Đề Thi Văn khối D năm 2007

pdf
Số trang Đề Thi Văn khối D năm 2007 4 Cỡ tệp Đề Thi Văn khối D năm 2007 239 KB Lượt tải Đề Thi Văn khối D năm 2007 0 Lượt đọc Đề Thi Văn khối D năm 2007 11
Đánh giá Đề Thi Văn khối D năm 2007
4.7 ( 9 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2007 ĐỀ CHÍNH THỨC Câu Ý I 1. 2. II 1. 2. Môn: VĂN, khối D (Đáp án - Thang điểm có 04 trang) Nội dung Trình bày hoàn cảnh ra đời và mục đích sáng tác bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh. Hoàn cảnh ra đời (1,0 điểm) - Ngày 19-8-1945, chính quyền ở Hà Nội về tay nhân dân. Ngày 26-8-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu cách mạng Việt Bắc về tới Hà Nội. Người soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang. Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, trước hàng chục vạn đồng bào, Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đọc bản Tuyên ngôn Độc lập. - Lúc này cũng là thời điểm bọn đế quốc, thực dân nấp sau quân Đồng minh vào tước khí giới quân đội Nhật, đang âm mưu chiếm lại nước ta. Thực dân Pháp tuyên bố Đông Dương là thuộc địa của Pháp bị Nhật xâm chiếm, nay Nhật đầu hàng nên Đông Dương phải thuộc quyền của Pháp. Mục đích sáng tác (1,0 điểm) - Chính thức tuyên bố trước quốc dân, trước thế giới sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam. - Tố cáo tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta suốt 80 năm qua và tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân, xoá bỏ mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam. - Khẳng định ý chí của cả dân tộc Việt Nam kiên quyết bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Phân tích bài thơ Tràng giang của Huy Cận để làm nổi bật vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại. Giới thiệu tác giả, tác phẩm (0,5 điểm) - Huy Cận là một nhà thơ xuất sắc trong phong trào Thơ mới. - Tràng giang (sáng tác năm 1939, in trong tập Lửa thiêng) là bài thơ nổi tiếng và tiêu biểu nhất của Huy Cận trước Cách mạng tháng Tám. Tràng giang mang vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại. Phân tích bài thơ (3,0 điểm) a. Khổ thơ 1 - Nhan đề và lời đề từ đã gợi lên phần nào cảm xúc chủ đạo của bài thơ: bâng khuâng trước vũ trụ mênh mông. - Bài thơ mở đầu với dòng sông ngoại cảnh cũng là dòng sông tâm hồn, nỗi buồn trải ra cùng lớp lớp sóng. Khác với trường giang hùng vĩ, cuồn cuộn của Lý Bạch, Đỗ Phủ, tràng giang của Huy Cận lặng lờ (sóng gợn, thuyền xuôi mái), nhuốm nỗi chia li (thuyền về nước lại, sầu trăm ngả). Củi một cành khô lạc mấy dòng là hình ảnh đời thực, gửi gắm ưu tư của tác giả về thân phận con người. b. Khổ thơ 2 - Trước thiên nhiên rộng lớn ấy, nhà thơ mong tìm những nơi chốn tụ họp của con người (làng, chợ, bến) nhưng càng thấy hoang vắng, trơ trọi. Huy Cận đã học từ câu thơ dịch Chinh phụ ngâm (Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò), nhưng thêm một từ láy (Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu) khiến cảnh vật càng quạnh quẽ. Câu thơ Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều 1/4 Điểm 2,0 1,0 1,0 5,0 0,5 0,75 0,75 Câu Ý 3. 4. Nội dung nói đến âm thanh mà lại làm nổi bật cái vắng lặng. (Lưu ý: có thể chấp nhận cả 2 cách hiểu: có và không có tiếng vãn chợ chiều). - Nếu khổ 1 triển khai chiều rộng, chiều dài thì khổ 2 mở thêm vào chiều cao. Những cấu trúc đăng đối nắng xuống trời lên, sông dài trời rộng nhấn mạnh ấn tượng không gian được mở ra ở cả ba chiều. Kết hợp độc đáo sâu chót vót gợi cái thăm thẳm của vũ trụ. Lời đề từ được nhắc lại ở đây, tô đậm nỗi cô liêu. c. Khổ thơ 3 - Khổ thứ 3 thể hiện rõ bút pháp tả cảnh ngụ tình với những hình ảnh vừa gần gũi thân quen vừa giàu sức gợi. Những cánh bèo phiêu dạt giữa lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng phải chăng cũng là hình ảnh những kiếp người lênh đênh vô định. - Nhà thơ mong tìm một sự giao cảm, gắn bó nhưng trước mắt chỉ là không gian mênh mông, không một chuyến đò, không một cây cầu kết nối. Con người cảm thấy bơ vơ, cô độc giữa một cõi đời không chút niềm thân mật. d. Khổ thơ 4 - Nỗi cô đơn càng thấm thía lúc hoàng hôn. Được gợi từ câu dịch thơ Đỗ Phủ (Mặt đất mây đùn cửa ải xa), Huy Cận đã sáng tạo nên hình ảnh một hoàng hôn hùng vĩ Lớp lớp mây cao đùn núi bạc. Cánh chim quen thuộc trong thơ ca về hoàng hôn đến Huy Cận cũng mang nét mới lạ: cái hữu hình của cánh chim nhỏ nghiêng xuống làm hiện lên cái vô hình của bóng chiều trĩu nặng; cánh chim giữa trời rộng gợi “cái tôi” cô đơn, rợn ngợp trước vũ trụ, trước cuộc đời. - Huy Cận đã liên tưởng đến Thôi Hiệu khi viết hai câu cuối. Khói sóng trên sông làm Thôi Hiệu buồn, còn Huy Cận thì không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà, nỗi nhớ đã luôn da diết trong lòng tác giả. Vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại của bài thơ (1 điểm) a. Đề tài, cảm hứng: - Tràng giang mang nỗi sầu từ vạn cổ của con người bé nhỏ, hữu hạn trước thời gian, không gian vô hạn, vô cùng. - Tràng giang đồng thời thể hiện “nỗi buồn thế hệ” của một “cái tôi” Thơ mới thời mất nước “chưa tìm thấy lối ra”. b. Chất liệu thi ca: - Ở Tràng giang, ta bắt gặp nhiều hình ảnh quen thuộc trong thơ cổ (tràng giang, bờ bãi đìu hiu, cánh chim trong bóng chiều…), nhiều hình ảnh, tứ thơ được gợi từ thơ cổ. - Mặt khác, Tràng giang cũng không thiếu những hình ảnh, âm thanh chân thực của đời thường, không ước lệ (củi khô, tiếng vãn chợ chiều, bèo dạt…). c. Thể loại và bút pháp: - Tràng giang mang đậm phong vị cổ điển qua việc vận dụng nhuần nhuyễn thể thơ 7 chữ với cách ngắt nhịp, gieo vần, cấu trúc đăng đối; bút pháp tả cảnh ngụ tình, gợi hơn là tả …; những từ Hán Việt cổ kính (tràng giang, cô liêu…). - Song, Tràng giang lại cũng rất mới qua xu hướng giãi bày trực tiếp “cái tôi” trữ tình (buồn điệp điệp, sầu trăm ngả, không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà…), qua những từ ngữ sáng tạo mang dấu ấn xúc cảm cá nhân của tác giả (sâu chót vót, niềm thân mật, dợn dợn…) Kết luận (0,5 điểm) - Tràng giang của Huy Cận không chỉ là một bức phong cảnh mà còn là “một bài thơ về 2/4 Điểm 0,75 0,75 1,0 0,5 Câu Ý III.a 1. 2. 3. III.b 1. Nội dung tâm hồn”. Bài thơ thể hiện nỗi buồn cô đơn trước vũ trụ, trước cuộc đời. - Từ đề tài, cảm hứng, chất liệu đến giọng điệu, bút pháp, Tràng giang vừa mang phong vị thi ca cổ điển vừa mang chất hiện đại của Thơ mới. - Vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại cũng là một nét đặc trưng của phong cách Huy Cận. So sánh cách nhìn người nông dân của hai nhân vật Hoàng và Độ trong truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao. Giới thiệu chung (0,5 điểm) - Đôi mắt (1948) là một truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao sau Cách mạng tháng Tám và được coi là một “tuyên ngôn nghệ thuật” của tác giả và những nhà văn cùng thế hệ với ông. - Trong tác phẩm, hai nhân vật văn sĩ Hoàng và Độ là hai tính cách trái ngược, thể hiện hai quan điểm đối lập nhau về nhiều phương diện, đặc biệt trong cách nhìn người nông dân. So sánh cách nhìn người nông dân của hai nhân vật Hoàng và Độ (2,0 điểm) a. Cách nhìn của Hoàng: - Hoàng có cái nhìn khinh miệt đầy định kiến đối với người nông dân. (Hoàng thấy họ đều ngu độn, lỗ mãng, ích kỉ, tham lam, bần tiện, còn những người làm công tác uỷ ban thì vừa ngố vừa nhặng xị…Hoàng cười gằn, nỗi khinh bỉ…phì cả ra ngoài… khi nói về họ). Cái nhìn của Hoàng phiến diện chỉ thấy hiện tượng mà không nhận ra bản chất (chỉ thấy cái ngố bên ngoài không hiểu cái nguyên cớ thật đẹp đẽ bên trong qua hành động vác tre đi ngăn quân thù của anh thanh niên…). - Hoàng không nhận thức được vai trò của người nông dân, mà chỉ tuyệt đối hoá vai trò của lãnh tụ, đối lập vĩ nhân và quần chúng. b. Cách nhìn của Độ: - Trước Cách mạng, giống như Hoàng, Độ cũng đã từng gần như thất vọng về người nông dân, thấy họ dốt nát, nheo nhếch, nhát sợ, nhịn nhục. Anh nghi ngờ “sức mạnh quần chúng”. - Sau Cách mạng, nhờ sống gắn bó với người nông dân, Độ ngày càng nhận thức đúng đắn và sâu sắc về họ. Anh thừa nhận người nông dân có những hạn chế, nhưng anh biết cảm thông, và hơn nữa, phát hiện ra bản chất cách mạng của họ (hát Tiến quân ca như người buồn ngủ cầu kinh, gọi lựu đạn là nựu đạn… nhưng đầy lòng yêu nước, làm cách mạng hăng hái…). Anh nhận thấy sự biến chuyển tích cực của người nông dân khi họ tham gia cuộc kháng chiến vì độc lập của dân tộc cũng là vì hạnh phúc, tự do của mình (trước giá có bị lính lệ ghẹo vợ… cũng đành im thin thít, mà nay xung phong can đảm lắm…) Kết luận (0,5 điểm) Qua Hoàng và Độ, Nam Cao đã phê phán cách nhìn cũ lệch lạc, phiến diện và khẳng định cách nhìn mới đúng đắn, toàn diện. Từ đó, nhà văn đã đặt ra vấn đề hết sức có ý nghĩa là vấn đề chỗ đứng, lập trường quan điểm của người cầm bút. Phân tích những nét đẹp trong suy nghĩ và ứng xử của nhân vật bà Hiền trong truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải Giới thiệu chung (0,5 điểm) - Nguyễn Khải là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn học Việt Nam hiện đại. Ông đặc biệt sắc sảo trong phát hiện những vấn đề của cuộc sống đương đại, thể hiện con người thời đại, nhất là cách nghĩ, cuộc sống tinh thần của họ. 3/4 Điểm 3,0 0,5 1,0 1,0 0,5 3,0 0,5 Câu Ý 2. 3. Nội dung - Trong truyện ngắn Một người Hà Nội (1990), qua nhân vật bà Hiền, Nguyễn Khải thể hiện cảm nhận về những giá trị bất biến của con người Hà Nội trong một xã hội đang diễn ra nhiều đổi thay. Những nét đẹp trong suy nghĩ và cách ứng xử của bà Hiền (2,0 điểm) a. Những nét đẹp trong suy nghĩ: - Trong công việc gia đình, nuôi dạy con cái cũng như trách nhiệm với cộng đồng, với đất nước, cái chuẩn trong suy nghĩ của bà Hiền là lòng tự trọng (dạy con cái không sống tuỳ tiện, buông tuồng; đồng ý cho con đi chiến đấu vì không muốn nó sống bám vào sự hy sinh của bạn bè…). - Bà luôn tin vào vẻ đẹp trường tồn, bất diệt trong lối sống, cốt cách và bản sắc văn hoá Hà Nội (Mỗi thế hệ đều có thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thế. Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho mỗi lứa tuổi). b. Những nét đẹp trong cách ứng xử: - Bà Hiền ứng xử có bản lĩnh trước những thay đổi diễn ra trong xã hội, luôn luôn dám là mình, thẳng thắn, chân thành đồng thời cũng khéo léo, thông minh. - Bà Hiền luôn giữ gìn những nét đặc trưng trong lối sống Hà Nội, biểu lộ phong thái lịch lãm, sang trọng của người Hà thành (cách trang trí phòng khách, những bữa ăn của gia đình bà đều toát lên vẻ cổ kính, quý phái và óc thẩm mĩ tinh tế của chủ nhân…). Kết luận (0,5 điểm) - Nhân vật bà Hiền gợi lên những vẻ đẹp và chiều sâu văn hoá của người Hà Nội. Nói như Nguyễn Khải, bà Hiền là “một hạt bụi vàng” của đất kinh kì. - Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật: nhân vật được trần thuật từ điểm nhìn của nhân vật “tôi” (người kể chuyện) và qua những tình huống gặp gỡ với những nhân vật khác, qua nhiều thời đoạn của đất nước. - Hết - 4/4 Điểm 1,0 1,0 0,5
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.