Doanh nhân & đồng tiền

pdf
Số trang Doanh nhân & đồng tiền 16 Cỡ tệp Doanh nhân & đồng tiền 141 KB Lượt tải Doanh nhân & đồng tiền 1 Lượt đọc Doanh nhân & đồng tiền 6
Đánh giá Doanh nhân & đồng tiền
4.9 ( 11 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 16 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Doanh nhân & đồng tiền Những hoàn cảnh khác nhau hình thành nên trong họ những quan điểm khác nhau về đồng tiền, nhưng chung quy họ đều có cùng một tâm tư: khi đã giàu có thì tiền không phải là mục đích duy nhất của họ. Trong số họ, có người từng là một trong những người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam với giá trị tài sản vài ngàn tỉ đồng. Họ rất giàu. Thế nhưng, không phải ai cũng có gốc gác “tiểu thư” như chị Cao Thị Ngọc Dung, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhận (PNJ), để chẳng bao giờ phải lo lắng tới tài sản cá nhân. Ngược lại với chị Dung, cả nhà chị Đặng Thị Hoàng Phượng, Chủ tịch HĐQT Công ty Khoáng sản Sài Gòn - Phú Quốc, từng phải ăn bo bo, nhai khoai mì sùng trong nước mắt để sống nên luôn nghĩ phải phấn đấu thoát nghèo. Anh Hoàng Minh Châu, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty FPT, cũng trải qua cảnh “bần hàn” đến nỗi từng đâm ra “căm thù tư bản”. Còn doanh nhân trẻ Lê Hải Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty Mắt Bão, công ty cung cấp các dịch vụ về công nghệ thông tin, may mắn khẳng định mình trong lúc đất nước đã đổi thay nên cách nhìn nhận về tiền bạc cũng khá thoải mái. Tiền có quan trọng? Chị Cao Thị Ngọc Dung: Tiền tất nhiên là quan trọng rồi, không có tiền sẽ không sống được, đôi khi muốn làm điều tốt thì phải có tiền. Cuộc sống nghèo khổ con người ta hay bị đồng tiền cuốn vào, sống không thoải mái. Thậm chí đôi khi sự nghèo đói có thể đưa người ta đến những hành động phi pháp. Nhưng ai coi đồng tiền là mục đích của cuộc đời thì sẽ khổ, khổ vì tiền, giống như mắc nợ đồng tiền, đến lúc giàu có rồi cũng phải bằng mọi cách lao vào kiếm tiền. Anh Hoàng Minh Châu, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty FPT Anh Hoàng Minh Châu: Thời niên thiếu, chúng tôi được dạy địa chủ và tư bản giàu có là do bóc lột dân nghèo. Vì thế, tôi căm thù họ và coi thường đồng tiền. Thực ra, lúc đó nhà tôi rất nghèo, chẳng mấy khi tôi nhìn thấy tiền, coi thường hay kính trọng thì cũng không khác nhau mấy. Thời thanh niên, tôi được nhà nước cử đi học ở nước ngoài. Lúc đó, tôi biết được có những người làm giàu bằng lao động sáng tạo, chứ không nhất thiết phải bóc lột ai đó mới giàu. Tôi bắt đầu kính trọng họ và không dám coi thường đồng tiền nữa. Sau này, khi làm doanh nghiệp, tôi có nhiều tiền hơn. Tôi luôn trân trọng đồng tiền, không chỉ vì mình vất vả mới kiếm được, mà còn vì nhờ có nó mà tôi có thể giúp đỡ gia đình, anh chị em và báo hiếu với bố mẹ. Tôi trân trọng nhưng không thần thánh hóa nó. Tiền rất quan trọng, nhưng cuộc sống còn có nhiều thứ quan trọng hơn. Chị Đặng Thị Hoàng Phượng: Chưa bao giờ tôi nghĩ mình làm chỉ vì đồng tiền. Trước hết, tôi làm để vượt nghèo. Sau đó là vì niềm đam mê. Tiền là cái đến sau, là thành quả của công việc. Nếu nói kinh doanh vì tiền thì đến giai đoạn nào đó nhu cầu về tiền cũng đủ. Như vậy, mọi việc sẽ ngừng lại vì không còn động cơ nào nữa để phấn đấu. Sau đam mê thì đến trách nhiệm. Saigon Invest (tập đoàn mẹ của Công ty Khoáng sản Sài Gòn - Phú Quốc) hiện có hàng ngàn con người, trong đó có những người đã đi theo chúng tôi từ những ngày đầu lập nghiệp. Họ đặt tất cả niềm tin và chí hướng vào công ty. Bây giờ, ngoài tiền và tiếng tăm trong nước, chúng tôi còn có thêm mục tiêu vươn ra thế giới. Anh Lê Hải Bình: Tôi rất thoải mái trong việc chi tiêu cho bản thân, nhưng khoản này thường chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong những việc cần dùng đến tiền. Khi mua hàng, tôi chỉ quan tâm mức giá đó phù hợp với mình là được, chứ không nghĩ là người khác mua rẻ hơn mình. Hãy nghĩ rằng người ta mua rẻ hơn vì người ta may mắn, thậm chí là giỏi hơn mình. Tuy nhiên, đối với những khoản tiền lớn như tiền đầu tư cho Công ty, tôi cân nhắc rất kỹ. Vì nó ảnh hưởng đến quyền lợi của nhiều người khác. Mục đích cuối cùng trong kinh doanh là kiếm tiền? Chị Cao Thị Ngọc Dung, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhận (PNJ) Chị Cao Thị Ngọc Dung: Chắc chắn mục đích của kinh doanh là lợi nhuận, tức phải làm ra được nhiều tiền, nhưng quan trọng là mình sử dụng đồng tiền đó như thế nào. Tôi không quan tâm đến tiền bạc của mình nhưng tôi cố gắng từng ngày để kiếm tiền cho công ty. Tôi không cố làm để có được một khối lượng tài sản nào đó và được mang danh là người giàu có. Tôi cũng không có nhu cầu tiêu xài nhiều. Tôi thích cuộc sống giản đơn và bình dị, tôi không có nhu cầu tiêu xài những sản phẩm hàng hiệu để thể hiện đẳng cấp của mình. Với tôi, chỉ cần cuộc sống cá nhân và gia đình thấy thoải mái, nuôi con ăn học đàng hoàng, có dư tiền để có thể giúp đỡ người khác, vậy là tốt rồi. Chi tiêu nhiều nhất của tôi hiện nay là cho việc học hành của các con. Có lẽ vì vậy mà dù nhiều người nói tôi giàu có, nhưng tôi không có cảm giác mình là người giàu có. Chị Đặng Thị Hoàng Phượng: Nói mục đích của kinh doanh là lợi nhuận là đúng, nhưng nếu lấy tiền làm mục tiêu cuối cùng và bất chấp tất cả như phá hoại môi trường, vi phạm pháp luật thì không thể bền vững. Tại sao chúng tôi chọn đầu tư vào các khu công nghiệp, dù rất vất vả? Để giúp tạo việc làm cho hàng ngàn lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo... Bên cạnh việc thu hút đầu tư nước ngoài, tạo giá trị xuất khẩu…, chúng tôi còn theo đuổi mục tiêu xây dựng các khu công nghệ cao vì chúng không gây ô nhiễm môi trường, nâng cao trình độ công nghệ và sản xuất của Việt Nam. Anh Hoàng Minh Châu: Có đôi lần chúng tôi tranh luận vấn đề tiền có phải là mục đích cuối cùng của kinh doanh hay không. Đa số ủng hộ quan điểm này. Thiểu số, trong đó có tôi, thì cho rằng, lý do chính đáng nhất để một doanh nghiệp tồn tại là tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ, được nhiều khách hàng sử dụng. Khi làm được điều này, doanh nghiệp sẽ thu lợi nhuận như một hệ quả tất yếu. Tôi không thích mô hình doanh nghiệp chỉ chú ý đến lợi nhuận mà không quan tâm đến việc đóng góp cho cộng đồng bằng việc tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hữu ích. Anh Lê Hải Bình: Không có tiền rất dễ dẫn đến xung đột, mất vui. Nhưng nhiều người không coi tiền là mục đích cuối cùng trong kinh doanh, bởi họ đã có rất nhiều tiền. Việc kinh doanh trở thành một sở thích, một niềm vui. Lúc này, không làm việc không chịu nổi, chứ không phải không có tiền không chịu nổi. Bản thân tôi cũng không ngoại lệ, công việc mang lại cho tôi niềm vui. Lần đầu tiên kiếm được tiền Chị Cao Thị Ngọc Dung: Ba má tôi trước kia cũng là những thương nhân thành đạt, nên từ nhỏ, tôi không quá xa lạ với đồng tiền và cách kiếm tiền. Tôi bắt đầu đi làm từ năm 1982, trong một thương nghiệp nhà nước. Đó là thời kỳ rất khó khăn. Lương của tôi rất thấp, thậm chí không đủ để mua sữa cho con, trong khi công việc tôi làm rất dễ bị cám dỗ bởi những khoản tiền “ngoài luồng”. Nhưng tôi có gia đình hậu thuẫn, nên không phải bon chen vì đồng tiền và có thể dồn hết tâm trí cho công việc. Kết quả, tôi làm được nhiều việc hơn, thành công hơn nhiều người cùng trang lứa. Sau này, ở cương vị lãnh đạo, điều đầu tiên tôi nghĩ là phải làm sao cho nhân viên có thu nhập đủ để sống tốt và không nghĩ đến chuyện phải làm những điều không hay. Chị Đặng Thị Hoàng Phượng, Chủ tịch HĐQT Công ty Khoáng sản Sài Gòn - Phú Quốc Chị Đặng Thị Hoàng Phượng: Cách đây khoảng 10 năm, khi tôi phụ trách một công ty xây dựng, thực hiện công trình đầu tiên là xây một đoạn đường ngắn và nhà xưởng trị giá vài tỉ đồng ở Khu Công nghiệp Tân Tạo. Cảm giác lần đầu thực hiện thành công dự án và quyết toán có lời thật khó tả. Tôi mừng vì đã làm được một điều gì đó có ích cho bản thân, cũng như cho công ty. Niềm tự hào là động lực có sức thúc đẩy mạnh mẽ hơn nhiều so với đồng tiền kiếm được. Tuy nhiên, việc kiếm tiền cũng mang lại nhiều mồ hôi và cả nước mắt. Đã có những lúc tôi cảm thấy không thể vượt qua được. Khó khăn nhất là giai đoạn tiến ra Bắc, đầu tư vào Khu Công nghiệp Quế Võ ở Bắc Ninh. Bắc Ninh lúc bấy giờ vẫn là một tỉnh nghèo. Việc thi công và giải phóng mặt bằng cực kỳ khó khăn vì một bộ phận người dân không đồng tình gây khó, thậm chí đã có cả xô xát... Anh Lê Hải Bình: Tôi chỉ nhớ lần đầu mất tiền chứ không nhớ lần đầu kiếm được tiền. Khi còn là sinh viên năm thứ ba đại học, tôi nhận dạy thêm cho một bạn học sinh chuẩn bị thi đại học. Tháng lương đầu tiên tôi nhận được 800.000 đồng, hớn hở đi ngay vào siêu thị mua sắm (ngày đó sinh viên không có tiền nên việc mua hàng trong siêu thị là một khái niệm rất xa xỉ). Gọi là mua sắm nhưng cũng chỉ dám mua một vài đồ dùng thiết yếu, gần 200.000 đồng. Khi ra tính tiền thì hỡi ôi 800.000 đồng đã không cánh mà bay. Tôi về nhà trong tâm trạng bực tức lẫn hoài nghi, tự hỏi tại sao tiền trong túi mình mà người khác có thể móc ra dễ dàng như vậy. Những câu chuyện liên quan đến đồng tiền không thể quên? Anh Hoàng Minh Châu: Thời sinh viên học ở Nga, một người bạn
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.