Điểm khủng hoảng: phần 2 - nxb lao động

pdf
Số trang Điểm khủng hoảng: phần 2 - nxb lao động 37 Cỡ tệp Điểm khủng hoảng: phần 2 - nxb lao động 393 KB Lượt tải Điểm khủng hoảng: phần 2 - nxb lao động 0 Lượt đọc Điểm khủng hoảng: phần 2 - nxb lao động 1
Đánh giá Điểm khủng hoảng: phần 2 - nxb lao động
4.8 ( 20 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 37 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Chương 11. Tập trung vào nơi có giải pháp chính “Không phải hoàn cảnh tạo nên con người mà chính con người tạo ra hoàn cảnh.” — Frederick w. Robertson Lý do chính dẫn bạn đến khủng hoảng là do bạn rời khỏi con đường chính lúc đầu đang dẫn bạn tới thành công. Đôi lúc, việc hữu ích nhất bạn có thể làm là nhớ lại những gì bạn đã quên trong quá trình trưởng thành và phát triển công việc kinh doanh của mình. Ví dụ, mọi công việc kinh doanh đều bắt đầu với lợi thế cạnh tranh cốt lõi được tạo ra bởi chủ doanh nghiệp và những nhân viên chủ chốt. Vậy lợi thế cạnh tranh cốt lõi của bạn là gì? Đó là thứ bạn đặc biệt làm tốt hơn 90% các đối thủ cạnh tranh còn lại. Những sản phẩm hay dịch vụ chính của bạn trên thị trường đều mở rộng từ lợi thế cạnh tranh cốt lõi này. Bạn dùng nó để sản xuất ra sản phẩm và dịch vụ mà khách hàng sẵn sàng chi trả. Để đối mặt với những vấn đề, thất vọng hay thất bại khó tránh khỏi trong công việc hay kinh doanh, bạn phải liên tục đặt ra câu hỏi, “Bạn có lợi thế gì? Bạn có thể làm tốt hơn tất cả mọi người việc gì? Cho đến hiện tại, lý do chính khiến bạn thành công là gì?” Thành công của bạn chỉ đến từ một vài thứ Hãy nhớ rằng 80% kết quả bạn đạt được đến từ 20% những điều bạn làm. Nói cách khác, 80% lợi nhuận bạn có được đến từ 20% sản phẩm và dịch vụ của bạn; 80% năng suất của bạn đến từ 20% nhân viên; 80% thành công của bạn đến từ 20% những gì bạn làm, và tương tự như vậy. Bạn cần nhìn rõ lại xem 20% đó là gì mỗi khi đối mặt với thất bại bất ngờ trong kinh doanh. Hãy bắt đầu từ lĩnh vực chuyên sâu của bạn. Bạn đang tập trung thời gian, sự quan tâm và nỗ lực vào nhóm khách hàng, thị trường hay dòng sản phẩm nào? Nếu bạn tham khảo ý kiến khách hàng về việc kinh doanh của bạn và lĩnh vực bạn đang tập trung, họ sẽ nói gì? Lý do chính cho những vấn đề bạn gặp phải trong kinh doanh thường đến từ việc bạn muốn phát triển, mở rộng sang lĩnh vực mà bạn không có thế mạnh. Bạn khác biệt và lợi hại ra sao? Sự khác biệt của bạn trong một lĩnh vực nào đó chính là chìa khóa để thành công trong kinh doanh. Liệu bạn có thể mang đến cho khách hàng thứ mà đối thủ của bạn không có? Doanh nghiệp của bạn có thể làm điều gì cho khách hàng để trở nên đặc biệt? Nguyên tắc là: Nếu bạn không có lợi thế cạnh tranh thì đừng nên cạnh tranh. Trách nhiệm lớn nhất của bạn là xác định và phát triển thế mạnh khác biệt, lợi thế cạnh tranh của mình, sau đó tập trung vào các nỗ lực marketing và bán hàng trong lĩnh vực đó. Điều gì chỉ bạn mới có thể làm được cho khách hàng mà không công ty khác nào có thể? Đâu là “ưu thế độc nhất” của bạn? Mỗi công ty đều phải xuất sắc trong một lĩnh vực. Vậy lĩnh vực của công ty bạn là gì ? Đó là thứ mà bạn giỏi và là thứ quan trọng, có giá trị với khách hàng. Mỗi cá nhân cũng đều có những điểm mạnh riêng. Vậy bạn có thể làm tốt hơn đồng nghiệp của mình điều gì? Phát triển và khai thác thế mạnh của bạn là chìa khóa để vượt qua thời kỳ khủng hoảng. Đôi khi chỉ đơn thuần là chuyển sang thực hiện những gì bạn thực sự làm tốt cũng có thể giúp bạn xoay chuyển tình thế. Bảo vệ giá trị cốt lõi của bạn Áp dụng “chiến lược Tử Cấm Thành” (citadel strategy) trong doanh nghiệp của bạn. Hãy tưởng tượng rằng doanh nghiệp của bạn là một kinh thành bị bao vây. Bạn phải từng bước rút lui từ ngoại thành vào nội thành và cuối cùng là đại nội, nơi được bảo vệ nghiêm ngặt. Dưới đây là 8 điểm mấu chốt để tìm ra và bảo vệ giá trị cốt lõi của bạn. 1. Thành trì của bạn chính là sản phẩm và dịch vụ quan trọng nhất cho sự phát triển và lợi nhuận của bạn. Nếu sản lượng sụt giảm, bạn sẽ giữ lại những gì để tồn tại và tiếp tục thành công trên thị trường hiện tại. 2. Xác định người chủ chốt trong doanh nghiệp, tổ chức của bạn. Đâu là 20% nhân viên mang lại 80% kết quả kinh doanh của bạn? Đâu là ngân hàng, nhà phân phối, chủ nợ, khách hàng, v.v… giữ vai trò quan trọng cho sự thành công của bạn? Bạn sẽ lập tức làm gì để đảm bảo họ trung thành và hỗ trợ cho bạn? 3. Hoạt động marketing cốt lõi của bạn là gì? Bạn đã làm những gì để thu hút lượng lớn khách hàng tiềm năng? Bạn cần làm gì để tập trung nhiều thời gian và nguồn lực hơn vào những hoạt động đó? 4. Kênh bán hàng quan trọng nhất của bạn là gì? Đó là quy trình, con người, phương pháp để đạt được lượng hàng bán ra, doanh thu và dòng tiền lớn nhất và được kỳ vọng nhất. Đó là gì, và bạn cần làm gì để tối đa hóa kết quả có được từ đó? 5. Đâu là những tâm điểm tạo ra lợi nhuận cho bạn? Đâu là 20% hoạt động tạo ra 80% lợi nhuận? Bạn cần làm gì ngay để củng cố những hoạt động đó? 6. Nhóm khách hàng tiềm năng nhất của bạn là ai? Đó là những khách hàng quan trọng nhất mà bạn có, những người mua nhiều nhất, thanh toán đúng hạn nhất, và là nguồn thu lớn nhất của bạn. Bạn cần làm gì để đảm bảo họ luôn ở bên bạn trong thời kỳ khủng hoảng? 7. Suy nghĩ về kỹ năng, phẩm chất và tính cách của cá nhân bạn? Điều gì bạn có thể làm cả ngày mà có thể mang lại thành công và giúp doanh nghiệp của bạn tồn tại? Bạn sẽ sắp xếp lại thời gian như thế nào để dành nhiều thời gian trong ngày hơn để làm những việc mang lại nhiềuđóng góp hơn cho doanh nghiệp của bạn? 8. Cuối cùng, bạn cần xác định vùng mục tiêu chính của doanh nghiệp bạn là gì? Mục tiêu cụ thể nào bạn cần đạt được hằng ngày, hằng tuần và hằng tháng để bán được hàng và thu lợi nhuận? Thế mạnh của bạn là gì? Điểm yếu của bạn? Bạn cần làm gì để tăng cường điểm mạnh và củng cố điểm yếu trong vùng mục tiêu chính? Nếu muốn vượt qua thời kỳ khủng hoảng, khả năng khoanh vùng mục tiêu chính và tập trung năng lượng cũng như nguồn lực vào nơi bạn có lợi thế cạnh tranh là điều thiết yếu. Hãy hành động 1. Xác định sản phẩm, dịch vụ và hoạt động quan trọng mang lại nhiều lợi nhuận cho bạn nhất và tập trung thời gian cũng như năng lượng của bạn vào đó. 2. Xác định khách hàng, thị trường, cách thức bán hàng và dành 80% thời gian lẫn tiền bạc để tối đa hóa kết quả từ đó. “Yếu tố quan trọng nhất là sự kiên trì, quyết tâm không cho phép năng lượng hay sự nhiệt tình của bạn bị hủy hoại bởi những cản trở chắc chắn sẽ xảy đến.” — James Whitcomb Riley Chương 12. Tập trung vào thứ tự ưu tiên “Trí tuệ tầm thường bị khuất phục bởi những rủi ro; trí tuệ vĩ đại vươn lên từ đó.” — Washington irving Khi đương đầu với khủng hoảng, khả năng tập trung có thể làm nên mọi khác biệt giữa thành công và thất bại. Bạn không thể hoàn thành mọi thứ, nhưng bạn có thể kiên trì hoàn thành một vài thứ quan trọng nhất. Đây là điều quan trọng để vượt qua khủng hoảng. Johann Wolfgang von Goethe đã từng nói, “Đừng bao giờ đặt những điều quan trọng nhất vào những thứ vô giá trị”. Stephen Covey cũng từng nói, “Điều quan trọng là biến những thứ quan trọng trở nên thực sự quan trọng”. Có một nguyên tắc rằng mỗi phút dành cho việc lên kế hoạch sẽ tiết kiệm được 10 phút thực hiện công việc. Thời gian dành ra để suy nghĩ về những gì sẽ làm trước khi bắt tay vào thực hiện sẽ giúp bạn tập trung vào hoạt động có thể mang lại kết quả khả quan nhất cho bạn và doanh nghiệp của bạn. Tránh việc “nghiêm trọng hóa những thứ nhỏ nhặt” (major in minors). Luôn tự hỏi bản thân, “Điều gì là thật sự quan trọng?” Khả năng hỏi và trả lời câu hỏi đó thường sẽ giúp bạn giữ đúng lộ trình và thoát ra khỏi khủng hoảng. Suy nghĩ trên giấy Để giữ cho bạn luôn tập trung vào mục tiêu ưu tiên của mình, đây là những bước cần làm: trước tiên, hãy suy nghĩ trên giấy. Viết những thứ quan trọng ra giấy để bạn có thể kiểm soát được tình hình trong giai đoạn nguy cấp hay khủng hoảng. Trước khi hành động, hãy lên danh sách những gì bạn phải làm để giải quyết vấn đề và vượt qua khủng hoảng. Vào năm 1342, nhà triết học William xứ Ockham6 đã phát triển lý thuyết được biết đến với tên Occam’s Razor. Nguyên lý này nói rằng, khi đối mặt với vấn đề hay tình huống phức tạp, cách phân tích, giải quyết đơn giản và trực tiếp nhất thường là cách làm đúng nhất. Điều đó có nghĩa là bạn không nên quá tập trung vào tiểu tiết. Thay vào đó, hãy bắt đầu từ những giải pháp đơn giản nhất. Ví dụ như, kỳ hạn cho đợt thanh toán đang đến gần mà bạn vẫn chưa có đủ tiền. Thông thường, cách đơn giản và trực tiếp nhất để giải quyết vấn đề này là xin chủ nợ gia hạn. Bạn cũng có thể đến gặp những khách hàng lớn và yêu cầu họ thanh toán trước cho sản phẩm hoặc dịch vụ họ sẽ mua trong tương lai khi cần huy động tiền mặt. Đôi khi với các vấn đề trong kinh doanh, bạn chỉ cần sa thải một người hoặc trực tiếp quản lý, giải quyết tình huống đó. Hãy luôn tìm giải pháp đơn giản và trực tiếp nhất để bước qua giai đoạn khủng hoảng. Lập danh sách Đầu ngày, hãy lập danh sách những việc bạn cần làm trong ngày. Xem qua danh sách đó và đánh dấu bảy việc quan trọng nhất. Tự hỏi bản thân, “Nếu tôi chỉ có thể làm một việc trong danh sách này ngày hôm nay, tôi sẽ làm việc gì?” Đánh số “1” ở bên cạnh công việc hay nhiệm vụ đó. Lặp lại việc đó đến khi bạn đánh dấu được đủ bảy đầu việc chính cần làm. Sau đó, bạn hãy tự thúc đẩy bản thân bắt tay vào công việc ngay lập tức, tập trung cao độ cho đến khi hoàn thành. Nếu bạn bị làm phiền hay bị xao nhãng, hãy cố gắng ngay lập tức quay trở lại với việc đang làm. Hành động này luôn mang lại cho bạn kết quả tốt trong công việc ở mọi hoàn cảnh. Phân loại công việc của bạn Để tập trung vào những việc được ưu tiên trong thời kỳ khủng hoảng, hãy sử dụng phương pháp phân loại. Phương pháp này được phát triển bởi quân đội Pháp trong Thế chiến I, khi trạm quân y phía sau chiến trường có quá nhiều người bị thương cần được điều trị. Họ đã giải quyết vấn đề bằng cách chia những người bị thương thành ba nhóm. Nhóm đầu tiên là những người không thể cứu chữa được. Họ được tách riêng ra và sử dụng những liệu pháp khiến họ cảm thấy dễ chịu hơn. Nhóm thứ hai gồm những người bị thương nhẹ và có thể bình phục nhanh. Nhóm thứ ba là những người cần phải được điều trị ngay để có thể giữ lại tính mạng. Đây là nhóm cần đến sự quan tâm, săn sóc chu đáo của các bác sĩ và y tá. Trong kinh doanh, bạn cũng nên áp dụng phương pháp này. Hãy tập trung vào những vấn đề bạn cần giải quyết ngay và phớt lờ những vấn đề bạn không thể giải quyết. Đừng lãng phí thời gian vào những trường hợp mà dù có bạn hay không, vấn đề vẫn sẽ được giải quyết. Thay vào đó, bạn cần tập trung ngay vào những vấn đề rất cần đến sự đóng góp của bạn để cứu vãn tình thế. Điều gì là quan trọng? Trong lúc đương đầu với khủng hoảng, hãy luôn tự hỏi: Điều gì là quan trọng trong tình huống này? Trong tất cả những gì có thể làm, nếu tôi chỉ làm một điều, mọi việc sẽ như thế nào? Tình huống này cần đến điều gì mà chỉ tôi mới có thể đáp ứng được? Hai câu hỏi hữu ích nhất để bạn giữ đúng lộ trình là: “Điều gì mà chỉ có tôi mới có thể làm và nếu làm tốt điều đó, tôi có thể tạo ra thay đổi thực sự hay không?” và “Đâu là việc hữu ích nhất mà tôi đang làm?” Dù câu trả lời của bạn là gì, hãy luôn nhắc nhở bản thân thực hiện công việc theo thứ tự ưu tiên cho đến khi hoàn thiện được chúng. Bằng cách tập trung vào nhóm công việc được ưu tiên nhất, bạn sẽ làm việc năng suất và hiệu quả hơn để đưa bạn và công ty thoát khỏi khủng hoảng. Hãy hành động 1. Xác định điều chỉ bạn có thể làm được mà nếu làm tốt điều đó bạn sẽ tạo ra được khác biệt thật sự và đưa bạn thoát khỏi tình trạng khủng hoảng. 2. Giảm bớt việc để bắt kịp tiến độ! Điều gì đơn giản, rõ ràng nhất mà bạn có thể làm ngay để không tiếp tục rơi vào trạng thái khủng hoảng? “Làm những gì bạn có thể, với những gì bạn có, ngay tại nơi bạn đang đứng.” — Theodore Roosevelt Chương 13. Phản công! “Chúng ta không còn là những con rối bị điều khiển bởi những thế lực bên ngoài, tự chúng ta đã là một thế lực mạnh.” — Leo buscaglia Khi sự sống còn của doanh nghiệp bị đe dọa, bạn cần bắt đầu suy nghĩ như một nhà lãnh đạo quân sự trong trận chiến. Tình huống thường sẽ rất nghiêm trọng đòi hỏi bạn phải tiến về phía trước, đưa ra những quyết định cứng rắn và thực hiện chúng ngay lập tức. Những nhà lãnh đạo quân sự hàng đầu đã được nghiên cứu bắt đầu từ những nhà lãnh đạo trong những năm 600 TCN. Qua nhiều thế kỷ, rất nhiều nguyên tắc chiến thuật trong quân đội mang đến chiến thắng và đánh bại kẻ thù đã được xác định và ghi lại. Chúng được truyền đạt cho sinh viên trong các trường quân sự trên thế giới. Bằng việc ứng dụng những nguyên tắc chiến thuật trong quân đội vào cuộc sống và công việc, bạn có thể xoay chuyển tình thế và đạt được những kết quả vượt trội. Chiến thuật số 1: Xác định rõ mục đích của bạn Đây là nguyên tắc về mục tiêu. Nó đòi hỏi bạn phải thật rõ ràng về những mục đích bạn muốn và cần để vượt qua khủng hoảng. Trong kinh doanh, việc thực hiện nguyên tắc này thường sẽ tập trung vào những mục tiêu liên quan đến bán hàng, doanh số và dòng tiền. Bạn cần lên kế hoạch, lịch trình và ủy quyền cho đúng người để đạt được mục đích quan trọng nhất của mình. Mỗi người cần thật rõ ràng về những gì họ mong đợi, và họ phải cam kết để thành công, để chiến thắng, dù khủng hoảng có nghiêm trọng đến mức nào. Chiến thuật số 2: Hành động mạnh mẽ Đây là nguyên tắc về tấn công. Nó đòi hỏi bạn phải hành động, mạnh mẽ tiến lên để đương đầu với khó khăn và giải quyết vấn đề. Như Napoleontừng nói, “Không chiến thắng lớn nào có được nhờ sự phòng thủ.” Phản xạ tự nhiên khi phải đương đầu với khủng hoảng của bạn luôn là lùi lại, giảm tải, hành động an toàn. Do đó, bạn cần chống lại xu hướng này và dũng cảm tiến bước để kiểm soát tình hình và đương đầu với khó khăn bằng sự kiên định, quyết đoán. Mỗi khi công ty của tôi gặp vấn đề trong chuyện tiền bạc, câu thần chú của tôi luôn là, “Nếu nghi ngờ, thì đừng nên làm” (When in doubt, sell your way out). Bạn không thể cắt giảm chi phí khi gặp khủng hoảng tài chính. Bạn phải tạo ra doanh thu và cách duy nhất để làm việc đó là bán thứ gì đó cho ai đó. Luôn suy nghĩ theo hướng tạo ra doanh thu từ việc bán hàng. Suy nghĩ tích cực và tập trung vào đó. Tất cả các công ty vực dậy được từ khủng hoảng, như IBM vào năm 1991, đã tự đứng lên bằng cách tập trung tạo doanh thu bán hàng. Chiến thuật số 3: Tập trung nguồn lực của bạn Nguyên tắc chiến thuật số 3 là nguyên tắc tập trung. Nó đòi hỏi bạn hội tụ những người giỏi nhất, năng lượng dồi dào nhất và nguồn lực có hạn của bạn vào nơi có khả năng giành được chiến thắng lớn nhất. Tái cơ cấu và tái tổ chức hoạt động tập trung vào những gì bạn giỏi nhất để đưa bạn ra khỏi khủng hoảng nhanh hơn bất kỳ ai. Chiến thuật số 4: Luôn linh động Đây là nguyên tắc về mưu kế. Hầu hết các trận đánh thành công đều là kết quả của việc sử dụng mưu kế. Trong kinh doanh, việc thực hiện chiến thuật này đòi hỏi bạn cần áp dụng những thứ mới và nếu nó không thành công, hãy thử những cách khác. Bạn cần linh động và sáng tạo để đạt được mục tiêu. Cân nhắc việc làm những điều hoàn toàn trái ngược với những gì bạn từng làm. Tạo cơ hội cho mọi lựa chọn. Bạn sẽ tồn tại và thành công. Chiến thuật số 5: Tập trung mọi thông tin có sẵn Nguyên tắc chiến thuật số 5 là nguyên tắc về tình báo (từng được đề cập trong chương 4). Tình báo có nghĩa là bạn phải tìm ra sự thật về tình huống đang gặp phải. Bạn hãy làm tất cả những gì có thể để tìm hiểu. Đặt câu hỏi, gọi điện cho mọi người, tìm thông tin trên mạng. Thông tin bạn có càng nhiều và càng chất lượng, bạn càng có thể đưa ra quyết định tốt và hiệu quả. Chiến thuật số 6: Để mọi người làm việc cùng nhau Nguyên tắc số 6 để thành công là phối hợp hành động. Đảm bảo mọi người trong nhóm của bạn có chung mục tiêu, giá trị cơ bản và hiểu rõ về nhiệm vụ. Mỗi người cần biết được điều gì đang xảy ra và những người khác đang làm gì. Một trong những nguyên tắc để chiến thắng trong quân sự là bạn không bao giờ được tin vào may mắn hay ước rằng chuyện gì đó sẽ xảy đến. Hy vọng không phải một chiến thuật. Hãy dựa vào bản thân và không kỳ vọng một chiến thắng dễ dàng. Napoleon từng được hỏi về việc ông có tin vào may mắn trên chiến trường hay không, ông đã trả lời, “Có. Tôi tin vào may mắn. Tôi cũng tin vào vận xui và tôi tin là tôi sẽ luôn gặp nó. Vì vậy, tôi luôn lên kế hoạch dựa vào đó.” Bạn cũng nên làm như vậy. Nếu có một may mắn vụt qua, coi như bạn đã được phù hộ. Tuy nhiên không nên dựa vào đó và hy vọng nó xảy ra. Chiến thuật số 7: Bạn là lãnh đạo! Nguyên tắc chiến thuật số 7 là thống nhất mệnh lệnh. mọi người đều phải biết rằng bạn có toàn quyền ra lệnh. Bạn là người chịu trách nhiệm chính. Mọi người phải báo cáo cho bạn và trả lời bạn. Trong những lúc đương đầu với khủng hoảng, bạn cần làm mọi người hiểu bạn đang giữ vai trò lãnh đạo. Cuối cùng, trong lúc hành động để giải quyết khủng hoảng, yếu tố quan trọng nhất bạn cần có là cam kết dốc toàn lực để thành công, vượt qua khó khăn dù bạn là ai. Chìa khóa để thành công là trực tiếp đối mặt với vấn đề và không ngừng tiến lên. Người ta nói sự táo bạo, mạnh dạn có thể đưa bạn vào nhiều rắc rối, nhưng táo bạo và mạnh dạn hơn lại có thể đưa bạn thoát khỏi vấn đề. Hãy hành động ngay và liên tục cho đến khi bạn thành công. Hãy hành động 1. Xác định mục tiêu bạn cần đạt được, thường là về tài chính, để đưa bạn thoát khỏi khủng hoảng. Mọi người chắc chắn đều biết rõ mục đích đó. 2. Luôn nhắc nhở bản thân tập trung toàn lực vào mục tiêu đó, tránh tập trung vào những thứ lặt vặt. “Thành công nói rộng ra dường như là việc vẫn trụ vững khi mọi người đã từ bỏ.” — William Feather Chương 14. Tạo ra dòng tiền ‘’Hoàn cảnh không tạo nên một con người, chính con người mới tạo ra hoàn cảnh. Chúng ta là những chủ thể tự do và mạnh mẽ hơn bất cứ thứ gì.” — Benjamin disraeli Thứ quan trọng nhất được cân nhắc trong bất kỳ doanh nghiệp nào đều là tài chính. Nó giống như máu và ôxy cung cấp cho bộ não. Nó tạo ra sự khác nhau giữa sự sống và cái chết, thành công và thất bại của một doanh nghiệp. Khủng hoảng thường xuất hiện khi có gián đoạn bất ngờ trong dòng tiền đe dọa đến sự tồn vong của doanh nghiệp. Khả năng xử lý gián đoạn trong dòng tiền này chứng tỏ sự thông minh và năng lực lãnh đạo doanh nghiệp của bạn. Vấn đề tài chính có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố. Dù nguyên do là gì, bạn cần lập tức ý thức và hành động: Giữ bình tĩnh. Tìm kiếm sự thật. Nắm quyền kiểm soát. Cắt giảm tổn thất. Liên lạc thường xuyên với những người quan trọng ở trong và ngoài doanh nghiệp của bạn. Khi doanh thu giảm đột ngột Nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề tài chính thường bắt nguồn từ bộ phận bán hàng. Sản lượng bán ra cần thiết để bạn tồn tại và phát triển không đạt được vì nhiều lý do. Thông thường, con đường nhanh nhất để vượt qua khủng hoảng về tài chính là bán được nhiều sản phẩm hơn và kiếm tiền ngay lập tức. Bạn thường phải đương đầu với chuyện tiền bạc khi khách hàng không thanh toán hoặc không đòi được các khoản phải thu. Chính vì vậy, bạn không thiếu tài sản mà chỉ thiếu tiền mặt. Tuy nhiên, tình huống này vẫn có thể gây nguy hiểm cho bạn. Đôi khi khoản vay hoặc đầu tư của bạn cũng không đạt được theo đúng lộ trình mong đợi. Các khoản thu, khoản đầu tư của bạn cũng có thể không đến như phán đoán. Phân tích tình huống của bạn một cách cẩn trọng Khi phải đương đầu với vấn đề về tài chính, điều đầu tiên bạn nên làm là phân tích vấn đề một cách cẩn trọng. Xác định chính xác bạn đang có bao nhiêu tiền trong tay, ở mọi trạng thái, từ mọi nguồn lực. Hãy xác định xem trong một tháng tới bạn có thể có được thêm bao nhiêu mà không dựa vào may mắn. Không bao giờ đưa ra giả định. Nếu số tiền liên quan đến sự sống còn của bạn, bạn cần đặt nó lên thứ tự ưu tiên cao nhất và tập trung vào đó. Luôn nhớ rằng, hy vọng không phải là chiến thuật tốt và bạn không bao giờ được tin vào may mắn. Hãy tính toán xem bạn sẽ tiêu bao nhiêu trong hôm nay, trong vài ngày và vài tuần tới. Như một quá trình chọn lọc, hãy ngăn chặn việc dòng tiền bị rò rỉ bất cứ lúc nào. Cắt mọi khoản chi lãng phí. Chủ nợ và nhà cung cấp có thể tạm thời không hài lòng nhưng họ chỉ phải đối mặt với sự khó chịu, còn bạn phải đối mặt với sự sống còn. Ngừng mọi khoản chi trừ khoản mục nào thật sự quan trọng để giữ cho công ty
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.