Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2017 - THPT Phú Bình - Mã đề 106

pdf
Số trang Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2017 - THPT Phú Bình - Mã đề 106 4 Cỡ tệp Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2017 - THPT Phú Bình - Mã đề 106 255 KB Lượt tải Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2017 - THPT Phú Bình - Mã đề 106 0 Lượt đọc Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2017 - THPT Phú Bình - Mã đề 106 3
Đánh giá Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2017 - THPT Phú Bình - Mã đề 106
4.2 ( 5 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN TRƯỜNG THPT PHÚ BÌNH ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian giao đề) Họ, tên thí sinh:.................................................................SBD:....................... Mã đề thi 106 Câu 1: Sự khác nhau giữa cây thông nhựa liền rễ với cây không liền rễ như thế nào? A. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn, có khả năng chịu hạn tốt hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ. B. Các cây liền rễ tuy sinh trưởng chậm hơn nhưng có khả năng chịu hạn tốt hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ. C. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn nhưng khả năng chịu hạn kém hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ. D. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn, nhưng khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới muộn hơn cây không liền rễ. Câu 2: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật? A. Tập hợp bướm đang sinh sống trong rừng Cúc phương. B. Tập hợp chim đang sinh sống trong rừng Amazôn. C. Tập hợp cá chép đang sinh sống ở Hồ Tây. D. Tập hợp cây cỏ đang sinh sống trên một cánh đồng cỏ. Câu 3: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen trội lặn hoàn toàn, không xảy ra đột biến. Cho phép lai P: ♀ ` AB ab CcDDXEXe x ♂ ` Ab CcDdXeY, đời con có thể có tối đa số loại kiểu gen và số loại kiểu hình lần lượt là aB A. 48 và 24. B. 48 và 54. C. 360 và 64. D. 240 và 32. Câu 4: Khi nói về chọn lọc tự nhiên theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen và gián tiếp làm thay đổi kiểu hình. II. Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể. III. Trong quần thể ngẫu phối, chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn không bao giờ loại hết alen lặn ra khỏi quần thể. IV. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hoá vô hướng A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 5: Rừng là “lá phổi xanh” của Trái Đất, do vậy cần được bảo vệ. Chiến lược khôi phục và bảo vệ rừng cần tập trung vào những giải pháp nào sau đây? (1) Xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học. (2) Tích cực trồng rừng để cung cấp đủ nguyên liệu, vật liệu, dược liệu,... cho đời sống và công nghiệp. (3) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên rừng để phát triển kinh tế xã hội. (4) Ngăn chặn nạn phá rừng, nhất là rừng nguyên sinh và rừng đầu nguồn. (5) Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản. A. (2), (3), (5). B. (1), (2), (4). C. (3), (4), (5). D. (1), (3), (5). Câu 6: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 14. Giả sử đột biến làm phát sinh thể một ở tất cả các cặp nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu dạng thể một khác nhau thuộc loài này? A. 7. B. 25. C. 14. D. 23. Câu 7: Cặp cơ quan nào sau đây ở các loài sinh vật là cơ quan tương tự? A. Ruột thừa của người và ruột tịt ở động vật. B. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người. C. Gai của cây hoa hồng và gai của cây xương rồng. D. Chi trước của mèo và tay của người. Câu 8: Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản có một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn? A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên một mạch. B. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 5’→3’. C. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 3’→5’. D. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’. Câu 9: Ở một quần thể thực vật giao phấn ngẫu nhiên, alen quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen quy định thân thấp. Ở thế hệ xuất phát (P), số cây thân thấp chiếm tỉ lệ 10%. Ở F1, số cây thân thấp chiếm tỉ lệ 9%. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa. Theo lí thuyết, trong tổng số cây thân cao ở P, số cây có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ 2 4 1 4 A. B. C. D. 5 9 2 5 Câu 10: Những biện pháp nào sau đây góp phần phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên? (1) Duy trì đa dạng sinh học. (2) Lấy đất rừng làm nương rẫy. (3) Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên tái sinh. (4) Kiểm soát sự gia tăng dân số, tăng cường công tác giáo dục về bảo vệ môi trường. Trang 1/4 - Mã đề thi 106 (5) Tăng cường sử dụng các loại phân bón hoá học trong sản xuất nông nghiệp. A. (2), (4), (5). B. (1), (2), (5). C. (1), (3), (4). D. (2), (3), (5). Câu 11: Dạng đột biến và số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng của hội chứng Đao? A. Thể 3 ở cặp NST 23-Có 47 NST B. Thể 3 ở cặp NST 21-Có 47 NST C. Thể 1 ở cặp NST 23-Có 45 NST D. Thể 1 ở cặp NST 21-Có 45 NST Câu 12: Sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật nào sau đây thuộc kiểu biến động theo chu kì? A. Quần thể ếch đồng ở miền Bắc tăng số lượng cá thể vào mùa hè. B. Quần thể cá chép ở Hồ Tây bị giảm số lượng cá thể sau thu hoạch. C. Quần thể thông ở Đà Lạt bị giảm số lượng cá thể do khai thác. D. Quần thể tràm ở rừng U Minh bị giảm số lượng cá thể sau cháy rừng. Câu 13: Trong kĩ thuật lai tế bào,các tế bào trần là: A. các tế bào khác loài đã hoà nhập để trở thành tế bào lai B. các tế bào xô ma tự do được tách ra từ mô sinh dưỡng C. các tế bào đã được xử lí làm tan màng sinh chất D. các tế bào đã được xử lí làm tan thành tế bào Câu 14: Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Biết rằng thể tứ bội giảm phân bình thường cho các giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Cho giao phấn hai cây cà chua tứ bội (P) với nhau, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 35 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. Kiểu gen của P là A. AAaa × AAaa. B. Aaaa × Aaaa. C. AAaa × Aaaa. D. AAaa × aaaa. Câu 15: Những dạng đột biến không làm thay đổi số lượng nuclêôtit của gen là A. Thêm và thay thế 1 cặp nuclêôtit B. Mất và thay thế 1 cặp nuclêôtit C. Thay thế 1 và 2 cặp nuclêôtit D. Mất và thêm một cặp nuclêôtit Câu 16: Trong các biện pháp sau đây, có bao nhiêu biện pháp giúp bổ sung hàm lượng đạm trong đất? I. Trồng xen canh các loài cây họ Đậu. II. Bón phân vi sinh có khả năng cố định nitơ trong không khí. III. Bón phân lân hóa học. IV. Bón kali. A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. Câu 17: Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Ổ sinh thái của một loài không phải là nơi ở của loài đó. II. Ổ sinh thái đặc trưng cho loài. III. Các loài sống trong một sinh cảnh và cùng sử dụng một nguồn thức ăn thì chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái. IV. Kích thước thức ăn, loại thức ăn của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng. A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 18: Khi trong một sinh cảnh cùng tồn tại nhiều loài gần nhau về nguồn gốc và có chung nguồn sống thì sự cạnh tranh giữa các loài sẽ A. làm cho chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái. B. làm cho các loài này đều bị tiêu diệt. C. làm gia tăng số lượng cá thể của mỗi loài. D. làm tăng thêm nguồn sống trong sinh cảnh. Câu 19: Một quần thể sinh vật ngẫu phối, xét một gen có hai alen, alen A trội hoàn toàn so với alen a . Giả sử dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, cấu trúc di truyền của quần thể này ở các thế hệ như sau: Thế hệ Cấu trúc di truyền P 0,50AA + 0,30Aa + 0,20aa = 1 F1 0,45AA + 0,25Aa + 0,30aa = 1 F2 0,40AA + 0,20Aa + 0,40aa = 1 F3 0,30AA + 0,15Aa + 0,55aa = 1 F4 0,15AA + 0,10Aa + 0,75aa = 1 Phát biểu nào sau đây đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này? A. Chọn lọc tự nhiên đang đào thải những kiểu gen dị hợp và đồng hợp lặn. B. Chọn lọc tự nhiên đang đào thải các cá thể có kiểu hình trội. C. Chọn lọc tự nhiên đang đào thải các cá thể có kiểu hình lặn. D. Chọn lọc tự nhiên đang đào thải các cá thể có kiểu gen đồng hợp tử. Câu 20: Dưới đây là các bước trong các quy trình tạo giống mới: I. Cho tự thụ phấn hoặc lai xa để tạo ra các giống thuần chủng. II. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn. III. Xử lý mẫu vật bằng tác nhân đột biến. IV. Tạo dòng thuần chủng. Quy trình nào sau đây đúng nhất trong việc tạo giống bằng phương pháp gây đột biến? A. III → II → IV. B. III → II → I. C. I → III → II. D. II → III → IV. Câu 21: Cho phả hệ về sự di truyền một bệnh ở người do 1 trong 2 alen của 1 gen quy định: Trang 2/4 - Mã đề thi 106 Cho biết không phát sinh đột biến ở tất cả những người trong phả hệ. Phân tích phả hệ trên, có bao nhiêu suy luận sau đây đúng? (1) Bệnh do alen trội nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định. (2) Có thể xác định được chính xác tối đa kiểu gen của 10 người trong phả hệ. (3) Xác suất sinh con không bị bệnh này của cặp vợ chồng ở thế hệ III là 1/2. (4) Có ít nhất 5 người trong phả hệ này có kiểu gen đồng hợp tử. (5) Những người không bị bệnh ở thế hệ A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 22: Các vùng trên mỗi nhiễm sắc thể của cặp nhiễm sắc thể giới tính XY ở người được ký hiệu bằng các chữ số La Mã từ I đến VI trong hình 3. Trong cặp nhiễm sắc thể giới tính này, vùng không tương đồng giữa nhiễm sắc thể X và nhiễm sắc thể Y gồm các vùng nào sau đây? A. III và VI. B. I và IV. C. I và V. D. II và V. Câu 23: Nhân tố tiến hóa nào sau đây không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể? A. Di - nhập gen. B. Giao phối không ngẫu nhiên. C. Các yếu tố ngẫu nhiên. D. Chọn lọc tự nhiên. Câu 24: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và các gen liên kết hoàn toàn. Phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 : 1? Ab AB AB Ab AB AB AB aB A. x B. x C. x D. x ab aB ab aB ab ab Ab ab Câu 25: Ở một loài thực vật, khi cho cây hoa đỏ, thân cao giao phấn với cây hoa trắng, thân thấp mang kiểu gen đồng hợp tử lặn, ở F1 thu được tỉ lệ kiểu hình: 2 hoa đỏ, thân cao : 1 hoa đỏ, thân thấp : 1 hoa trắng, thân thấp . Cho F1 giao phấn với cây khác, thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình: 50% hoa đỏ, thân cao : 43,75% hoa đỏ, thân thấp : 6,25% hoa trắng, thân thấp. Những phép lai nào sau đây của F1 với cây khác có thể phù hợp với kết quả trên. Biết rằng tính trạng chiều cao cây do một gen có hai alen D và d qui định. (1) ` AD ad (5) Aa Bb `  ` Bd bD `  Aa AD ad Bd bD . Bb (2) ` (6) Aa Ad aD Bd bD Bb `  ` `  Aa Bd bd . Ad aD Bb (7) ` (3) Aa AD ad BD bd Bb `  ` `  Aa Bd . (4) Aa bd Ad ad Bb. (8) ` Ad aD BD bd `  Aa Bb `  ` BD . bd Ad ad Bb. A. (1) và (4). B. (3) và (7). C. (6) và (8). D. (2) và (5). Câu 26: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có 100% cây thân thấp? A. Aa × Aa. B. Aa × AA. C. aa × aa. D. AA × aa. Câu 27: Lai hai cá thể đều dị hợp về 2 cặp gen (Aa và Bb). Trong tổng số các cá thể thu được ở đời con, số cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn về cả 2 cặp gen trên chiếm tỉ lệ 4,56%. Biết hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường và không có đột biến xảy ra. Kết luận nào sau đây về kết quả của phép lai trên là không đúng? A. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 42,7%. B. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 21,35 %. C. Hoán vị gen chỉ xảy ra ở bố hoặc mẹ với tần số 18,24%. D. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 24%. Câu 28: Một quần thể gồm 2000 cá thể trong đó có 400 cá thể có kiểu gen DD, 200 cá thể có kiểu gen Dd và 1400 cá thể có kiểu gen dd. Tần số alen D trong quần thể này là A. 0,40. B. 0,20. C. 0,25. D. 0,30. Câu 29: Đường cong tăng trưởng của một quần thể sinh vật được biểu diễn ở hình 3. Phân tích hình 3, hãy cho biết phát biểu nào sau đây đúng? A. Trong các điểm trên đồ thị, tại điểm C quần thể có tốc độ tăng trưởng cao nhất. B. Sự tăng trưởng của quần thể này không bị giới hạn bởi các điều kiện môi trường. C. Tốc độ tăng trưởng của quần thể tại điểm E cao hơn tốc độ tăng trưởng của quần thể tại điểm Trang 3/4 - Mã đề thi 106 D. Đây là đường cong tăng trưởng theo tiềm năng sinh học của quần thể. Câu 30: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở quá trình tự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực? A. Diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn. B. Các đoạn Okazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nối ligaza. C. Xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi (tái bản). D. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung. Câu 31: Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể, trình tự nào sau đây là đúng? A. Nuclêôxôm → sợi siêu xoắn → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → crômatit B. Sợi cơ bản → nuclêôxôm → sợi nhiễm sắc → sợi siêu xoắn → crômatit C. Nuclêôxôm → sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → sợi siêu xoắn → crômatit D. Nuclêôxôm → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → sợi siêu xoắn → crômatit Câu 32: Trong lịch sử phát triển của sự sống trên Trái Đất, Loài người xuất hiện ở A. kỉ Triat (Tam điệp). B. kỉ Đêvôn. C. kỉ Đệ tứ. D. kỉ Krêta (Phấn trắng). Câu 33: Loài nào sau đây có kiểu tăng trưởng số lượng gần với hàm mũ? A. Rái cá trong hồ. B. Ếch nhái ven hồ. C. Ba ba ven sông. D. Khuẩn lam trong hồ. Câu 34: Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng? A. Trong khoảng chống chịu của các nhân tố sinh thái, hoạt động sinh lí của sinh vật không bị ức chế. B. Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật vẫn sống. C. Trong khoảng thuận lợi, sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất. D. Giới hạn sinh thái ở tất cả các loài đều giống nhau. Câu 35: Khi nói về đột biến gen, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng? I. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã. II. Đột biến gen tạo ra các alen mới làm nghèo vốn gen của quần thể. III. Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến nhiều cặp nuclêôtit. IV. Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến. A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 36: Hình 1 là ảnh chụp bộ nhiễm sắc thể bất thường ở một người. Người mang bộ nhiễm sắc thể này A. mắc hội chứng Claiphentơ. B. mắc bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm. C. mắc hội chứng Tớcnơ. D. mắc hội chứng Đao. Câu 37: Tại một khu rừng có 5 loài chim ăn sâu. Khả năng nào dưới đây không phải là nguyên nhân giúp cho cả 5 loài chim có thể cùng tồn tại? A. Mỗi loài ăn một loài sâu khác nhau. B. Mỗi loài kiếm ăn ở một vị trí khác nhau trong rừng. C. Mỗi loài kiếm ăn vào một thời gian khác nhau trong ngày. D. Các loài chim cùng ăn một loài sâu, vào thời gian và địa điểm như nhau. Câu 38: Ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 8. Tế bào sinh dưỡng của thể ba thuộc loài này có bao nhiêu nhiễm sắc thể? A. 13. B. 21. C. 42. D. 5. Câu 39: Ở một loài thực vật, AA: hoa đỏ; Aa: hoa hồng; aa: hoa trắng. Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu (P): 0,2AA : 0,8Aa. Cho tự thụ phấn qua 3 thế hệ, tỉ lệ kiểu hình ở F3 là A. 11 đỏ : 2 hồng : 7 trắng B. 12 đỏ : 2 hồng : 5 trắng C. 12 đỏ : 4 hồng : 7 trắng D. 11 đỏ : 2 hồng : 6 trắng Câu 40: Ở một loài động vật, tính trạng màu lông do hai cặp gen (A, a ; B, b) cùng quy định. Khi trong kiểu gen có đồng thời cả hai loại alen trội A và B cho lông xám; khi trong kiểu gen chỉ có một loại alen trội (A hoặc B) hoặc không có alen trội nào cho lông trắng. Alen D quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen d quy định chân thấp. Biết rằng không xảy ra đột biến mới. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDd × AabbDd, cho đời con có số con lông xám, chân thấp chiếm tỉ lệ A. 3,125%. B. 28,125%. C. 42,1875%. D. 9,375%. ----------- HẾT ---------Trang 4/4 - Mã đề thi 106
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.