Đồ án tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin: Xây dựng chương trình quản lý đào tạo trường Trung cấp nghề CNTT Phà Rừng

pdf
Số trang Đồ án tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin: Xây dựng chương trình quản lý đào tạo trường Trung cấp nghề CNTT Phà Rừng 65 Cỡ tệp Đồ án tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin: Xây dựng chương trình quản lý đào tạo trường Trung cấp nghề CNTT Phà Rừng 2 MB Lượt tải Đồ án tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin: Xây dựng chương trình quản lý đào tạo trường Trung cấp nghề CNTT Phà Rừng 1 Lượt đọc Đồ án tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin: Xây dựng chương trình quản lý đào tạo trường Trung cấp nghề CNTT Phà Rừng 3
Đánh giá Đồ án tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin: Xây dựng chương trình quản lý đào tạo trường Trung cấp nghề CNTT Phà Rừng
4.7 ( 9 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 65 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

MỤC LỤC Lời cảm ơn .............................................................................................. 1 Lời nói đầu .............................................................................................. 2 Chƣơng 1 Mô tả bài toàn và giải pháp ............................................... 3 1.1. Giới thiệu về Trường TCN CNTT Phà Rừng .......................... 3 1.2. Mô tả hoạt động ....................................................................... 5 1.3. Giải pháp .................................................................................. 12 Chƣơng 2 Phân tích và thiết kế hệ thống ........................................... 13 2.1. Mô hình nghiệp vụ ................................................................... 13 2.1.1. Biểu đồ ngữ cảnh .............................................................. 13 2.1.2. Sơ đồ phân rã chức năng .................................................. 14 2.1.3. Danh sách hồ sơ dữ liệu.................................................... 17 2.1.4. Ma trận thực thể chức năng .............................................. 18 2.2. Sơ đồ luồng dữ liệu .................................................................. 19 2.2.1. Sơ đồ luồng dữ liệu mức 0 ............................................... 19 2.2.2. Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1 ............................................... 20 2.3. Thiết kế CSDL ......................................................................... 24 2.3.1. Mô hình liên kết thực thể (ER) ......................................... 24 2.3.2. Mô hình quan hệ ............................................................... 27 2.3.3. Các bảng dữ liệu .............................................................. 28 2.4. Thiết kế giao diện .................................................................... 31 2.4.1. Giao diện chính ................................................................. 31 2.4.2. Các giao diện cập nhật ...................................................... 32 2.4.3. Các giao diện xử lý ........................................................... 36 2.4.4. Các mẫu báo cáo ............................................................... 38 Chƣơng 3 Cơ sở lý thuyết..................................................................... 43 3.1. Phân tích thiết kế hệ thống hướng cấu trúc ............................. 43 3.1.1. Khái niệm hệ thống thông tin ........................................... 43 3.1.2. Khái niệm phân tích thiết kế hệ thống .............................. 43 3.1.3. Phân tích hệ thống hướng cấu trúc ................................... 44 3.2. Thiết kế CSDL quan hệ ........................................................... 44 3.2.1. Định nghĩa ........................................................................ 44 3.2.2. Các thành phần cơ bản của mô hình ER ........................... 44 3.2.3. Các khái niệm và ký pháp ................................................ 45 3.3. Công cụ để cài đặt chương trình .............................................. 47 3.3.1. Hệ QTCSDL SQL SERVER ............................................ 47 3.3.2. Ngôn ngữ Visual Basic ..................................................... 49 Chƣơng 4 Cài đặt chƣơng trình .......................................................... 53 4.1. Một số giao diện chính ............................................................ 53 4.1.1. Giao diện chính ................................................................. 53 4.1.2. Giao diện cập nhật và xử lý dữ liệu .................................. 53 4.1.3. Một số báo cáo .................................................................. 58 4.2. Nhận xét đánh giá .................................................................... 61 Kết luận .................................................................................................. 62 Tài liệu tham khảo .................................................................................. 63 LỜI CẢM ƠN Với em sinh viên khoá 1 hệ liên thông của trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng luôn luôn vinh dự, tự hào được trở thành sinh viên của trường. Sau rất nhiều năm từ khi tốt nghiệp cao đẳng, giờ đây em lại được chuẩn bị tốt nghiệp đại học để trở thành một kỹ sư công nghệ thông tin, đó là niềm vui sướng, hạnh phúc rất lớn lao đối với em. Em luôn luôn ghi nhớ những công lao to lớn của các thầy giáo, cô giáo, những người đã dẫn dắt chúng em những kiến thức, năng lực và đạo đức chuẩn bị hành trang bước vào cuộc sống để xây dựng đất nước khi ra trường sau 2 năm học. Em xin hứa sẽ lao động hết mình đem những kiến thức học được phục vụ cho Tổ quốc. Em xin chân thành cảm ơn đến: Các thầy cô trong Ban giám hiệu, các thầy cô trong Bộ môn Công nghệ thông tin của trường Đại học Dân lập Hải Phòng đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho chúng em học tập trong suốt thời gian học tập tại trường. Thầy giáo Th.s Vũ Anh Hùng – Giáo viên hướng dẫn đồ án tốt nghiệp đã tận tình, hết lòng hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này. Em mong thầy luôn luôn mạnh khoẻ để nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! Hải Phòng, ngày 22 tháng 6 năm 2009 Sinh viên thực hiện Nguyễn Văn Tùng 1 LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay sự phát triển mạnh mẽ của tin học làm cho máy tính trở thành phương tiện không thể thiếu được trong mọi lĩnh vực đời sống. Hơn lúc nào hết các tính năng của máy tính được khai thác một cách triệt để. Nếu như vài ba năm trước máy tính ở nước ta máy tính được sử dụng chủ yếu như là một công cụ đẻ soạn thảo văn bản thông thường, hoặc các công việc lập trình, quản lý phức tạp, xử lý dữ liệu biểu bảng, thương mại, khoa học v.v… thì giờ đây, cùng với sự vươn xa của mạng Internet trên lãnh thổ Việt Nam máy tính còn là phương tiện bạn có thể ngồi trên bàn làm việc cá nhân tại gia đình mà trao đổi thông tin liên lạc đi khắp toàn cầu. Nền tin học càng phát triển thì con người càng có nhiều những phương pháp mới, công cụ mới để xử lý thông tin và nắm bắt được nhiều thông tin hơn. tin học được ứng dụng trong mọi nghành nghề, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, Việc áp dụng Tin học vào trong quản lý, sản xuất, kinh doanh du lịch là một xu hướng tất yếu. Kết quả của việc áp dụng tin học trong quản lý là việc hình thành các hệ thống thông tin quản lý nhằm phục vụ cho nhu cầu xử lý dữ liệu và cung cấp thông tin cho các chủ sở hữu hệ thống đó. Ở nước ta hiện nay trong những năm gần đây các ứng dụng tin học vào quản lý đang ngày một nhiều hơn, đa dạng hơn. Hệ thống thông tin được đề cập đến trong đồ án này là hệ thống trợ giúp các hoạt động đào tạo, hệ thống được ứng dụng thực tế trong công việc quản lý điểm của học sinh học nghề trường Trung cấp nghề công nghiệp tàu thủy Phà Rừng. Đối công việc quản lý đào tạo trong trường, nếu mọi công việc đều làm bằng tay thì đó là một công việc rất khó khăn phức tạp, không hiệu quả lại tốn rất nhiều thời gian vào việc phân tích và xử lý dữ liệu, mà kết quả đưa ra lại có độ chính xác không cao …. Để giải quyết các khó khăn của công việc trên một cách nhanh chóng và thuận lợi thì tin học đã cung cấp cho chúng ta các phương pháp và các công cụ để xây dựng các chương trình ứng dụng đó và việc có được một chương trình gần như tự động hoá được các công việc trên cho cán bộ phòng đào tạo của trường. Trong đề tài này em đã thể hiện tương đối đầy đủ những chi tiết đề ra. Xây dựng chương trình quản lý đào tạo trường Trung cấp nghề CNTT Phà Rừng Chƣơng 1 MÔ TẢ BÀI TOÁN VÀ GIẢI PHÁP 1.1. GIỚI THIỆU TRƢỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CNTT PHÀ RỪNG Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Phà Rừng Trƣờng Trung cấp nghề Công nghiệp tàu thuỷ Phà Rừng Pharung Shipbuilding Industry Vocational College Địa chỉ: Thị trấn Minh Đức, Huyện Thuỷ Nguyên, Thành phố Hải Phòng Điện thoại: (0313).661 215 * fax: (0313). 661 215 Là một trong những đơn vị được xây dựng theo mô hình Trường trong doanh nghiệp, Trường Trung cấp nghề CNTT Phà Rừng được thành lập theo quyết định số 152/QĐ - CNT - TCCB - LĐ ngày 17/01/2007 của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam trên cơ sở nâng cấp Trường Công nhân kỹ thuật thuộc Tổng Công ty công nghiệp tàu thủy Phà Rừng. Trường Trung cấp nghề Công nghiệp tàu thuỷ Phà Rừng là nơi đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật các nghề Công nghiệp tàu thuỷ theo các hệ: Dài hạn, ngắn hạn, điều khiển các phương tiện thuỷ, bổ túc nghề, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề. Các hệ Và nghề đào tạo, Quy mô tuyển sinh - Các hệ đào tạo: + Trung cấp nghề; + Sơ cấp nghề. - Nghề đào tạo: + Nghề Hàn điện tàu thuỷ; + Hàn – cắt hơi; + Nghề Ống tàu thuỷ; + Nghề Máy tàu thuỷ; + Nghề Điện tàu thuỷ; + Nghề Vỏ tàu thuỷ; + Kích kéo ụ đà; 3 + Lái xe nâng; + Trang trí; + Phun sơn và làm sạch bằng hạt kim loại; + Cơ khí; + Mộc - nội thất... - Quy mô tuyển sinh 2000 – 2500 học sinh. - Kế hoạch tuyển sinh: Liên tục trong năm. Cơ cấu trƣờng Trung cấp nghề Công nghiệp tàu thủy Phà Rừng Phòng đào tạo Tổ cơ sở Thông tin dữ liệu Hội đồng trường Hiệu phó đào tạo Hiệu trưởng Hiệu phó nội chính Phòng tài chính kế toán Khoa vỏ Khoa cơ điện Khoa máy Tổ hàn điện Tổ vỏ tàu Tổ công nghệ Tổ điện – điện tử Xưởng thực hành Tổ cơ khí Tổ công nghệ Phòng hành chính tổng hợp Tổ động lực Tổ nguội Phòng TCCB – Lao động Tổ hàn Tổ vỏ 4 Xây dựng chương trình quản lý đào tạo trường Trung cấp nghề CNTT Phà Rừng 1.2. MÔ TẢ HOẠT ĐỘNG 1.2.1. Hoạt động thi hết môn lần 1 - Trước khi kết thúc môn học 02 tuần, cán bộ theo dõi giảng dạy lập Kế hoạch thi hết môn và gửi cho các đơn vị liên quan. - Giáo viên giảng dạy nộp bảng tổng hợp kết quả học tập lớp - Phòng đào tạo xét tư cách cho học sinh dự thi. a. Người học nghề được dự kiểm tra kết thúc môn học, mô-đun khi có đủ các điều kiện sau: - Tham dự ít nhất 80% thời gian quy định của học lý thuyết trong chương trình môn học, mô-đun (nghỉ không quá 20% thời gian quy định); - Tham gia đủ thời gian rèn luyện kỹ năng thực hành được quy định trong chương trình môn học, mô-đun (tham gia đủ 100% thời gian quy định); - Đủ số điểm kiểm tra định kỳ có điểm trung bình cộng các điểm kiểm tra định kỳ đạt từ 5,0 điểm trở lên; b. Người học nghề không đủ điều kiện dự kiểm tra kết thúc môn học, mô-đun được giải quyết như sau: - Đối với người học nghề có số thời gian nghỉ học lý thuyết từ 20% đến 30% thời gian quy định thì phải tham gia học bổ sung khối lượng học tập còn thiếu. - Đối với người học nghề có thời gian không tham gia rèn luyện kỹ năng thực hành dưới 15% thời gian quy định thì phải tham gia rèn luyện kỹ năng thực hành bổ sung đầy đủ các bài tập rèn luyện kỹ năng thực hành của môn học, mô-đun. Trưởng khoa, trưởng bộ môn bố trí giáo viên phụ đạo, kiểm tra bổ sung để người học nghề đáp ứng được các điều kiện trên trong vòng 01 tuần trước khi tổ chức thi lần 02. c. Người học nghề không đáp ứng được các điều kiện trên phải đăng ký học lại môn học, mô-đun đó trong các khoá học sau. Điểm tổng kết môn học, mô-đun của người học nghề được tính theo công thức sau: n 2. DTKM Di dk 3.Dkt i 1 2n 3 Trong đó: 5 - DTKM: Điểm tổng kết môn học, mô-đun - Didk: Điểm kiểm tra định kỳ môn học, mô-đun lần i - n: Số lần kiểm tra định kỳ. - Dkt : Điểm kiểm tra kết thúc môn học, mô-đun. Đối với người học nghề phải dự kiểm tra kết thúc môn học, mô-đun hai lần thì điểm được tính là điểm cao nhất của hai lần kiểm tra. PHÕNG ĐÀO TẠO HỌC SINH HỒ SƠ TÀI LIỆU Bảng theo dõi học tập môn học Đạt Xét tư cách thi Phiếu thi lần 1 Không đạt Thi lần 1 Kiểm tra bổ sung hoặc học bổ sung Hình 1.1: Sơ đồ tiến trình nghiệp vụ tổ chức thi lần 1 1.2.2. Hoạt động thi hết môn lần 2 - Lần kiểm tra thứ hai dành cho người học nghề có điểm kiểm tra kết thúc môn học, mô-đun lần thứ nhất dưới 5,0 điểm; học sinh có đủ điều kiện thi lần 1 chưa tham dự kiểm tra (Phải có lý do chính đáng). Thời điểm tổ chức kiểm tra kết thúc môn học, mô-đun lần hai cách thời điểm kiểm tra kết thúc môn học, mô-đun lần thứ nhất tối thiểu là 02 tuần. - Đối với người học nghề không tham dự kiểm tra kết thúc môn học, mô-đun lần thứ nhất, có lý do chính đáng thì khi tham dự kiểm tra kết thúc môn học, mô-đun lần thứ hai có kết quả dưới 5,0 điểm được đăng ký kiểm tra kết thúc môn học, môđun bổ sung một lần nữa khi nhà trường có tổ chức kiểm tra kết thúc môn học, môđun đó tại kỳ kiểm tra khác. 6 Xây dựng chương trình quản lý đào tạo trường Trung cấp nghề CNTT Phà Rừng - Đối với người học nghề không tham dự kiểm tra kết thúc môn học, mô-đun lần thứ nhất, không có lý do chính đáng thì chỉ được phép kiểm tra một lần trong lần kiểm tra thứ hai. PHÕNG ĐÀO TẠO HỌC SINH HỒ SƠ TÀI LIỆU Lập danh sách học sinh trượt lần 1 và những học sinh không đủ điều kiện thi lần 1 đã kiểm tra bổ sung hoặc học bổ sung Xét duyệt Bảng theo dõi học tập môn học Bảng điểm thi lần 1 Đạt Không đạt Thi lần 2 Bảng điểm thi lần 2 Kiểm tra bổ sung hoặc học bổ sung Hình 1.2: Sơ đồ tiến trình nghiệp vụ thi hết môn lần 2 1.2.3. Hoạt động xét thi tốt nghiệp a. Người học nghề được dự thi tốt nghiệp khi có đủ các điều kiện sau: - Có kết quả học tập môn học, mô-đun đáp ứng được điều kiện sau: + Điểm tổng kết môn chính trị từ 5,0 điểm trở lên đối với người dự thi môn chính trị; + Điểm tổng kết các môn học, mô-đun đào tạo nghề đạt từ 5,0 điểm trở lên đối với người dự thi kiến thức, kỹ năng nghề. - Không trong thời gian đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại thời điểm tổ chức thi. 7 b. Đối tượng được dự thi tốt nghiệp bao gồm: - Người học nghề có đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp theo các quy định trên ; - Người học nghề các khoá trước có đủ điều kiện được dự thi tốt nghiệp theo quy định nhưng chưa tham dự thi hoặc thi trượt tốt nghiệp, có đơn xin dự thi và được hiệu trưởng quyết định cho phép tham dự thi tốt nghiệp theo các nội dung chưa thi tốt nghiệp hoặc thi trượt tốt nghiệp; - Người học nghề các khoá trước không đủ điều kiện được dự thi tốt nghiệp đã tham gia học tập và rèn luyện hoàn thiện các điều kiện còn thiếu, có đơn xin dự thi tốt nghiệp và được hiệu trưởng quyết định cho phép tham dự thi tốt nghiệp. - Danh sách các đối tượng dự thi tốt nghiệp phải được hiệu trưởng phê duyệt và công bố công khai trước ngày bắt đầu tiến hành thi tốt nghiệp tối thiểu 15 ngày PHÕNG ĐÀO TẠO HỌC SINH Tổ chức thi môn chính trị Xét thi tốt nghiệp cho học sinh HỒ SƠ TÀI LIỆU Thi Kết quả môn chính trị Bảng kết quả các môn học Đạt Không đạt Danh sách học sinh thi tốt nghiệp Dự thi tốt nghiêp Kết quả thi tốt nghiệp Hình 1.3: Sơ đồ tiến trình nghiệp vụ xét thi tốt nghiêp 8
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.