Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 5 năm 2017 - 2018 - Trường TH Thị Trấn Diêm Điền

pdf
Số trang Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 5 năm 2017 - 2018 - Trường TH Thị Trấn Diêm Điền 2 Cỡ tệp Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 5 năm 2017 - 2018 - Trường TH Thị Trấn Diêm Điền 281 KB Lượt tải Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 5 năm 2017 - 2018 - Trường TH Thị Trấn Diêm Điền 16 Lượt đọc Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 5 năm 2017 - 2018 - Trường TH Thị Trấn Diêm Điền 231
Đánh giá Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 5 năm 2017 - 2018 - Trường TH Thị Trấn Diêm Điền
4.4 ( 17 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

PHÒNG GD & ĐT THÁI THỤY TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN DIÊM ĐIỀN SỐ BÁO DANH: BÀI THI TRẠNG NGUYÊN NHỎ TUỔI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC: 2017-2018 MÔN TIẾNG VIỆT 5 ĐIỂM: Người chấm: Em hãy ghi ( vào cột đáp án) chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Nội dung Dòng nào viết đúng chính tả? A. Plây-cu; hồ Tơ-nưng B. Ủy Ban nhân dân, Bộ Văn hóa-Thông tin C. Quỹ Độc Lập Trung Ương, Chính Phủ D. Chú Pi-e, ngày lễ Nô-En Tác giả của bài thơ “ Cửa sông” là ai? A. Ngân Vịnh B. Trúc Thông C. Quang Huy D. Đồng Xuân Lan “ Vì ta mà giữ lấy Một dải dài biên cương” là câu thơ có trong bài thơ nào? A. Chú đi tuần B. Cửa sông C. Dáng hình ngọn gió D. Cao Bằng Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: “ Hoa ban nở …… núi rừng."? A. Trắng ngần B. Trắng muốt C. Trắng phau D. Trắng xóa Tìm thêm 1 từ điền vào chỗ trống trong nhóm từ sau: “ Diễn đạt, diễn thuyết, …” A. Trình bày B. Nói năng C. Thảo luận Tìm cặp từ trái nghĩa thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu tục ngữ sau: “ Chết …. còn hơn sống……"? A. Non – thọ B. vinh - nhục C. Đứng – nằm " dịch" trong các cụm từ: tiêm phòng dịch; gài ống nhựa vào vết mổ cho thoát dịch; dịch Tiếng Anh ra Tiếng Việt; dịch cái tủ lạnh sang trái- là các loại từ nào? A. Trái nghĩa B. Đồng nghĩa C. Đồng âm Câu nào dưới đây có từ sườn mang nghĩa gốc? A. Con đường vắt qua sườn núi. B. Tôi nói theo sườn của bản báo cáo. C. Tôi bị nó đấm vào sườn. D. Sườn nhà tôi bị nứt. Chỉ ra nhóm từ có từ bị lạc? A. Lấp ló, lủng lẳng, thích thú, lo lắng. B. Viết lách, chạy chọt, rửa ráy, nói năng C. Ăn uống, chạy nhảy, leo trèo, học lỏm. Trong các dòng từ ngữ sau, dòng nào bị lạc? A. Đen đúa, óng ả, mượt mà B.Trắng trẻo, hồng hào, nhăn nheo C. Vạm vỡ, dong dỏng, đầm đậm D. Xanh non, đỏ tươi, vàng đậm " chai" trong nhóm từ: “chai tay, đất chai sạn, mặt chai trán bóng” có quan hệ với nhau như thế nào? A. Đó là các từ trái nghĩa B. Đó là các từ nhiều nghĩa C. Đó là các từ đồng nghĩa D. Đó là các từ đồng âm Trong các cụm từ “cái bay, đàn cò bay, đạn bay, bay màu”, từ " bay"nào mang nghĩa chuyển? A. Chỉ có từ bay trong cái bay B. Có 3 từ bay trong "cái bay; đàn cò bay; đạn bay" C. Có 3 từ bay trong "đàn cò bay; đạn bay; bay màu" D. Cả 4 từ bay trong "cái bay; đàn cò bay; đạn bay; bay màu" Trong đoạn văn: “ Khi gấu đã đi khuất, anh kia từ trên cây tụt xuống và cười: - Thế nào, gấu rỉ tai cậu điều gì thế? - À, nó bảo với tớ rằng những người xấu là những kẻ chạy bỏ bạn trong lúc hiểm nghèo.” có sử dụng những đại từ nào? A. anh, cậu, nó, tớ B. cậu, tớ, nó C. anh, cậu, tớ, nó, kẻ D. cậu, tớ, nó, bạn Trong hai câu “ Hằng ngày, bằng tinh thần và ý chí vươn lên, dưới trời nắng gắt hay trong Đáp án 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 tuyết rơi, hàng triệu trẻ em trên thế giới cùng đi học. Nếu phong trào học tập ấy bị ngừng lại thì nhân loại sẽ chìm dần trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man.” Có sử dụng quan hệ từ nào? A.và, hay, nếu – thì B. bằng, và, hay, nếu – thì C.bằng, và, hay, dưới, nếu - thì Chỉ ra câu có sử dụng cặp quan hệ từ đúng? A. Nếu Rùa biết mình chậm chạp nên nó cố gắng chạy thật nhanh. B. Tuy Thỏ cắm cổ chạy miết nên nó vẫn không đuổi kịp Rùa. C. Vì Thỏ chủ quan, coi thường người khác nên đã thua Rùa. Trong đoạn: “ Vì thế, tôi thường là đứa phát hiện ra bông hoa gạo đầu tiên nở trên cây gạo trước đền Ngọc Sơn. Rồi bông nọ gọi bông kia, bông nọ ganh bông kia, chỉ vài hôm sau, cây gạo đã như một cây đuốc lớn cháy rừng rực giữa trời.” các câu liên kết với nhau bằng cách nào? A. Bằng cách sử dụng các quan hệ từ. B. Bằng cách thay thế từ ngữ B. Bằng cách lặp từ ngữ D. Bằng cách lặp từ ngữ và sử dụng các quan hệ từ Dòng nào không là câu ghép? A. Lông sẻ già dựng ngược, miệng rít lên tuyệt vọng và thảm thiết. B. Sẻ già dựng ngược lông, miệng rít lên tuyệt vọng và thảm thiết. C. Tôi nhìn dọc lối đi và tôi thấy một con sẻ non mép vàng óng, trên đầu có một nhúm lông tơ. Câu ghép:“ Một tối, sư tử đã no nê, nằm bên chân Ha-li-ma ngoan ngoãn như một con mèo lớn, Ha-li-ma thầm khấn Đức A-la che chở cho nàng, rồi lén nhổ ba sợi lông bờm của nó.” có mấy vế câu: A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn “ Để góp phần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, chúng ta thường xuyên nói và viết đúng chính tả.” là loại câu được dùng với mục đích nói nào? A. Câu kể B. Câu hỏi C. Câu cảm D. Câu cầu khiến Câu nào là câu kể Ai là gì? A. Tôi là anh thì kết quả thi sẽ không như thế. B. Chuồn chuồn là là mặt nước. C. Ai cũng nói tôi là một học sinh ngoan. D. Cuộc đời Bác là một tấm gương sáng cho tất cả chúng ta noi theo. “ Rồi lặng lẽ, từ từ, khó nhọc mà thanh thản, hệt như mảnh trăng nhỏ màu xanh non mọc trong đêm, cái đầu chú ve ló ra, chui dần khỏi xác bọ ve.” là câu kể nào? A. Ai làm gì? B. Ai thế nào? C. Ai là gì? Câu “ Trong tiếng gió thổi, ta nghe tiếng thông reo, tiếng sóng vỗ, tiếng ve ran và cả tiếng máy, tiếng xe, tiếng cần trục từ trên các tầng than, bến cảng vọng lại.” có mấy vị ngữ? A. Một B. Bốn C. Năm D. Sáu E. Bảy Câu “ Ngọn gió lúc êm ả như ru, lúc phần phật như quạt, mang cái trong lành, cái tươi mát của đại dương vào đất liền làm sảng khoái tâm hồn ta.” có chủ ngữ là: A. Ngọn gió B. Ngọn gió lúc êm ả như ru, lúc phần phật như quạt C. Ngọn gió lúc êm ả như ru, lúc phần phật như quạt, mang cái trong lành, cái tươi mát của đại dương vào đất liền Câu “ Thằng Thắng, con cá vược của thôn Bần và là địch thủ bơi lội đáng gờm nhất của bọn trẻ, lúc này đang ngồi trên chiếc thuyền đậu ở ngoài cùng. ” được viết theo cấu trúc nào dưới đây? A. CN-TN1,TN2-VN B. CN – VN – TN1,TN2 C. TN1,TN2 – CN - VN Nội dung chính của khổ thơ sau là gì? Nước chúng ta, Nước những người chưa bao giờ khuất Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất Những buổi ngày xưa vọng nói về A. Ca ngợi đất nước và con người Việt Nam B. Ca ngợi đất nước Việt Nam là đất nước của những con người dũng cảm C. Ca ngợi và nhắc nhở chúng ta hãy ghi nhớ và phát huy truyền thống bất khuất của dân tộc ta.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.