Đồ án tốt nghiệp - Phân tích thiết kế hệ thống - Quá trình phân tích, thiết kế cho hệ thống quản lý công chức - tiền lương của UBDS-GĐ&TE

pdf
Số trang Đồ án tốt nghiệp - Phân tích thiết kế hệ thống - Quá trình phân tích, thiết kế cho hệ thống quản lý công chức - tiền lương của UBDS-GĐ&TE 129 Cỡ tệp Đồ án tốt nghiệp - Phân tích thiết kế hệ thống - Quá trình phân tích, thiết kế cho hệ thống quản lý công chức - tiền lương của UBDS-GĐ&TE 775 KB Lượt tải Đồ án tốt nghiệp - Phân tích thiết kế hệ thống - Quá trình phân tích, thiết kế cho hệ thống quản lý công chức - tiền lương của UBDS-GĐ&TE 1 Lượt đọc Đồ án tốt nghiệp - Phân tích thiết kế hệ thống - Quá trình phân tích, thiết kế cho hệ thống quản lý công chức - tiền lương của UBDS-GĐ&TE 1
Đánh giá Đồ án tốt nghiệp - Phân tích thiết kế hệ thống - Quá trình phân tích, thiết kế cho hệ thống quản lý công chức - tiền lương của UBDS-GĐ&TE
4.4 ( 7 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 129 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

ĐỒ ÁN: Quá trình phân tích, thiết kế cho hệ thống quản lý công chức - tiền lương của UBDS-GĐ&TE LỜI NÓI ĐẦU Thế giới ngày nay đã có nhiều tiến bộ mạnh mẽ về công nghệ thông tin (CNTT) từ một tiềm năng thông tin đã trở thành một tài nguyên thực sự, trở thành sản phẩm hàng hoá trong xã hội tạo ra một sự thay đổi to lớn trong lực lượng sản xuất, cơ sở hạ tầng, cấu trúc kinh tế, tính chất lao động và cả cách thức quản lý trong các lĩnh vực của xã hội. Trong những năm gần đây, nền CNTT nước ta cũng đã có phát triển trên mọi lĩnh vực trong cuộc sống cũng như trong lĩnh vực quản lý xã hội khác. Một trong những lĩnh vực mà máy tính được sử dụng nhiều nhất là các hệ thống thông tin quản lý nói chung .Tuy các hệ thống này xét về mặt nào đó cũng đã đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng trong những phần mềm được lập trình chủ yếu trên môi trường foxpro, các hệ thống đó có quy mô nhỏ, độc lập và tính thừa kế không cao. Nhưng hiện nay, do quy mô, tính phức tạp của công việc ngày càng cao nên việc xây dựng hệ thống thông tin quản lý không chỉ là việc lập trình đơn giản mà phải xây dựng một cách có hệ thống. Các giai đoạn phân tích, thiết kế được tiến hành một cách tỷ mỷ và chính xác. Trong đồ án này tôi sẽ trình bày quá trình phân tích, thiết kế cho hệ thống quản lý công chức - tiền lương của UBDS-GĐ&TE với hệ quản trị cơ sở dữ liệu MS Access của hãng Microsoft. Và ngôn ngữ để xây dựng cho phần mềm này là Visual basic Nội dung của đồ án bao gồm: - Chương I: Nhiệm vụ và vai trò của bài toán - Chương II: Cơ sở lý thuyết và công cụ phát triển - Chương III: Phân tích hệ thống chương trình quản lý công chức - tiền lương của UBDS –GĐ&TE Thành Phố - Chương IV: Thiết kế hệ thống quản lý - Chương V: An toàn dữ liệu Do kiến thức và kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên đồ án không tránh khỏi những thiếu xót. Rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô trong khoa công nghệ thông tin trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội, các quý thầy cô trong bộ môn tin học trường Đại Học Thuỷ Sản và bạn bè đồng nghiệp. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn TS: Nguyễn Kim Anh, ông Huỳnh Trung Phương, ông Huỳnh Nguyễn Minh Trí cùng toàn thể nhân viên trong cơ quan đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đồ án này CHƯƠNG I NHIỆM VỤ VÀI TRÒ CÙNG CÁC ĐẶC TẢ CỦA BÀI TOÁN A. Nhiệm vụ và vai trò của bài toán I. Nhiệm vụ cơ bản của bài toán Bài toán quản lý công chức - tiền lương có nhiệm vụ quản lý, theo dõi quá trình làm việc và quá trình lương của các công chức trong cơ quan cùng các hoạt động khác có liên quan đến công việc đó. Bài toán bao gồm: * Đầu vào: - Các thông tin về hồ sơ của công chức - Các thông tin về quá trình quản lý của từng công chức - Các thông tin về quá trình quản lý lương của từng công chức - Sửa đổi, bổ sung cán bộ - Chỉnh sửa đổi mức lương của từng công chức * Đầu ra: - Tìm kiếm tra cứu các thông tin cần thiết về công chức, tiền lương theo yêu cầu của ban lãnh đạo trong cơ quan. Từ thông tin đầu ra cho ta thấy được quá trình công tác của từng công chức trong cơ quan để giúp cho việc tra cứu công chức được cập nhật một cách nhanh chóng, chính xác, cũng như các vấn đề liên quan đến công chức. II. Vai trò của bài toán Để đảm bảo và tiện lợI cho quá trình hoạt động chung của cơ quan có hiệu quả thì việc quản lý công chức - tiền lương đòi hỏi phảI thường xuyên và chính xác. Vị trí của bài toán này trong việc quản lý công chức, tiền lương của cơ quan được xuất phát từ thực tế khách quan của hoạt động quản lý, cần phảI đưa tin học vào trong các lĩnh vực quản lý nói chung trong cơ quan, bên cạnh đó yếu tố con ngườI và tiền lương do con ngườI làm ra càng không thể được xem nhẹ chính vì vậy cần có một chính sách quản lý thật khoa học nên bài toán quản lý công chức tiền lương giúp cho việc điều hành chung trong cơ quan ngày một hiệu quả hơn. B. Đặc tả các yêu cầu của bài toán I. Khái quát chung về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy của UBDSGĐ&TE Thành phố Nha trang tỉnh Khánh hoà 1. Chức năng Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ( gọI tắt là Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em ) là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, có chức năng giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về lĩnh vực dân số, gia đình, trẻ em trên địa bàn tỉnh, tổ chức phốI hợp giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hộI, tổ chức xã hộI của tỉnh nhằm thực hiện luật, công ước quốc tế, các chính sách, chươnh trình, dự án, kế hoạch về dân số, gia đình và trẻ em ở tỉnh. Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh chịu sự lãnh đạo toàn diện của Uỷ ban nhân dân tỉnh và chịu sự lãnh đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình và Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam. Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em có con dấu và tài khoản tạI Kho bạc Nhà nước. 2. Nhiệm vụ, quyền hạn Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn như sau 2.1.Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh kế hoạch 10 năm, 5 năm, hàng năm, chương trình mục tiêu, các dự án về dân số, gia đình và trẻ em theo chương trình mục tiêu quốc gia; tổ chức việc thực hiện kế hoạch, chương trình đó sau khi được phê duyệt. 2.2. Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản qui phạm pháp luật để cụ thể hoá một số chủ trương, chính sách, chiến lược về dân số, gia đình và trẻ em, phù hợp vớI tình hình đặc điểm của tỉnh. Ban hành các văn bản nghiệp vụ chuyên môn về công tác dân số, gia đình và trẻ em ở tỉnh và tổ chức hướng dẫn thực hiện. 2.3. Kiểm tra thanh tra việc thực hiện các qui định của pháp luật, cơ chế chính sách và chương trình hành động về lĩnh vực dân số, gia đình và trẻ em; giảI quyết đơn thư khiếu nạI, tố cáo của công dân thuộc phạm vi và nhiệm vụ và thẩm quyền. 2.4. Tổ chức thực hiện kế hoạch phốI hợp vớI các ngành, đoàn thể và các tổ chức xã hộI ở tỉnh về công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động mọI tầng lớp nhân dân, các gia đình nhằm thực hiện chính sách dân số, gia đình và trẻ em; tổ chức thực hiện “ Ngày Dân số”, “ Ngày Gia đình Việt Nam” và “ Tháng hành động về trẻ em” hàng năm. 2.5. Ở những tỉnh có các HộI hoạt động về lĩnh vực dân số, gia đình và trẻ em thì Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em có nhiệm vụ giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước đốI vớI các HộI này. 2.6. Thực hiện dịch vụ tư vấn về dân số, gia đình, trẻ em 2.7. Vận động các tổ chức và cá nhân trong nước, nước ngoài để bổ sung nguồn lực cho quỹ Bảo trợ trẻ em, hướng dẫn và kiểm tra việc quản lý và sử dụng Quỹ bảo trợ trẻ em. 2.8. Tổ chức thu thập, xử lý, lưu trữ và phổ biến thông tin về dân số, gia đình, trẻ em phục vụ cho việc quản lý, điều phốI chương trình dân số, gia đình và trẻ em tỉnh và cả nước. Tổ chức phân tích, đánh giá tình hình thực hiện luật, công ước, chính sách chương trình, kế hoạch hành động, về dân số gia đình và trẻ em; thực hiện kế hoạch báo cáo định kỳ về Uỷ ban nhân dân tỉnh, Uỷ ban Quốc gia dân số và Kế hoạch hoá gia đình và Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt nam. 2.9. Tổ chức việc nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác dân số, gia đình và trẻ em ở tỉnh. 2.10. Hướng dẫn bồI dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ làm công tác dân số, gia đình và trẻ em ở tỉnh. 3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của cơ quan UBND Thành Phố Tư pháp Tổ chức lđ HLHPN Uỷ Ban Dân Số Gia Đình & Trẻ Em Thành Phố Giáo dục 4. Sơ đồ quản lý của cơ quan UBDSGĐ & TE THÀNH PHỐ CHỦ NHIỆM PHÓ CHỦ NHIỆM ( Thường trực ) Các hoạt động xã hội Dịch vụ 02 Truyền thông PHÓ CHỦ NHIỆM ( Chuên môn ) Văn thư Thống kê Kế toán Tổng hợp * Nhiệm vụ của các đơn vị trong cơ cấu quản lý của cơ quan: - Chủ nhiệm: Do phó chủ tịch UBND kiệm nhiệm có nhiệm vụ quản lý chung cho cơ quan - Phó chủ nhiệm Thường trực: Phụ trách tổng hợp về chỉ đạo và tham mưu cho cơ quan - Phó chủ nhiệm Chuyên môn: Phụ trách về mảng chuyên môn - Dịch vụ 02: Theo dõi tư vấn tình hình thực hiện biện pháp tránh thai, phi lâm sàng hiện đạI, tiến bộ thực hiện, vận động sử dụng biện pháp tránh thai có kế hoạch, biện pháp đẩy mạnh chương trình ( truyền thông, tư vấn ) - Truyền thông: Có kế hoạch tổ chức hoạt động và tổng hợp kết quả triển khai để đề xuất, kiến nghị phương hướng thờI gian tới. - Thống kê: Tổng hợp, nắm bắt các số liệu biến động dân số, sinh tử tạI các xã phường theo từng thờI gian cụ thể. - Văn thư: Có nhiệm vụ thu phát và lưu trữ các tài liệu do Ban tổ chức – Cán bộ Chính phủ Uỷ ban Quốc gia DS&KHHGĐ, Uỷ ban BV&CSTE Việt Nam đưa đến. - Kế toán: Phụ trách về mặt tài chính của cơ quan cụ thể  Kinh phí thực hiện các mục tiêu chương trình  Kinh phí từng hoạt động cụ thể để báo cáo  Kinh phí vận động ủng hộ quỹ bảo trợ trẻ em thành phố  Kinh phí UBDSGĐ & TE tỉnh, quỹ bảo trợ TE tỉnh hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. - Tổng hợp: Soạn thảo, tiếp nhận các thông tin tham mưu báo cáo cho các cấp II. Đặc tả các vấn đề của bài toán Trong một cơ quan hành chính sự nghiệp việc quản lý công chức - tiền lương của mỗI nhân viên trong cơ quan trên máy vi tính không phảI là dễ.Khâu quản lý công chức do phòng tổ chức trong cơ quan nắm giữ, còn khâu quản lý tiền lương do phòng tài vụ nắm giữ. Để hiểu rõ việc quản lý thì mỗI phân tích viên cần phảI khảo sát và nắm được những thông tin sau: Quản lý công chức: Để quản lý một công chức trong cơ quan trước hết phảI nắm được lý lịch của mỗI ngườI, ngoài ra cần phảI hiểu thêm các thông tin khác để quản lý. Những thông tin cần quản lý bao gồm: Họ và tên công chức GiớI tính Ngày sinh Nơi sinh Địa chỉ Điện thoạI Số CMND Ngày vào cơ quan Ngày vào biến chế Qúa trình công tác ở nước ngoài Bảo hiểm Lương cơ bản Dân tộc Tôn giáo Chính trị Trình độ văn hoá Chuyên môn Ngoại ngữ Cựu chiến binh Chức vụ Các quan hệ của bản thân Khen thưởng Kỷ luật Nghỉ phép Trong lý lịch, quản lý các thông tin một cách cụ thể hơn: - Điện thoạI: Quản lý tất cả các số điện thoạI của công chức - Chính trị: Đoàn viên, Đảng viên, Đoàn viên chỉ quản lý có hay không. Nếu là đảng viên thì quản lý: Ngày vảo đảng, ngày chính thức, nơi vào đảng
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.