Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn hóa 12 năm 2010-2011

pdf
Số trang Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn hóa 12 năm 2010-2011 7 Cỡ tệp Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn hóa 12 năm 2010-2011 218 KB Lượt tải Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn hóa 12 năm 2010-2011 0 Lượt đọc Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn hóa 12 năm 2010-2011 3
Đánh giá Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn hóa 12 năm 2010-2011
4.1 ( 14 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

ĐỀ THI THỬ TN LẦN 2 - NĂM HỌC 2010-2011 Môn: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; O = 16; N = 14; S = 32; Cl = 35,5; Br = 80; Na = 23; K = 39; Al = 27; Fe = 56; Cu = 64; Ba = 137; Ni = 59 1. Các nguyên tử và ion K+, Ca2+, Cl-, Ar đều có cấu hình electron 1s22s22p 63s23p6. Bán kính của các nguyên tử và ion đó quan hệ như sau: A. Cl- > Ar > K+ > Ca2+ B. K+ = Ca2+ = Cl- = Ar C. K+ > Ca2+ > Cl- > Ar D. K+ > Ca2+ > Ar > Cl2. Trong tự nhiên clo có 2 đồng vị 37Cl và 35Cl. Nguyên tử khối trung bình của clo bằng 35,5. Thành phần % về khối lượng của 37Cl trong CaCl2.6H2O (với hiđro là đồng vị 1H, oxi là đồng vị 16O, canxi là đồng vị 40Ca) là A. 8,19% B. 4,09% C. 12,80% D. 3,87% 3. Cho phản ứng hóa học aFeO + bHNO3 → cFe(NO3)3 + dNxOy + eH2O Giá trị của b là A. 16x-6y B. 3x-2y C. 10x-4y D. 2x-y 4. Quá trình sản xuất NH3 trong công nghiệp dựa trên phản ứng hóa học: N2(k) + 3H2(k)  2NH3(k) ; H = -92 kJ Để cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng thuận thì: tăng áp suất (1), giảm áp suất (2), tăng nhiệt độ (3), giảm nhiệt độ (4), dùng xúc tác Pt (5). Những biện pháp đúng là: A. (1), (4). B. (1), (4), (5). C. (1), (3), (5). D. (2), (4). 5. Có 4 chất rắn màu trắng E, F, G, H là Al2(SO4)3, MgCl2, Fe2(SO4)3 và Na2SO3 (không theo thứ tự trên). Kết quả của những thí nghiệm tìm hiểu về những chất rắn này được ghi trong bảng sau: Chất Thêm dd BaCl2 vào dung dịch từng chất Thêm dd NaOH vào dung dịch từng chất E tạo kết tủa trắng không hiện tượng F không có hiện tượng tạo kết tủa trắng không tan trong NaOH dư G tạo kết tủa trắng tạo kết tủa trắng, tan trong NaOH dư. H tạo kết tủa trắng tạo kết tủa nâu đỏ. Các chất E, F, G, H lần lượt là: A. Fe2(SO4)3, MgCl2, Na2SO3, Al2(SO4)3. B. Al2(SO4)3, Na2SO3, Fe2(SO4)3, MgCl2. C. Na2SO3, Al2(SO4)3, Fe2(SO4)3, MgCl2. D. Na2SO3, MgCl2, Al2(SO4)3, Fe2(SO4)3. 6. Cho các chất: HCl, Al(OH)3, CaCO3, NaOH, CH3COOH, C6 H5OH, SO3, CaO, (CH3)2NH. Số chất là chất điện li là A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 7. Thí nghiệm nào sau đây không tạo ra KClO3? A. Điện phân không màng ngăn dung dịch KCl 25%, nóng. B. Sục khí Cl2 vào dung dịch KOH đặc nóng. C. Sục khí O3 vào dung dịch KCl nóng. D. Cho dd Ca(ClO3)2 bão hòa tác dụng với dd KCl bão hòa và làm lạnh. 8. Cho dd H2O2 tác dụng lần lượt với các chất: dd KI, Ag2O, dd KMnO4, dd Na2SO4, dd KNO2, dd NaCl, dd Ca(ClO)2, O3. Số trường hợp xảy ra phản ứng và số trường hợp trong đó H2O2 giữ vai trò chất khử là A. 6 và 4. B. 5 và 3. C. 6 và 3. D. 6 và 1. 9. Cho x gam hỗn hợp bột các kim loại Ni và Cu vào dung dịch AgNO3 (dư), khuấy kĩ cho đến khi phản ứng kết thúc thu được 54 gam kim loại. Mặt khác cũng cho x gam hỗn hợp bột kim loại trên vào dung dịch CuSO4 (dư), khuấy kĩ cho đến khi phản ứng kết thúc thu được (x + 0,5) gam kim loại. Giá trị của x là A. 5,9. B. 9,6. C. 15,5. D. 32,4. 10. Cho dãy các kim loại: Cr, Fe, Zn, Cu. Thứ tự giảm dần độ hoạt động của các kim loại trên là A. Cr, Fe, Zn, Cu B. Zn, Cr, Fe, Cu C. Zn, Fe, Cr, Cu D. Zn, Fe, Cu, Cr 11. Cho các dung dịch NaOH (1), NaHCO3 (2), Na2CO3 (3), NH4Cl (4) có cùng nồng độ 0,1M. Dãy các dung dịch được xếp theo chiều tăng dần giá trị pH là A. (1), (4), (2), (3) B. (1), (2), (3), (4) C. (4), (2), (3), (1) D. (2), (3), (1), (4) 12. X, Y, Z là các hợp chất khác nhau của cùng một kim loại. Khi đốt mỗi chất bằng ngọn lửa không màu đều cho ngọn lửa có màu vàng. Chúng có thể chuyển hoá lẫn nhau theo sơ đồ: X+Y  Z 0 t Y  Z + H2O + D (khí, là hợp chất của cacbon) X + D  Y hoặc X + D  Z + H2O X, Y, Z có công thức tương ứng (lần lượt) là: A. NaOH, NaHCO3, Na2CO3. B. NaOH, Na2CO3, NaHCO3. C. NaCl, NaOH, NaHCO3. D. Na2O, NaHCO3, Na2CO3. 13. Hỗn hợp X gồm Na, Al, Fe. X phản ứng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được V lit H2. Khi thay Na và Fe trong A bằng kim loại M (hóa trị 2) có khối lượng bằng 1/2 tổng khối lượng của Na và Fe có trong X (khối lượng Al không đổi) thu được hỗn hợp Y. Y tan hết trong dung dịch H2SO4 loãng cũng thu được V lit H2 (các thể tích khí được đo ở cùng điều kiện). M là kim loại A. Be B. Mg C. Zn D. Ca 14. Mô tả sau không đúng hiện tượng thí nghiệm: A. Dẫn khí CO2 tới dư vào dung dịch Ca(OH)2, lúc đầu xuất hiện kết tủa, sau đó kết tủa tan hoàn toàn. B. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp Na[Al(OH)4] và NaOH thấy xuất hiện kết tủa ngay, sau đó kết tủa tan hoàn toàn. C. Cho Cu (dư) vào dung dịch FeCl3 màu vàng nâu lắc nhẹ thì thu được dung dịch màu xanh. D. Nhúng hai thanh nhôm như nhau vào 2 cốc đựng dung dịch HCl có thể tích và nồng độ bằng nhau, ở cốc (2) thêm vài giọt dung dịch CuCl2 thì tốc độ giải phóng khí ở cốc (2) nhanh hơn cốc (1). 15. Hỗn hợp X gồm Na và Al. Cho m gam X vào nước (dư) thì thoát ra V lit khí. Nếu cũng cho m gam X vào dung dịch NaOH (dư) thì được 1,75V lit khí. Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Na trong X là A. 39,87% B. 29,87% C. 49,87% D. 77,31% 16. Hỗn hợp X gồm Fe và Cu. Cho 6 gam X vào 100 ml dd HNO3 2M lắc nhẹ đến phản ứng hoàn toàn thấy thoát ra một chất khí (sản phẩm khử duy nhất) không màu hóa nâu đỏ trong không khí và còn một kim loại không tan hết. Thêm tiếp vào hỗn hợp dd H2SO4 2M lại thấy khí trên tiếp tục thoát ra. Để kim loại tan hết thì cần thêm vừa đủ 16,666 ml dd H2SO4 2M. Thành phần % khối lượng sắt trong X là A. 70,00%. B. 46,60%. C. 23,33%. D. 16,67%. 17. Hai bình điện phân được mắc nối tiếp: bình I đựng 250 ml dung dịch có hòa tan 24,625 gam hỗn hợp MCl, MOH (M là kl kiềm) và bình II đựng 300 ml dung dịch RSO4. Tiến hành điện phân với cường độ dòng điện 2,5A cho đến khi hết khí clo thì dừng điện phân. Tại anot bình I thu được 2,8 lit khí clo (đktc), đồng thời ở catot bình II có 8 gam kim loại bám vào. Trộn lẫn dung dịch trong hai bình sau điện phân và lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được 8 g chất rắn. Dung dịch sau khi lọc kết tủa có V = 500 ml và pH = 13. Kim loại M và R lần lượt là A. natri và đồng B. kali và đồng C. natri và niken D. kali và niken 18. Có 5 dung dịch (đều có nồng độ 0,1M), mỗi dung dịch có chứa một trong các chất tan : NaCl, ancol etylic, CH3COOH, K2SO4, HCOOH. Biết Ka của CH3COOH và HCOOH tương ứng bằng 10-4,76; 10 -3,75. Độ dẫn điện của các dung dịch giảm dần theo thứ tự A. dd NaCl > dd K2SO4 > dd CH3COOH > dd HCOOH > ancol etylic. B. dd K2SO4 > dd NaCl > ancol etylic > dd HCOOH > dd CH3COOH. C. dd K2SO4 > dd NaCl > dd HCOOH > dd CH3COOH > ancol etylic. D. ancol etylic > dd HCOOH > dd NaCl > dd CH3COOH > dd K2SO4. 19. Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CuSO4, NaOH, NaHSO4, K2CO3, Ca(OH)2, H2SO4, HNO3, MgCl2, HCl, Ca(NO3)2. Số trường hợp có xảy ra phản ứng và số phản ứng có sản phẩm khí là A. 8 và 3 B. 6 và 4 C. 8 và 5 D. 7 và 4 20. Cho các nguyên tố Nguyên tố O Cl Mg Ca C H Al N B Độ âm điện 3,44 3,16 1,31 1,00 2,55 2,20 1,61 3,04 2,04 Trong các phân tử sau: HCl, MgO, CO2, NH3, BCl3, AlCl3, CaO; phân tử có độ phân cực nhỏ nhất là A. CaO B. H2O C. NH3 D. CO2 21. Cho 13,44 lit khí A (đktc) gồm N2 và H2 vào một bình kín có xúc tác thích hợp. Nung bình một thời gian thu được hỗn hợp khí B gồm N2, H2 và NH3. Dẫn từ từ B qua ống sứ chứa CuO nung nóng (dư) để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được khí D, sau khi đưa về đktc còn lại 2,24 lit khí. Nếu % thể tích H2 trong A đã tham gia phản ứng tổng hợp NH3 là a% thì: A. a% ≤ 60% B. a% ≤ 100% C. a% ≤ 30% D. a% ≤ 45% 22. Có 3 dung dịch: (NH4)2CO3, Na[Al(OH)4], C6H5ONa và 3 chất lỏng: C6H5CH3, C6H6, C6H5NH2 đựng trong các lọ riêng biệt mất nhãn. Không được đun nóng hay cô cạn, nếu chỉ dùng dung dịch HCl thì phân biệt được bao nhiêu chất? A. 4 chất B. 5 chất C. 3 chất D. 6 chất 23. Để loại bỏ độc tính của khí thải chứa CO và NO (khí thải công nghiệp) thì nên A. oxi hóa hỗn hợp này thành CO2 và NO2. B. khử NO thành N2 và oxi hóa CO thành CO2. C. hấp thụ các khí này bằng dung dịch bazơ. D. hấp thụ các khí này bằng dung dịch axit 24. Trong số các phát biểu sau: - Công thức đơn giản nhất cho biết tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố có trong phân tử (a). - Công thức phân tử cho biết số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử (b). - Hiđrocacbon no là hidrocacbon mà trong phân tử chỉ có các liên kết đơn (c). - Các hiđrocacbon, với công thức chung CnH2n (n  2) , hợp thành dãy đồng đẳng của etilen (d). - Có những hợp chất hữu cơ có công thức đơn giản nhất trùng với công thức phân tử (e). - Xicloankan là những hiđrocacbon mạch vòng (g). Những phát biểu luôn đúng là: A. a, b, c, e. B. a, b, c, d, g. C. a, b, d, e, g. D. a, b, c, d, e. 25. Cho isopentan tác dụng với clo theo tỉ lệ mol 1:1 thu được tối đa x dẫn xuất monoclo. Khi isopren tác dụng với brom theo tỉ lệ mol 1:1 thu được tối đa y dẫn xuất đibrom. Đun sôi một dẫn xuất halogen bậc hai có CTPT C5H11Cl với kali hiđroxit và etanol thu được tối đa z sản phẩm hữu cơ. Đặt T = x + y + z. Giá trị của T là A. 9 B. 8 C. 7 D. 10 26. Hỗn hợp X gồm etilen và propilen với tỉ lệ số mol tương ứng là 3 : 2. Hiđrat hóa hoàn toàn X với điều kiện thích hợp thu được hỗn hợp ancol Y gồm 3 ancol, trong đó tỉ lệ khối lượng của các ancol bậc 1 so với ancol bậc 2 là 28 : 15. Trong Y, ancol propylic chiếm a% về khối lượng. Giá trị của a là A. 53,49. B. 34,88. C. 62,12. D. 11,63. 27. Tách nước hỗn hợp gồm ancol etylic và ancol Y chỉ tạo ra 2 anken. Đốt cháy cùng số mol mỗi ancol thì lượng nước sinh ra từ ancol này bằng 5/3 lần lượng nước sinh ra từ ancol kia. Ancol Y là A. CH3-CH2-CH(OH)-CH3 B. CH3-CH2-CH2-CH2OH C. CH3-CH2-CH2OH D. CH3-CH(OH)-CH3 ( : ), ( : ), ư, , 28. Cho sơ đồ chuyển hóa: Toluen ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯ X ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯ Y ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯ Z ⎯⎯⎯⎯⎯⎯ T. Hai chất Y và Z lần lượt là: A. p-BrC6H4CH2Br và p-NaOC6H4CH2OH B. m-BrC6H4CH2Br và m-NaOC6H4CH2OH C. p-BrC6H4CH2Br và p-NaOC6H4CH2ONa D. p-BrC6H4CH2Br và p-HOC6 H4CH2OH 29. Oxi hóa 6,4 gam metanol (xúc tác, to) thu được hỗn hợp sản phẩm X. Chia X thành hai phần bằng nhau. Phần I tác dụng với dd AgNO3/NH3 (dư), đun nóng nhẹ, thu được a gam Ag. Phần II tác dụng vừa đủ với 30 ml dd NaOH 1M. Hiệu suất quá trình oxi hóa metanol đạt 75%. Giá trị của a là A. 25,92 B. 51,84 C. 19,44 D. 58,32 30. Cho các chất: benzanđehit, axetilen, anđehit oxalic, mantozơ, saccarozơ, etyl axetat, metyl fomat. Số chất phản ứng với dd AgNO3/NH3 tạo bạc là A. 4. B. 5. C. 3. D. 6 31. Hỗn hợp X gồm HCOOH, CH3COOH (tỉ lệ mol 1:2), hỗn hợp Y gồm CH3OH, C2H5OH (tỉ lệ mol 2:3). Cho 6,64 gam hỗn hợp X tác dụng với 4,04 gam hỗn hợp Y (có xúc tác H2SO4 đặc) thu được m gam este (hiệu suất các phản ứng este hóa đều bằng 70%). Giá trị của m là A. 5,32 gam B. 6,216 gam C. 8,88 gam D. 7,476 gam 32. Este X có CTPT C5H8O2, khi tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra 2 sản phẩm đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Số đồng phân phù hợp của X là A. 2 B. 1 C. 4 D. 3 33. Biết chỉ số axit của chất béo là số mg KOH cần để trung hòa axit béo tự do có trong 1 gam chất béo. Để xà phòng hóa hoàn toàn 10 kg chất béo có chỉ số axit bằng 7, người ta đun nóng chất béo với dd chứa 1,42 kg NaOH. Sau phản ứng để trung hòa hỗn hợp cần dùng 500 ml dd HCl 1M. Khối lượng xà phòng thu được là A. 10,3425 kg B. 10,369 kg C. 10,3625 kg D. 10,349 kg 34. Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ mạch hở, chứa cùng một loại chức hóa học. Khi đun nóng 47,2 gam X với lượng dư dung dịch NaOH thì thu được một ancol đơn chức và 38,2 gam hỗn hợp muối của hai axit hữu cơ đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Mặt khác, nếu đốt cháy hết 9,44 gam X cần vừa đủ 12,096 lít khí oxi, thu được 10,304 lít CO2. Các thể tích khí đều đo ở đktc. Công thức cấu tạo của các chất trong X là A. HCOOCH=CH-CH3 và CH3COOCH=CH-CH3 B. C2 H5COOCH=CH2 và CH3COOCH=CH2 C. HCOOCH2-CH=CH2 và CH3COOCH2-CH=CH2 D. CH2=CHCOO-CH3 và CH2=CH-CH2-COOCH3 35. Có các phát biểu: - Giữa các phân tử trimetylamin không có liên kết hiđro. (1) - Peptit và protein đơn giản có thành phần nguyên tố giống hệt nhau. (2) - Dung dịch amino axit không làm quì tím đổi màu. (3) - Các amin no đơn chức bậc I có lực bazơ yếu hơn amoniac. (4) - Peptit và protein đều tác dụng với Cu(OH)2. (5) - Protein là polime thiên nhiên có cấu trúc phức tạp. (6). Phát biểu luôn đúng là A. (1), (2), (6). B. (1), (2), (3), (5), (6) C. (2), (4), (6). D. (2), (3), (5), (6). 36. Hợp chất X là một α-amino axit. 0,01 mol X tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch HCl 0,125 M tạo dd Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 1,835 gam muối khan. Mặt khác trung hòa 2,94 gam X bằng một lượng vừa đủ dung dịch NaOH rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được 3,82 gam muối khan. X có mạch C không phân nhánh. Công thức cấu tạo của X là A. HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH B. HOOC-CH(CH3)-CH(NH2)-COOH C. HOOC-CH-CH(COOH)-CH(NH2)-COOH D. NH2-CH2-CH2-CH(HN2)-CH2-COOH 37. Phát biểu nào sau đây sai? A. Một phân tử saccarozơ có một gốc α-glucozơ và một gốc β-fructozơ. B. Dung dịch sobitol tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dd màu xanh lam. C. Khác với glucozơ, fructozơ không tạo bạc trong dd AgNO3/NH3. D. Thủy phân tinh bột và xenlulozơ đến cùng trong môi trường axit đều thu được glucozơ. 38. Lên men a glucozơ sau đó hấp thụ toàn bộ lượng CO2 sinh ra vào nước vôi trong thấy tạo thành 15 gam kết tủa và khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng thêm 2,6 gam so với ban đầu. Biết hiệu suất của quá trình lên men là 80%. Giá trị của a là A. 36 B. 45 C. 90 D. 3,6 39. Cho các chất: tơ nitron (1), metan (2), axetilen (3), acrilonitrin (4). Thứ tự các chất trong quá trình điều chế tơ nitron là A. (3)  (2)  (4)  (1) B. (2)  (3)  (4)  (1) C. (4)  (2)  (3)  (1) D. (2)  (4)  (3)  (1) 40. Ba chất hữu cơ mạch hở X, Y, Z có cùng công thức phân tử C3H6O và có các tính chất: X, Z đều phản ứng với nước brom; X, Y, Z đều phản ứng với H2 nhưng chỉ có Z không bị thay đổi nhóm chức; chất Y chỉ tác dụng với brom khi có mặt CH3COOH. Các chất X, Y, Z lần lượt là: A. C2H5CHO, CH2=CH-O-CH3, (CH3)2CO. B. (CH3)2CO, C2H5CHO, CH2=CH-CH2OH. C. C2H5CHO, (CH3)2CO, CH2=CH-CH2OH. D. CH2=CH-CH2OH, C2H5CHO, (CH3)2CO. 41. Có tám chất hữu cơ: C6H5OH(1), m-CH3C6H4OH (2), m-O2NC6H4OH (3), p-CH3C6H4OH (4), pO2NC6H4OH (5), CH3CH2OH (6), CH2ClCH2OH (7), 2,4,6-(NO2)3C6H2OH (8). Chiều tăng dần độ linh động của nguyên tử H trong nhóm OH của các hợp chất trên (từ trái qua phải) lần lượt là A. (6), (7), (4), (2), (1), (3), (5), (8). B. (6), (7), (1), (2), (4), (3), (5), (8). C. (6), (7), (4), (1), (2), (3), (5), (8). D. (8), (5), (3), (1), (2), (4), (7), (6). 42. Cho 5,24 gam hỗn hợp gồm axit axetic, phenol, crezol phản ứng vừa đủ 60 ml dung dịch NaOH 1M. Tổng khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là A. 6,56 gam B. 5,43 gam C. 8,66 gam D. 6,78 gam 43. Hỗn hợp X gồm axit Y đơn chức và axit Z hai chức (Y, Z có cùng số nguyên tử cacbon). Chia X thành hai phần bằng nhau. Cho phần một tác dụng hết với Na, sinh ra 4,48 lít khí H2 (ở đktc). Đốt cháy hoàn toàn phần hai, sinh ra 26,4 gam CO2. Công thức cấu tạo thu gọn và phần trăm về khối lượng của Z trong hỗn hợp X lần lượt là A. HOOC-CH2-COOH và 70,87%. B. HOOC-COOH và 60,00%. C. HOOC-CH2-COOH và 54,88%. D. HOOC-COOH và 42,86%. 44. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp saccarozơ và mantozơ vào nước thu được dd X. Chia X thành hai phần bằng nhau. Phần thứ nhất cho tác dụng với dd AgNO3/NH3 (dư) thu được 10,8 gam kết tủa. Phần thứ hai đun trong dd HCl loãng đến phản ứng hoàn toàn được dd Y. Dung dịch Y phản ứng vừa hết với 40 gam brom. Giả thiết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là A. 68,4 gam B. 136,8 gam C. 205,8 gam D. 273,6 gam 45. Hỗn hợp X gồm ba amin có khối lượng mol phân tử tăng dần với tỉ lệ số mol tương ứng là 1:10:5. Cho 20 gam X tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 31,68 gam hỗn hợp muối. Công thức cấu tạo thu gọn của ba amin trên lần lượt là: A. CH3NH2, C2H5NH2, C3H7NH2. B. C2H5NH2, C3H7NH2, C4H9NH2 C. C3H7NH2, C4H9NH2, C5H11NH2 D. C4H9NH2, C5H11NH2, C6H13NH2 46. Dung dịch X có chứa 0,033 mol H+;0,027 mol Al3+; 0,018 mol Mg2+; 0,0455 mol SO42-;0,059 mol Cl-. X tác dụng với V lit dung dịch Y có chứa NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M thì tạo lượng kết tủa cực tiểu. V có giá trị nào? A. 0,375 B. 0,4425 C. 0,750 D. 0,672 47. Dãy các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau chỉ gồm các phản ứng oxi hóa – khử: A. CuSO4 → Cu → CuS → CuO. B. Cu → CuSO4 → Cu(NO3)2 → CuO. C. CuO → Cu → CuSO4 → Cu(NO3)2 . D. Cu(NO3)2 → CuO → Cu → CuSO4. 48. Hỗn hợp bột X gồm: BaCO3, MgCO3, Fe(OH)3, CuO, Al2O3. Nung X trong không khí tới khối lượng không đổi được hỗn hợp rắn Y. Cho Y vào nước (dư) khuấy đến phản ứng hoàn toàn thu được dd Z chứa hai chất tan và phần không tan T. Dẫn từ từ CO qua T được nung nóng tới 800oC được hỗn hợp rắn F. Hòa tan F bằng dd HCl dư. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tổng số phản ứng hóa học đã xảy ra và số phản ứng oxi hóa khử lần lượt là A. 9 và 3. B. 10 và 5. C. 9 và 4. D. 8 và 4. 49. Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử là C4H9NO2. Cho 10,3 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra một chất khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí, làm giấy quỳ tím ẩm chuyển màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước brom. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 8,2 B. 10,8 C. 9,4 D. 9,6 50.Trong các phản ứng để thực hiện dãy biến hóa: C2H6 → C2H5Cl → C2H5OH → CH3CHO → CH3COOH → CH3COOC2H5 →C2 H5OH. Số phản ứng oxi hóa - khử là A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.