Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế tổ chức thi công

doc
Số trang Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế tổ chức thi công 156 Cỡ tệp Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế tổ chức thi công 7 MB Lượt tải Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế tổ chức thi công 213 Lượt đọc Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế tổ chức thi công 123
Đánh giá Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế tổ chức thi công
5 ( 22 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG MỞ ĐẦU 1. VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG. Thiết kế tổ chức thi công là phần quan trọng trong công tác chuẩn bị thi công xây dựng công trình do đơn vị thi công đảm nhận. Thiết kế tổ chức thi công là việc xây dựng biện pháp tổ chức thi công hiệu quả nhất, phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị. Thiết kế tổ chức thi công hợp lý sẽ góp phần làm giảm chi phí xây dựng, rút ngắn thời hạn thi công, đảm bảo chất lượng xây lắp và an toàn trong thi công. Trên cơ sở thiết kế tổ chức thi công ta có thể xác định được các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật như: giá thành xây lắp, thời hạn xây dựng công trình. Dựa trên cơ sở đó đơn vị lập ra kế hoạch cung cấp phân phối vốn cho từng giai đoạn thi công. Tổ chức thi công là khâu cuối cùng để đưa sản phẩm xây dựng từ trên giấy thành công trình thực sự. Tổ chức sản xuất hợp lý sẽ biến những kết quả nghiên cứu về công nghệ xây dựng thành hiện thực. Hơn nữa ngày nay trong công việc công nghiệp hoá đòi hỏi phải chuẩn bị chu đáo về mặt tổ chức, kỹ thuật, phải tôn trọng các tiêu chuẩn, định mức, quy trình quy phạm và đảm bảo chất lượng cao trong thi công xây lắp nên việc nghiên cứu “thiết kế tổ chức thi công” là cần thiết và quan trọng. Thiết kế tổ chức thi công sẽ giúp tìm được một phương án thi công hợp lý nhất để thực hiện thi công một dự án, một công trình xây dựng. Thông qua việc thiết kế tổ chức thi công ta xác định được tiến độ thi công cho toàn bộ công trình hay từng hạng mục công trình, từ đó xác định được thời gian đưa công trình hay hạng mục công trình vào sử dụng. Công trình xây dựng thường có vốn đầu tư lớn và thời gian thi công kéo dài nên việc thiết kế thi công được thực hiện tốt sẽ giúp cho chủ đầu tư và bên thi công có một kế hoạch vốn hợp lý, tránh bị ứ đọng vốn lâu dài gây thiệt hại cho các bên tham gia thi công. Ngoài ra việc thiết kế tổ chức thi công còn giúp tổ chức thi công có kế hoạch về vật tư, xe máy, và nhân công phù hợp, tránh được những tổn thất không đáng có trong quá trình thi công, làm tăng lợi nhuận, tiết kiệm được những chi phí của nhà thầu, góp phần làm tăng đời sống cán bộ công nhân viên. Thiết kế tổ chức thi công tốt còn đưa ra được một tổng mặt bằng tối ưu nhất làm cho quá trình thi công hợp lý phù hợp với công nghệ sản xuất. Nó thể hiện khả năng công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ sản xuất của doanh nghiệp xây dựng. 2. NHIỆM VỤ CỦA ĐỒ ÁN Nhiệm vụ của đồ án tốt nghiệp là thiết kế tổ chức thi công công trình: “Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy – Tổng công ty giấy Việt Nam” Bao gồm các công việc chủ yếu sau : - Thiết kế tổ chức thi công công tác thi công phần ngầm bao gồm: các công tác thi công cọc, công tác đào đất hố công trình, công tác đổ bê tông cốt thép móng. - Thiết kế tổ chức thi công công tác bê tông cốt thép khung chịu lực phần thân và mái công trình. - Thiết kế tổ chức thi công các công tác còn lại gồm: + Công tác xây tường. SVTH: NGUYỄN HỒNG BẮC – 646PT Page: 1 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG + Công tác hoàn thiện công trình. + Công tác lắp đặt thiết bị cho công trình. Sau khi thiết kế tổ chức thi công cho các công tác thì tiến hành lập tổng tiến độ thi công công trình. Dựa trên tổng tiến độ thi công tính toán nhu cầu vật tư, kỹ thuật phục vụ thi công công trình theo tổng tiến độ đó lập và tính toán kho bãi dự trữ vật liệu, lán trại tạm, điện nước phục vụ thi công. Từ số liệu tính toán được sẽ thiết kế tổng mặt bằng thi công công trình. Từ nhu cầu vật tư, kỹ thuật và nhân lực phục vụ thi công công trình ta tiến hành tính giá thành thi công công trình. 3. SỐ LIỆU CƠ SỞ VÀ NỘI DUNG CỦA ĐỒ ÁN. 3.1 Số liệu cơ sở của đồ án: - Hợp đồng giao nhận thầu xây lắp công trình. - Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công. - Báo cáo kết quả khảo sát do chủ đầu tư cung cấp và số liệu điều tra khảo sát tại nơi đặt công trình do nhà thầu thực hiện. - Định mức, đơn giá của nhà nước và của nhà thầu xây lắp. - Tiêu chuẩn, quy chuẩn về thi công xây lắp. - Các tài liệu, số liệu khác có liên quan. 3.2 Nội dung của đồ án Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đồ án được trình bày trong các chương sau: Chương 1: Giới thiệu về công trình và điều kiện thi công công trình. Chương 2: Tổ chức thi công các công tác chủ yếu. - Ép cọc móng. - Đào đất hố móng. - Thi công đài cọc, móng BTCT. - Thi công khung sàn bê tông cốt thép tại chỗ. - Thi công tường ngăn bao che. - Thi công công tác hoàn thiện và lắp đặt thiết bị. Chương 3: Lập tổng tiến độ thi công và lập kế hoạch cung ứng nguồn lực thi công theo tiến độ. Chương 4: Thiết kế tổng mặt bằng thi công. Chương 5: Tính toán dự toán giá thành thi công. SVTH: NGUYỄN HỒNG BẮC – 646PT Page: 2 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TRÌNH VÀ ĐIỀU KIỆN THI CÔNG CÔNG TRÌNH -------------1. Giới thiệu về công trình: Tên công trình và địa điểm xây dựng: - Tên công trình: Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy - Địa điểm xây dựng: Xã Phù Ninh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ - Chủ đầu tư : Tổng công ty giấy Việt Nam - Đơn vị thiết kế: Công ty CP tư vấn xây dựng D&C – Hà Nội - Đơn vị thi công: Công ty CP xuất nhập khẩu và xây dựng Sông Hồng. 2. Giải pháp kết cấu và kiến trúc của công trình. 2.1. Giải pháp về quy hoạch và kiến trúc công trình. - Công trình được thiết kế và thi công làm 1 giai đoạn Xây dựng nhà làm việc cao 6 tầng. Trong đồ án này ta sẽ thiết kế tổ chức thi công cho toà nhà làm việc 6 tầng. Lối vào công trình được tổ chức như sau: - Trên tổng thể khu đất, công trình được đặt giữa khu đất có thể tiếp cận từ cả 2 phía qua các lối cổng vào và cổng ra. - Cổng vào được đặt quay về hướng Nam, cổng ra quay về phía Tây. - Xung quanh công trình được bố trí cây xanh và đường nội bộ từ góc đường. - Đường nội bộ công trình rộng 6m, bố trí chạy vòng quanh khu đất để khi có xảy ra sự cố, xe cứu thương hay cứu hoả có thể dễ dàng tiếp cận từ nhiều phía, hạn chế tối đa sự cố xảy ra. - Cơ cấu tổ chức tổng mặt bằng phù hợp với khu vực và qui hoạch chung của khu đô thị mới. Quy mô công trình đạt các chỉ tiêu sau : - Diện tích khu đất xây dựng :7776m2 - Tầng cao : 6 tầng - Cấp công trình : Cấp I - Bậc chịu lửa : Bậc I - Diện tích xây dựng : 2900 m2 - Diện tích sàn xây dựng : 1045 m2 Mặt bằng kiến trúc các tầng của công trình Công trình xây dựng gồm 6 tầng: Tầng 1: Bao gồm chức năng sảnh chính, hành lang ở giữa rộng 3m, các phòng chức năng của Viện nghiên cứu giấy, phòng vệ sinh, 2 cầu thang lên xuống ... Tầng 2,3,4,5,6: Bao gồm các phòng chức năng của Viện nghiên cứu giấy, phòng vệ sinh, hành lang giữa rộng 3m... SVTH: NGUYỄN HỒNG BẮC – 646PT Page: 3 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG 2.2. Giải pháp kết cấu. Công trình nhà làm việc 6 tầng Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy – Tổng công ty giấy Việt Nam có kết cấu công trình là loại kết cấu khung giằng chịu lực, sàn bê tông cốt thép toàn khối, tường xây làm nhiệm vụ bao che, ngăn cách. 2.2.1. Phần ngầm. Theo hồ sơ thiết kế kết cấu móng cho công trình là móng cọc bê tông cốt thép 250x250 ép sâu 12m. Cọc được thi công bằng phương pháp ép tĩnh. Dự kiến kích thước cọc và hệ thống đài cọc giằng móng sẽ như sau: - Cọc có tiết diện 250x250, có sức chịu tải vật liệu là 108,6 tấn, sức chịu tải đất nền là 57,4 tấn. - Cọc có chiều dài 12m chia làm 2 đoạn : 1 đoạn mũi dài 6m và 1 đoạn thân dài 6m. Cọc cắm vào lớp cát thô, cọc ngàm vào đài 0,1m, mặt đài cách mặt đất tự nhiên 1,7m. Đài cọc và giằng móng dùng bê tông cốt thép đổ tại chỗ vữa bê tông thương phẩm M200 2.2.2. Phần thân. Thân nhà có kết cấu khung không gian bê tông cốt thép và hệ sàn bê tông cốt thép đổ toàn khối cho công trình. Tường xây gạch làm bao che và vách ngăn cách là loại gạch có kích thước 105x220x65 M75. Hai cầu thang bộ một nằm ở trung tâm, một ở đầu trục 1 – 2/A – B, hành lang giữa chia công trình thành 2 dãy đối diện nhau. 2.2.3. Phần mái. Phần mái của công trình được thiết kế bê tông cốt thép toàn khối, phía trên xây tường thu hồi, lắp xà gồ thép C120x50x4 và lợp tôn liên doanh dày 0.47 ly. 2.2.4. Đánh giá giải pháp kiến trúc, kết cấu trên địa điểm thi công. Những điểm thuận lợi và khó khăn: + Khó khăn : Qua nghiên cứu giải pháp kiến trúc và kế cấu của công trình cho thấy diện tích xây dựng tương đối lớn, công trình cao tầng, giải pháp kiến trúc phức tạp. + Thuận lợi : Khối lượng các tầng, kiến trúc mặt đứng , mặt bằng từ tầng 1 trở lên tương tự như nhau thông qua việc phân tích, đánh giá trên thiết kế tổ chức thi công phải tìm ra những giải pháp tốt nhất, phương án thi công khả thi nhất để đảm bảo thời gian thi công, chất lượng công trình, hạ giá thành sản phẩm, mạng lại hiệu quả kinh tế cao. SVTH: NGUYỄN HỒNG BẮC – 646PT Page: 4 THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG c « ng tr × n h x©y d ùn g v iÖn n g hiªn c øu c ©y n g uyªn l iÖu g iÊ y tæn g c « n g ty g iÊ y v iÖt n a m - phï ninh - phó thä ®­ ê n g ®i q uè c l é 2 ®­ ê n g ®i q uè c l é 2 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ®­ ê ng q uy ho ¹ c h mÆt b» n g ®Þn h v Þc « n g tr × nh SVTH: NGUYỄN HỒNG BẮC – 646PT Page: 5 SVTH: NGUYỄN HỒNG BẮC – 646PT a b c d 1 2 phß n g kü thuË t 3 phß n g m¸ y 4 phß n g ¨ n 5 phß n g m¸ y c ¨ n g tin 7 mÆt b»n g t Çng 1 6 phß n g tiÕp kh¸ c h 8 9 phß n g tr ­ n g bµ y phß n g hä p 10 phß n g thÞtr ­ ê n g phß n g thiÕt bÞ 11 12 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG Page: 6 SVTH: NGUYỄN HỒNG BẮC – 646PT a b c d 1 2 phß ng kü thuË t 3 phß n g m¸ y 4 phß ng ¨ n 5 phß n g m¸ y 6 7 phß n g tiÕp kh¸ c h mÆt b»n g t Çng 2, 3, 4, 5 c ¨ n g tin 8 9 phß n g tr ­ n g bµ y phß ng hä p 10 phß n g thÞtr ­ ê n g phß n g thiÕt bÞ 11 12 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG Page: 7 SVTH: NGUYỄN HỒNG BẮC – 646PT a b c d 1 2 phß n g kü thuË t 3 phß n g m¸ y 4 phß n g ¨ n 5 phß n g m¸ y c ¨ n g tin 7 mÆt b»ng t Çng 6 6 phß n g tiÕp kh¸ c h 8 9 phß n g tr ­ n g bµ y phß n g hä p 10 phß n g thÞtr ­ ê n g phß n g thiÕt bÞ 11 12 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG Page: 8 THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG i =130% 12 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP i =30% i =30% i =30% i =30% i =30% i =30% i =30% i =30% i =30% i =30% i =30% i =30% i =30% i =30% i =30% i =30% i =30% i =30% i =30% i =30% i =30% SVTH: NGUYỄN HỒNG BẮC – 646PT mÆt b»ng m¸ i a b c d 1 i =130% 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 i =30% Page: 9 THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG mÆt ®ø ng t r ô c 1 - 12 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HỒNG BẮC – 646PT Page: 10 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG mÆt ®ø ng t r ô c a - d SVTH: NGUYỄN HỒNG BẮC – 646PT Page: 11 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG M s1 s1 s1 s1 s1 n1 a b c d mÆt c ¾t a - a SVTH: NGUYỄN HỒNG BẮC – 646PT Page: 12 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG M s1 s1 s1 s1 s1 n1 a b c d mÆt c ¾t b - b SVTH: NGUYỄN HỒNG BẮC – 646PT Page: 13 SVTH: NGUYỄN HỒNG BẮC – 646PT 1 2 3 4 5 7 mÆt b»ng bè t r Ýc ä c 6 c ä c thÝn g iÖm ®Õn t¶i tr ä ng g ií i h¹ n 8 9 10 11 c ä c thÝn g iÖm ®Õn t¶ i tr ä n g ph¸ ho ¹ i 12 a b c d ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG Page: 14 1 g m2 g m1 g m2 g m1 2 g m1 g m1 SVTH: NGUYỄN HỒNG BẮC – 646PT 3 g m1 g m2 g m1 4 g m1 g m2 g m1 5 g m1 g m2 g m1 6 g m1 g m2 g m1 7 g m1 g m2 g m1 mÆt b»n g kÕt c Êu mã n g g m1 g m1 g m1 g m1 8 g m1 g m2 g m1 9 g m1 g m2 g m1 10 g m1 g m2 g m1 11 g m1 g m2 g m1 12 g m1 g m2 g m1 a b c d ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG Page: 15 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG 3. Điều kiện tự nhiên, hạ tầng kỹ thuật 3.1. Điều kiện địa hình, đia chất. Khu đất xây dựng nằm trong khu đô thị mới có hiện trạng khu đất là các thửa đất ruộng canh tác của nhân dân, mặt bằng tương đối bằng phẳng. Nhìn chung địa chất khu vực tương đối thuận lợi để thiết kế xây dựng công trình Theo báo cáo khảo sát địa chất do Công ty CP tư vấn xây dựng D&C – Hà Nội thực hiện tháng 12/2011, nền đất khu vực dự kiến xây dựng bao gồm các lớp : 1. Lớp đất thổ nhưỡng, d = 0,45 – 0,55 m 2. Lớp sét pha nhão, d = 3,5- 3,9m 3. Lớp cát pha dẻo mềm, d = 7 – 7,6m 4. Lớp cát thô Trong đó lớp cuối cùng là thích hợp làm nền móng cho nhà cao tầng. Đỉnh lớp từ 12,5 m – 13,0 m chưa xác định đáy lớp. 3.2. Điều kiện khí hậu. - Nhiệt độ bình quân hàng năm 15 - 300C. - Hướng gió chủ đạo là gió Đông Nam. - Lượng mưa tập trung lớn vào mùa hè, lượng mưa trung bình không lớn và không kéo dài. 3.3. Điều kiện hạ tầng kỹ thuật. 3.3.1. Hệ thống cấp nước : Dùng chung với hệ thống cấp nước hiện có của khu đất 3.3.2. Hệ thống thoát nước Nước thải được lắng lọc qua bể tự hoại rồi được thoát vào hệ thống thoát nước chung của khu vực. 3.3.3. Hệ thống điện Điện được lấy từ nguồn điện hiện có của khu đô thị mới. Nhận xét : Công trình được xây dựng tại địa điểm thuận lợi cho việc thi công. 4. Giới thiệu về đơn vị thi công 4.1. Tên, địa chỉ nhà thầu. - Tên công ty: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Sông Hồng - Trụ sở: SN 1083, Đại lộ Hùng Vương, Thành phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ. - Số điện thoại: 0210.3846.433 - Số Fax: 0210.3844.062 - Email: xnkxdsonghong@gmail.com 4.2. Năng lực nhà thầu. - Nhân lực của nhà thầu + Kỹ sư: 42 người. + Cử nhân: 8 người. + Trung cấp: 39 người. SVTH: NGUYỄN HỒNG BẮC – 646PT Page: 16 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG + Thợ bậc 4/7: 125 người. + Lao động phổ thông: 86 người. - Năng lực về xe máy thi công. STT Tên máy móc thiết bị Số lượng 1 Xe bò Ma 5 2 Xe bò Ben 10 3 Cần cẩu KC 3562 1 4 Xe con 5 5 Máy ủi BT 75 2 6 Máy xóc 2 7 Máy hàn 15 8 Máy phát điện 100 KW 2 9 Máy trộn bê tông + trộn vữa 5 10 Thiết bị trượt 2 11 Máy đầm các loại 8 12 Thăng tải 3 13 Cần trục tự hành ô tô NK – 200 Kato 1 Ngoài ra đơn vị còn phối hợp với các đơn vị khác trong tổng công ty để trao đổi các thiết bị sản xuất, máy móc thi công và công nhân để tăng cường sức cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng. 5. Tính toán và tổng hợp khối lượng công tác chủ yếu Trong phần này chỉ đưa ra cách tính toán và kết quả tính toán 5.1. Tính toán khối lượng phần ngầm. 5.1.1. Khối lượng công tác sử lý nền móng bằng cọc ép: Theo thiết kế nền móng công trình được sử lý bằng cọc ép bê tông cốt thép có tiết diện 250x250mm. Sử dụng bê tông cốt thép đúc sẵn được mua của xí nghiệp bê tông đúc sẵn. Bảng 1. Khối lượng công tác ép cọc. Loại cọc TD 250x250 Số lượng Chiều sâu ép (m) Chiều sâu ép âm (m) 1 cọc Toàn bộ 1 cọc Toàn bộ 12 3456 1,1 316,8 288 5.1.2. Công tác đào đất móng + Phương pháp đào: Đào bằng máy kết hợp sửa hố móng bằng thủ công. Do diện tích đài móng nhỏ lại gần nhau nối giữa các đài móng là giằng móng. Để tiện cho công tác thi công đào đất móng, phát huy tối đa được sức máy móc ta chọn cách đào theo kiểu đào ao toàn bộ diện tích đáy móng nhà và đào giằng móng. Với cách đào như SVTH: NGUYỄN HỒNG BẮC – 646PT Page: 17 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG trên ta dùng máy đào toàn bộ nền móng đến cốt cách đỉnh cọc của móng 0,2m mức độ cơ giới chiếm 90% khối lượng, sau đó đào tiếp phần giằng móng ở giai đoạn này mức độ cơ giới chiếm 60% khối lượng do vướng các đầu cọc của móng, cuối cùng dùng lao động thủ công sửa thành hố móng, đào các phần đất sen kẽ giữa các cọc còn sót lại mà gầu máy không đào được. + Công thức chung tính khối lượng đất đào móng: V = h/6*[a1*b1+(a1+a2)*(b1+b2)+a2*b2] Trong đó: V: Thể tích khối cần đào h : Chiều cao hố đào a1, b1: Đáy của hố đào a2, b2: Miệng của hố đào a2 b2 b1 h a1 Khối lượng đào đất được tính toán như sau: Đất nền công trình là đất loại II, ta lấy hệ số dốc mái đào là 0,67. Áp dụng công thức: a 2 a1  2 * 0.67 * h Tổng khối lượng đất đào móng được tính như sau: Đợt 1: Khối lượng đào hố ao từ cốt -0.45m đến cốt cách đầu cọc 20cm: h = 2.15-0.45-0.1-0.1-0.4-0.2 = 0.9m Vmáy = 0,9/6[22*57,4+(22+24,2)*(57,4+59,5)+24,2*59,5] = 1215,5 m3 Đợt này mức độ cơ giới hóa đạt 90% khối lượng đào. Trong đó chia ra: Khối lượng đào bằng máy chiếm 90% là: 1215,5*0,9 = 1093,95m3. Khối lượng đào thủ công: 1215,5 – 1093,95 = 121,55m3. Đợt 2: Khối lượng đào tiếp bằng máy (moi) đến cốt cách đáy giằng 20cm: h = 1.95-0.45-0.9-0.2 = 0.4m Vmáy = 2*12*8.0*0.6*0.4 = 46,08 m3 Đợt này mức độ cơ giới hóa đạt 60% khối lượng đào. Do có vật cản là các đầu cọc của móng. Trong đó chia ra: Khối lượng đào bằng máy chiếm 60% là: 46,08*0,6 = 27,65m3. Khối lượng đào thủ công: 46,08 – 27,65 = 18,43m3. Đợt 3: Khối lượng đào đất móng còn lại hoàn toàn bằng thủ công đến cốt -2,15m: SVTH: NGUYỄN HỒNG BẮC – 646PT Page: 18 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG * Phần đài móng: h = 2.15-0.45-0.9 = 0.8m Vtc = 48*2.6*2.2*0.8 = 219,65 m3 Trừ phần cọc chiếm: 288*0.25*0.25*0.6 = 10,8 m3 Còn lại: 219,65 – 10,8 = 208,85m3. * Phần giằng móng: h = 1.95-0.45-0.9-0,4 = 0.2m Vtc = 2*12*8.0*0.6*0.2 = 23,04 m3  Khối lượng đất móng cần đào là: Khối lượng đào bằng máy là: 1093,95+27,65 = 1121,6m3. Khối lượng đào thủ công là: 121,55+18,43+208,85+23,04 = 371,87m3. 5.1.3. Công tác phá dỡ kết cấu bê tông đầu cọc: Số lượng cọc là 288, có kích thước 250*250mm. Đoạn đầu cọc cần đập có chiều dài là 400mm. Ta tính được khối lượng bê tông đầu cọc cần đập là: Bảng 2. Khối lượng bê tông đầu cọc cần đập STT Tên cấu kiện Số lượng 1 Cọc 288 Kích thước (m) a b h V cần đập (m3) 0,25 0,25 0,4 7,2 Tổng 7,2 5.1.4. Công tác bê tông móng 5.1.4.1. Khối lượng bê tông lót móng: Công thức tính bê tông lót : A= a + 2*0,1 B = b + 2*0,1 V A* B * h h = chiều dày lớp lót = 0,1m thÓ tÝch bª t«ng lãt mãng STT Tªn cÊu kiÖn KÝch thíc (m) h 1 Đ1 2 GM 1-12 3 GM A-D 0,1 0 0,1 0 0,1 0 A 2,60 11,20 33,00 B 2,0 0 0,6 0 0,6 0 Sè lîng (c¸i) ThÓ tÝch 1 cÊu kiÖn (m3) ThÓ tÝch toµn bé (m3) 48 0,52 24,96 12 0,67 8,06 4 1,98 7,92 Tæng 40,94 Tổng khối lượng bê tông lót móng: V = 40,94m3. SVTH: NGUYỄN HỒNG BẮC – 646PT Page: 19 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG 5.1.4.2 Khối lượng bê tông móng: Khối lượng bê tông đài, giằng được thính theo công thức sau: V A* B * h Công thức tính: A chiều dài (m) B chiều rộng (m) h chiều cao (m) thÓ tÝch bª t«ng ®µi, gi»ng mãng STT Tªn cÊu kiÖn KÝch thíc (m) h 1 Đ1 2 GM 1-12 3 Cæ mãng 4 GM A-D 5 Cæ mãng 6 Cæ cét 0,8 0 0,6 0 0,1 4 0,6 0 0,1 4 1,2 5 A 2,40 11,8 0 16,0 0 35,2 0 55,0 0 0,65 B Sè lîng (c¸i) ThÓ tÝch 1 cÊu kiÖn (m3) ThÓ tÝch toµn bé (m3) 48 3,46 165,89 12 2,83 33,98 12 0,74 8,87 4 8,45 33,79 4 2,54 10,16 48 0,28 13,65 1,8 0 0,4 0 0,3 3 0,4 0 0,3 3 0,3 5 Tæng 266,35 3 Tổng khối lượng bê tông móng: V=266,35m . 5.1.4.3. Khối lượng cốt thép móng: Việc tính toán dựa vào hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công. Khối lượng được tính toán thành từng nhóm :  ≤ 10mm,  ≤ 18m,  ≥ 18m. n Khối lượng cốt thép tính theo công thức sau: M  LixPi i 1 Li : Chiều dài thanh thép loại i ( m ) Pi : Khối lượng 1 mét dài n : số thanh thép của cấu kiện đang tính ( phân loại về đường kính) Tổng hợp khối lượng trong bảng thông kê cốt thép như sau: thèng kª cèt thÐp mãng ST T §µi mãng 1 §1 Khèi lîng thÐp (kg) d<1 d<1 d>18 0 8 11,4 65,6 144,8 0 0 0 SVTH: NGUYỄN HỒNG BẮC – 646PT Tæng khèi lîng thÐp (kg) Sè lîng (c¸i) d<10 d<18 d>18 48 547,20 3148,8 0 6950,40 Page: 20 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG 26,0 41,1 58,20 0 0 11,5 7,70 65,30 0 2 GM1 3 GM2 60 1560,0 0 2466,0 0 3492,00 12 138,00 92,40 783,60 2245, 20 5707, 20 11226, 00 Tæng Tổng khối lượng thép móng: 2245,2+5707,2+11226,0 = 19178,4 kg. 5.1.4.4. Khối lượng ván khuôn móng: + Công thức tính ván khuôn đài: F = (2*(a+b) * (h+0,02) – n*b1*h1 (m2) Trong đó: b1, h1: Chiều rộng và chiều cao giằng đài. n: Số đầu giằng tiếp xúc với đài. h: Chiều cao đáy đài (0,02 là phần cao hơn cấu kiện để đổ bê tông không bị tràn ra ngoài) diÖn tÝch v¸n khu«n ®µi, gi»ng mãng KÝch thíc (m) ST T Tªn cÊu kiÖn 1 §1 2 §1 3 §1 h a b 1,0 2,4 1,8 0 0 0 1,0 2,4 1,8 0 0 0 1,0 2,4 1,8 0 0 0 Di Ön tÝc h1 CK (m 2) 8,5 7 8,5 7 8,5 7 KÝch thíc (m) n b1 h1 0,4 0,6 2 0 0 0,4 0,6 3 0 0 0,4 0,6 4 0 0 Di Ön tÝc h1 CK (m 2) 0,4 8 0,7 2 0,9 6 Sè lîng (c¸i) 4 24 20 Di Ön tÝc h1 CK (m 2) 8,0 9 7,8 5 7,6 1 Tæng DiÖn tÝch toµn bé (m2) 32,3 5 188, 35 152, 16 372, 86 + Công thức tính ván khuôn giằng đài, dầm: S = a*2*(h+0,02) (m2) Trong đó: a, h: Chiều dài và chiều cao giằng, dầm. Việc tính toán được căn cứ vào thiết kế chi tiết cho từng cấu kiện. diÖn tÝch v¸n khu«n gi»ng mãng STT Gi»ng mãng KÝch thíc (m) (h+0,02)*2 SVTH: NGUYỄN HỒNG BẮC – 646PT a Sè lîng (c¸i) DiÖn tÝch 1 gi»ng mãng (m2) DiÖn tÝch toµn bé (m2) Page: 21 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 1 GM-1 THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG 246,4 0 246,4 0 1,24 0,32 2 GM-2 1,24 0,60 1 305,54 305,54 1 78,85 78,85 12 0,74 8,93 Tæng 393,31 Khối lượng ván khuôn đài móng: 372,86+393,31 = 766,17 m2 5.1.5. Khối lượng công tác bê tông bể phốt bể nước ngầm: Bể phốt và bể nước ngầm: Cách tính toán và công thức tính toán của bể nước ngầm và bể phốt tương tự như đài móng. 5.1.6. Khối lượng công tác xây tường móng: Khối lượng xây tường giằng móng được tính theo công thức: V=a*b*h Trong đó: V là thể tích tường xây( m3) a: chiều dài CK ( m ) b: chiều dầy CK ( m ) h : chiều cao CK ( m ) ThÓ tÝch x©y têng gi»ng mãng ST T Gi»ng mãng KÝch thíc (m) Dµi Réng Cao 1 GM-1 246,40 0,33 2 GM-2 0,60 0,33 Tæng 1,1 1 1,1 1 Sè lîng (c¸i) Thà tÝch 1 gi»ng mãng (m3) Thà tÝch toµn bé (m3) 1 90,26 90,26 12 0,22 2,64 92,89 5.1.7. Khối lượng công tác lấp đất nền móng: Công tác lấp đất được tiến hành bởi hai giai đoạn. Giai đoạn một lấp đất đến cao trình mặt trên đài móng. Giai đoạn hai lấp đất đến cốt nền công trình (cốt 0,000). Khối lượng lấp đất nền móng giai đoạn một được tính theo công thức: V= V1-V2-V3 Trong đó: V1 là thể tích hố móng (m3) V1= h/6*[a1*b1+(a1+a2)*(b1+b2)+a2*b2] h : Chiều cao hố móng san lấp a1, b1: Đáy của hố móng san lấp SVTH: NGUYỄN HỒNG BẮC – 646PT Page: 22 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG a2, b2: Cao trình mặt trên của đài móng san lấp V1 = 0,9/6[22*57,4+(22+23,2)*(57,4+58,6)+23,2*58,6] = 1179,8 m3 V2 là khối lượng bê tông lót móng (m3) V2 = 40,94m3 V3 là khối lượng bê tông móng (m3). V3= 266,35m3 Khối lượng san lấp đất nền móng giai đoạn 1: V = 1179,8 – 40,94 – 252,7 = 886,2m3 Khối lượng san lấp giai đoạn 2: V= V1-V2-V3+V4 Trong đó: V1 là thể tích nền san lấp (m3) V1= 2150,1-1179,8 = 970,3 m3 V2 là khối lượng xây tường móng : 183,1 m3. V3 khối lượng bê tông cổ cột: 13,65 m3 V4 khối lượng đắp cát nền móng: V4 = 22*4,67*7,67*0,35+22*2,67*4,67*0,35 = 371,8 m3 V = 970,3-183,1-133,65+371,8 = 1145,3 m3 5.1.8. Khối lượng công tác bê tông nền sàn. Khối lương bê tông nền sàn tính theo công thức sau: V = a*b*h Trong đó: V là khối lượng bê tông nền ( m3) a: chiều dài ô nền ( m ) b: chiều rộng ô nền ( m ) h : chiều cao ô nền V = 22*4,67*7,67*0,1+22*2,67*4,67*0,1 = 106,23 m3 TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG PHẦN MÓNG Số TT Tên công việc Khối lượng Đơn vị tính 1 Ép cọc 34,56 100m 2 Đào đất bằng máy 11,22 100m3 3 Đào đất bằng thủ công 371,87 m3 4 Phá đầu cọc 7,20 m3 5 Bê tông lót móng 40,94 m3 6 Cốt thép móng 19,18 tấn 7 Lắp ván khuôn móng 3,73 100m2 8 Đổ bê tông móng 266,35 m3 9 Tháo ván khuôn móng 3,73 100m2 10 Lấp đất lần 1 886,2 m3 SVTH: NGUYỄN HỒNG BẮC – 646PT Page: 23 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG 11 Xây tường cổ móng 92,89 m3 12 Lấp đất lần 2 1145,3 m3 13 Đổ bê tông nền 106,23 m3 14 Đổ bê tông bể phốt, bể ngầm 12 m3 5.2. Tính toán khối lượng phần thân 5.2.1. Khối lượng công tác cốt thép Khối lượng cốt thép được tính theo công thức phần móng. thèng kª cèt thÐp phÇn th©n Khèi lîng thÐp (tÊn) ST T 1 2 3 4 5 6 TÇng TÇng 1 TÇng 2 TÇng 3 TÇng 4 TÇng 5 TÇng 6 Tæng Cét DÇm Sµn, d<1 d<1 d<1 d<1 d>18 d>18 d<10 0 8 0 8 0,8 0,5 13,8 0,9 0,4 4,61 5,69 91 81 91 18 07 4 5 0,8 0,5 13,8 0,9 0,4 4,61 5,69 91 81 91 18 07 4 5 0,8 0,5 13,8 0,9 0,4 4,61 5,69 91 81 91 18 07 4 5 0,7 0,5 7,56 0,9 0,4 4,61 5,69 33 23 4 18 07 4 5 0,7 0,5 7,56 0,9 0,4 4,61 5,69 33 23 4 18 07 4 5 0,7 0,5 7,56 0,8 0,5 2,68 5,69 33 23 4 51 90 0 5 4,8 3,3 64,3 5,4 2,6 25,7 34,1 71 11 67 41 25 50 71 44,4 Tæng toµn bé 83 cÇu thang d<1 d>18 8 0,2 0,22 33 9 0,2 0,22 33 9 0,2 0,22 33 9 0,2 0,22 33 9 0,2 0,22 33 9 0,2 0,22 33 9 1,3 1,37 97 2 7,3 91,4 33 88 5.2.2 Khối lượng công tác ván khuôn - Ván khuôn dầm S= axbxhx2 Trong đó a: là chiều dài của dầm ( m ) b: là chiều rộng của ván khuôn = chiều rộng dầm + 0,1 (m ) h: là chiều cao của ván khuôn = chiều cao dầm – 0,12 ( m ) - Ván khuôn cột S= (a+b)x2xh Trong đó a: là chiều dài của cột ( m ) b: là chiều rộng của ván khuôn cột = chiều rộng cột + 0,1 (m ) h: là chiều cao của ván khuôn = chiều cao cột + 0,02 ( m ) - Ván khuôn sàn S= S1+S2+S3+S4-S5 SVTH: NGUYỄN HỒNG BẮC – 646PT Page: 24 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG Trong đó: S1 là ván khuôn thành sàn S1= L x (H+0,02) L là tổng chiều dài sàn, H là chiều dầy sàn. S2 là ván khuôn mặt dưới của sàn S2= axb, a là chiều dài sàn tính từ trục 1 đến trục 12, b là chiều rộng sàn tính từ trục A đến trục đến trục D. S3 là ván khuôn phần mái hắt. S4 là phần ván khuôn sàn trùng vào dầm 5.2.3. Khối lượng công tác bê tông Khối lượng bê tông dầm tính theo công thức sau (tính cho 1 cấu kiện ): V= axbxh a là chiều dài của dầm ứng với chiều cao h. b là chiều rộng của dầm. h là chiều cao của dầm ( không tính phần dầm trùng vào sàn ) Khối lượng bê tông cột tính theo công thức sau( tính cho 1 cấu kiện ): V= axbxh a là chiều dài của cột. b là chiều rộng của cột. h là chiều cao của cột ( chỉ tính tới đáy dầm ) Khối lượng bê tông sàn tính theo công thức sau: V= V1+V2-V3 V1 là phần sàn toàn bộ từ trục 1 đến trục 12 và từ trục A đến trục D. V2 là phần sàn seno mái hắt. V3 Là phần sàn ở vị trí cầu thang tæng hîp khèi lîng bª t«ng, v¸n khu«n phÇn th©n ST T TÇng Khèi lîng v¸n khu«n (100m2) Sµn, cÇu Cét DÇm thang Khèi lîng bª t«ng (m3) Cét DÇm Sµn, cÇu thang 1 TÇng 1 4,773 4,508 10,966 49,14 33,99 128,11 2 TÇng 2 4,773 4,508 10,966 49,14 33,99 128,11 3 TÇng 3 4,773 4,508 10,966 49,14 33,99 128,11 4 TÇng 4 4,051 4,508 10,966 38,81 33,99 128,11 5 TÇng 5 4,051 4,508 10,966 38,81 33,99 128,11 6 TÇng 6 4,051 26,47 3 4,176 26,71 5 13,308 38,81 263,8 4 30,34 200,2 8 157,25 Tæng 68,137 797,81 5.2.4. Khối lượng công tác xây Công tác xây tường chủ yếu bao gồm xây tường phần thân và xây một số kết cấu khác. Công thức tính thể tích khối xây: V xay  S tuong  S cua  *  tuong SVTH: NGUYỄN HỒNG BẮC – 646PT Page: 25 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP trong đó : Số TT THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG Vxây: Khối lượng xây cần tính (m3) S tường :Diện tích tường chưa trừ ô trống (m2) S cửa (ô kính) :Diện tích ô cửa.ô kính, ô trống (m2)  tường: độ dày tường (m) TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG CÔNG TÁC XÂY Tầng nhà Khối lượng Đơn vị tính 1 Tầng 1 260,42 m3 2 Tầng 2 236,03 m3 3 Tầng 3 236,03 m3 4 Tầng 4 236,03 m3 Khối lượng Đơn vị tính Số TT Tầng nhà 5 Tầng 5 236,03 m3 6 Tầng 6 236,03 m3 7 Tầng mái 82,26 m3 1522,83 m3 Tổng 5.3. Công tác phần mái và hoàn thiện Căn cứ vào hồ sơ thiết kế, kích thước hình học các công việc phần mái và phần hoàn thiện được tính toán và thể hiện trong phần thiết kế tổ chức thi công phần mái và hoàn thiện. Khối lượng công tác trát của 1 trục tường được tính như sau : S= S1+S2-S3 S1 là diện tích bức tường : S1= axhx2 ( a là chiều dài bức tường, h là chiều cao tưòng) S2 là diện tích má cửa của tường : S2=S2a+S2b+S2c Trong đó S2a,d,c = (chiều rộng cửa + chiều cao cửa) x2 x bề dầy má cửa. S3 là diện tích ô cửa chiếm chỗ: S3= cxdx2 (c chiều rộng cửa, d chiều cao cửa). Khối lượng trát cột được tính như sau: S=S1-S2 S1 là diện tích toàn bộ cột. S1= ( a+b ) x2 xh Trong đó : a,b là chiều dài, chiều rộng cột, h là chiều cao cột. S2 là diện tích cột trùng tường. Khối lượng trát dầm được tính như sau : S = axb+2h. Trong đó : a,b là chiều dài chiều rộng của dầm, h là chiều cao của dầm không tính phần trùng sàn. Khối lượng phần ốp nhà vệ sinh: S = a x h. a, h là chiều dài và chiều cao phần ốp tường nhà vệ sinh. Khối lượng công tác sơn : S = S1 – S2 Trong đó S1 là diện tích trát tường. S2 là diện tích ốp tường SVTH: NGUYỄN HỒNG BẮC – 646PT Page: 26 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG 6. Phương hướng thi công tổng quát, phân chia sắp xếp các tổ hợp công tác. 6.1. Căn cứ tổ chức thi công. Tổ chức thi công nhà làm việc 6 tầng Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy được lập dựa vào các căn cứ sau: - Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công. - Hợp đồng thi công xây dựng. - Các tiêu chuẩn, quy phạm xây dựng hiện hành có liên quan. - Năng lực, thiết bị thi công, các định mức, đơn giá của nhà thầu. - Mặt bằng thi công công trình. 6.2. Phương hướng thi công tổng quát. Qua phân tích giải pháp quy hoạch, giải pháp kiến trúc, kết cấu công trình, các tài liệu về khảo sát kinh tế, điều kiện cung ứng vật tư và năng lực sản xuất của nhà thầu, dựa vào khối lượng các công tác chủ yếu đưa ra phương hướng thi công tổng quát như sau: Biện pháp bố trí nhân lực. Thành lập ban chỉ huy công trình bao gồm chủ nhiệm công trình, các cán bộ kỹ thuật, cử nhân kinh tế... để trực tiếp triển khai công tác thi công. * Ban chỉ huy công trình : Ban chỉ huy công trình được lập từ khi bắt đầu thi công công trình. Ban chỉ huy công trình gồm các cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong công tác chuyên môn và nghiệp vụ về kỹ thuật tài chính kế toán. Đứng đầu là chủ nhiệm công trình, đó là người có nhiều kinh nghiệm trong công tác thi công. Cùng với chủ nhiệm công trình là các kỹ sư có trách nhiệm triển khai cụ thể kế hoạch thi công từng giai đoạn, giám sát việc thực hiện từng công tác xây lắp, viết nhật ký công trình quản lý và kiểm tra hỗ trợ... * Nhân lực thi công : Số lượng công nhân của các tổ đội trong mỗi giai đoạn thi công sẽ được điều động đến công trường theo biểu đồ nhân lực trong tiến độ thi công để đảm bảo thi công theo đúng tiến độ đã đề ra. 6.3. Biện pháp thi công tổng quát. Căn cứ vào đăc điểm công trình có khối lượng lớn, phức tạp và do yêu cầu về thời gian và giá thành công trình nên các công tác chính đều được tổ chức theo phương pháp dây chuyền. Các công tác thi công nhỏ lẻ bố trí xen kẽ để tận dụng mặt trận công tác. Do mặt bằng thi công rộng, giao thông thuận lợi vì vậy trong công tác thi công tận dụng tối đa cơ giới để đấy nhanh tiến độ thi công và giảm giá thành công trình. Công tác thi công được chia thành các đợt thi công: Phần ngầm, phần thân, phần xây, phần hoàn thiện. Phần thân, phần xây lựa chọn thi công từ dưới lên, Phần hoàn thiện kết hợp thi công từ dưới lên và từ trên xuống để đẩy nhanh tiến độ. SVTH: NGUYỄN HỒNG BẮC – 646PT Page: 27 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG 6.3.1. Thi công phần ngầm. Thi công cọc ép: Dựa vào điều kiện địa chất công trình và ưu nhược điểm các phương pháp ta sử dụng phương pháp ép cọc trước khi đào đất. Máy được sử dụng ép là EC03 - 94, cẩu được chọn để cẩu cọc là MKG - 16M. Đào đất đài, giằng móng: Theo phương pháp ép cọc ở trên ta ép cọc trước rồi mới thi công đất. Đào đất tới cốt -2,15 mét so với cốt tự nhiên (tức là cốt đáy đài), Khi thi công bằng máy với ưu điểm nổi bật là rút ngắn thời gian thi công, đảm bảo kỹ thuật. Tuy nhiên việc sử dụng máy đào để đào hố móng tới cốt -2,15 (m) là không thể vì ở đây còn có đoạn cọc thừa. Đoạn này dài 0,6m so với cốt -2,15 m. Do đó cần phải kết hợp dùng máy đào và đào bằng phương pháp thủ công. Máy được sử dụng đào đất là: E0 -33116 thuộc loại dẫn động thủy lực. Chia làm 3 đợt đào: Đợt 1: Dùng máy đào từ cốt -0,45m đến cốt cách đầu cọc 0,2 m là 0,9m. Đợt 2: Đào tiếp bằng máy (moi) đến cốt cách đáy giằng 0,2m là 0,4m. Đợt 3: Đào nạo vét thủ công phần còn lại:. Đập đầu cọc: Sử dụng máy phá đầu cọc. Bê tông lót đế móng, giằng móng được trộn và đổ tại chỗ. Bê tông đài và giằng móng dùng bê tông thương phẩm đổ bằng bơm. Vận chuyển cốt thép ván khuôn bằng cần trục, ván khuôn được sử dụng là ván khuôn gỗ gia công cốt thép tại hiện trường. Tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyền. 6.3.2. Thi công bê tông khung sàn. Thi công tuần tự từ tầng 1 đến tầng 6 trong từng tầng chia ra 2 đợt Đợt 1 thi công bê tông cột dùng bê tông trộn tại chỗ đổ bằng cần trục tháp. Đợt 2 thi công bê tông dầm sàn dùng bê tông thương phẩm và dùng máy bơm đổ bê tông. Cốt pha dùng cốt pha định hình kết hợp với giáo chống chuyên dùng. Trong từng tầng tiến hành phân đoạn để tổ chức thi công theo dây chuyền. 6.3.3. Công tác xây. Tường xây bao gồm tường bao, tường ngăn giữa các phòng khi tổ chức thi công ta chia ra từng phân đoạn, phân đợt và kết hợp với các công tác khác để thi công. Vật liệu được vận chuyển lên cao bằng máy vận thăng 6.3.4. Phần hoàn thiện và các công tác khác. Do công trình là nhà cao tầng nên ta sử dụng cả 2 công nghệ hoàn thiện từ trên xuống và từ dưới lên để rút ngắn thời gian thi công. Đồ án chỉ đề cập phần hoàn thiện các công tác chính để tổ chức thi công, còn lại một số công việc nhỏ lẻ chỉ tính hao phí lao động để lập tiến độ và tính chi phí chứ không tổ chức thi công chi tiết. Bên cạnh các công tác chủ yếu nêu trên còn phải tổ chức thi công các phần việc khác thuộc phần ngầm, thân, phần hoàn thiện. Khi tổ chức thi công các công tác này ta tận dụng tối đa các đội đó bố trí ở các công tác chủ yếu để tận dụng nhân công nhàn rỗi, chỉ tăng cường nhân lực khi cần thiết, và phải đảm bảo mối liên hệ về công nghệ với các công tác chủ yếu. SVTH: NGUYỄN HỒNG BẮC – 646PT Page: 28 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC THI CÔNG CÁC CÔNG TÁC CHỦ YẾU -------------A - TỔ CHỨC THI CÔNG PHẦN NGẦM 1 - TỔ CHỨC THI CÔNG CỌC ÉP TRƯỚC. 1.1. Thiết kế tổ chức phương án thi công ép cọc. 1.1.1. Các yêu cầu kỹ thuật đối với cọc ép. Cọc sử dụng trong công trình này là cọc bê tông cốt thép tiết diện 250*250mm. Tổng chiều dài của 1 cọc là 12m, được chia thành 2 đoạn C1, C2, trong đó đoạn cọc C1 - đoạn mũi dài 6m, C2 - đoạn thân dài 6m. Công tác sản xuất cọc bê tông phải đáp ứng các yêu cầu thiết kế và phải tuân theo các quy định hiện hành của Nhà nước. Mặt ngoài của cọc phải phẳng nhẵn, những chỗ không đều đặn và lõm trên bề mặt không được vượt quá 5mm, những chỗ lồi trên bề mặt không vượt quá 8mm. Nghiệm thu các cọc, ngoài việc trực tiếp xem xét cọc còn phải xét lý lịch sản phẩm. Trong lý lịch phải ghi rõ: Ngày tháng sản xuất, tài liệu thiết kế và cường độ bê tông của sản phẩm. Trên sản phẩm phải ghi rõ ngày tháng sản xuất và mác sản phẩm bằng sơn đỏ ở chỗ dễ nhìn thấy nhất. Khi xếp cọc trong kho bãi hoặc lên các thiết bị vận chuyển phải đặt lên các tấm kê cố định cách đầu cọc và mũi cọc 0,2 lần chiều dài cọc. Cọc để ở bãi có thể xếp chồng lên nhau, nhưng chiều cao mỗi chồng không quá 2/3 chiều rộng và không được quá 2m. Xếp chồng lên nhau phải chú ý để chỗ có ghi mác bê tông ra ngoài. Trong quá trình chế tạo cọc sẽ có những chỗ sai số về kích thước, việc sai số này phải nằm trong sai số cho phép. STT 1 Tên sai lệch Chiều dài của cọc bê tông cốt thép (trừ mũi cọc, chiều dài cọc <10m) SVTH: NGUYỄN HỒNG BẮC – 646PT Sai số cho phép ± 30mm Page: 29 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG 2 Kích thước tiết diện cọc bê tông cốt thép +5mm, -0mm 3 Chiều dài mũi cọc ± 30mm 4 Độ cong của cọc ± 10mm 5 Độ nghiêng của mặt phẳng đầu cọc (so với mặt phẳng vuông góc với trục cọc ) 6 Chiều dày lớp bảo vệ 7 Bước của cốt đai lò xo hoặc cốt đai ± 10mm 8 Khoảng cách giữa hai cốt thép dọc ± 10mm 1% + 5mm, -0mm Chuẩn bị ép cọc Người thi công phải hình dung được sự phát triển của lực ép theo chiều sâu suy từ điều kiện địa chất. Phải loại bỏ những đoạn cọc không đạt yêu cầu kỹ thuật ngay khi kiểm tra trước khi ép cọc. Trước khi ép nên thăm dò phát hiện dị vật, dự tính khả năng xuyên qua các ổ cát hoặc lưỡi sét. Khi chuẩn bị ép cọc phải có đầy đủ báo cáo khảo sát địa chất công trình, biểu đồ xuyên tĩnh, bản đồ các công trình ngầm. Phải có bản đồ bố trí mạng lưới cọc thuộc khu vực thi công, hồ sơ về sản xuất cọc. Để đảm bảo chính xác tim cọc ở các đài móng, sau khi dùng máy để kiểm tra lại vị trí tim mãng, cột theo trục ngang dọc, từ các vị trí này ta xác định được vị trí tim cọc bằng phương pháp hình học thông thường. Vận chuyển và lắp ráp thiết bị ép Vận chuyển và lắp ráp thiết bị vào vị trí ép. Việc lắp dựng máy được tiến hành từ dưới chân đế lên, đầu tiên đặt dàn sắt - xi vào vị trí, sau đó lắp dàn máy, bệ máy, đối trọng và trạm bơm thuỷ lực. Khi lắp dựng khung ta dùng máy kinh vỹ để căn chỉnh cho các trục của khung máy, kích thuỷ lực, cọc nằm trong 1 mặt phẳng, mặt phẳng này vuông góc với mặt phẳng chuẩn, của đài cọc. Độ nghiêng cho phép ≤ 5%, sau cùng là lắp hệ thống bơm dầu vào máy. Kiểm tra liên kết cố định máy xong tiến hành chạy thử để kiểm tra tính ổn định của thiết bị ép cọc. Kiểm tra cọc và vận chuyển cọc vào vị trí trước khi ép cọc. Thi công ép cọc 1 - Yêu cầu thiết kế, kỹ thuật thi công: - Cọc được hạ bằng phương pháp ép trước và dùng đối trọng. - Số lượng cọc thử tải trọng tĩnh là: 04 cọc. - Thiết bị thi công ép cọc đại trà phải cùng chủng loại có đặc tính kỹ thuật tương đương thiết bị ép cọc thí nghiệm. - Đơn vị thi công phải lập quy trình và tiến độ thi công trình duyệt chủ đầu tư trước khi tiến hành thi công ép đại trà. SVTH: NGUYỄN HỒNG BẮC – 646PT Page: 30 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG - Tư vấn giám sát kỹ thuật chịu trách nhiệm giám sát quá trình ép cọc. - Vật liệu dùng cho cọc: theo thiết kế cọc trong hồ sơ thiết kế. - Thiết bị ép cọc phải có khả năng tạo ra lực ép gấp 2 lần so với tải trọng thực tế cần ép dư tải so tiêu chuẩn. Cọc được định vị chính xác bằng máy kinh vỹ theo 2 phương x, y, và cao độ bằng máy NIVÔ ( sai số cho phép ± 50mm về mọi hướng ). Cọc được lập lý lịch: ngày tháng đúc, số hiệu, mã mác, quá trình ép: độ sâu, độ chối cuối cùng (lực ép trên đồng hồ) và các hiện tượng bất thường khác.... lý lịch cọc phải được giám sát A và B ký xác nhận cho từng cọc. Kỹ thuật thi công ép cọc: Thi công ép cọc là một trong các công việc rất quan trọng trong việc thi công công trình. Vì vậy khi thi công phải có biện pháp kỹ thuật cụ thể để xử lý tốt các sự cố và tình huống phát sinh trong khi thi công để đảm bảo tốt tiến độ và chất lượng công trình về sau. Trình tự ép cọc được tiến hành như sau : - Chuẩn bị mặt bằng: Mặt bằng phải được san gạt bằng phẳng để đảm bảo cho công tác cẩu, chuyển, khi thi công ép cọc được an toàn, ổn định, dàn ép không bị lún nghiêng, đổ trong quá trình làm việc. - Định vị cọc: + Căn cứ vào bản vẽ thiết kế và từ các mốc không chế công trình của thiết kế, tiến hành xây dựng các "mốc gửi" và các mốc trục công trình. + Trong quá trình thi công: từ các "mốc gửi", định vị trục công trình, dùng máy kinh vỹ, thước ép định vị các cọc sẽ đóng. - Chuyển máy ép cọc: + Dùng cần cẩu để dàn ép cọc vào vị trí sao cho vị trí ép cọc nằm trong khu vực tâm đế ép cọc. Kê chèn sao cho đế dàn ép cọc cân bằng, ổn định bằng các thanh tà vẹt gỗ. + Lắp phần dàn ép cọc và đế dàn ép cọc, chốt giữ cho chắc chắn. + Cẩu lắp các khối đối trọng bằng BT đúc sẵn lên đế dàn ép. + Đo cốt mặt đất hiện trạng, cốt giá đế ép cọc. - Ép cọc: Gắn chặt đoạn cọc C1 vào thanh định hướng của khung máy. Đoạn cọc đầu tiên C1 phải được căn chỉnh để trục của C1 trùng với trục của kích đi qua điểm định vị cọc (dùng máy kinh vỹ đặt vuông góc với trục của vị trí ép cọc). Độ lệch tâm không lớn hơn 1cm. Khi má trấu ma sát ngàm tiếp xúc chặt với cọc C1 thì điều khiển van dầu tăng dần áp lực cần chú ý những giây đầu tiên áp lực dầu nên tăng chậm, đều để đoạn cọc C1 cắm sâu vào lớp đất 1 cách nhẹ nhàng với vận tốc xuyên không lớn hơn 1cm/s. Do lớp đất trên cùng là đấp lấp nên dễ có nhiều dị vật, vì vậy dễ dẫn đến hiện tượng cọc bị nghiêng. Khi phát hiện cọc bị nghiêng phải dừng lại, căn chỉnh ngay. Sau khi ép hết 1 đoạn C1 thì tiến hành lắp dựng đoạn C2 để ép tiếp. SVTH: NGUYỄN HỒNG BẮC – 646PT Page: 31 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG Dùng cần cẩu để cẩu lắp đoạn C2 vào vị trí ép, căn chỉnh để đường trục của đoạn cọc C2 trùng với trục kích vào đường trục C1, độ nghiêng của C2 không quá 1%. Gia tải lên đoạn cọc C2 sao cho áp lực mặt tiếp xúc khoảng 3÷4kh/cm2 để tạo tiếp xúc giữa bề mặt bê tông của hai đoạn cọc. Nếu bê tông mặt tiếp xúc không chặt thì phải chèn bằng các bản thép đệm sau đó mới tiến hành hàn nối cọc theo quy định của thiết kế. Khi hàn xong, kiểm tra chất lượng mối hàn sau đó mới tiến hành ép đoạn cọc C2. Tăng dần lực nén để máy ép có đủ thời gian cần thiết tạo đủ lực ép thắng lực ma sát và lực kháng ở đất của mũi cọc để cọc chuyển động. Khi đoạn cọc C2 chuyển động đều mới tăng dần áp lực lên nhưng vận tốc cọc đi xuống không quá 2 cm/s Khi ép xong đoạn cọc C2 tiến hành nối đoạn cọc ép âm với đoạn cọc C2 để tiếp tục ép xuống độ sâu thiết kế. Việc ép cọc được coi là kết thúc một cọc khi: Chiều dài cọc được ép sâu trong lòng đất, không nhỏ hơn chiều dài ngắn nhất qui định là 20cm. Lực ép cuối cùng phải đạt trị số thiết kế qui định trên suốt chiều xuyên sâu >= 3d và bằng 1,05 m; trong khoảng đó, vận tốc xuyên <= 1cm/s. Chú ý: Đoạn cọc C1 sau khi ép xuống còn chừa lại một đoạn cách mặt đất 40-50cm để dễ thao tác trong khi hàn. Trong quá trình hàn phải giữ nguyên áp lực tác dụng lên cọc C2. + Dùng cẩu, cẩu đoạn mũi cọc thả vào lồng giá ép cọc, căn chỉnh cho cọc thẳng đứng, đúng tim cọc thiết kế. Đặt thanh tì ngang (bằng thép hộp) lên đầu cọc. Khởi động bộ nguồn áp lực cho piston hoạt động từ từ tì sát vào thanh tì ngang để chuyển lực ép xuống đầu cọc. + Trong quá trình thi công ép cọc luôn luôn dùng máy kinh vĩ hoặc dây rọi để căn chỉnh cho cọc xuống thẳng đứng và đúng tim cọc thiết kế. + Việc chỉnh cọc: Khi cọc nghiêng, nâng piston, bỏ thanh tì ngang, dùng các thanh chặn, xà beng, chỉnh lại cọc cho thẳng, đặt thanh tì ngang vào đúng tâm cọc hạ dần piston xuống để tiếp tục việc ép cọc. + Đầu cọc xuống còn cách mặt đất 60-80cm. Dừng ép cọc. + Hàn các bản tap theo yêu cầu thiết kế, các đoạn cọc tiếp theo cũng tiến hành như trên. +Đoạn cọc cuối cùng phải ép tới chiều sâu thiết kế. Nếu phải ép âm, phải dùng cọc giả bằng thép đủ chiều dài yêu cầu để tì ấn đầu cọc xuống tới cốt thiết kế. +Khi ép hết một cọc thì chuyển giá ép, còn ép hết một cụm cọc, thì chuyển khung sang cụm cọc khác. Khi chuyển khung cần cẩu hết đối trọng xuống, sau đó chuyển khung và xếp lại tải lên tiếp tục ép đúng trình tự như trên. 2 - Lựa chọn nguồn cung ứng cọc. Cọc được ép tại công trình là cọc bê tông cốt thép đúc sẵn được mua tại nhà máy Bê tông. Các số liệu như sau : - Tiết diện cọc 250 *250 mm - Mác bê tông cọc #300 SVTH: NGUYỄN HỒNG BẮC – 646PT Page: 32 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG - Số lượng cọc 288 cọc - Chiều dài 1 cọc 12m ( 1đoạn C1 -6m + 1 đoạn C2 -6m ). 1.1.2. Tổ chức thi công cọc và lựa chọn phương án thi công. 1.1.2.1 - Tổ hợp máy thi công ép cọc: 1.1.2.1.1. Yêu cầu kỹ thuật công nghệ ép cọc. Trong thi công ép cọc, năng suất của máy ép cọc phụ thuộc chủ yếu vào công suất của máy ép cọc. Đối với công trình nhà 6 tầng, theo yêu cầu của thiết kế sức chịu tải tính toán của cọc là : - Có sức chịu tải theo vật liệu PVL 108,6T - Có sức chịu tải theo đất nền Pdn 57,4T 1.1.2.1.2. Đề xuất loại máy ép: Máy ép cọc được chọn dựa vào sức chịu tải của cọc máy ép có sức chịu tải lớn hơn sức chịu tải của cọc từ 1,5 2 lần. Pép=( 1,5 2 )Pd =( 1,5 2 )57,4 = (86–›115)T Mặt khác Pép phải thoả mãn điều kiện: Pép  PVL. Từ hai điều kiện này ta chọn Pép = 100T + Chọn đường kính kích: Dự kiến chọn 2 kích thuỷ lực, gọi đường kính pít tông là D, ta có:  .D 2 2 Pdau   Pep 4 Trong đó: Pdau (150 250) kg / cm 2  Pdau 200kg / cm 2  D 2 Pep  .Pdau  2.100 17,8cm 3,14.0,2 Ta chọn D = 20cm Chọn dùng máy có các thông số kỹ thuật như sau: + Xilanh thuỷ lực: D = 20cm + Số lượng xilanh: 2 chiếc + Tải trọng ép: Pép = 100t + Tốc độ ép lớn nhất: 2cm/s + Hành trình kích: hk = 1,3m 1.1.2.1.3. Chọn giá ép và số lượng đối trọng : - Kích thước giá ép phụ thuộc: + Chiều dài đoạn cọc SVTH: NGUYỄN HỒNG BẮC – 646PT Page: 33 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG + Vị trí các cọc trong đài + Số lượng các cọc trong đài. Từ những số liệu trên ta chọn kích thước giá chất đối trọng: Bg = 2,4m Lg = 7,4m Chiều cao giá ép yêu cầu: H gyc hd  2hk  l cmax  hdutru Lấy : hd 0,8m hk (1,2 1,5)m  hk 1,5m l cmax 6m hdutru (0,5 0,8)m  hdutru 0,8m yc Vậy H g 0,75  2.1,5  6  0,8 10,6m - Chọn số lượng đối trọng: Ta có B g 2,4m; L g 7,4m; x 0,9m; y 0,9m Dựa vào bài toán đảm bảo chống lật theo 2 phương: + Kiểm tra lật quanh trục X – X M LX  Pep .1,2  Mg gX QdX .2,9  QdX  Pep .1,2 2,9 100.1,2   QdX 41,4t 2,9 + Kiểm tra lật quanh trục Y – Y M LY  Pep .4,45  M gY QdY .7,4  QdY  Pep .4,45 7, 4 100.4,45  60T 7, 4 Vậy Qd max(QdX ; QdY ) 60t Chọn kích thước 1 quả đối trọng: 1x1x3 3m3 Trọng lượng 1 quả đối trọng: 3x2,5=7,5T Số lượng đối trọng cần thiết cho mỗi bên là: n 60 8 7,5 khối - Chọn cần trục thi công ép cọc: SVTH: NGUYỄN HỒNG BẮC – 646PT Page: 34 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG + Chọn theo sức cẩu Q yc Qd 6T H yc  H gYC  htb  hc 10,6  1,5  1,5 13,6m H YC  hc 13,15  1,5  12,1  S  Lmin . cos 750 3,1m 0 0,966 sin 75  RYC  S  1,5 3,1  1,5 4,6m Lmin  Tra bảng sổ tay máy xây dựng, chọn dùng cần trục tự hành bánh lốp M KG-16 có các thông số sau: H max 18m Rmax 12m L 18,5m Q (2 9)T Tổ chức ép cọc: Chọn sơ đồ ép:Sơ đồ ép cọc trong đài móng trục A, B, C, D SVTH: NGUYỄN HỒNG BẮC – 646PT Page: 35 THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG 900 1800 1200 250 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 900 2400 s¬ ®å Ðp c ä c tr o n g ®µ i mã n g tr ôc a ,b,c ,d 7400 1000 600 900 900 600 2000 200 3000 2400 600 1200 600 200 1000 mÆt b» n g m¸ y Ðp c ä c 1- c ä c Ðp mkg - 16 2- khun g d i ®é n g L= 18,5 m 3- khun g c è ®Þn h H ma x = 18m 4 - d ©y d É n d Çu Hmin = 12m 5- kÝc h thuû l ùc Q ma x = 9 tÊ n 6- ®è i tr ä ng Q min = 2 tÊ n R ma x = 2 m 8 7- d Çm kª ®è i tr ä n g 8- C ä c BTC T (600x25x25)c m 9- ®å n g hå ®o ¸ p l ùc 1 2 10- m¸ y b¬m d Çu 4 9 3 5 6 9 10 SVTH: NGUYỄN HỒNG BẮC – 646PT Page: 36 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG * Tính năng suất cho máy ép cọc: Phương án 1: 1 Máy ép Thời gian ép xong cho toàn bộ cọc: T T1  T2  T2  T4  T5 Trong đó: + T1 n.t1 với: t1 là thời gian nạp cọc căn chỉnh vào giá ép, t1 = 5’ n là số đoạn cọc (tính cả cọc dẫn), n = 288 x 3 = 864 đoạn  T1 864 * 5' 4320' 72h + T2 là thời gian nối cọc bằng phương pháp hàn bản mã T2 n.t 2 với t2 = 10’ là thời gian nối 1 mối hàn.  T 2 288 *1 *10 2880' 48h + T3 là thời gian ép cọc: T3  n.l coc Vtb Với n là số lượng cọc, n = 288 cọc lc là chiều dài cọc, lc = 12m + 1,1m (ép âm) Vtb là vận tốc trung bình khi ép, Vtb =1m/phút  T3  288 * 13.1 3773' 62.9h 1 + T4 là tổng thời gian di chuyển khung dẫn T4 n.t 4 Với t4 là thời gian chuyển khung 1 lần, t4 = 15’ n là số lần cọc cần phải di chuyển n = 288-48 = 240 cọc  T4 240 * 15' 3600' 60h + T5 là thời gian di chuyển giá ép và đối trọng STT Loại đài 1 Đ1 – trục A 12 6 1 12 2 Đ1 – trục B 12 6 1 12 3 Đ1 – trục C 12 6 1 12 4 Đ1 – trục D 12 6 1 12 Tổng cộng 48 SVTH: NGUYỄN HỒNG BẮC – 646PT Số cọc trong 1 đài Số lần chuyển Tổng số giá trong 1 lần chuyển đài giá ép Số lượng đài 48 Page: 37 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG  T5 48 * 50' 2400' 40h Vậy tổng thời gian cần thiết là: T 72  48  62,9  60  40 282,9h T 282,9 * 0,85 30,05ca  Số ca ép là: n   t 8 ca Ta chọn 1 máy ép thi công trong 30 ngày. * Chi phí một lần sử dụng máy bao gồm: Chi phí vận chuyển đối trọng đến và đi khỏi công trường: Sử dụng xe ô tô vận tải thùng, tải trọng 15T vận chuyển 8 khối đối trọng mất 4 chuyến. Thời gian một chuyến của ô tô vận chuyển bao gồm: Thời gian đưa 2 quả đối trọng lên thùng xe: t1 = 2*10 phút = 20 (phút) Thời gian xe đi và về: Vận chuyển đối trọng từ nơi cách công trường 5km với vận tốc trung bình 25km/h. t2 = 2 * 5 = 0,4 (h) → t2 = 25 (phút) 25 Thời gian đưa 2 quả đối trọng từ thùng xe xuống: t3 = 2*10 phút = 20 (phút) Thời gian một chuyến là : T = t1 + t2 + t3 = 20 + 25 + 20 = 65 (phút) => tổng thời gian để vận chuyển hết đối trọng là : Tvc = 65 * 10 = 650 (phút) = 10,84(h)/8 = 1,355 ca (làm tròn 1,5ca) Đơn giá ô tô vận chuyển là: 3.000.000 đồng/ca. => Chi phí vận chuyển: 2*1,5 * 3.000.000 = 9.000.000 (đồng). Chi phí vận chuyển khung ép, giá máy đến công trường (2 chuyến): 2.000.000 (đồng). Chi phí tháo lắp máy, cố định máy và một số chi phí khác: 2.000.000 (đồng). Chi phí cần cẩu bốc xếp khung giá ép, đối trọng là 1 ca cho 1 tổ máy. Đơn giá 1 ca cần trục là 3.000.000 đ/ca. => Chi phí cẩu bốc xếp: 2* 3.000.000 = 6.000.000 (đồng). Hao phí nhân công lắp dựng và tháo dỡ máy: 8 công nhân bậc 3.5/7 Thời gian lắp dựng máy đóng cọc 1 ca, đơn giá nhân công: 200.000đ 8* 200.000 = 1.600.000 đồng Chi phí 1 lần cho máy hàn: phí chuyên chở máy hàn đó tính trong vận chuyển máy ép cọc. => Tổng chi phí một lần ước tính: CP 1 lần = 9.000.000 + 2.000.000 + 2.000.000 + 6.000.000 + 1.600.000 = 20.600.000 (đồng). Phương án thi công ép cọc. Máy ép cọc đi thuê, công nhân do đơn vị bố trí, với 1 máy ép cọc cần có các công nhân phục vụ các công tác sau : + Treo buộc cọc vào dây cẩu + Điều chỉnh cọc vào giá ép SVTH: NGUYỄN HỒNG BẮC – 646PT Page: 38 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG + Hàn nối cọc Vậy bố trí 1 máy ép có 5 công nhân phục vụ. * Tính phương tiện vận chuyển cọc: Cọc được vận chuyển từ nơi sản xuất đến công trường và vận chuyển cách xa công trình 4km. - Chọn ôtô vận chuyển cọc mã hiệu IFA có các thông số kỹ thuật sau: + Dung tích xe q = 6m3. - Tốc độ lớn nhất Vmax = 75km/h - Khối lượng xe không tải 5T T - Số lượng xe ôtô cần thiết: m  t ch Với T là chu kỳ hoạt động của xe T t ch  t d  t v  t do  t quay Trong đó: tđ, tv là thời gian đi, về, giả thiết xe đi với vận tốc trung bình 30km/h và cọc được di chuyển đi 10km. Td Tv  4 60 10' 40 tđổ, tquay là thời gian xuống cọc và quay xe t do  t quay 20' tchờ là thời gian chờ xếp cọc lên xe. tchờ= 30’ n: số lần cẩu lên môt xe (n=4) lần n q xe 6  4 (lần) q1 1,35 qxe là trọng tải xe, qxe = 6Tấn q1 Là trọng lượng cọc (q1=1,35tấn) T= 30+2*10+2*20’=90’ Số xe cần thiết là: m  90 3 Vậy m = 3 xe phục vụ cho 1 xe cẩu. 30 1.1.2.2. Các phương án thi công ép cọc. 1.1.2.2.1. Phương án 1. Chọn 1 tổ máy ép cọc gồm: + 1 máy ép cọc EC03-94 có P=100 tấn. + 1 cẩu bánh lốp MKG-16 có sức trục 10 tấn. + 1 máy hàn công suất 23kw. SVTH: NGUYỄN HỒNG BẮC – 646PT Page: 39 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG Thi công ngày 2 ca nhằm rút ngắn thời gian thi công. Cần 5 người phục vụ một máy ép cọc. Thời gian máy 1 thi công: 30 ca Thời gian thi công ép cọc là : 15 ngày (có 15 ca ngày và 15 ca tối) Cọc được xếp theo đúng nhóm :cùng chiều dài, cùng tiết diện, mác bê tông, tuổi và gối kê. TIẾN ĐỘ THI CÔNG ÉP CỌC – PHƯƠNG ÁN 1 Thời gian thi công (ngày) Công tác ép cọc 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 0 1 1 1 2 1 3 1 4 1 5 Ca 1 Ca 2 SVTH: NGUYỄN HỒNG BẮC – 646PT Page: 40 12 a b THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG c d ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP s¬ ®å d i c huyÓn m¸ y Ðp c ä c ph­ ¬n g ¸ n 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 m¸ y r a 1 m¸ y v µo SVTH: NGUYỄN HỒNG BẮC – 646PT Page: 41 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG * Tính giá thành phương án 1 : Z = NC + M + TT + CPC Trong đó: n - Chi phí nhân công: NC =  H i * DGi i 1 Hi: hao phí lao động của công nhân thợ bậc I (ngày công) Hi = Sca * Ncni Sca: số ca làm việc Ncni: số công nhân thợ bậc i DGi : Đơn giá nhân công của công nhân thợ bậc i (đ/ngày công), có xét đến ca làm việc trong ngày. Bảng tính chi phí nhân công - phương án I Bậc thợ Số người/ca Ca 1 Ca 2 3/7 5 5 Số ngà y Hao phí công/ca Ca 1 Ca 2 Đơn giá (đồng) Ca 1 160.00 0 15 75 75 Tổng cộng Ca 2 210.00 0 Thành tiền (đồng) Ca 1 Ca 2 12.000.00 15.750.00 0 0 27.750.000  Tổng chi phí nhân công là: NC= 27.750.000 đ - Chi phí máy thi công: M = M1 + M2 + M3 Chi phí máy làm việc trực tiếp: M1 = Scai + DGcmi Scai: số ca máy làm việc loại máy i DGcmi: đơn giá ca máy của doanh nghiệp loại i (đ/ca) M2: chi phí máy ngừng việc M2 = Snvi * DGnvi M3: chi phí một lần sử dụng máy bao gồm: chi phí tháo lắp, vận chuyển máy thi công… là 20.600.000 đồng. Bảng chi phí máy - phương án I ST T 1 2 3 4 Loại máy Máy ép cọc EC03-94 Cần trục MKG-16 Máy hàn Chi phí 1 lần Số máy Số ca máy Ca 1 Ca 2 1 15 15 1 15 15 1 15 15 SVTH: NGUYỄN HỒNG BẮC – 646PT Đơn giá (đ) Ca 1 Ca 2 1.200.00 900.000 0 1.400.00 1.800.00 0 0 350.000 450.000 20.600.000 Thành tiền (đ) 31.500.000 48.000.000 12.000.000 20.600.000 Page: 42 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG Tổng cộng Trực tiếp phí khác: TTk = 2%*(NC + MTC) Chi phí chung: CPC = 6,5%*(NC + MTC + TTk) 112.100.000 Bảng tổng hợp chi phí ép cọc - phương án I STT Loại chi phí 1 Nhân công 2 Ký hiệu Giá trị (đồng) Cách tính NC 27.750.000 Máy thi công MTC 112.100.000 3 Trực tiếp phí khác TTK 2%(NC + MTC) 2.797.000 4 Chi phí chung C 6,5%(NC + MTC + TTK) NC + MTC + TTK + CPC 9.272.055 Tổng chi phí Z 151.919.055 1.1.2.2.2. Phương án 2: Phương án II: Chọn máy thi công giống phương án I nhưng dùng 2 máy ép cọc để thi công, làm mỗi ngày 2 ca. Tính toán thời gian ép cọc: Do số lượng, vị trí, kích thước cọc và đài cọc mỗi máy thi công là giống nhau. Hai máy đều ép với khối lượng cọc như nhau và đối xứng qua trục 6 và trục 7. Nên ta có khối lượng và thời gian thi công của máy 1 và máy 2 như sau: Số lượng cọc: m = 288 cọc Cọc được xếp theo đúng nhóm :cùng chiều dài, cùng tiết diện, mác bê tông, tuổi và gối kê. Máy 1 thi công 144 cọc.Thời gian thi công máy ép 1: Tmáy 1 = 30/2=15 (ca máy). Trong đó: Ca 1 = 8 ca. Ca 2 = 7 ca. Máy 2 thi công 144 cọc.Thời gian thi công máy ép 2: Tmáy 2 = 30/2=15 (ca máy). Trong đó: Ca 1 = 8 ca. Ca 2 = 7 ca. TIẾN ĐỘ THI CÔNG ÉP CỌC – PHƯƠNG ÁN 2 Công tác ép cọc Thời gian thi công (ngày) 1 2 3 4 5 6 7 8 Máy ép 1 Máy ép 2 SVTH: NGUYỄN HỒNG BẮC – 646PT Page: 43 12 a b THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG c d ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 6 7 m¸ y 2 v µo 2 3 4 5 m¸ y 1 r a s¬ ®å d i c huyÓn m¸ y Ðp c ä c ph­ ¬n g ¸ n 2 8 9 10 11 m¸ y 2 r a 1 m¸ y 1 v µo SVTH: NGUYỄN HỒNG BẮC – 646PT Page: 44 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG Bảng tính chi phí nhân công - phương án II STT Bậc thợ Số người/ca Ca 1 Ca 2 Số ngày Hao phí công/ ca Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) Ca 1 Ca 2 Ca 1 Ca 2 Ca 1 Ca 2 Máy 1 3/7 5 5 8 40 40 160.000 210.000 6.400.000 8.400.000 Máy 2 3/7 5 5 8 40 40 160.000 210.000 6.400.000 8.400.000 Tổng cộng 29.600.000 - Chi phí máy thi công: M = M1 + M2 + M3 Vì sử dụng 2 tổ máy ép cọc nên chi phí 1 lần sử dụng máy giống phương án I và tính cho 2 máy là: 20.600.000 * 2 = 41.200.000 đồng. Bảng chi phí máy phương án II ST T 1 2 3 4 Loại máy Máy ép cọc EC03-94 Cần trục MKG-16 Máy hàn Chi phí 1 lần Số máy Số ca máy Ca 1 Ca 2 2 8 7 2 8 7 2 8 7 2 Đơn giá (đ) Ca 1 Ca 2 1.200.00 900.000 0 1.400.00 1.800.00 0 0 350.000 450.000 Thành tiền (đ) 31.200.000 47.600.000 11.900.000 20.600.000 Tổng cộng Trực tiếp phí khác: TTk = 2%*(NC + MTC) Chi phí chung: CPC = 6,5%*(NC + MTC + TTk) 41.200.000 131.900.000 Bảng tổng hợp chi phí ép cọc - phương án II STT Loại chi phí 1 Nhân công 2 Ký hiệu Cách tính Giá trị (đồng) NC 29.600.000 Máy thi công MTC 131.900.000 3 Trực tiếp phí khác TTK 2%(NC + MTC) 3.230.000 4 Chi phí chung C 10.707.450 Tổng chi phí Z 6,5%(NC + MTC + TTK) NC + MTC + TTK + CPC SVTH: NGUYỄN HỒNG BẮC – 646PT 175.437.450 Page: 45 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG Bảng so sánh lựa chọn phương án ép cọc Chỉ tiêu Đơn vị Phương án I Phương án II Thời gian thi công Ngày 15 8 Chi phí Đồng 151.919.055 175.437.450 So sánh 2 phương án ta thấy phương án 2 có thời gian thi công ngắn hơn phương án 1 nhưng chi phí lại lớn hơn. Vì vậy phải so sánh lựa chọn phương án thông qua chỉ tiêu hiệu quả do rút ngắn thời gian thi công. Do cả 2 PA ta đều đi thuê máy nên ta chỉ tính thoe công thức sau: Z ± Hr Trong đó: Hr = 0,5 * C * (Tn / Td ) - 0,5 là hệ số phụ thuộc chi phí quy ước cố định trong chi phí chung. - C là chi phí chung của phương án có thời giant hi công dài. - Tn là thời gian thi công của phương án ngắn. - Td là thời gian thi công của phương án dài. Chọn phương án có thời gian thi công dài hơn là phương án 1 làm phương án gốc. F1 = Z1 = 151.919.055đồng. F2=Z2-0,5xC1x(1-Tn/Td) = 175.437.450-0,5x9.272.055x(1-8/15)= 173.273.971đ (Cả 2 phương án đều dùng các loại máy giống nhau nên không kể đến sự ảnh hưởng của lãi suất đầu tư ban đầu mua máy). Ta thấy F1 10 mm và máy uốn đối với thép có đường kính d > 18 mm - Gia công và lắp dựng ván khuôn đài móng và giằng móng: Ván khuôn sử dụng là ván khuôn gỗ tiện cho việc cắt ghép nối các chi tiết. - Đổ bê tông đài móng, giằng móng: dùng bê tông thương phẩm và đổ bằng xe bơm tự hành. - Tháo ván khuôn đài móng, giằng móng. SVTH: NGUYỄN HỒNG BẮC – 646PT Page: 51 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG - Bê tông lót móng có khối lượng thi công ít, yêu cầu chất lượng không cao, nên sẽ thi công bằng bê tông trộn tại công trường. 4.1.2. Các phương án tổ chức thi công bê tông cốt thép đài và giằng móng. - Để lựa chọn.phương án thi công hợp lý, đồ án đưa ra hai phương án thi công để so sánh và lựa chọn phương án tối ưu. Việc phân đoạn thi công dây chuyền cần phải đáp ứng được một số nguyên tắc cơ bản sau: - Đảm bảo mặt trận công tác (không gian) cho công nhân và máy móc đi lại thi công trên phân đoạn đó, đảm bảo không chồng chéo nhau gây gián đoạn. - Mạch ngừng phân đoạn phải phù hợp với kích thước trong giải pháp thiết kế và tính chất làm việc của kết cấu, phù hợp với sự phát triển của quá trình sản xuất. Đảm bảo khối lượng vừa phải để việc huy động nguồn lực (máy móc, nhân công) không quá lớn, nằm trong khả năng đáp ứng của nhà thầu, biểu đồ nhân lực ổn định hợp lý. - Khối lượng công tác giữa các phân đoạn chênh lệch nhau không nhiều (<=20%), công tác bê tông sẽ đóng vai trò chủ đạo cho các công tác khác. - Bên cạnh đó, phân đoạn còn phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm kiến trúc, kết cấu của công trình và phù hợp với tính năng kỹ thuật của máy móc, thiết bị thi công. - Dưới đây, ta xét lần lượt các phương án thi công công tác bê tông móng để lựa chọn phương án tối ưu nhất. Phương án được chọn là phương án đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật, thời gian thi công hợp lý và có chi phí thi công thấp nhất. 4.1.3. Khối lượng công tác bê tông móng. BẢNG TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG CÁC CÔNG TÁC MÓNG Tên công tác Đơn vị Khối lượng - Bê tông lót móng, giằng móng (đá 4*6 #100) m3 40,94 - Bê tông móng đài, giằng móng (đá 1*2 #250) m3 266,35 100m2 7,662 - Khối lượng ván khuôn 4.1.4. Lập và lựa chọn phương án thi công móng. 4.1.4.1. Phương án 1: Chia mặt bằng thi công móng thành 2 phân đoạn như sau: SVTH: NGUYỄN HỒNG BẮC – 646PT Page: 52 1 g m2 g m1 g m2 g m1 2 g m1 g m1 SVTH: NGUYỄN HỒNG BẮC – 646PT 4 g m1 g m2 p®1 g m1 5 g m1 g m2 g m1 g m1 g m1 g m1 6 g m1 g m2 g m1 7 g m1 g m2 g m1 8 g m1 g m2 g m1 9 g m1 p®2 g m2 g m1 10 g m1 g m2 g m1 mÆt b»ng ph ©n ®o ¹ n t hi c « ng bª t « ng c è t t hÐp mã ng - ph­ ¬n g ¸ n 1 3 g m1 g m2 g m1 g m1 11 g m1 g m2 g m1 g m1 g m2 g m1 12 a b c d ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG Page: 53 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG Từ cách phân đoạn như trên ta tính được khối lượng thi công của từng phân đoạn gồm thi công bê tông lót móng, thép móng, ván khuôn móng, bê tông (đài cọc, giằng móng, dầm móng, cổ cột) được bóc từ bản vẽ kết cấu theo từng đài và từng trục, riêng công tác cốt thép khi bóc phải chia làm 3 loại: 10, 18, >18 vì đường kính cốt thép khác nhau, định mức hao phí lao động khác nhau. 4.1.4.1.1. Xác định hao phí lao động cho các công tác chủ yếu. BẢNG TỔNG HỢP CÁC CÔNG TÁC CHÍNH PHÂN ĐOẠN PHƯƠNG ÁN 1 STT 1 2 3 4 Phân đoạn Tổng Phân đoạn 1 Phân đoạn2 BT lót móng m3 40,94 20,47 20,47 10 tấn 2,25 1,12 1,12 Cốt thép 18 tấn 5,71 2,85 2,85 >18 tấn 11,23 5,61 5,61 VK móng 100m2 7,66 3,83 3,83 Bê tông móng m3 266,35 133,17 133,17 Bê tông lót được trộn tại hiện trường bằng máy trộn, vận chuyển và đổ thủ công. Công tác Đơn vị BẢNG TÍNH HPLĐ CHO CÔNG TÁC BÊ TÔNG LÓT MÓNG PA1 Ph ©n ®o ¹n 1 2 Tæ ng Khèi lîng (m3) §Þnh møc (c«ng/ m3) HPL§ (c«ng) 20,47 1,42 29,07 Sè c«ng nh© n 29 20,47 1,42 29,07 29 40,94 Sè ngµy Sè ngµy lµm trßn HPL§ thùc tÕ 1,00 1 29 1,00 1 29 58,14 58 Cốt thép được gia công tại xưởng của công trường sau đó đem ra lắp dựng. BẢNG TÍNH HPLĐ CHO CÔNG TÁC LẮP DỰNG CỐT THÉP MÓNG PA1 Ph ©n ®o¹ n Lo¹i thÐp 10 1 2 18 >18 10 Khèi lîng (tÊn) 1,12 2,85 5,61 1,12 §Þnh møc (c«ng/t Ên) 11,32 8,34 6,35 11,32 HPL§ (c«n g) 12,7 1 23,8 0 35,6 4 12,7 SVTH: NGUYỄN HỒNG BẮC – 646PT Tæn g HPL§ (c«n g) Sè c«ng nh© n Sè ngµy Sè ng µy lµ m trß n 72,1 5 36 2,00 2 72 72,1 36 2,00 2 72 HPL§ thùc tÕ Page: 54 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 18 >18 Tæ ng THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG 2,85 8,34 5,61 6,35 1 23,8 0 35,6 4 19,1 8 5 144, 30 144 Công tác lắp dựng ván khuôn móng. BẢNG TÍNH HPLĐ CHO CÔNG TÁC LẮP DỰNG VÁN KHUÔN MÓNG PA1 Ph ©n ®o ¹n Khèi lîng (100m 2) 1 3,83 2 3,83 Tæ ng 7,66 §Þnh møc (c«ng/100 m2) 20 20 HPL§ (c«ng) Sè c«ng nh© n Sè ngµy Sè ngµy lµm trßn HPL§ thùc tÕ 76,62 38 2,02 2 76 76,62 38 2,02 2 76 153,2 4 152 Công tác bê tông móng: Với khối lượng bê tông toàn bộ móng là 266,35 m3 Khối lượng lớn nhất cho một phân đoạn là : 133,17m3. Bê tông sử dụng để thi công là bê tông thương phẩm đổ bằng bơm Chọn xe bơm bê tông tự hành BSA 1004E Năng suất máy kỹ thuật: 50 m3/h 50m3/h x 8 = 400 m3/ca => 400m3/ca x 0,7 (h/số làm việc) = 280 m3/ca Năng suất thực tế thi công 280m3/ ca. = 266,35/ 280 = 0,951 = 1 ca thi công trong 1 ngày Tổ công nhân tham gia phục vụ đổ bê tông gồm các thành phần sau : + Thợ di chuyển vòi bơm: 2 người. + Thợ phục vụ điện nước: 2 người. + Thợ khác, phục vụ đầm bê tông: 10 người. Vậy tổ công nhân tham gia phục vụ đổ bê tông móng gồm có 14 người/1 ngày Công tác tháo ván khuôn móng BẢNG TÍNH HPLĐ CHO CÔNG TÁC THÁO VÁN KHUÔN MÓNG PA1 Ph ©n ®o ¹n 1 Khèi lîng (100m 2) 3,83 2 3,83 Tæ 7,66 §Þnh møc (c«ng/100 m2) HPL§ (c«ng) 4,6 17,62 Sè c«ng nh© n 18 4,6 17,62 18 35,24 SVTH: NGUYỄN HỒNG BẮC – 646PT 0,98 Sè ngµy lµm trßn 1 0,98 1 Sè ngµy HPL§ thùc tÕ 18 18 36 Page: 55 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG ng 4.1.4.1.2. Tiến độ thi công móng PA1 Bảng ma trận nhịp công tác thi công bê tông móng STT TÊN CÔNG VIỆC SỐ CN THỜI GIAN THI CÔNG PĐ1 PĐ2 1 Bê tông lót móng 29 1 1 2 Cốt thép móng 36 2 2 3 Ván khuôn móng 38 2 2 4 Bê tông móng 14 5 Tháo dỡ ván khuôn móng 18 1 1 1 tiÕn ®é thi c « n g bª t« n g mã n g ph­ ¬n g ¸ n i thê i g ia n (n g µy) ph©n ®o ¹ n 1 2 2 3 4 29 5 6 36 7 8 9 10 11 12 13 14 38 14 18 1 1 2 3 4 5 Trong đó: 1. Bê tông lót móng 2. Lắp đặt cốt thép móng 3. Lắp đặt ván khuôn móng 4. Đổ bê tông móng 5. Tháo ván khuôn móng. 4.1.4.1.3. Lựa chọn máy thi công móng PA1. a - Máy trộn bê tông lót móng : Khối lượng bê tông lót phân đoạn lớn nhất là: phân đoạn 1 với 20,47 m3 bê tông lót thi công trong 1 ca. Vậy cần chọn máy trộn bê tông có thể trộn 20,47 m3/ 1 ca Ta chọn máy trộn BT có dung tích thùng trộn là 250l. Năng suất ca máy : N Vsx * K xl * N ck * K tg (m3 / h) Vsx : dung tích sản xuất của thùng trộn; Vsx = 0,7* 250 = 175 (lít)=0,175 m3 Kxl : hệ số thành phẩm của bê tông ; Kxl = 0.7 Ktg :Hệ số sử dụng thời gian ; Ktg=0.95 Nck : số mẻ trộn trong 1 giờ = 3600/TCK = 3600/130 =27.7 (mẻ/h) Tchu kỳ = tđổ vào + ttrộn + tđổ ra = 20 + 90 + 20 = 130 (giây) Vậy ta có năng suất giờ của máy là: N= 0.175*0.7*27.7*0.95 =3,22 (m3/h) Năng suất 1 ca của máy là: Nca = 3,22*8 = 25,78 (m3/ca) Vậy số ca máy trộn bê tông là: n 20,47 0,794 ca máy 25,78 Vậy chọn 1 máy trộn BT có thông số sau: SVTH: NGUYỄN HỒNG BẮC – 646PT Page: 56 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG + Năng suất ca là: 25,78m3 / Ca + Đơn giá ca máy: 500.000 đồng /Ca b - Chọn máy đầm bàn: + Khối lượng bê tông lót lớn nhất thi công trong một ca là: 20,47 m3 + Định mức máy đầm bàn là: 0,04 ca /m3 + Số ca máy cần thiết cho thi công là: 20,47*0,04 = 0,818 ca máy + Chọn 01 máy đầm bàn 1 KW + Đơn giá ca máy: 300.000 đồng /ca c - Máy bơm bê tông thi công 1 ca liên tục. + Đơn giá ca máy bơm thương phẩm: 4.500.000đ/ca. d - Chọn máy đầm dùi: Chọn máy đầm dùi 32A công suất động cơ 1KW, bán kính tác dụng 0,16m. Đơn giá ca máy 300.000đ . * Tính toán năng suất kỹ thuật của đầm: Công thức tính toán: P 2 * k * r02 *  * Trong đó: 3600 (m3 / ca) t1  t 2 ro: Bán kính ảnh hưởng của đầm ro = 0,16 cm δ: Chiều dày lớp bê tông cần đầm δ = 0.4m t1: Thời gian đầm một vị trí (t1 = 12s) t2: Thời gian di chuyển đầm (t2 = 6s) k: Hệ số tác dụng của đầm (k=0,8) => P 2 * 0.8 * 0.16 2 * 0.4 * 3600 3.28(m3 / ca) 12  6 Vậy số máy đầm dùi thi công trong 1 ca thi công bê tông móng là n 266,35  1 6,075 8 * 3,28 * 2 Công tác thi công bê tông móng trong 1 ngày nên ta chọn 6 máy đầm dùi. e - Chọn máy cắt uốn, hàn thép. - Máy hàn: khối lượng cốt thép có đường kính lớn nhất là 8,47 tấn/ca trong đó thép D< 18 : 2,85 tấn thép D>18 : 5,62 tấn Định mức của máy hàn cốt thép : Thép D < 18 là 0,14 ca/ tấn loại 23KW Thép D > 18 là 0,18 ca/ tấn loai 23KW Số máy hàn cần dùng là : (2,85x0,14)+(5,62x0,18) = 1,41 ca máy Vậy ta chọn 2 máy loại ( AC350 có công xuất 23KW) Đơn giá ca máy : 400.000 đ - Máy cắt uốn : Định mức nội bộ máy cắt uốn của nhà thầu : Thép phi <10 định mức 0,36 ca/1 tấn cho máy 1,7KW. Thép phi <18 định mức 0,29 ca/1 tấn cho máy 1,7KW. Thép phi >18 định mức 0,14 ca/1 tấn cho máy 1,7KW. SVTH: NGUYỄN HỒNG BẮC – 646PT Page: 57 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG Số máy cắt uốn cần dùng : (1,12x0,36)+(2,85x0,29)+(5,62x0,14)=2,02 máy. Vậy ta chọn máy cắt uốn có công suất 1,7KW số lượng 1 máy làm trong 4 ngày. Dùng máy cắt uốn RK - 25 công suất 1.7kw của Nhật. Đơn giá ca máy là: 300.000 đ/ca. 4.1.4.1.4. Tính chi phí thi công PA1: a. Chi phí máy thi công : Dựa vào phương án tổ chức thi công đó trình bầy ở trên ta tính hao phí ca máy cho phương án thi công móng bê tông cốt thép của PA1 như sau: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ MÁY THI CÔNG CHO P.A 1 Số Tổng máy Tổng T số ca Đơn giá Thành tiền Loại máy thi hao phí T thi (đồng /ca) (đồng) công 1 ca máy công ca 1 Máy trộn bê tông 250l 1 2 2 500.000 1.000.000 2 Máy đầm bàn 1kw 1 2 2 300.000 600.000 3 Máy bơm bê tông 1 1 1 4.500.000 4.500.000 4 Máy đầm dùi 6 1 6 300.000 1.800.000 5 Máy cắt uốn thép 1kw 1 4 4 300.000 1.200.000 6 Máy hàn 23kw 2 4 8 400.000 3.200.000 Tổng 12.300.000 b. Chi phí nhân công: Từ HPLĐ cho P.A 1 thi công móng BTCT và đơn giá nhân công của nhà thầu tính ra chi phí nhân công của P.A 1 như sau : Đơn giá ST Bậc HPLĐ Thành tiền Loại máy T thợ (công) (đồng) (đồng /ca) 1 Bê tông lót 3,0/7 58 160.000 9.280.000 2 Cốt thép 3,5/7 144 200.000 28.800.000 3 Lắp dựng ván khuôn 4,0/7 152 210.000 31.920.000 4 Đổ bê tông 3,5/7 14 200.000 2.800.000 5 Tháo ván khuôn 3,0/7 36 160.000 5.760.000 Tổng 78.560.000 c. Tổng hợp chi phí thi công móng phương án 1 : STT Chi phí 1 2 3 4 5 Chi phí máy thi công Chi phí nhân công Trực tiếp khác Cộng trực tiếp phí Chi phí chung Giá thành Cách tính 2%(M + NC) M+NC+TK 6,5%T T+C SVTH: NGUYỄN HỒNG BẮC – 646PT Giá trị (đ) 12.300.000 78.560.000 1.817.200 92.677.200 6.024.018 98.701.218 Ký hiệu M NC TK T C Z1 Page: 58 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG 4.1.4.2. Phương án 2 : Chia mặt bằng thi công móng thành 3 phân đoạn như sau : SVTH: NGUYỄN HỒNG BẮC – 646PT Page: 59 1 g m1 g m1 2 g m2 SVTH: NGUYỄN HỒNG BẮC – 646PT 3 g m1 g m2 g m1 4 g m1 g m2 g m1 5 g m1 g m2 g m1 g m1 g m1 g m1 6 g m1 p®2 g m2 g m1 7 g m1 g m2 g m1 8 g m1 g m2 g m1 9 g m1 g m2 g m1 10 g m1 g m2 11 p®3 g m1 mÆt b»ng ph©n ®o ¹ n t hi c « ng bª t « ng c è t t hÐp mã ng - ph­ ¬ng ¸ n 2 p®1 g m1 g m2 g m1 g m1 g m1 g m2 g m1 g m1 g m2 g m1 12 a b c d ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG Page: 60 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG Từ cách phân đoạn như trên ta tính được khối lượng thi công của từng phân đoạn gồm thi công bê tông lót móng, thép móng, ván khuôn móng, bê tông (đài cọc, giằng móng, dầm móng, bể nước ngầm, cổ cột) được bóc từ bản vẽ kết cấu theo từng đài và từng trục, riêng công tác cốt thép khi bóc phải chia làm 3 loại: 10, 18, >18 vì đường kính cốt thép khác nhau, định mức hao phí lao động khác nhau. 4.1.4.2.1. Xác định hao phí lao động cho các công tác chủ yếu BẢNG TỔNG HỢP CÁC CÔNG TÁC CHÍNH CÁC PHÂN ĐOẠN P. ÁN 2 Phân đoạn ST Đơn T Công tác vị Tổng P.đoạn 1 P.đoạn 2 P.đoạn 3 1 BT lót móng m3 40,94 13,65 13,65 13,65 1 0 tấn 2,25 0,75 0,75 0,75 1 2 Cốt thép 8 tấn 5,71 1,90 1,90 1,90 >1 8 tấn 11,23 3,74 3,74 3,74 100m 3 VK móng 2 7,66 2,55 2,55 2,55 Bê tông 266,3 4 móng m3 5 88,78 88,78 88,78 Bê tông lót được trộn tại hiện trường bằng máy trộn, vận chuyển và đổ thủ công BẢNG TÍNH HPLĐ CHO CÔNG TÁC BÊ TÔNG LÓT MÓNG PA2 Ph ©n ®o¹ n 1 Khèi lîng (m3) §Þnh møc (c«ng/ m3) HPL§ (c«ng) 13,65 1,42 19,38 Sè c«ng nh© n 19 2 13,65 1,42 19,38 3 Tæ ng 13,65 1,42 19,38 40,94 Sè ngµy Sè ngµy lµm trßn HPL§ thùc tÕ 1,02 1 19 19 1,02 1 19 19 1,02 1 19 58,14 57 Cốt thép được gia công tại xưởng của công trường sau đó đem ra lắp dựng. BẢNG TÍNH HPLĐ CHO CÔNG TÁC LẮP DỰNG CỐT THÉP MÓNG PA2 Ph ©n ®o ¹n Lo¹i thÐp 1 1 0 1 Khèi lîng (tÊn) 0,75 1,90 §Þnh møc (c«ng/t Ên) 11,32 8,34 HPL§ (c«n g) 8,47 15,8 SVTH: NGUYỄN HỒNG BẮC – 646PT Tæn g HPL§ (c«n g) Sè c«ng nh© n 48,1 0 24 Sè ngµy Sè ng µy lµ m trß n HPL§ thùc tÕ 2,00 4 2 48 Page: 61 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG 8 >18 1 0 1 8 2 >18 1 0 1 8 3 >18 Tæng 3,74 0,75 1,90 3,74 0,75 1,90 3,74 6,35 11,32 8,34 6,35 11,32 8,34 6,35 19,1 8 7 23,7 6 8,47 15,8 7 23,7 6 48,1 0 24 2,00 4 2 48 48,1 0 24 2,00 4 2 48 8,47 15,8 7 23,7 6 144, 30 144 Công tác ván khuôn móng. BẢNG TÍNH HPLĐ CHO CÔNG TÁC LẮP DỰNG VÁN KHUÔN MÓNG PA2 Ph ©n ®o ¹n Khèi lîng (100m2 ) 1 2,55 2 2,55 3 2,55 Tæ ng 7,66 §Þnh møc (c«ng/100 m2) 20 20 20 HPL§ (c«ng) Sè c«ng nh© n Sè ngµy Sè ngµy lµm trßn HPL§ thùc tÕ 51,08 25 2,04 2 50 51,08 25 2,04 2 50 51,08 25 2,04 2 50 153,24 150 Công tác bê tông móng: Với khối lượng bê tông toàn bộ móng là 266,35 m3 Khối lượng lớn nhất cho một phân đoạn là : 88,78m3. Bê tông sử dụng để thi công là bê tông thương phẩm đổ bằng bơm Chọn xe bơm bê tông tự hành BSA 1004E Năng suất máy kỹ thuật: 50 m3/h 50m3/h x 8 = 400 m3/ca => 400m3/ca x 0,7 (h/số làm việc) = 280 m3/ca Năng suất thực tế thi công 280m3/ ca. = 266,35/ 280 = 0,951  1 ca thi công trong 1 ngày Tổ công nhân tham gia phục vụ đổ bê tông gồm các thành phần sau : + Thợ di chuyển vòi bơm: 2 người. + Thợ phục vụ điện nước: 2 người. + Thợ phục vụ đầm bê tông, san gạt: 10 người. Vậy tổ công nhân tham gia phục vụ đổ bê tông móng gồm có 14 người/1 ngày SVTH: NGUYỄN HỒNG BẮC – 646PT Page: 62 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG Công tác tháo ván khuôn móng BẢNG TÍNH HPLĐ CHO CÔNG TÁC THÁO VÁN KHUÔN MÓNG PA2 Ph ©n ®o ¹n 1 Khèi lîng (100m 2) 2,55 §Þnh møc (c«ng/100 m2) HPL§ (c«ng) 4,6 11,75 Sè c«ng nh© n 11 2 3 Tæ ng 2,55 4,6 11,75 2,55 4,6 11,75 7,66 1,07 Sè ngµy lµm trßn 1 11 1,07 1 11 11 1,07 1 11 Sè ngµy HPL§ thùc tÕ 11 35,24 33 4.1.4.2.2.Tiến độ thi công móng PA2 : Bảng ma trận nhịp công tác thi công bê tông móng STT TÊN CÔNG VIỆC SỐ CN THỜI GIAN THI CÔNG PĐ1 PĐ2 PĐ3 1 Bê tông lót móng 19 1 1 1 2 Cốt thép móng 24 2 2 2 3 Ván khuôn móng 25 2 2 2 4 Bê tông móng 14 5 Tháo dỡ ván khuôn móng 11 1 1 1 1 tiÕn ®é thi c « n g bª t« ng mã n g ph­ ¬n g ¸ n 2 thê i g ia n (ng µy) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 3 ph©n ®o ¹ n 19 2 24 11 14 25 1 1 2 3 4 5 Trong đó: 1. Bê tông lót móng 4. Đổ bê tông móng 2. Lắp đặt cốt thép móng 5. Tháo ván khuôn móng. 3. Lắp đặt ván khuôn móng 4.1.4.2.3. Lựa chọn máy thi công móng PA2 a- Máy trộn bêtông lót móng: Khối lượng bê tông lót phân đoạn lớn nhất là: phân đoạn 1 với 19,38 m3 BT lót thi công trong 1 ca. Vậy cần chọn máy trộn BT có thể trộn 19,38 m3/ 1 ca Ta chọn máy trộn BT có dung tích thùng trộn là 250l. Năng suất ca máy : N Vsx * K xl * N ck * K tg (m3 / h) SVTH: NGUYỄN HỒNG BẮC – 646PT Page: 63 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG Vsx : dung tích sản xuất của thùng trộn; Vsx = 0,7* 250 = 175 (lít)=0,175 m3 Kxl : hệ số thành phẩm của bê tông ; Kxl = 0.7 Ktg :Hệ số sử dụng thời gian ; Ktg=0.95 Nck : số mẻ trộn trong 1 giờ = 3600/TCK = 3600/130 =27.7 (mẻ/h) Tchu kỳ = tđổ vào + ttrộn + tđổ ra = 20 + 90 + 20 = 130 (giây) Vậy ta có năng suất giờ của máy là: N= 0.175*0.7*27.7*0.95 =3,22 (m3/h) Năng suất 1 ca của máy là: Nca = 3,22*8 = 25,78 (m3/ca) Vậy số ca máy trộn bê tông là: n 20,47 0,794 ca máy 25,78 Vậy chọn 1 máy trộn BT có thông số sau: + Năng suất ca là: 25,78m3 / Ca + Đơn giá ca máy: 500.000 đồng /Ca b- Chọn máy đầm bàn: + Khối lượng bê tông lót lớn nhất thi công trong một ca là: 19,38 m3 + Định mức máy đầm bàn là: 0.04 ca /m3 + Số ca máy cần thiết cho thi công là: 19,38*0.04= 0,775 Ca máy + Chọn 01 máy đầm bàn 1 KW + Đơn giá ca máy: 300.000 đồng /ca c- Máy bơm bê tông thi công 1 ca liên tục.: Đơn giá ca máy bơm thương phẩm : 4.000.000đ/ca d- Chọn máy đầm dùi: Chọn máy đầm dùi 32A công suất động cơ 1KW, bán kính tác dụng 0.16m. Đơn giá ca máy 300.000đ * Tính toán năng suất kỹ thuật của đầm: Công thức tính toán: P 2 * k * r02 *  * Trong đó: 3600 (m3 / ca) t1  t 2 ro: Bán kính ảnh hưởng của đầm ro = 0,16 cm δ: Chiều dày lớp bê tông cần đầm δ = 0.4m t1: Thời gian đầm một vị trí (t1 = 12s) t2: Thời gian di chuyển đầm (t2 = 6s) k: Hệ số tác dụng của đầm (k=0,8) => P 2 * 0.8 * 0.16 2 * 0.4 * 3600 3.28(m3 / ca) 12  6 Vậy số máy đầm dùi thi công trong 1 ca thi công bê tông móng là n 266,35  1 6,075 8 * 3,28 * 2 Công tác thi công bê tông móng trong 1 ngày nên ta chọn 6 máy đầm dùi. e - Chọn máy cắt uốn, hàn thép. SVTH: NGUYỄN HỒNG BẮC – 646PT Page: 64 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG - Máy hàn: khối lượng cốt thép có đường kính lớn nhất là 5,64 tấn/ca trong đó thép D< 18 : 1,9 tấn thép D>18 : 3,74 tấn Định mức của máy hàn cốt thép : Thép D < 18 là 0,14 ca/ tấn loại 23KW Thép D > 18 là 0,18 ca/ tấn loai 23KW Số máy hàn cần dùng là : (1,9x0,14)+(3,74x0,18) = 1,939 ca máy Vậy ta chọn 2 máy loại (AC350 có công xuất 23KW) Đơn giá ca máy : 400.000 đ - Máy cắt uốn : Định mức nội bộ máy cắt uốn của nhà thầu : Thép phi <10 định mức 0,36 ca/1 tấn cho máy 1,7KW. Thép phi <18 định mức 0,29 ca/1 tấn cho máy 1,7KW. Thép phi >18 định mức 0,14 ca/1 tấn cho máy 1,7KW. Số máy cắt uốn cần dùng : (0,75x0,36)+(1,9x0,29)+(3,74x0,14)= 1,34 máy. Vậy ta chọn máy cắt uốn có công suất 1,7KW số lượng 2 máy làm trong 6 ngày. Dùng máy cắt uốn RK - 25 công suất 1.7kw của Nhật. Đơn giá ca máy là: 300.000 đ/ca. 4.1.4.2.4. Tính chi phí thi công PA2: a. Chi phí máy thi công : Dựa vào phương án tổ chức thi công đó trình bầy ở trên ta tính hao phí ca máy cho phương án thi công móng bê tông cốt thép của PA2 như sau: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ MÁY THI CÔNG CHO PA 2 Số Tổng Tổng máy T số ca hao Đơn giá Thành tiền Loại máy thi T thi phí ca (đồng /ca) (đồng) công công máy 1 ca 1 Máy trộn bê tông 250l 1 3 3 500.000 1.500.000 2 Máy đầm bàn 1kw 1 3 3 300.000 900.000 3 Máy bơm bê tông 1 1 1 4.000.000 4.000.000 4 Máy đầm dùi 6 1 6 300.000 1.800.000 5 Máy cắt uốn thép 1kw 2 6 12 300.000 3.600.000 6 Máy hàn 23kw 2 6 12 400.000 4.800.000 Tổng 16.600.000 b. Chi phí nhân công. Từ HPLĐ cho PA 2 thi công móng BTCT và đơn giá nhân công của nhà thầu tính ra chi phí nhân công của PA 2 như sau: Đơn giá ST Bậc HPLĐ Thành tiền Loại máy (đồng T thợ (công) (đồng) /ca) 1 Bê tông lót 3,0/7 57 160.000 9.120.000 2 Cốt thép 3,5/7 144 200.000 28.800.000 SVTH: NGUYỄN HỒNG BẮC – 646PT Page: 65 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG Lắp dựng ván 3 khuôn 4,0/7 150 210.000 4 Đổ bê tông 3,5/7 14 200.000 5 Tháo ván khuôn 3,0/7 33 160.000 Tổng c. Tổng hợp chi phí thi công móng phương án 2 : STT Chi phí 1 2 3 4 5 Chi phí máy thi công Chi phí nhân công Trực tiếp khác Cộng trực tiếp phí Chi phí chung Giá thành 31.500.000 2.800.000 5.280.000 77.500.000 Cách tính Giá trị (đ) Ký hiệu 2%(M + NC) M+NC+TK 6,5%T T+C 16.600.000 77.500.000 1.882.000 95.982.000 6.238.830 102.220.830 M NC TK T C Z2 So sánh hai phương án thi công : Chỉ tiêu Đơn vị Phương án I Phương án II Thời gian thi công Ngày 14 17 Chi phí Đồng 98.701.218 102.220.830 So sánh ta thấy PA1 có thời gian thi công ngắn hơn, giá thành nhỏ hơn phương án PA2 ta chọn PA1 để thi công công tác móng. 5. Biện pháp thi công. Sửa lại hố móng cho bằng phẳng, tạo bậc cho người lên xuống. Thiết kế cầu thang tạm bằng gỗ để công nhân lên xuống và vận chuyển vật liệu. Đập bê tông đầu cọc 1 đoạn 40 cm, còn lại đoạn nhô lên khỏi đáy hố móng là 20cm; cốt thép dọc trong cọc phải hở ra một đoạn 40 cm (nếu không đủ phải hàn nối thêm theo đúng tiêu chuẩn) Bê tông lót móng được đầm bằng đầm bàn để tạo mặt phẳng. Bê tông lót móng phải khô mặt mới được lắp đặt cốt thép, gián đoạn giữa bê tông lót và lắp đặt cốt thép là 2 ngày. Ván khuôn tiến hành ghép từng ván khuôn tại vị trí từng đài xong mới chuyển sang đài khác; xong phân đoạn này mới chuyển sang phân đoạn khác. Ván khuôn ghép xong phải đảm bảo độ chắc chắn, ổn định; đảm bảo độ chính xác về kích thước; đảm bảo độ kín khít ván, chiều dày lớp bảo vệ; đảm bảo đúng vị trí đài giằng. Cốt thép được gia công tại xưởng trước ngày lắp dựng. Cốt thép cần phải được gia công, cắt nối đúng hình dạng của thiết kế và phù hợp với qui phạm. Nơi gia công cốt thép cần phải bố trí sao cho các khâu gia công theo một dây chuyền thống nhất linh hoạt: - Kho chứa thép. - Bãi kéo thẳng cốt thép. - Nơi cắt cốt thép. - Nơi uốn cốt thép. SVTH: NGUYỄN HỒNG BẮC – 646PT Page: 66 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG Cốt thép vận chuyển đến vị trí từng thanh hoặc theo từng cấu kiện rồi mới buộc lại thành khung hoặc lưới. Để bảo đảm chiều dày lớp bê tông bảo vệ cũng như khoảng cách cốt thép ta cần có các biện pháp cố định cốt thép bằng các cục kê bê tông. Khi buộc cốt thép cần phải kiểm tra vị trí và khoảng cách cốt thép thường xuyên. Thép chờ cột được đặt sau khi đó đặt cốt thép giằng móng. Cốt thép cần phải được cắt nối theo qui phạm và phù hợp mặt bằng thực tế. Trước khi đổ bê tông dùng hai máy kinh vĩ đặt theo phương vuông góc với nhau để kiểm tra độ thẳng và đúng tim của cốt thép cột rồi mới đổ bê tông. Trước khi đổ bê tông phải kiểm tra vị trí cốt thép, chiều dày lớp bê tông bảo vệ, độ kín khít của ván khuôn và tưới ướt ván khuôn, cần làm vệ sinh hố móng, không để các mẩu gỗ, rác, đất vụn còn lại trong hố móng. Bê tông được sử dụng trên công trường là bê tông tươi mua tại trạm trộn và được vận chuyển đến bằng xe chuyên dùng chở bê tông. Việc đổ bê tông là dùng xe bơm bê tông, bơm trực tiếp xuống hố móng qua hệ thống của xe và vòi mềm. Để đảm bảo chất lượng đài, ta đổ bê tông theo từng lớp ngang với chiều dày mỗi lớp là 20cm và chiều cao vòi đổ bê tông cách đáy là 1m. Do đó ta sẽ làm sàn công tác bên trên đài cho công nhân đi lại điều chỉnh vị trí vòi và đầm bê tông. Ta dùng một số thanh gỗ 10x20cm bắc ngang qua hố đào nằm gần vị trí đài, dùng ván gỗ đặt lên trên để tạo mặt phẳng cho công nhân thao tác. Sau 24 giờ bắt đầu tưới nước dưỡng hộ bê tông. Trong 7 ngày đầu phải tưới nước thường xuyên để giữ ẩm (tưới nước 3 lần/ngày). Sau khi đổ bê tông được 2 ngày thì bắt đầu dỡ ván khuôn, trình tự tháo dỡ ngược với trình tự lắp đặt. Lấp đất móng: Chỉ được tiến hành sau khi cán bộ giám sát A đó tiến hành nghiệm thu móng, cho phép tiến hành các công việc tiếp theo. Lấp đất mãng tiến hành đổ đất dày 20cm tưới nước đủ ẩm tiến hành đầm chặt bằng đầm cóc kết hợp với đầm thủ công tại các góc cạnh chật hẹp. 5.1. Thi công xây tường móng. Công trình là khung bêtông cốt thép chịu lực nên xây tường gạch mãmg chỉ có tác dụng bao che và phân chia không gian bên trong công trình từ mặt giằng móng đến cốt nền nhà. Tường xây bao ngoài công trình và tường ngăn giữa các phòng là tường 220. Khối lượng xây lớn nên có thể phân chia mặt bằng thi công thành các phân đoạn, phân đợt theo công tác bê tông móng để tiến hành thi công được nhịp nhàng. Khối lượng tường móng: GM-1 : 246,4*0,33*1,11 = 90,26m3. GM-2 : 0,6*0,33*1,11 = 2,64m3. Tổng khối lượng xây tường giằng móng: 92,89m3. Trong đó chia ra phân đoạn 1 khối lượng xây là: 44,1m3, phân đoạn 2 là 48,79m3. BẢNG TÍNH HPLĐ CHO CÔNG TÁC XÂY TƯỜNG GIẰNG MÓNG Phân đoạn I Khối lượng (m3) 44,10 Định mức (công/m3) HPLĐ (công) Số công nhân 1,67 73,65 40 SVTH: NGUYỄN HỒNG BẮC – 646PT Số ngày 1,84 Làm tròn HPLĐ thực tế 2 80 Page: 67 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG 48,79 II 1,67 81,48 40 2,04 2 80 Tổng 92,89 160 5.2. Chọn máy thi công công tác xây: Chọn máy trộn vữa: Khối lượng xây và định mức vữa như sau: Xây tường 330: 48,79*0,3 = 14,64(m 3 ) Sử dụng máy trộn vữa SO – 26A có dung tích thùng trộn theo hình học là 80L. Dung tích thùng trộn theo xuất liệu là: 65L. Đơn giá ca máy là: 300.000 đồng/ca. Năng suất giờ của máy trộn là: N = V xl * K xl * N ck * K tg * 8 (m 3 /ca) V xl là dung tích thùng trộn theo suất liệu. V xl = 65L K xl là hệ số xuất liệu. K xl = 0,85. K tg là hệ số sử dụng thời gian. K tg = 0,8. N ck là số mẻ trộn thực hiện được trong một giờ. N ck = 3600/t ck Trong đó: t ck = t v + t t + t r = 25 + 100 + 15 = 140 (s). N ck = 3600/140 = 25 (lần). N = 65 * 0,85 * 25 * 0,8 * 8 = 8840 (l/ca) = 8,84 (m 3 /ca) Như vậy chỉ cần dùng 2 máy trộn vữa là đủ cung cấp vữa cho công tác xây tường. Tính cho cả 2 phân đoạn là 2 ca. Số tiền chi phí máy toàn bộ là : 2*2*300.000 = 1.200.000 đ. 5.3. Thi công tôn nền Căn cứ theo hồ sơ thiết kế khối lượng đổ đất, cát san nền nhà là: 1465,1m3. Đinh mức hao phí lao động công tác tôn nền là 0,2 công/m3. Thợ bậc 3 tổng hao phí lao động cho công tác đổ đất san nền nền là : 1465,1*0,2= 293,02 công. Tính ra số tiền nhân công tôn nền là: 293*160.000= 46.880.000đ 5.4. Thi công bê tông nền Căn cứ theo hồ sơ thiết kế khối lượng bê tông nền nhà là: 106,23m3. Định mức hao phí lao động công tác tôn nền là 1,4 công/m3. Thợ bậc 3,5/7 tổng hao phí lao động cho công tác tôn nền là: 106,23*1,4=148,7 công. Tính tròn 150 công dùng tổ 30 người thi công trong 5 ngày. 5.5. Thi công bể phốt Căn cứ theo hồ sơ thiết kế tính hao phí lao động cho công tác thi công bể phốt, định mức tính theo các công tác đó tính ở phần trước. Do khối lượng công việc nhỏ ta không tổ chức thi công theo dây chuyền mà tổ chức thi công xen kẽ kết hợp với các công việc khác để tận dụng nhân công nhàn rỗi thi công các công việc chính. B- TỔ CHỨC THI CÔNG PHẦN THÂN 1. ĐẶC ĐIỂM, YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG THI CÔNG TỔNG QUÁT. 1.1. Đặc điểm, yêu cầu: Kết cấu công trình là kết cấu khung chịu lực, tường chỉ mang tính chất bao che, ngăn cách giữa các phòng. SVTH: NGUYỄN HỒNG BẮC – 646PT Page: 68 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG Phần thân công trình là phần căn bản nhất của một công trình, toàn bộ hình dáng kiến trúc và kết cấu được thể hiện trên phần thân. Khối lượng thi công của phần thân rất lớn và được tổ chức thi công theo chiều cao nên cần phải chú ý đến vấn đề an toàn lao động khi tổ chức thi công. Chính vì thế nhà thầu sẽ có những biện pháp thi công thật cụ thể để vừa đảm bảo chất lượng, đảm bảo thẩm mỹ nhất là an toàn cho thi công công trình. Do khối lượng thi công lớn, thời gian thi công dài ảnh hưởng lớn tới tiến độ và chất lượng thi công công trình nên việc tổ chức thi công phần thân chiếm một vị trí quan trọng trong toàn bộ quá trình thi công nhằm hoàn thành công trình sớm nhất với mức giá phù hợp nhất nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của chủ đầu tư. 1.2. Phương hướng thi công tổng quát: Quá trình thi công theo hướng phát triển lên cao theo tầng nhà, phân đợt, phân đoạn để có thể thi công theo dây chuyền. Mỗi tầng phân làm 2 đợt thi công. - Đợt 1: Thi công toàn bộ cột - Đợt 2: Thi công bê tông dầm sàn, cầu thang bộ. Đợt 1: Bao gồm các quá trình: + Lắp đặt cốt thép cột. + Lắp đặt ván khuôn cột. + Đổ bê tông cột. + Tháo ván khuôn cột. Đợt 2: Bao gồm các quá trình: + Lắp đặt ván khuôn đáy dầm. + Lắp đặt cốt thép dầm. + Lắp đặt ván khuôn thành dầm và ván khuôn sàn, cầu thang bộ. + Lắp đặt cốt thép sàn, cầu thang bộ. + Đổ bê tông dầm, sàn và cầu thang bộ. + Tháo ván dầm, sàn và cầu thang bộ. Để đảm bảo việc thi công không làm ảnh hưởng đến sự ninh kết của bê tông hay chất lượng của cốt thép khi thi công cần có thời gian ngừng công nghệ giữa các dây chuyền thi công các phân đoạn của các đợt cụ thể: Thời gian gián đoạn từ khi đổ bê tông cột đến khi tháo ván khuôn là 2 ngày. Sau khi tháo ván khuôn cột mới được thi công dầm sàn. Sau khi đổ bê tông dầm sàn, cầu thang bộ bê tông phải đạt tối thiểu 90% R 28 mới được phép tháo ván khuôn theo đúng tiêu chuẩn quy định. Sau khi đổ bê tông dầm sàn, cầu thang tầng dưới 2 ngày thì bắt đầu thi công cột, vách trụ tầng trên để bê tông sàn tầng dưới đủ khả năng chịu lực. Do đặc thù công trình thi công nên nhà thầu lựa chọn cách thức thi công các công tác như sau: Công tác cốt thép, ván khuôn được gia công ngay tại hiện trường. Bê tông cột dùng bê tông trộn tại chỗ đổ bằng thủ công, bê tông dần sàn sử dụng bê tông thương phẩm được chở đến chân công trình bằng xe chuyên dùng và dùng cần trục tháp, máy bơm di chuyển lên cao để đổ. 2. LỰA CHỌN MÁY THI CÔNG. SVTH: NGUYỄN HỒNG BẮC – 646PT Page: 69 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG Chọn máy thi công phần thân. - Chọn máy bơm bê tông. Sử dụng bơm bê tông đó chọn ở phần móng có chiều cao bơm 150m, do khối lượng bê tông dầm, sàn tầng lớn nhất là 187,59 m3. - Chọn cầu trục tháp (đối trọng dưới) chạy trên ray: * Cầu trục tháp làm nhiệm vụ sau ; + Vận chuyển bê tông lên cao và đưa đến vị trí đổ + Vận chuyển ván khuôn cốt thép + Vận chuyển gạch xi măng, cát vữa Sơ đồ cần trục tháp. * Tính toán các thông số : + Chiều cao nâng móc yêu cầu của cần trục : Hyc = H0 + h1 + h2 + h3 Trong đó : H0 : Chiều cao công trình = 25,5m h1 : Khoảng cách an toàn h1 = 1m h2 : Chiều cao vật cẩu h2 = 1,5m h3 : Chiều cao thiết bị treo buộc h3 = 1,5m Hyc = 25,5 + 1 + 1,5 + 1,5 = 29,5 + Khoảng cách từ trọng tâm máy đến mép công trình : S SVTH: NGUYỄN HỒNG BẮC – 646PT Page: 70 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG S=r+c+b r : là khoảng cách từ trục quay của cầu thùng tới mép ngoài cầu trục = 6m c : là khoảng cách an toàn e = 1,5m b : bề rộng giáo = 1,5m S = 9m + Tầm với cần trục : Rv = d + s = 19,6 + 9 = 28,6m. d : bề rộng công trình = 19,6m Rv = 28,6m Khoảng cách an toàn chạy dọc công trình β 2 = R2max – Rv2 + Tính sức nâng yêu cầu : Trọng lượng bê tông Qyc = 1,1QCK = 1,1 * 0,85 * 25 = 2,13 tấn Trọng lượng bản thân thùng = 0,1 x 2,5 = 0,25 tấn Qtinh toan = 2,13 + 0,25 = 2,4 tấn Từ các thông số ta chọn cầu trục tháp KB- 403 có các thông số : Qmax = 8 tấn Qmin = 3,2 tấn Rmax = 32m Rmin = 12,5 m H = 32m Vnâng = 19m/phút Vhạ = 12 m/phút VC.trục = 18,7 m/phút Vxe xon = 18, 4m/ phút Nquay = 0,6 vòng/phút - Từ các thông số trên ta tính chiều dài cần thiết cần trục chạy trên ray là: + Khoảng tính toán không cần di chuyển đến ở mỗi đầu là: 2 L  Rct2  R yc  32 2  28,6 2 14,35m . + Khoảng thực tế là: A=L–B r 2 6 2 Với B e  1,5  4,5m . => A = 14,35 – 4,5 = 9,85 m. Vậy chiều dài ray là: Lray = Lnhà- 2.A = 55,35 – 2x9,85 = 34,65 m. Chọn chiều dài ray là 35 m. SVTH: NGUYỄN HỒNG BẮC – 646PT Page: 71 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 1 3 2 B THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG 4 5 6 7 8 v¸ n khu« n s µn s µn c « ng t ¸ c 10 9 11 12 xµ g å d h ¦ í ng ®æ bª t « ng vËn t h¨ ng vËn t h¨ ng c A A b a c é t c hè ng B mÆt b»ng t hi c « ng * Tính năng suất cần trục : Tính theo công thức : N = QttCK . Ktt . Ktg Trong đó : Q: sức nâng của cần trục: 5 tấn nCK : Số chu kỳ thực hiện trong 1 giờ nCK = 60/TCK TEK = E.  ti thời gian thực hiện trong 1 chu kỳ E : hệ số kết hợp đồng thời, lấy E = 0,8 Lấy t1 = 2,5’ (nâng hạ) t2 = 1,5’ (quay cần) t3 = 2’ (thao tác, chỉnh thùng)  tCK 2,5 1,5 2 6'  nCK  60 10CK / h 6 Ktt : Hệ số sử dụng trọng tải Ktt = 0,7 Ktg : Hệ số sử dụng thời gian Ktg = 0,85 => N = 5 . 0,7 . 10 . 0,85 = 30 tấn/h => Nca = 30. 8 = 240 tấn/ca Vậy thể tích bê tông tối đa vận chuyển được trong 1 ca là : Khối lượng thùng chứa bê tông = 0,25 tấn Khối lượng bê tông vân chuyển: VBT = 10 . 0,7 . 8 . 0,85 = 47,6 m3/ca * Chọn máy đầm dùi : Khối lượng bê tông phân đoạn lớn nhất là 187,59 m3 chọn đầm dùi 1121 có các thông số: SVTH: NGUYỄN HỒNG BẮC – 646PT Page: 72 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG - Thời gian đầm tại vị trí 30s R = 20cm - Chiều sâu của đầm 20 – 40 cm - Năng suất của đầm 10m2/h hay 3m2/h - Năng suất theo ca Nca = 3 .8 = 24m3/ca Vậy chọn 8 đầm dùi 1121 để phục vụ thi công bê tông. 3. Lập và lựa chọn phương án thi công khung bê tông cốt thép phần thân. Do đặc điểm của khối lượng bê tông của các tầng tương đối lớn, vì vậy việc thi công các tầng được chia thành các phân đoạn tổ chức thi công dây chuyền tạo cho hoạt động xây lắp được liên tục, nhịp nhàng nhằm rút ngắn thời gian xây dựng. Với công trình này nhà thầu đưa ra hai phương án thi công nhằm lựa chọn phương án thi công tối ưu. Trong một đợt thì có thể chia ra làm nhiều phân đoạn. Việc phân chia phân đoạn phải phù hợp với đặc tính chịu lực của kết cấu, tạo ra diện công tác đủ rộng cho công nhân thao tác và đạt năng suất cao. Cụ thể là tại những vị trí ít nguy hiểm về nội lực đặc biệt là lực cắt (tuân theo TCVN 4453-1995). Hai phương án thi công được bố trí phân đoạn cụ thể như sau: - Phương án 1: Nhà thầu chia mặt bằng thi công thành 2 phân đoạn cho mỗi tầng - Phương án 2: Nhà thầu chia mặt bằng thi công thành 3 phân đoạn cho mỗi tầng TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG BTCT PHẦN THÂN Tần g 1 2 3 4 5 6 Công tác cột khung Cốt thép (tấn) Bê tông (m3) d<1 0 d1 8 49,1 ...
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.