Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2017 - THPT Phú Bình - Mã đề 237

pdf
Số trang Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2017 - THPT Phú Bình - Mã đề 237 4 Cỡ tệp Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2017 - THPT Phú Bình - Mã đề 237 136 KB Lượt tải Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2017 - THPT Phú Bình - Mã đề 237 0 Lượt đọc Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2017 - THPT Phú Bình - Mã đề 237 5
Đánh giá Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2017 - THPT Phú Bình - Mã đề 237
4.6 ( 18 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN TRƯỜNG THPT PHÚ BÌNH ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian giao đề) Họ, tên thí sinh:.................................................................SBD:....................... Mã đề thi:237 Câu 1: Nội dung nào sau đây đúng khi nói về tăng trưởng thực tế của quần thể A. Là kiểu tăng trưởng không bị giới hạn B. Là kiểu tăng trưởng trong điều kiện tính đến mức sinh sản, mức tử vong và sự phát tán C. Là năng lượng thực tế mà quần thể tích lũy được trong một đơn vị thời gian D. Là kiểu tăng trưởng bị giới hạn, đường biểu diễn có hình chữ J Câu 2: Trong thiên nhiên, kiểu phân bố nào của các cá thể trong quần thể xảy ra phổ biến nhất? A. Kiểu phân bố theo nhóm B. Kiểu phân bố ngẫu nhiên C. Kiểu phân bố đồng đều D. . Kiểu phân bố đặc trưng Câu 3: Ở một loài thực vật, khi cho cây (P) tự thụ phấn, ở F1 thu được tỉ lệ kiểu hình: 46,6875% hoa đỏ, thân cao. 9,5625% hoa đỏ, thân thấp. 28,3125% hoa trắng, thân cao. 15,4375% hoa trắng, thân thấp. Biết rằng tính trạng chiều cao cây do một gen có hai alen qui định. Điều nào sau đây không đúng? A. Hoán vị gen hai bên với tần số f = 30%. B. Hoán vị gen một bên với tần số f = 49%. C. Trong tổng số cây hoa trắng, thân thấp ở F1, cây mang kiểu gen đồng hợp tử chiếm tỉ lệ 43,3198%. D. Cây hoa đỏ, thân cao dị hợp tử ở F1 luôn chiếm tỉ lệ 43,625%. Câu 4: Con người đã ứng dụng những hiểu biết về ổ sinh thái vào những hoạt động nào sau đây: (1) Trồng xen các loại cây ưa bóng và cây ưa sáng trong cùng một khu vườn . (2) Khai thác vật nuôi ở độ tuổi càng nhỏ để thu được năng suất càng cao. (3) Trồng các loài cây đúng thời vụ. (4) Nuôi ghép các loài cá ở các tầng nước khác nhau trong cùng một ao nuôi. A. (1), (3), (4) . B. (1), (2), (4). C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (4). Câu 5: Nội dung nào sau đây đúng? 1. Các loài sinh vật phản ứng khác nhau đối với nhiệt độ môi trường 2. Chỉ có động vật mới nhạy cảm đối với nhiệt độ, còn thực vật thì rất ít phản ứng đối với nhiệt độ 3. Động vật biến nhiệt thay đổi nhiệt độ cơ thể theo nhiệt độ môi trường nên dễ thích nghi hơn so với động vật đẳng nhiệt 4. Động vật đẳng nhiệt có khả năng phân bố rộng hơn so với động vật biến nhiệt A. 2, 3 B. 1,2 C. 1, 4 D. 1, 2, 4 Câu 6: Tế bào sinh dục của Châu chấu có 2n = 24. Giao tử đực (tinh trùng) của Châu chấu khi giảm phân bình thường có số NST là: A. 11 hoặc 12 B. 12 C. 11 D. 24 Câu 7: Người mắc bệnh, hội chứng nào sau đây thuộc thể ba (2n +1): A. Hội chứng AIDS. B. Hội chứng Lao. C. Hội chứng Claiphentơ. D. Hội chứng Tơcnơ. Câu 8: Có bao nhiêu ví dụ sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử? (1)- Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản. (2)- Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác (3)- Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển. (4)- Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau. Số đáp án đúng là A. 2 B. 1 C. 4 D. 3 Câu 9: Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen qui định, alen trội là trội hoàn toàn. Trang 1/4 - Mã đề thi 237 I 2 1 Qui ước: II 4 3 III IV 6 5 Nam không bệnh: Nam bị bệnh 7 8 9 Nữ không bệnh Nữ bị bệnh 10 Biết rằng không xảy ra đột biến mới và người đàn ông II. 4 đến từ một quần thể khác đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen gây bệnh là 0,2. Xác suất để IV. 10 không mang alen gây bệnh là bao nhiêu? A. 2/3 B. 8/15 . C. 5/11 D. 1/3 . Câu 10: Ở tế bào nhân thực quá trình nào sau đây chỉ diễn ra ở tế bào chất. A. Nhân đôi ADN. B. Phiên mã tổng hợp mARN C. Phiên mã tổng hợp tARN. D. Dịch mã. Câu 11: Dựa vào những biến đổi về địa chất, khí hậu,sinh vật. Người ta chia lịch sử trái đất thành các đại theo thời gian từ trước đên nay là A. đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Trung sinh, đại Cổ sinh, đại Tân sinh. B. đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh. C. đại Cổ sinh, đại Nguyên sinh, đại Thái cổ, đại Trung sinh, đại Tân sinh. D. đại Thái cổ, đại Cổ sinh, đại Trung sinh đại Nguyên sinh, đại Tân sinh. Câu 12: Phát biểu nào sau đây sai A. Do điều kiện bất lợi, đấu tranh cùng loài ảnh hưởng xấu đến sự tồn tại và phát triển của loài B. Đấu tranh cùng loài làm số lượng cá thể trong loài giảm xuống phù hợp với môi trường C. Đấu tranh cùng loài xảy ra khi gặp điều kiện môi trường quá bất lợi D. Đấu tranh cùng loài giúp loài tồn tại và phát triển một cách hưng thịnh Câu 13: Cho biết các công đoạn được tiến hành trong chọn giống như sau: 1. Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn. 2. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau. 3. Lai các dòng thuần chủng với nhau. 4. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen mong muốn. Việc tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp được thực hiện theo quy trình: A. 2, 3, 4, 1 B. 4, 1, 2, 3 C. 2, 3, 1, 4 D. 1, 2, 3, 4 Câu 14: Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1:1 A. Aabb x Aabb. B. AaBb x AaBb. C. AaBb x aabb. D. AaBB x aabb. Câu 15: Khi nói về đột biến lệch bội, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Đột biến lệch bội xảy ra do rối loạn phân bào làm cho một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể không phân li. B. Đột biến lệch bội làm thay đổi số lượng ở một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể. C. Đột biến lệch bội có thể phát sinh trong nguyên phân hoặc trong giảm phân. D. Đột biến lệch bội chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường, không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính. Câu 16: Vai trò chính của quá trình đột biến là đã tạo ra A. những tính trạng khác nhau giữa các cá thể cùng loài. B. nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá. C. nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá. D. sự khác biệt giữa con cái với bố mẹ. Câu 17: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Cánh của bồ câu và cánh của châu chấu là cơ quan tương đồng do có chức năng giống nhau là giúp cơ thể bay. B. Gai của cây hoa hồng là biến dạng của lá, còn gai của cây xương rồng là biến dạng của thân, và do có nguồn gốc khác nhau nên không được xem là cơ quan tương đồng. C. Tuyến tiết nọc độc của rắn và tuyến tiết nọc độc của bò cạp vừa được xem là cơ quan tương đồng, vừa được xem là cơ quan tương tự. D. Các cơ quan tương đồng có thể có hình thái, cấu tạo không giống nhau do chúng thực hiện chức năng khác nhau. Trang 2/4 - Mã đề thi 237 Câu 18: Khi nói về sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai? A. Trong những nhân tố sinh thái vô sinh, nhân tố khí hậu có ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất tới sự biến động số lượng cá thể của quần thể. B. Hươu và nai là những loài ít có khả năng bảo vệ vùng sống nên khả năng sống sót của hươu non phụ thuộc rất nhiều vào số lượng kẻ thù ăn thịt. C. Hổ và sư tử là những loài có khả năng bảo vệ vùng sống nên sự cạnh tranh bảo vệ vùng sống không ảnh hưởng tới số lượng cá thể trong quần thể. D. Ở chim, sự cạnh tranh nơi làm tổ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể. Câu 19: Trong điều kiện mùa đông ở miền Bắc nước ta, người ta thường gặp các loài ếch nhái, rắn ở: A. Ven lũy tre làng B. Trong các vườn cây rậm rạp C. Trong các hang hốc ven đê hay hang hốc trong các cây cổ thụ D. Trên các bãi cỏ ở các gò đống, bãi tha ma ngoài đồng Câu 20: Đối với mỗi nhân tố sinh thái thì khoảng thuận lợi (khoảng cực thuận) là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật A. chết hàng loạt. B. phát triển thuận lợi nhất. C. có sức sống giảm dần. D. có sức sống trung bình. Câu 21: Cho biết các gen phân li độc lập, trội lặn hoàn toàn, mỗi gen qui định một tính trạng. Xét phép lai (P): AaBbDDEe x aaBbDdEe. Tính theo lí thuyết, ở thế hệ con (F1), tỉ lệ kiểu hình mang hai tính trạng trội và tỉ lệ kiểu gen mang bốn alen lặn lần lượt là A. 7 5 và . 32 16 B. 7 7 và . 32 8 C. 7 7 và . 64 8 D. 7 5 và . 64 16 Câu 22: Trong các ví dụ sau, có bao nhiêu ví dụ về thường biến? (1) Cây bàng rụng lá về mùa đông, sang xuân lại đâm chồi nảy lộc. (2) Một số loài thú ở xứ lạnh, mùa đông có bộ lông dày màu trắng, mùa hè có bộ lông thưa màu vàng hoặc xám. (3) Người mắc hội chứng Đao thường thấp bé, má phệ, khe mắt xếch, lưỡi dày. (4) Các cây hoa cẩm tú cầu có cùng kiểu gen nhưng sự biểu hiện màu hoa lại phụ thuộc vào độ pH của môi trường đất. A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 23: Những trường hợp nào sau đây làm giảm độ đa dạng di truyền? 1 : giao phối ngẫu nhiên 2 : giao phối không ngẫu nhiên 3 : biến động di truyền Phát biểu đúng là: A. 1 , 2 và 3 B. 1 và 3 C. 2 và 3 D. 1 và 2 Câu 24: Kiểu gen AaBB DE khi giảm phân cho được bao nhiêu loại giao tử nếu không xảy ra hoán vị gen? de A. 4 B. 8 C. 16 D. 2 Câu 25: Bố đồng hợp 2 cặp gen, dị hợp 4 cặp gen, còn mẹ đồng hợp 3 cặp gen, dị hợp 2 cặp gen. Kiểu gen của cặp bố mẹ là một trong số bao nhiêu phép lai có thể xảy ra? A. 9600 phép lai B. 128 phép lai C. 32 phép lai D. 16384 phép lai Câu 26: Một gen ở sinh vật nhân sơ có số lượng các loại nuclêôtit trên một mạch là: A = 70, G=100, X= 90, G= 80. Gen này nhân đôi 1 lần, số nuclêôtit loại X mà môi trường cung cấp là: A. 90. B. 180. C. 100. D. 190. Câu 27: Giả sử trong một quần thể người đạt trạng thái cân bằng di truyền với tần số của các nhóm máu là: nhóm A = 0,45; nhóm B = 0,21; nhóm AB = 0,3; nhóm O = 0,04. Kết luận nào dưới đây về quần thể này là đúng? A. Tần số các alen IA, IB và Io quy định các nhóm máu tương ứng là: 0,3; 0,5 và 0,2 B. Tần số kiểu gen quy định các nhóm máu là: 0,25 IAIB; 0,09 IBIB ; 0,04Io Io ; 0,3 IAIA ; 0,21 IAIo ; 0,12 IBIo C. Khi các thành viên trong quần thể kết hôn ngẫu nhiên với nhau sẽ làm tăng dần tần số cá thể có nhóm máu O D. Xác suất để gặp một người nhóm máu B, có kiểu gen IBIotrong quần thể là 57,14%. Câu 28: Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền? A. 0,04AA : 0,64Aa: 0,32aa. B. 0,64AA : 0,32Aa: 0,04aa. C. 0,64AA : 0,04Aa: 0,32aa. D. 0,32AA : 0,64Aa: 0,04aa. Câu 29: Theo quan điểm tiến hóa hiện đại, cá thể nào dưới đây có giá trị thích ứng cao nhất ? A. Một phụ nữ 50 tuổi có 7 con trưởng thành B. Một vận động viên leo núi giỏi, không sinh con C. Một phụ nữ 89 tuổi có 1 người con trưởng thành D. Một đứa trẻ không bị nhiễm bất kỳ bệnh nào Trang 3/4 - Mã đề thi 237 Câu 30: Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể? A. Cây trong vườn B. Cá chép và cá vàng trong bể cá cảnh C. Đàn cá rô trong ao. D. Cây cỏ ven bờ Câu 31: Đặc điểm nổi bật của ưu thế lai là A. con lai có sức sống mạnh mẽ. B. con lai biểu hiện những đặc điểm tốt. C. con lai xuất hiện kiểu hình mới. D. con lai có nhiều đặc điểm vượt trội so với bố mẹ Câu 32: Theo Menđen, phép lai giữa 1 cá thể mang tính trạng trội với 1 cá thể lặn tương ứng được gọi là A. lai thuận-nghịch B. lai khác dòng. C. lai cải tiến. D. lai phân tích. Câu 33: Cho các phát biểu về quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ sau đây: (1). Enzim ARN polimeraza trượt trên mạch gốc theo chiều 3’-5’. (2). Quá trình phiên mã kết thúc thì hai mạch của gen sẽ đóng xoắn trở lại. (3). Các Ribonu tự do liên kết với các nulêôtit trên mạch gốc của gen theo nguyên tắc bổ sung. (4). Enzim ARN polimeraza có vai trò xúc tác quá trình tổng hợp mARN. (5). Phân tử mARN được tổng hợp theo chiều 5’-3’. (6). Enzim ARN polimeraza có thể bám vào bất kì vùng nào trên gen để thực hiện quá trình phiên mã. (7). Enzim ADN polimeraza cũng tham gia xúc tác cho quá trình phiên mã. (8). Khi Enzim ARN polimeraza di chuyển đến cuối gen gặp bộ ba kết thúc thì quá trình phiên mã dừng lại. Trong các phát biểu trên có mấy phát biểu không đúng? A. 5 B. 3 C. 4 D. 2 Câu 34: Xét các yếu tố sau đây: I: Sức sinh sản và mức độ tử vong của quần thể. II: Mức độ nhập cư và xuất cư của các cá thể và hoặc ra khỏi quần thể . III: Tác động của các nhân tố sinh thái và lượng thức ăn trong môi trường. IV: Sự tăng giảm lượng cá thể của kẻ thù, mức độ phát sinh bệnh tật trong quần thể. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi kích thước của quần thể là: A. I, II và III. B. I, II, III và IV. C. I, II và IV. D. I và II. Câu 35: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, những phát biểu nào sau đây sai? (1) Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn. (2) Quá trình nhân đôi ADN bao giờ cũng diễn ra đồng thời với quá trình phiên mã. (3) Trên cả hai mạch khuôn, ADN pôlimeraza đều di chuyển theo chiều 5’3’ để tổng hợp mạch mới theo chiều 3’5’. (4) Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp, còn mạch kia là của ADN ban đầu. A. (1), (3). B. (2), (3). C. (2), (4). D. (1), (4). Câu 36: Sơ đồ nào sau đây thể hiện đúng mối quan hệ giữa gen và tính trạng ở sinh vật nhân thực? A. Pôlipeptit → mARN → Gen (ADN) → Prôtêin → Tính trạng. B. Gen (ADN) → mARN → Prôtêin → Pôlipeptit → Tính trạn C. mARN → Gen (ADN) → Pôlipeptit → Prôtêin → Tính trạng. D. Gen (ADN) → mARN → Pôlipeptit → Prôtêin → Tính trạng. Câu 37: Khi đánh bắt cá càng được nhiều con non thì nên: A. tiếp tục, vì quần thể ở trạng thái trẻ. B. hạn chế, vì quần thể sẽ suy thoái. C. dừng ngay, nếu không sẽ cạn kiệt. D. tăng cường đánh vì quần thể đang ổn định. Câu 38: Ở cà chua có bộ NST 2n= 24. Tế bào nào sau đây là thể đa bội lẻ? A. Tế bào có 36 NST B. Tế bào có 23 NST C. Tế bào có 48 NST D. Tế bào có 25 NST Câu 39: Hệ nhóm máu MN ở người do 2 loại alen M và N quy định, trong đó ó M trội không hoàn toàn so với N. Một quần thể gồm 3600 người, trong đó số người có nhóm máu MN và N đều bằng 1620. Tần số tương đối các alen M :N là A. 0,32 : 0,68 B. 0,325 : 0,675 C. 0,33 : 0,67 D. 0,67 : 0,33 Câu 40: Các gen phân li độc lập,mỗi gen qui định một tính trạng.Tỉ lệ kiểu hình A-bbccD- tạo nên từ phép lai : AaBbCcdd x AABbCcDd là bao nhiêu? A. 1/16 B. 1/8 C. 1/32 D. 1/64 ----------- HẾT ---------Trang 4/4 - Mã đề thi 237
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.