Diễn đàn đối thoại Chính sách pháp luật lần thứ nhất năm 2013: Pháp luật Hình sự trong thời kỳ hội nhập tại Việt Nam - Bộ Tư pháp

pdf
Số trang Diễn đàn đối thoại Chính sách pháp luật lần thứ nhất năm 2013: Pháp luật Hình sự trong thời kỳ hội nhập tại Việt Nam - Bộ Tư pháp 77 Cỡ tệp Diễn đàn đối thoại Chính sách pháp luật lần thứ nhất năm 2013: Pháp luật Hình sự trong thời kỳ hội nhập tại Việt Nam - Bộ Tư pháp 1 MB Lượt tải Diễn đàn đối thoại Chính sách pháp luật lần thứ nhất năm 2013: Pháp luật Hình sự trong thời kỳ hội nhập tại Việt Nam - Bộ Tư pháp 0 Lượt đọc Diễn đàn đối thoại Chính sách pháp luật lần thứ nhất năm 2013: Pháp luật Hình sự trong thời kỳ hội nhập tại Việt Nam - Bộ Tư pháp 0
Đánh giá Diễn đàn đối thoại Chính sách pháp luật lần thứ nhất năm 2013: Pháp luật Hình sự trong thời kỳ hội nhập tại Việt Nam - Bộ Tư pháp
4.1 ( 14 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 77 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Chính phủ Việt Nam - Chương trình Phát triển Liên hợp quốc Government of Viet Nam - United Nations Development Programme “Tăng cường tiếp cận công lý và bảo vệ quyền tại Việt Nam” “Strengthening Access to Justice and Protection of Rights in Viet Nam” BỘ TƯ PHÁP Diễn đàn Đối thoại Chính sách pháp luật lần thứ nhất năm 2013: “Pháp luật hình sự trong thời kỳ hội nhập tại Việt Nam” The First Legal Policy Dialogue in 2013: “Criminal Laws in Viet Nam in the Context of International Integration” (Tài liệu tiếng Việt) H Hàà N Nộộii,, 2299..0088..22001133 Diễn đàn thoại chính sách pháp luật lần thứ nhất năm 2013: Pháp luật hình sự trong thời kỳ hội nhập tại Việt Nam CHƯƠNG TRÌNH Thứ Năm, 29 tháng 08 năm 2013 Địa điểm: Khách sạn Melia, 44B Lý Thường Kiệt, Hà Nội Đồng chủ trì:  Tham dự và chỉ đạo Hội nghị: Ông Nguyễn Văn Hiện, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thành viên Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương  Ông Hoàng Thế Liên - Thứ trưởng Bộ Tư pháp kiêm Giám đốc Dự án quốc gia  Bà Louise Chamberlain - Giám đốc quốc gia UNDP Việt Nam 8.00 - 8.30 Đăng ký đại biểu 8.30 - 8.35 Giới thiệu đại biểu và dẫn chương trình Hội nghị Bà Đặng Hoàng Oanh, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp 8.35 – 8.45 8.45 - 9.10 Phát biểu khai mạc  Ông Hoàng Thế Liên - Thứ trưởng Bộ Tư pháp kiêm Giám đốc Dự án quốc gia  Bà Louise Chamberlain - Giám đốc quốc gia UNDP Việt Nam Tham luận thứ 1: Khái quát thực tiễn thi hành Bộ luật hình sự 1999 và định hướng sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. - Người trình bày: Bà Nguyễn Thị Kim Thoa, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp Trao đổi và thảo luận Diễn đàn đối thoại chính sách pháp luật lần thứ nhất 2013 Trang 1 9.10 - 9.35 Tham luận thứ 2: Pháp luật hình sự và yêu cầu hình sự hoá các hành vi vi phạm theo Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng. - Người trình bày: Ông Nguyễn Công Hồng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội Trao đổi và thảo luận 9.35 – 9.50 Bình luận của UNDP Hình sự hoá tội tham nhũng từ góc nhìn so sánh - Người trình bày: Jairo Acuna -Alfaro, Cố vấn chính sách về Cải cách hành chính công và chống tham nhũng, UNDP Việt Nam Trao đổi và thảo luận 9.50 - 10.00 Giải lao 10.00 - 10.25 Tham luận thứ 3: Hoàn thiện chính sách hình sự và yêu cầu hình sự hoá các hành vi vi phạm theo Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia của Liên Hợp Quốc và Nghị định thư về phòng, chống buôn bán người bổ sung cho Công ước. - Người trình bày: Ông Nguyễn Ngọc Anh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Công an Trao đổi và thảo luận 10.25 – 10.40 Bình luận của UNODC Các yêu cầu và tiêu chuẩn quốc tế đối với việc chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và chống buôn bán người theo Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia của Liên Hợp quốc và Nghị định thư về phòng, chống buôn bán người - Người trình bày: Bà Zhuldyz Akisheva, Giám đốc quốc gia, UNODC tại Việt Nam Trao đổi và thảo luận 10.40 - 11.05 Tham luận thứ 4: Hoàn thiện chính sách hình sự liên quan đến người chưa thành niên và yêu cầu nội luật hoá các quy định có liên quan của Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em. Diễn đàn đối thoại chính sách pháp luật lần thứ nhất 2013 Trang 2 - Người trình bày: Ông Trần Công Phàn, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Trao đổi và thảo luận 11.05 – 11.20 Bình luận của UNICEF Chính sách hình sự liên quan đến người chưa thành niên phù hợp với Công ước của Liên Hợp quốc về Quyền trẻ em và các tiêu chuẩn quốc tế về quyền trẻ em - Người trình bày: Ông Vijay Ratnam, Chuyên gia pháp luật, UNICEF Trao đổi và thảo luận 11.20 – 11.50 Trao đổi và thảo luận chung 11.50 - 12.00 Tổng kết và kết thúc Phát biểu bế mạc của đồng chủ trì 12:00 Ăn trưa tại Khách sạn Diễn đàn đối thoại chính sách pháp luật lần thứ nhất 2013 Trang 3 CÁC THAM LUẬN TRÌNH BÀY TẠI DIỄN ĐÀN Mục lục 1. Khái quát thực tiễn thi hành Bộ luật hình sự 1999 và định hướng sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế – Bà Nguyễn Thị Kim Thoa, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp kiêm Giám đốc Tiểu dự án 2. Pháp luật hình sự và yêu cầu hình sự hoá các hành vi vi phạm theo Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng – Ông Nguyễn Công Hồng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội 3. Hoàn thiện chính sách hình sự và yêu cầu hình sự hoá các hành vi vi phạm theo Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia của Liên Hợp Quốc và Nghị định thư về phòng, chống buôn bán người bổ sung cho Công ước – Ông Nguyễn Ngọc Anh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Công an 4. Hoàn thiện chính sách hình sự liên quan đến người chưa thành niên và yêu cầu nội luật hoá các quy định có liên quan của Công ước quốc tế về quyền trẻ em - Ông Trần Công Phàn, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Diễn đàn đối thoại chính sách pháp luật lần thứ nhất 2013 Trang 4 KHÁI QUÁT THỰC TIỄN THI HÀNH BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1999 VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG BỘ LUẬT HÌNH SỰ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP QUỐC TẾ NGUYỄN THỊ KIM THOA Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính Bộ Tư pháp Bộ luật hình sự năm 1999 được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ VI thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1999, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2000. Từ khi ra đời đến nay, BLHS là công cụ hữu hiệu của Nhà nước trong việc quản lý xã hội, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, góp phần quan trọng trong việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của các tổ chức và của công dân, đấu tranh có hiệu quả trong việc phòng, chống tội phạm, góp phần có hiệu quả trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, những vướng mắc bất cập của BLHS sau 12 năm thi hành, cũng như sự phát triển nhanh về các mặt kinh tế, xã hội cùng với xu thế hội nhập quốc tế của đất nước là các cơ sở để xây dựng các đề xuất sửa đổi, bổ sung BLHS đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới, trong đó cần chú trong đến yêu cầu hội nhập quốc tế của Việt Nam . I. THỰC TRẠNG THI HÀNH BỘ LUẬT HÌNH SỰ VÀ NHỮNG BẤT CẬP TRONG QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG 1. Thực trạng thi hành Bộ luật hình sự 1999 Theo báo cáo của Bộ Công an1 thì trong khoảng thời gian 8 năm từ năm 2003 đến năm 2011, các cơ quan điều tra trong Công an nhân dân và các cơ quan khác Báo cáo số 553/BC-BCA-V19 ngày 07/11/2012 của Bộ Công an Tổng kết 8 năm thi hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 trong Công an nhân dân. 1 Diễn đàn đối thoại chính sách pháp luật lần thứ nhất 2013 Trang 5 trong Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đã khởi tố 522.220 vụ án hình sự với 809.917 bị can, trong đó, các cơ quan điều tra trong Công an nhân dân đã khởi tố điều tra 520.816 vụ án với 809.917 bị can (chiếm gần 99% số lượng vụ án hình sự và trên 99% số bị can bị khởi tố trong toàn quốc). Chỉ tính riêng trong 3 năm trở lại đây, các Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân và các cơ quan khác trong Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đã khởi tố 340.130 vụ án hình sự, với 532.548 bị can, chiếm gần 99% số lượng vụ án hình sự và trên 99% số bị can bị khởi tố trong toàn quốc, trong đó năm 2008: khởi tố 63.168 vụ với 96.223 bị can; năm 2009: khởi tố 70.367 vụ với 108.508 bị can, năm 2010: khởi tố 61.871 vụ với 95.085 bị can, năm 2011: khởi tố 69.266 vụ với 110.455 bị can và năm 2012: khởi tố 75.458 vụ với 122.277 bị can2. Theo báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao, trong khoảng thời gian từ 1999 đến 2012, Tòa án nhân dân các cấp đã xét xử sơ thẩm 507.050 vụ án hình sự với 842.674 bị cáo3. Trong quân đội, theo thống kê của Tòa án quân sự Trung ương4, từ năm 2000 đến 2012, toàn ngành Tòa án quân sự xét xử 3.494 vụ/5.521 bị cáo, trong đó có 111 vụ/133 bị cáo về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân và 3.383 vụ/5.388 bị cáo về các tội phạm khác. Qua số liệu nói trên cho thấy, về cơ bản các qui định của BLHS hiện hành đã tạo cơ sở pháp lý toàn diện và đầy đủ để các cơ quan tiến hành tố tụng sử dụng trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Theo đánh giá của các Bộ, ngành5 nhìn chung, công tác thi hành BLHS trong những năm qua đạt được những kết quả nhất định. Các cơ quan tiến hành tố tụng ở các cấp đã triển khai và thực hiện một cách nghiêm túc, quá trình áp dụng các quy định của BLHS trong công tác điều tra, truy tố, xét xử được thực hiện một cách khách quan, chính xác. Các cơ quan tiến hành tố tụng đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt cơ chế phối hợp với các ban, ngành có liên quan đến hoạt động đấu tranh phòng, chống và xử lý tội phạm, tình trạng xử lý oan sai xảy ra không đáng kể. Báo cáo của Ngành Tòa án khẳng định: hoạt động áp dụng Báo cáo tổng kết 03 năm thi hành BLHS trong lực lượng Công an nhân dân (Báo cáo số 214/BC - BCA ngày 06/3/2013). 3 Báo cáo số .40/TANDTC-KHXX ngày .21./.12 /2012 của Tòa án nhân dân tối cao Tổng kết việc thi hành Bộ luật hình sự 1999. 4 Báo cáo số 3870/BQP-VPC ngày 07/12/2012 của Bộ Quốc phòng Tổng kết 11 năm thi hành Bộ luật hình sự. 5 Thống kê Báo cáo tổng kết thi hành BLHS của 21 bộ ngành và 63 tỉnh thành phố. 2 Diễn đàn đối thoại chính sách pháp luật lần thứ nhất 2013 Trang 6 các quy định của BLHS để đấu tranh phòng, chống tội phạm trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực, phát huy hiệu quả, thể hiện tinh thần chủ động phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh chống tội phạm, thông qua hình phạt nhằm răn đe, giáo dục, cảm hóa, cải tạo người phạm tội trở thành người lương thiện, qua đó bồi dưỡng mọi công dân tinh thần, ý thức làm chủ xã hội, ý thức tuân thủ pháp luật, chủ động tham gia phòng ngừa và chống tội phạm; công tác xét xử cũng đã có nhiều chuyển biến tích cực, bảo đảm về chất lượng và số lượng giải quyết án, đảm bảo công bằng trong xét xử, bản án tuyên được người dân đồng tình ủng hộ6. Formatted: Vietnamese 2. Một số vướng mắc, bất cập Bên cạnh những thành công, BLHS còn bộc lộ một số hạn chế mà nguyên nhân của nó có thể xuất phát từ những vướng mắc, bất cập chung, nhưng cũng xuất phát từ những nguyên nhân có tính chất đặc thù a) Những vướng mắc bất cập chung: Trong quá trình thực hiện, BLHS cũng đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập, thể hiện ở chỗ: Thứ nhất, một số quy định của BLHS còn không rõ ràng; nhiều tình tiết, yếu tố định tội, định khung hình phạt mang tính định tính, trừ tượng, khó hiểu; dấu hiệu cấu thành của nhiều tội phạm tương tự nhau, rất khó phân biệt; có sự mâu thuẫn giữa các quy định trong một số điều luật;... Trong khi đó, việc hướng dẫn thi hành BLHS mặc dù đã được các Bộ, ngành quan tâm nhưng nhìn chung vẫn còn chậm. Một số nhóm tội phạm quy định trong BLHS đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn thi hành hoặc chỉ mới có hướng dẫn về một vài tội đơn lẻ, ví dụ như: nhóm các tội phạm về môi trường; nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính; nhóm các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân; nhóm các tội xâm phạm hoạt động tư pháp; ... Thứ hai, trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong điều kiện hội nhập quốc tế, nhiều hành vi nguy hiểm cho xã hội đã và đang xảy ra cần phải bị xử lý Báo cáo số 40/TANDTC-KHXX ngày .21./.12 /2012 của Tòa án nhân dân tối cao Tổng kết việc thi hành Bộ luật hình sự 1999. 66 Diễn đàn đối thoại chính sách pháp luật lần thứ nhất 2013 Trang 7 hình sự nhưng chưa được BLHS quy định, ví dụ như: hành vi lợi dụng việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi để trục lợi; mua bán nội tạng người vì mục đích lợi nhuận; vi phạm nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội; cung cấp thông tin không có thật cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng; quấy rối, khủng bố tinh thần; vi phạm quy tắc nghề nghiệp công chứng, chứng thực gây hậu quả nghiêm trọng; xâm phạm quyền đình công của người lao động; thành lập hoặc tham gia vào các băng nhóm tội phạm theo kiểu "xã hội đen"; .... Mặc dù BLHS 1999 đã được Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều vào năm 2009, song vẫn còn rất nhiều quy định cần thiết phải điều chỉnh để phù hợp với tình hình hiện nay, như một số tội danh chưa được quy định cụ thể, các văn bản hướng dẫn thi hành còn thiếu, lại chưa thật sự phù hợp; một số hành vi nguy hiểm cho xã hội cần được hình sự hóa trong BLHS; một số chế định, chính sách hình sự cần được sửa đổi, bổ sung phù hợp với xu hướng phát triển, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế trong tình hình mới. Thứ ba, một số quy định của BLHS và BLTTHS cũng như các luật khác chưa thật sự đồng bộ dẫn đến vướng mắc trong quá trình áp dụng trên thực tế (ví dụ: quy định về khởi tố theo yêu cầu của người bị hại đối với tội cố ý gây tích; quy định của BLHS về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản liên quan đến khái niệm "bỏ trốn" theo Luật Cư trú; ...). Các vướng mắc này là những rào cản đối với các cơ quan tố tụng thực thi nhiệm vụ, qua đó làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào hệ thống các cơ quan tư pháp. Thứ tư, công tác hướng dẫn, tuyên truyên còn chưa được chú trọng đúng mức. Trong quá trình thực thi BLHS vẫn còn có trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ các quy định của BLHS, còn thiếu thống nhất trong việc áp dụng các điều khoản cụ thể của Bộ luật nên việc xử lý tội phạm còn chưa chính xác, còn để xảy ra một số trường hợp oan, sai. b) Những vướng mắc, bất cập xuất phát từ nhu cầu hội nhập quốc tế của Việt Nam nhưng chưa được quy định tại BLHS: Nhu cầu hội nhập quốc tế đã và đang đặt ra cho Việt Nam những thách thức không nhỏ, trong đó có yêu cầu hoàn thiện BLHS theo hướng tiếp cận sát hơn với các chuẩn mực quốc tế. Cụ thể: Diễn đàn đối thoại chính sách pháp luật lần thứ nhất 2013 Trang 8 Thứ nhất, về vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân: BLHS hiện hành chỉ truy cứu trách nhiệm đối với cá nhân người phạm tội, không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân, trong khi đó thực tiễn cho thấy nhiều tổ chức, doanh nghiệp (pháp nhân) vì chạy theo lợi nhuận đã bất chấp sự an toàn, tính mạng, sức khỏe của cộng đồng thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế như đầu cơ, trốn thuế, kinh doanh trái phép, buôn lậu hoặc vi phạm các quy định về hoạt động ngân hàng, chứng khoán, bảo vệ môi trường, bảo hộ lao động. Chủ thể này cần bị xử lý hình sự để răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung. Thứ hai, BLHS chưa nêu khái niệm pháp lý rõ ràng về người tổ chức, người xúi giục và người giúp sức; chưa giải thích thế nào là “câu kết chặt chẽ” nên rất khó áp dụng. Bên cạnh đó, BLHS cũng chưa xác định rõ nguyên tắc cá thể hóa hình phạt nhằm bảo đảm sự công bằng giữa hành vi phạm tội, tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội với hình phạt áp dụng trong vụ án có đồng phạm. Do vậy, dẫn tới bất cập là trong nhiều vụ án đồng phạm, người giúp sức có vai trò rất nhỏ nhưng cũng bị xử phạt quá nặng theo khung hình phạt mà người thực hành bị xét xử. Theo đánh giá chung, thì quy định này không bảo đảm sự công bằng giữa hành vi phạm tội, tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội với hình phạt áp dụng trong vụ án có đồng phạm. Thứ ba, một số hành vi nguy hiểm phát sinh trong quá trình hội nhập quốc tế, nhưng vẫn chưa được hình sự hóa hoặc chưa được hình sự hóa một cách đầy đủ. Khi hành vi nguy hiểm xảy ra, các cơ quan chức năng thường phải vận dụng những điều luật khác để áp dụng. Thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm trong thời gian qua cho thấy, một số hành vi như hành vi buôn bán người với mục đích bóc lột lao động; hành vi lạm dụng lao động trẻ em, đối xử tàn tệ để bóc lột sức lao động trẻ em; hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực để đe dọa người mang thai phải loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính; hành vi phá thai mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính; hành vi thành lập hoặc tham gia vào tổ chức tội phạm; hành vi chiếm đoạt, mua bán trái phép mô tạng, các bộ phận cơ thể người, thai nhi; hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ do người đi bộ tham gia giao thông thực hiện; hành vi lợi dụng bán hàng đa cấp để chiếm đoạt tiền, tài sản; Diễn đàn đối thoại chính sách pháp luật lần thứ nhất 2013 Trang 9
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.