Đổi mới quá trình dạy học đại học khi chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ

pdf
Số trang Đổi mới quá trình dạy học đại học khi chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ 4 Cỡ tệp Đổi mới quá trình dạy học đại học khi chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ 445 KB Lượt tải Đổi mới quá trình dạy học đại học khi chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ 0 Lượt đọc Đổi mới quá trình dạy học đại học khi chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ 1
Đánh giá Đổi mới quá trình dạy học đại học khi chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ
4 ( 13 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT  SỐ 70 - 2009 ĐỔI MỚI QUÁ TRÌNH DẠY HỌC ĐẠI HỌC KHI CHUYỂN SANG ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ INNOVATION OF THE UNDERGRADUATE TEACHING PROTOCOL WITH THE APPLICATION OF THE CREDIT TRAINING SYSTEM Dương Phúc Tý Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Bài báo trình bày những nội dung sau đây: 1- Quan niệm về quá trình nhận thức của người sinh viên, qua đó khẳng định: học tập và tham gia nghiên cứu KH ở mức vừa sức là nhiệm vụ của người SV. 2- Thực trạng của đào tạo đại học ở nước ta từ trước đến nay, trong đó chỉ ra sự lạc hậu, non yếu của một số thành tố cơ bản của quá trình dạy học cũng như những hậu quả của nó để lại. Trên cơ sở đó, bài báo chỉ ra tính tất yếu khách quan của việc chuyển từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ cũng như sự khác biệt của việc dạy học theo tín chỉ so với cách dạy học truyền thống. 3- Trọng tâm của bài là trình bày những quan điểm và những định hướng có tính nguyên tắc nhằm tích cực hoá quá trình nhận thức của sinh viên, đáp ứng yêu cầu của đào tạo theo học chế tín chỉ. Qua đó bài báo cũng chỉ ra những nhận thức phiến diện về đổi mới phương pháp dạy học. ABSTRACT The paper presents some following points: 1- That the conception of the process of forming ideas for students affirms: studying and researching reasonably are students’ duties. 2- The paper presents the real status of undergraduate training in our country up to date in which the obsoleteness and weakness of a number of basic factors constituted the teaching protocols are pointed out. Based on the evaluation, the paper, then, shows the objective dispensability of shifting from noncrediting training system to the credit training model as well as differences between the teaching methodology applied in the credit system and in the traditional one. 3- The main focus of this paper is to present the viewpoints and principled orientations aiming at active awareness of learners to meet the requirements of the credit training model. Through the paper, the onesided awarenesses of the new teaching methodology are also mentioned. I- MỞ ĐẦU Thời gian qua đã có nhiều bài viết về đào tạo theo tín chỉ và về đổi mới PPDH đại học [1],[2], [5],[6]. Bài này trình bày một số quan điểm cơ bản và định hướng có tính nguyên tắc về đổi mới QTDH đại học với mong muốn góp phần làm phong phú thêm, sinh động thêm quá trình đổi mới. Những từ viết tắt trong bài: PP- Phương pháp; PPDH – Phương pháp dạy học; PPNT- Phương pháp nhận thức; QTDH- quá trình dạy học; SV- sinh viên; GVGiảng viên; SGK- Sách giáo khoa; TLTK- Tài liệu tham khảo II. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG CÓ TÍNH NGUYÊN TẮC VỀ ĐỔI MỚI QTDH ĐẠI HỌC Việc chuyển từ đào tạo đại học theo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ thực sự là một cuộc cách mạng trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Đây không phải chỉ đơn thuần là cuộc cách mạng về PPDH, PP kiểm tra, đánh giá mà là cuộc cách mạng toàn diện bao gồm cả tư tưởng, tổ chức, quản lý giáo dục- đào tạo. Trước khi đề cập đến vấn đề đổi mới, xin được nhắc lại khái niệm “Quá trình nhận thức của SV” và một vài nét về thực trạng dạy và học đại học ở nước ta từ trước đến nay. 116 TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT  SỐ 70 - 2009 - PP chủ yếu vẫn là thuyết trình, thầy tiêu tốn nhiều thời gian cho việc chứng minh, diễn giải những điều đã được viết rất kỹ trong sách giáo khoa mà ít đầu tư cho việc thiết kế tình huống, dẫn dắt, gợi mở để SV tự đi tìm tri thức mới. - Thầy độc diễn, SV ít có cơ hội bày tỏ quan điểm, ý tưởng của mình.Thầy rất ít có thông tin ngược từ phía SV nên ít điều chỉnh việc dạy học cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. - Nội dung thi cử chủ yếu yêu cầu học thuộc và tái hiện, ít đòi hỏi tư duy sáng tạo, ít đòi hỏi biện luận, phân tích, đánh giá, so sánh, kháí quát hoá, trừu tượng hoá. - Việc chấm bài sơ sài, thậm chí không chữa bài làm cho SV. Điều đó làm cho nhiều SV nhận điểm kém nhưng không biết mình đã sai chỗ nào và không biết sửa sai như thế nào. Với nội dung như thế, với PP như thế, giáo dục đại học của chúng ta đã tạo cho SV một thói quen xấu là thích nghe người khác nói hơn thích đọc để tự hiểu, tự nhận thức. Nhà trường đào tạo ra những người cán bộ KHKT giàu lý luận nhưng năng lực tư duy sáng tạo hạn chế, thụ động, chậm thích ứng với thời cuộc. Vấn đề đặt ra là: Tại sao GV chỉ chủ yếu tập trung dạy khối kiến thức chuyên môn và dạy kỹ năng thực hành nghề nghiệp mà ít chú ý dạy PP nhận thức, PP giải quyết vấn đề? Tại sao GV cứ gắn bó mãi với các PPDH truyền thống mà không quan tâm nhiều đến các PP dạy học tích cực hiện đại? Về vấn đề này có những lý giải khác nhau, xin nêu ra một vài lý giải được chú ý nhiều hơn: - Đa số GV các trường đại học và cao đẳng hiện tại là những người được đào tạo ở các trường đại học kinh tế, kỹ thuật chứ không phải ở các trường sư phạm. Trong quá trình học đại học, họ được trang bị rất ít ỏi hoặc không được trang bị tri thức khoa học tư duy, khoa học sư phạm. Sau khi trở thành GV, họ cũng không được đào tạo lại, không được bổ sung những tri thức khoa học này một cách cơ bản, vì vậy họ lúng túng khi bước vào NCKH và đồng thời họ không có đủ tri thức về PP nhận thức để dạy cho SV. - Không chỉ những GV thiếu tri thức về PP luận mà ngay cả những người giàu tri thức PP luận cũng ngại dạy PP nhận thức, PP giải quyết vấn đề, bởi vì dạy PP nhận thức, PP giải quyết vấn đề vất vả hơn rất nhiều so với dạy kiến thức 2.1 Quá trình nhận thức của sinh viên Quá trình nhận thức của SV là quá trình tiếp thu một cách sáng tạo, có phê phán ở trình độ cao những tri thức và kỹ năng cơ bản về nghề nghiệp trong tương lai của một chuyên gia trình độ đại học. Hoạt động NCKH là một bộ phận hữu cơ của quá trình học tập của SV. SV vừa học vừa tham gia tìm kiếm cái mới với mức độ vừa sức. Như vậy quá trình nhận thức của họ tiếp cận với quá trình nhận thức của nhà khoa học [3],[4]. Do đó về mặt nhận thức, người GV đại học cần nhận rõ đặc trưng của quá trình học đại học: học theo kiểu NCKH và NCKH ở mức vừa sức là nhiệm vụ của người SV. Vì vậy, không nên cho rằng, chỉ một số SV tài năng mới có thể tham gia NCKH. Ngược lại, phải làm cho mọi SV tự tin và khát vọng sáng tạo, đồng thời phải tạo điều kiện để SV có thể phát huy sáng tạo của họ. 2.2 Một vài nét về thực trạng dạy và học đại học ở nước ta từ trước đến nay Sinh viên cần được trang bị hai khối kiến thức: Khối thứ nhất: tri thức văn hoá, khoa học kỹ thuật và kỹ năng thực hành nghề nghiệp. Khối thứ hai: tri thức về PP nhận thức và PP giải quyết vấn đề. Khối tri thức thứ nhất là cơ sở để hình thành khối tri thức thứ hai nhưng dạy cho SV khối tri thức thứ hai lại quan trọng hơn cả dạy khối tri thức thứ nhất. Nhìn lại tình hình dạy học đại học ở nước ta, ta dễ dàng nhận thấy: Về nội dung dạy học: - Chỉ tập trung dạy khối kiến thức thứ nhất mà ít chú ý đến khối kiến thức thứ hai. - Ngày càng có nhiều môn học mới ra đời trong khi thời gian đào tạo không đổi nên thời lượng của các môn học buộc phải rút ngắn. Để rút ngắn thời lượng, phần lớn các bộ môn cắt giảm thời lượng thực hành. Vì vậy, trong khối tri thức thứ nhất, bộ phận kỹ năng thực hành nghề nghiệp ngày càng bị thu hẹp. - Chú trọng nội dung dạy chữ, ít chú trọng nội dung dạy làm người. Về phương pháp dạy học: Nhà trường đại học vẫn rất thuỷ chung với các PPDH truyền thống: 117 TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT  SỐ 70 - 2009 chuyên môn và dạy kỹ năng. Thật vậy, việc dạy PP nhận thức lồng vào trong dạy tri thức chuyên môn đòi hỏi người thầy:  Phải tốn nhiều tâm lực và thời gian để dàn dựng bài giảng của mình và bài học của trò, dàn dựng những tình huống buộc SV phải tư duy khác với với cách tư duy thông thường, để tìm ra những câu hỏi tinh tế, những bài tập hay, những đề tài thảo luận hấp dẫn lôi kéo SV vào tư duy tích cực;  Không chỉ hiểu sâu sắc về chuyên môn mà còn phải từng trải trong NCKH, trong vận dụng lý luận vào thực tiễn hoặc ít nhất cũng phải học được cách người khác đã vận dụng lý luận vào thực tiễn như thế nào. gian quy định cho việc tự lực của SV gấp hai đến ba lần thời gian lên lớp. Cũng chính vì thế mà thời gian giành cho lên lớp sẽ ít hơn nhiều so với khi đào tạo theo niên chế. Chẳng hạn, môn học có thời lượng 2 tín chỉ được thiết kế theo cấu trúc là 2(2,1,4). Theo cấu trúc đó, cứ 2 tiết lên lớp sẽ có 1 tiết thảo luận và 4 tiết tự lực của sinh viên. Như vậy, cứ sau 2 tuần lên lớp sẽ có một tuần thảo luận. Một học kỳ được bố trí 12 tuần học, một tuần thi giữa kỳ và một tuần thi hết môn học. Trong 12 tuần học có 8 tuần lên lớp với tổng số 24 tiết chuẩn và 4 tuần thảo luận với tổng số 12 tiết được quy đổi thành 6 tiết chuẩn. Với cấu trúc như vậy, nếu người GV không đổi mới nội dung và PPDH, nếu không biết cách tích cực hoá quá trình nhận thức của SV sẽ không thể hoàn thành được khối lượng tri thức cần phải truyền đạt và nghiêm trọng hơn là chúng ta không đạt được mục đích của quá trình giáo dục và đào tạo đại học. Còn tại sao GV cứ gắn bó mãi với PPDH truyền thống mà không quan tâm nhiều đến các PPDH tích cực hiện đại? Câu hỏi đó được lý giải rằng, dạy theo công nghệ mới, PP mới người GV phải đổi mới rất nhiều: phải biên soạn lại tài liệu giáo khoa, đề cương và tiến độ thực hiện, phải đổi mới bài giảng, phải thiết kế nội dung thảo luận lớn (Seminar) và thảo luận nhỏ trên lớp, biên soạn và công bố công khai ngân hàng câu hỏi và đáp án để phục vụ cho việc tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả học tập của SV; kèm theo đó lại phải xây dựng lại hệ thống đề thi và đáp án, bản thân lại phải học thêm tin học mà đặc biệt là các phần mềm ứng dụng phức tạp… Nói tóm lại là theo công nghệ dạy học mới, người GV vất vả hơn nhiều. Đó chính là rào cản đã và đang hạn chế sự đi lên của GV cùng với công nghệ mới. Tích cực hoá quá trình nhận thức của SV được hiểu là: người GV phải tạo ra điều kiện, môi trường, cơ hội và dẫn dắt, điều khiển để SV tích cực, chủ động tìm đến các nguồn tri thức, tự chọn lọc, tự lĩnh hội tri thức và cao hơn nữa là tự mình quyết định sử dụng tri thức trong khi vận dụng tri thức vào giải quyết những nhiệm vụ học tập và những vấn đề trong thực tiễn. Vì hoạt động nhận thức của SV không chỉ diễn ra trong giờ chính khoá mà còn diễn ra trong các giờ ngoại khoá và trong thời gian tự học, tự nghiên cứu ở nhà. Vì vậy, tích cực hoá quá trình nhận thức của SV không chỉ thực hiện trong giờ chính khoá mà còn phải thực hiện trong giờ ngoại khoá và giờ tự lực của SV, trong đó tích cực hoá khâu tự lực của SV đóng vai trò then chốt và có ý nghĩa quyết định. 3.3 Tính tất yếu khách quan của việc đổi mới QTDH học khi chuyển sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Giáo dục đại học trong thời đại công nghiệp đòi hỏi người GV phải tích cực hoá quá trình nhận thức của người học. Điều đó được giải thích bởi hai lý do: - Không tích cực hoá quá trình nhận thức không thể đào tạo nên đội ngũ chuyên gia năng động, sáng tạo, có năng lực nhận thức, năng lực phát hiện vấn đề và năng lực giải quyết vấn đề trong thực tiễn. 2.4 Những định hướng có tính nguyên tắc về tích cực hoá quá trình nhận thức của SV Tích cực hoá quá trình nhận thức của SV là yêu cầu khách quan của giáo dục đại học. Tuy nhiên khi bắt tay vào công việc, rất nhiều người lúng túng vì không biết tích cực hoá như thế nào và bắt đầu từ đâu. Dưới đây tác giả giới thiệu một số định hướng có tính nguyên tắc, bạn đọc có thể tham khảo: 1. Chỉ dạy một phần, giao cho SV tự nghiên cứu SGK và TLTK một phần. 2. Chỉ dạy cái mở đường, cái then chốt và cái khó. Bản chất của quá trình học đại học là quá trình người SV biến quá trình đào tạo của nhà trường thành quá trình tự đào tạo. Vì vậy, trong chương trình đào tạo theo tín chỉ, thời 118 TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT  SỐ 70 - 2009 3. Thường xuyên lồng việc dạy PPNT vào quá trình dạy nội dung chuyên môn. 4. Giao nhiệm vụ tự nghiên cứu, bài tập, seminar bao giờ cũng kèm theo yêu cầu vận dụng ở mức độ tư duy cao (tìm kiếm, phân tích, tổng hợp, so sánh, biện luận…) 5. Thấm nhuần, khắc sâu, mở rộng tri thức, phát triển năng lực tự nhận thức, luyện tập diễn đạt vấn đề KH cho SV bằng thảo luận (thảo luận nhỏ trong giờ lên lớp và thảo luận lớn theo thời khoá biểu hay còn gọi là seminar). 6. Liên tục kiểm tra kết quả tự lực của SV đồng thời tạo điều kiện tối đa để SV tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả học tập của mình và qua đó tự nhận thức được mình 7. Tăng cường cho SV đi sâu vào thực tiễn sản xuất và đời sống và giao cho họ nhiệm vụ tìm tòi, nghiên cứu để phát hiện ra những vấn đề KH nảy sinh từ thực tiễn và đề xuất đường lối, cách thức giải quyết những vấn đề đó. 8. Bồi dưỡng năng lực NCKH cho SV và dẫn dắt họ vào NCKH bằng cách cho SV tham dự các hội nghị, hội thảo khoa học, khuyến khích và hướng dẫn họ làm đề tài NCKH hoặc tham gia các dự án do GV chủ trì. 9. Triệt để sử dụng công nghệ tin học và các phương tiện dạy học hiện đại để tăng hiệu quả của QT dạy và học. III. KẾT LUẬN Dựa trên những định hướng có tính nguyên tắc nêu trên, người GV sẽ tự nhận thấy 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. được mình phải làm gì đối với cả ba khâu của quá trình dạy học: thiết kế dạy học (trước lên lớp), lên lớp và sau lên lớp để có thể hiện thực hoá mục tiêu tích cực hoá quá trình nhận thức của SV. Cũng qua những định hướng đó, bạn đọc có thể nhận thấy: 1. Những nhận thức của nhiều người từ trước đến nay như: “Đổi mới PPDH tức là dùng máy tính, máy chiếu để truyền đạt bài giảng điện tử” hoặc “Tích cực hoá có nghĩa là hoạt hoá người học khi lên lớp” là những nhận thức phiến diện. 2. Tích cực hoá khâu tự lực của SV có vai trò then chốt đối với tích cực hoá cả QTDH đại học. Tuy nhiên chìa khoá thành công của tích cực hoá lại nằm trong tay người GV. Cho nên bồi dưỡng đội ngũ GV có năng lực dạy học, năng lực giáo dục và năng lực nghiên cứu khoa học ngang tầm thời đại mới chính là nhân tố quyết định thành công của quá trình đổi mới. Trong những bài viết tiếp theo, tác giả sẽ tiếp tục trình bày cách thức triển khai chi tiết 9 điểm định hướng đã nêu trên bao gồm các nội dung: thiết kế dạy học đại học theo quan điểm tích cực hoá, dạy PPNT cho sinh viên thông qua dạy chuyên môn, thiết kế và triển khai Seminar …để bạn đọc mà nhất là các bạn giảng viên trẻ có thể tham khảo để vận dụng được vào quá trình dạy học đại học trong đào tạo theo học chế tín chỉ. TÀI LIỆU THAM KHẢO Lê Đức Ngọc; Phương pháp dạy và học đại học áp dụng trong học chế tín chỉ; Kỷ yếu hội thảo lần thứ 2 - 2007 về đổi mới PPDH trong đào tạo theo tín chỉ. Tôn Quang Cường; Các HTTCDH trong mối quan hệ với PPDH và kiểm tra đánh giá trong đào tạo theo tín chỉ; Kỷ yếu hội thảo lần thứ 2-2007 về đổi mới PPDH Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức; Lý luận dạy học đại học; NXB ĐHQG Hà Nội-1996 Giáo dục học đại học;Tài liệu bồi dưỡng dùng cho các lớp GDH đại học và SP đại học. Dương Phúc Tý; Một số điểm trọng yếu về đổi mới QTDH đại học theo quan điểm tích cực hoá QT nhận thức của SV; Tài liệu bồi dưỡng GV trẻ về đổi mới PPDH - 2008. Phạm Xuân Hậu; Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo theo tín chỉ ở các trường ĐH Việt nam; Kỷ yếu hội thảo lần thứ 2-2007 về đổi mới PPDH Yeap Lay Leng; Reperoire of Knowedge and Skills for Effective Teaching; 2004 http://europa.eu.int/comn/education/policies/educ/tuning/tuning_en.html http://bologna.mgimo.ru/about.php/cat_id=3&doc_id=34 Địa chỉ liên hệ: Dương Phúc Tý - Tel: 0982.389.328 Khoa Sư phạm kỹ thuật, Trường Đại học KTCN, Đại học Thái Nguyên 119
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.