Di cư an toàn và cơ hội việc làm bền vững

pdf
Số trang Di cư an toàn và cơ hội việc làm bền vững 6 Cỡ tệp Di cư an toàn và cơ hội việc làm bền vững 1 MB Lượt tải Di cư an toàn và cơ hội việc làm bền vững 0 Lượt đọc Di cư an toàn và cơ hội việc làm bền vững 3
Đánh giá Di cư an toàn và cơ hội việc làm bền vững
5 ( 12 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 44/Quý III - 2015 DI CƯ AN TOÀN VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM BỀN VỮNG Ths. Ngô Văn Nam Viện Khoa học Lao động và Xã hội Tóm tắt: Việc làm là một trong những nhu cầu cơ bản của con người để bảo đảm cuộc sống và phát triển toàn diện. Tạo việc làm, bảo đảm quyền bình đẳng về việc làm cho mọi người lao động là trách nhiệm của mọi quốc gia. Người lao động đi ra nước ngoài tìm kiếm cơ hội việc làm, mang lại nhiều lợi ích cho bản thân và gia đình, xã hội. Tuy nhiên, trên thực việc người lao động tham gia thị trường lao động quốc tế có được đầy đủ các thông tin và có chú trọng tới việc tìm hiểu về hệ thống luật pháp, chính sách và các chương trình hỗ trợ, biện pháp về tuyển dụng hay không là một vấn đề khác. Bài báo này đưa ra góc nhìn của tác giả về một số vấn đề người lao động di cư cần chú ý, quan tâm khi tìm kiếm cơ hội việc làm ở ngành điều dưỡng tại Đức. Từ khóa: Di cư, việc làm bền vững, điều dưỡng viên tại Đức Abstract: Employment is one of the basic needs of human to ensure a good life and comprehensive development. Therefore, creating jobs and ensuring job equality for population are responsibilities of all nations. Vietnamese workers are dispatched for overseas employments so as to bring back benefits for themselves, their families and the society. However, the accessibility of Vietnamese workers of labour market information, legal document and policies, supporting programs and procedure of application for overseas jobs are matter of concern at present. In this paper, the writer stated some note worthy points in procedure of application for overseas employment of nursing work in Germany. Key words: Migration, decent work. I. Giới thiệu Theo khái niệm của Liên hợp quốc “Di cư là hiện tượng các cá nhân hay cộng đồng di chuyển khỏi nơi cư trú từ đơn vị hành chính lãnh thổ này tới đơn vị hành chính lãnh thổ khác trong một khoảng thời gian tương đối dài gắn liền với việc tìm kiếm điều kiện sống, công việc làm ăn tốt hơn”. Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, lao động di cư là một phần không thể tách rời giữa các nền kinh tế, lao động di cư góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế của cả nước xuất khẩu và nhập khẩu lao động. Có hai hình thức di cư hợp pháp và bất hợp pháp, thì việc di cư an toàn là trước hết phải là di cư hợp pháp, có tổ chức. Người tham gia di cư phải được tư vấn về những điều kiện cần thiết, hoặc bắt buộc phải có trước khi tiến hành di cư, được trang bị những kiến thức cơ bản, hiểu biết về những thủ tục hành chính và các loại hồ sơ giấy tờ cần thiết của người muốn di cư, nắm được những thông tin cơ bản về nơi cư trú mới, tránh được các 76 Nghiªn cøu, trao ®æi nguy cơ rủi ro về kinh tế và rơi vào các đường dây buôn bán người. Việc hội nhập các cộng đồng kinh tế mới của Việt Nam, sẽ tạo ra nhiều cơ hội để người lao động dịch chuyển sang các nước khác để đáp ứng sự thiếu hụt nhân lực cho các quốc gia này, cải thiện thu nhập và tích luỹ những kinh nghiệm mới cho bản thân. Năm 2015, Việt Nam chính thức là thành viên của cộng đồng kinh tế ASEAN và đang trong quá trình kết thúc đàm phám tham gia Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), điều này cho thấy Việt Nam đang bước vào thời kỳ phát triển chiến lược mới, hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Việc thúc đẩy phát triển thị trường lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đi lao động ở nước ngoài như chương trình đưa điều dưỡng viên sang học tập và làm việc tại Đức là một hoạt động đúng đắn và phù hợp với khát vọng chính đáng của người lao động, mong muốn của học viên và gia đình, đúng theo quy luật của di cư quốc tế, tạo cơ hội cho người lao động có việc làm chính đáng, ổn định cuộc sống gia đình, nguồn tài chính ngoại hối góp phần tăng trưởng kinh tế quốc gia và phát triển bền vững. Đây là một minh chứng cho quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường, quy luật cung cầu lao động, chênh lệch về mức sống, thu nhập và các điều kiện an sinh xã hội… sự già hóa dân số của Đức và tạo cơ hội thu hút nguồn lao động nhập cư từ các quốc gia khác ngoài cộng đồng kinh tế Châu Âu. Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 44/Quý III - 2015 Trên thực tế không phải người lao động nào đi làm việc ở nước ngoài cũng tìm hiểu về di cư lao động an toàn, ổn định sinh sống phát triển và có việc làm bền vững. Do vậy, việc cung cấp thông tin chính xác và các hiểu biết cơ bản cho người lao động là điều kiện cần thiết bảm đảm cho người lao động di cư an toàn, ổn đinh sinh sống và phát triển. II. Thực trạng và quản lý lao động di cư và người lao động theo chương trình điều dưỡng viên Việt Nam sang CHLB Đức Hiện nay, thông tin và số liệu về di cư của người Việt Nam ra nước ngoài được các Bộ, ngành liên quan thu thập, quản lý và theo dõi theo mục tiêu và nhu cầu quản lý của từng cơ quan riêng biệt. Điều này dẫn đến những hạn chế nhất định cho các cơ quan quản lý cũng như các đối tượng quan tâm trong việc sử dụng, công bố các số liệu đảm bảo tính thống nhất và rõ ràng, đặc biệt trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu về di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài. Trên góc độ quản lý của ngành Lao động, nguồn số liệu về người lao động Việt Nam di cư sẽ được xây dựng trên cơ sở dữ liệu về người lao động đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng, các dữ liệu được thu thập báo cáo từ các doanh nghiệp có giấy phép xuất khẩu lao động. Theo định kỳ các doanh nghiệp báo cáo tình hình và số lượng người lao động đi nước ngoài theo hợp đồng lên Cục quản lý lao động ngoài nước, các con số chủ yếu phản ánh việc hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch của doanh nghiệp xuất khẩu lao 77 Nghiªn cøu, trao ®æi động mà thiếu các thông tin phân tổ phục vụ công tác nghiên cứu, quản lý di cư như trình độ, giới tính, các thay đổi tâm sinh lý, điều kiện an sinh xã hội và phản hồi của người lao động về các điều kiện sinh hoạt, các yếu tố an toàn lao động và những kiến thức về hội nhập trong di cư quốc tế. Mặt khác, với chức năng quản lý hiện nay, Cục quản lý lao động ngoài nước không thể thống kê số liệu chinh xác đối với hình thức lao động di cư theo các kênh cá nhân, con số lao động di cư tự do này chắc chắn không thuộc đối tượng báo cáo của các doanh nghiệp dịch vụ xuất khẩu lao động và các tổ chức sự nghiệp có đưa người lao động đi làm việc nước ngoài theo diện nhận thầu, trúng thầu hoặc thực tập tay nghề. Điều này vừa phản ánh sự thiếu hụt trong bức tranh lao động di cư tại đầu đi (các số liệu quản lý trong nước) và đầu đến nơi công dân Việt Nam lao động, sinh sống và cư trú. Thực tế này đòi hỏi cần quy định chức năng nhiệm vụ cho một cơ quan quản lý Nhà nước, Bộ ngành cụ thể được giao đầu mối trong việc chịu trách nhiệm thu thập và thống kê giữ liệu về di cư của công dân Việt Nam ra người ngoài, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá thực trạng, xây dựng và hoàn thiện chính sách về lao động di cư Năm 2014, lần đầu tiên Việt Nam đưa được hơn 100.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó có thị trường lao động chất lượng cao như Nhật Bản, Hàn Quốc đã tiếp nhận lao động Việt Nam với số lượng gia tăng. Trong năm 2015, theo kế hoạch của Cục quản lý lao động ngoài Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 44/Quý III - 2015 nước thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đặt ra là sẽ cố gắng để đạt con số 100.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Để làm tốt công tác này, Cục quản lý lao động ngoài nước đã tiến hành xây dựng các nội dung văn bản, hướng dẫn các doanh nghiệp, đơn vị tham gia cung ứng lao động xuất khẩu chuẩn bị làm tốt công tác tuyển chọn, đào tạo, chuẩn bị nguồn lao động. Các văn bản chỉ đạo triển khai, cải cách thủ tục hành chính, các tài liệu, giáo trình, khung chương trình tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tuyển chọn đúng người, đúng đối tượng, làm tốt công tác bồi dưỡng kiến thức cần thiết, bảo đảm để người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài hiểu rõ mục đích đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với nhu cầu bản thân. Trong 2013, Cục Quản lý Lao động ngoài nước triển khai thí điểm chương trình đưa điều dưỡng, hộ lý Việt Nam đi học tập và làm việc tại Cộng hòa Liên bang Đức, tạo cơ hội cho các em tốt nghiệp các chuyên ngành điều dưỡng, hộ lý ra trường có cơ hội đi học tập và làm việc ở những nước có nền kinh tế, y tế phát triển hiện đại. Những học viên tham gia chương trình điều dưỡng viên học tập và làm việc tại Đức sẽ được cấp chứng chỉ quốc gia về chăm sóc người già của Liên bang Đức, sau thời gian học tập sẽ được yêu cầu làm việc tại các cơ sở chăm sóc người già tại Cộng hòa Liên bang Đức trong thời gian 3 năm. Sau thời gian này, điều dưỡng viên có thể lựa chọn tiếp tục làm việc tại các cơ sở chăm sóc người già 78 Nghiªn cøu, trao ®æi tại Liên bang Đức hoặc trở về nước làm việc. Dự án thí điểm hai năm đầu tiên của chương trình đã mang lại các kết quả thành công bước đầu, người lao động được học tập, rèn luyện làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, tác phong làm việc được phía đối tác đánh giá cao, được khuyến khích mở rộng và mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam phát triển thị trường lao động có trình độ kỹ thuật chuyên môn, kỹ thuật. Với mức lương hấp dẫn từ 35-50 triệu/tháng, được làm việc trong môi trường hiện đại, đất nước có kinh tế phát triển, chương trình học tập và làm việc ngành điều dưỡng tại CHLB Đức được người lao động rất quan tâm. Bên cạnh đó, với thực trạng dân số già, theo cơ quan thống kê của Đức, đến năm 2020 nước Đức sẽ cần 900.000 lao động làm việc trong lĩnh vực điều dưỡng và chăm sóc người già. Theo thông tin chính thức của Cục quản lý lao động ngoài nước, đối với chương trình đưa người lao động đi học tập là việc theo ngành điều dưỡng viên tại Đức, hiện tại chưa có sự tham gia của khối doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, lợi dụng kẽ hở của pháp luật và thiếu hiểu biết, nhẹ dạ của người lao động, nhiều công ty đã sử dụng các thủ đoạn tinh vi, thậm chí quảng cáo quảng cáo công khai tuyển điều dưỡng viên sang CHLB Đức làm việc một cách bất hợp pháp. Trước thực trạng trên, cùng với sự vào cuộc của các cơ quan quản lý nhà nước, Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 44/Quý III - 2015 người lao động đang tìm kiếm cơ hội việc làm ngành điều dưỡng tại CHLB Đức cũng cần tìm hiểu, trang bị cho mình những thông tin cần thiết để bảo đảm việc di cư của mình được an toàn và có cơ hội việc làm ổn định theo mong muốn III. Một số khuyến nghị với người lao động di cư tìm kiếm cơ hội việc làm Toàn cầu hóa, hội nhập các thị trường lao động là điều kiện thúc đẩy quá trình di cư, trước những thách thức, rủi ro. Đối với người lao động đi học tập và làm việc điều dưỡng tại CHLB Đức, tác giả đưa ra một số khuyến nghị sau để người lao động di cư một cách an toàn, tìm được cơ hội việc làm ổn định. 1. Tìm hiểu đầy đủ thông tin. Người lao động cần tích cực, chủ động trao đổi, nói chuyện với nhiều người, đặc biệt với người thân trong gia đinh và bạn bè của mình trước về ý định làm việc trong ngành điều dưỡng tại CHLB Đức. Những người đã từng làm việc, học tập ở nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ, cán bộ chính quyền địa phương, cơ quan quản lý lao động, văn phòng, dịch vụ tư vấn, hỗ trợ lao động ngoài nước (MRC), Cục Quản lý lao động ngoài nước – Bộ Lao động thương binh và Xã hội, và các tổ chức xã hội tại cộng đồng khác cũng có thể giải đáp những băn khoăn, thắc mắc và đưa ra những tư vấn cho người có nhu cầu đi lao động nước ngoài. Để có một được một chuyến đi hiệu quả, hội nhập tốt với văn hóa và môi trường làm việc của các bang, cơ sở làm 79 Nghiªn cøu, trao ®æi việc dự kiến muốn đến, người lao động di cư theo chương trình này, trước tiên phải chuẩn bị trình độ tiếng Đức tối thiểu ở mức B1. Bên cạnh đó, cũng nên tìm hiểu các thông tin về cuộc sống và các điều kiện làm việc ở nơi mình dự kiến tới sẽ như thế nào, thể chế luật pháp, văn hóa, những điều cấm và không cấm, những chi phí phải trả cho cuộc sống, sinh hoạt gồm những gì, công việc sẽ làm có những yêu cầu nào, điều kiện lao động và các quy định phát luật, những điều cần biết để chuẩn bị hồ sơ giấy tờ gì, những thách thức có thể bạn sẽ gặp phải (như cuộc sống xa gia đình trong nhiều năm, thời gian làm việc và văn hóa hội nhập) và số tiền bạn có thể tích lũy và gửi về nhà là bao nhiêu… trước khi đưa ra quyết định ra nước ngoài để làm việc. 2. Tìm hiểu và kiểm tra thông tin về công ty tuyển dụng. Người lao động cần kiểm tra kỹ xem công ty tuyển dụng có giấy phép hoạt động hợp pháp và có uy tín tốt không. Các thông tin của công ty tuyển dụng hoặc tuyển người sử dụng lao động yêu cầu bạn về độ tuổi, trình độ, sức khỏe hoặc làm việc có hợp đồng hay không có hợp đồng, đây là những dấu hiệu để cảnh báo về người chủ sử dụng lao động đó có tuyển dụng người lao động một cách hợp pháp hay không và họ có ý đồ muốn lợi dụng cho mục đích khác. Người cần yêu cầu lấy và giữ cẩn thận các hóa đơn, chứng từ đối với số tiền bạn đã thanh toán cho công ty tuyển dụng cũng như các giấy tờ liên quan đến quá trình làm thủ tục và xuất cảnh của mình để đối chiếu. Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 44/Quý III - 2015 Nếu công ty tuyển dụng đề nghị cho người lao động vay tiền để bạn có thể ra nước ngoài học tập và làm việc trong ngành điều dưỡng thì bạn cần cân nhắc mức lãi suất là bao nhiêu và tính toán khả năng và cách thức sẽ trả khoản vay đó cho công ty như thế nào. Nếu bạn nợ tiền của chủ sử dụng lao động hoặc công ty tuyển dụng, bạn có thể bị buộc phải làm việc cho đến khi trả hết nợ. Người lao động có nguy cơ lâm vào cảnh làm công trả nợ này nếu bạn vay nhiều tiền hoặc bị bóc lột sức lao động mà không có khả năng đòi hỏi quyền lợi pháp lý. 3. Nội dung hợp đồng với công ty tuyển dụng và với người sử dụng lao động. Người lao động cần ký hợp đồng với công ty tuyển dụng và với người sử dụng lao động của bạn trước khi bạn đi làm việc ở Đức. Trước khi ký cần nhờ một ai đó mà bạn tin tưởng, có kiến thức về luật giúp bạn rà soát lại các điều khoản trong hợp đồng và đảm bảo rằng bạn hiểu các điều khoản đó, vì nội dung của hợp đồng thể hiện cụ thể bạn đồng ý làm việc gì, mức lương và các điều khoản rằng buộc. Những thông tin cơ bản nhất của bản hợp đồng người lao động cần nắm rõ và hiểu về các khoản tiền được trả, thời giờ làm việc, nơi làm việc và các điều kiện công việc sẽ thực hiện. 4. Sao chụp và lưu giữ các giấy tờ trước khi bạn làm việc ở nước ngoài. Người lao động cần sao chụp lại hộ chiếu, thị thực, giấy phép làm việc, hợp đồng và các giấy tờ khác liên quan đến việc đi ra nước ngoài làm việc. Trước khi 80 Nghiªn cøu, trao ®æi xuất cảnh cần gửi lại cho gia đình hoặc người thân lưu giữ các bản sao đó, bên cạnh đó người lao động cũng cần có một bản sao chụp những giấy tờ này tại nơi cư trú ở nước ngoài và lưu giữ ở một nơi an toàn bản chính của những giấy tờ này khi bạn đến nơi làm việc, cư trú. 5. Bảo đảm có một mạng lưới hỗ trợ khi ra nước ngoài làm việc. Đến một vùng đất mới, chuẩn bị và xây dựng một hệ thống hỗ trợ tốt bảm đảm cho hành trình di cư của người lao động được an toàn. Người lao động cần thường xuyên liên hệ với gia đình và bạn bè để thông tin và cập nhật với họ về điều kiện sinh hoạt, công việc và bảo đảm đang trong tình trạng an toàn. Xây dựng và thống nhất kế hoạch với gia đình và người thân, bạn bè về cách thức và mức độ liên hệ với gia đình và người thân. Chủ động hòa nhập, kết bạn và xây dựng ra một mạng lưới hỗ trợ của bản thân người lao động tại nước bạn đến làm việc, cộng đồng người lao động di cư tại nước đến làm việc. Hãy ghi nhớ địa chỉ đại sứ quán, các đường dây nóng của các cơ quan, tổ chức hỗ trợ người lao động nước ngoài trong trường hợp cần thiết cần được hỗ trợ, giúp đỡ. 6. Chủ động sử lý các vấn đề gặp phải khi làm việc ở nước ngoài Trong công việc tại môi trường mới, có nhiều điều mới mẻ và khác biệt với văn Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 44/Quý III - 2015 hóa và thói quen của người lao động di cư. Nếu người lao động có phát sinh mâu thuẫn tại nơi làm việc, đầu tiên hãy trao đổi với người quản lý trực tiếp của bạn hoặc với liên hệ với công ty tuyển dụng tìm các giải quyết và các tư vấn cần thiết. Việc giải quyết mâu thuẫn nhằm đảm bảo lợi ích của các bên có liên quan, do vậy khi phát sinh vấn đề, người lao động cần cố gắng ghi lại các vấn đề hoặc sự việc phát sinh một cách chi tiết để trong trường hợp người lao động cần nộp đơn khiếu nại về vụ việc. Trong những trường hợp thấy không thỏa đáng, bạn cần chủ động liên hệ với một số tổ chức phi chính phủ, tổ chức công đoàn, đại sứ quán hoặc các cơ quan hữu quan tại nước sở tại đề nghị hỗ trợ, giúp đỡ giải quyết. Một lưu ý với nên người lao động là nước Đức có 16 tiểu bang, do vậy người lao động cần tìm hiểu về sự khác biệt giữa luật bang và liên bang để bảo đảm quyền lợi của mình và quy trình giải quyết các phát sinh trong cuộc sống được hợp lý, đúng pháp luật./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Võ Thị Minh Lệ, Tổng quan lí luận về di chuyển lao động, “Tạp chí nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, tập 49, số 9 (2009). 2. Richard Adams Jr. and John pape (2003), “The impacts of international Migration and Remittances on Poverty”. 3. http://dolab.gov.vn/New/Default.aspx 4. http://www.bibb.de/en/ 5. http://colab.gov.vn/ 81
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.