Ghép thận khác nhóm máu - cơ hội mới cho người suy thận

pdf
Số trang Ghép thận khác nhóm máu - cơ hội mới cho người suy thận 5 Cỡ tệp Ghép thận khác nhóm máu - cơ hội mới cho người suy thận 177 KB Lượt tải Ghép thận khác nhóm máu - cơ hội mới cho người suy thận 0 Lượt đọc Ghép thận khác nhóm máu - cơ hội mới cho người suy thận 66
Đánh giá Ghép thận khác nhóm máu - cơ hội mới cho người suy thận
4 ( 3 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Ghép thận khác nhóm máu - cơ hội mới cho người suy thận Trước đây, người bệnh chỉ được ghép thận khi có người cho cùng nhóm máu thì nay khác nhóm máu cũng có thể ghép được. VnExpress.net phỏng vấn bác sĩ Lye Wai Choong, Tập đoàn Y tế ParkwayHealth, (Singapore) - người thực hiện ca ghép thận khác nhóm máu đầu tiên ở Đông Nam Á.- Là người trực tiếp thực hiện kỹ thuật này, ông có thể chia sẻ vài điều về ca bệnh đầu tiên? - Ca đầu tiên được ghép thận khác nhóm máu là anh Khairul Anuar bin Ibni, 45 tuổi. Mặc dù đã chạy thận cả 6 ngày mỗi tuần nhưng vì mắc bệnh lâu năm nên các chất độc tích tụ do thận suy đã làm hỏng chức năng tim. Ghép thận thành công sẽ giúp loại bỏ sạch chất độc và phục hồi chức năng tim. Nhưng nếu không được ghép, anh sẽ không sống được bao lâu. Tuy nhiên, anh Khairul không thể tìm được người hiến thận cùng nhóm máu. Người duy nhất cho anh thận là vợ nhưng chị lại có nhóm máu A, còn anh mang nhóm máu O. Tại Việt Nam, hiện chưa có số liệu thống kê chính thức về bệnh thận mạn tính, tuy nhiên ước tính hàng năm có 8.000 bệnh nhân suy thận mới. Nguyên nhân gây bệnh Ghép thận không quá khó nhưng vấn đề thận chủ yếu là viêm cầu thận là phải làm sao để cơ thể người bệnh mạn tính, hoặc là biến chứng của không đào thải quả thận mới là điều quan huyết áp cao, đái tháo đường... trọng. Điều này càng khó hơn khi ghép thận khác nhóm máu. Trong nhiều năm nay rất ít bác sĩ thử ghép thận khác nhóm máu vì nguy cơ rủi ro rất cao. Như ca đầu tiên này, bệnh nhân nhóm máu O từ trong cơ thể có kháng thể nhóm A và B. Ngày 27/5/2008, chúng tôi đã quyết định thực hiện ghép khác nhóm máu lần đầu tiên. Đặc biệt, cứ 10 bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối (cần được lọc máu) thì đến 9 người tử vong vì không được thay máu. Nguyên nhân là do số lượng bệnh nhân quá lớn nhưng điều kiện kinh tế, kỹ thuật chưa cho phép để tiến hành lọc cho tất cả. - Việc ghép thận khác nhóm máu khác gì so với ghép thận cùng nhóm máu? - Cấy ghép không cùng nhóm máu được thực hiện đầu tiên tại Thụy Điển và sau đó ở Nhật. Năm 2000, Mỹ và châu Âu cũng đã áp dụng kỹ thuật cấy ghép tiên tiến này. Thực ra thì cách ghép thận này cũng như những ca ghép thận thông thường khác, điểm khác biệt ở đây là giai đoạn chuẩn bị tiền phẫu thuật phải thêm công đoạn loại bỏ kháng thể trong người bệnh để khi ghép không bị đào thải. Còn sau khi phẫu thuật, bệnh nhân cũng phải uống thuốc chống đào thải như người ghép thận bình thường khác. - Khi thực hiện ca ghép, ông đã gặp phải những khó khăn gì? Với chúng tôi đây là ca đầu tiên, mà cái gì mới lúc đầu bao giờ cũng khó, cũng là một thử thách thực sự nên càng phải làm cẩn thận. Khâu mấu chốt là phải loại bỏ các kháng thể nhóm máu A trong cơ thể người bệnh thật thấp, đủ an toàn để có thể ghép thận. Điều không may là, anh Khairul có quá nhiều kháng thể loại A trong máu. Vì thế, anh đã phải trải qua 7 đợt hấp thụ miễn dịch và 2 đợt điều trị bằng huyết tương đã tinh chế mới có thể loại bỏ lượng kháng thể loại A trong máu đủ thấp. Hơn nữa, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân không được tốt, tim rất yếu vì thế độ rủi ro càng cao hơn. - Ông có thể nói rõ hơn về công đoạn loại bỏ kháng thể này? - Đây là một kỹ thuật mới của châu Âu, khá đơn giản và an toàn. Máu đi qua thiết bị lọc và kháng thể sẽ bị giữ lại. Chỉ cần loại bỏ lượng kháng thể trong cơ thể đủ thấp là được nhưng rủi ro ở đây là làm thế nào biết như thế nào là đủ thấp. Ở ca đầu tiên, chúng tôi cố gắng lọc càng nhiều kháng thể càng tốt, khoảng 10 ngày. Nhưng với các ca sau này, chỉ cần 7 ngày thậm chí ca gần đây nhất là 5 ngày là được. Sau phẫu thuật, do kháng thể vẫn tiếp tục được cơ thể sản sinh ra, dù với lượng nhỏ hơn nhiều, nên bệnh nhân phải làm tiếp 3-4 đợt điều trị lọc kháng thể nữa. - Ông đánh giá như thế nào về tỷ lệ thành công của cách ghép thận này? -Tỷ lệ thành công khoảng 90-95%, gần tương đương với ghép cùng nhóm máu (tỷ lệ thành công 98%). Bác sĩ càng có kinh nghiệm tỷ lệ thành công càng cao. Với ca ghép đầu tiên, được hơn một năm, sức khỏe anh Khairul vẫn tốt, sinh hoạt bình thường. Chỉ hai ngày sau được ghép, anh đã bắt đầu đi lại được mà không cảm thấy đau. Trước đây mỗi bước đi của anh đều nặng trịch và đau nhức như có kim châm, các khớp sưng tấy. Đến nay, chúng tôi đã thực hiện được 5 ca ghép thận khác nhóm máu. - Chi phí những ca ghép này như thế nào? - Mỗi ca ghép thận như thế tốn kém từ 1,5 đến 2 tỷ VNĐ, tức là gấp khoảng 2 lần so với những ca ghép bình thường. Số tiền chênh lệnh chủ yếu là do tiền mua thiết bị lọc kháng thể. Dù thế, thành công của những ca ghép thận khác máu này mở ra một con đường cho những bệnh nhân thận. Thực tế là không phải dễ khi tìm được người cho thận cùng nhóm máu. Nếu được ghép thận, họ sẽ sống lâu gấp 2 lần so với chạy thận.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.