, xoan, dài 2,5-3 cm. Rừng thường xanh, độ cao 500 m. Phân bố: Khánh Hòa, Đồng Nai. Còn có ở Ấn Độ, Mianma, Lào, Campuchia, Thái Lan. Công dụng: Quả ăn được. Gỗ tốt, dùng trong xây dựng, đóng đồ gỗ cao cấp [2]. 1111 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 III. KẾT LUẬN Họ Bứa là một họ có tiềm năng trong nhiều lĩnh vực trong đời sống, tuy có khoảng 50 loài trong đó có 10 loài cho gỗ tốt, 14 loài ăn được, 19 loài làm thuốc, 15 loài có chứa hợp chất sinh học hoặc làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác. Hiện nay nhóm cây trên còn chưa được đánh giá và khai thác đúng mức. Vì vậy chúng tôi cho rằng cần có những nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực này để đánh giá đúng tiềm năng của họ Bứa. Lời cảm ơn: Bài báo được hoàn thành dưới sự trợ giúp kinh phí của đề tài cơ sở của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (mã số IEBR.DT01/2015). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Tiến Bân và cs, 1997. Các loài cây gỗ thuộc chi Mù u (Calophyllum L.). Tài nguyên thực vật Đông Nam Á, Nxb. KHKT, Hà Nội, 2: 16-20. 2. Nguyễn Tiến Bân, 2003. Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 2: 361-369. 3. Võ Văn Chi, 2012. Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nxb. Y học, Hà Nội, 1, 1675 trang. 4. Võ Văn Chi, 2012. Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nxb. Y học, Hà Nội, 2, 1541 trang. 5. Phạm Hoàng Hộ, 1999. Cây cỏ Việt Nam, Nxb. Trẻ, Hà Nội, 1: 448-465. 6. Đỗ Tất Lợi, 1995. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb. KHKT, Hà Nội, 1485 trang. 7. Gary J. Martin, 2002. Thực vật dân tộc học, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 363 trang. 8. Lã Đình Mỡi và cs, 2007. Các hợp chất có hoạt tính sinh học ở chi Bứa (Garcinia). Báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hội nghị Khoa học Toàn quốc lần thứ hai, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội: 85-88. ECONOMIC IMPORTANCE OF THE FAMILY CLUSIACEAE Lindl. IN VIET NAM LE NGOC HAN, TRAN THE BACH SUMMARY The family Clusiaceae in Vietnam has about 5 genera and 50 species. Most of them are trees or shrubs. We listed 30 useful species. 10 of them are timber yielding species, 14 edible, 19 medicinal, and 15 species containing biologically active compounds such as: xanthon, benzophenon, flavonoid, tanin etc. More research is needed to appreciate the value and potentiality of Clusiaceae in Vietnam. 1112
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.